Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty Cổ phần Trường Xuân .1 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân (Trang 32 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG XUÂN

2.2 Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân

2.2.1 Công tác quản lý vốn lưu động của Công ty Cổ phần Trường Xuân .1 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của Công ty

a) Cơ cấu vốn của công ty

Để hiểu rừ về vốn lưu động trước hết ta phải hiểu về nguồn vốn. Nguồn vốn của công ty cổ phần Trường Xuân sẽ được xem xét dưới các góc độ dưới đây:

*Cơ cấu vốn kinh doanh theo nguồn hình thành

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Sự thay đổi của vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Trường Xuân năm 2010-2012 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ Số

tiền Tỷ lệ

Tổng nguồn vốn 15.176 100% 13.038 100% 12.587 100% -2.138 -14,09% -451 -3,46%

I/ Nợ phải trả 6.744 44,44% 4.362 33,46% 4.143 32,92% -2.382 -35,32% -219 -5,02%

1.Nợ ngắn hạn 6.744 44,44% 4.362 33,46% 4.135 32,85% -2.382 -35,32% -227 -5,20%

2.Nợ dài hạn 0 0% 0 0% 8,2 0,07% 0 0% 8

II/Nguồn vốn chủ sở hữu 8.432 55,56% 8.676 66,54% 8.444 67,08% 244 2,89% -232 -2,67%

VCSH 8.432 55,56% 8.676 66,54% 8.444 67,08% 244 2,89% -232 -2,67%

2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0% 0 0% 0 0% 0 0

(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả)

Theo bảng 2.3 ta thấy: Nguồn vốn của công ty đã giảm nhẹ dần dần trong các năm gần đây. Tổng nguồn vốn năm 2010 là 15.176 triệu đồng. nhưng tới năm 2012 chỉ còn 12.587 triệu đồng, giảm 2.587 triệu đồng, tỷ lệ giảm 17,06%.

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ phải trả. Năm 2010 vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 55,56% trong tổng nguồn vốn còn nợ phải trả chiếm 44,44%, Tới năm 2012 nguồn VCSH chiếm 67,08% tổng nguồn vốn còn nợ phải trả chỉ chiếm 32,92%. Do nợ phải trả của công ty giảm dần còn vốn chủ sở hữu thì khá ổn định qua các năm. Điều này giúp công ty đảm bảo sự an toàn tài chính, tự chủ cao trong việc sử dụng vốn và có thể sử dụng vốn linh hoạt hơn. Nhưng nợ phải trả thấp hơn cho thấy doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.

*Cơ cấu vốn theo bộ phận cấu thành

Theo tiêu chí bộ phận cấu thành, vốn của công ty được hình thành bởi vốn cố định và vốn lưu động. Tình hình cụ thể về cơ cấu vốn theo các bộ phận cấu thành của Công ty cổ phần Trường Xuân sẽ được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn theo bộ phận cấu thành

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng vốn 15.175,8 100% 13.038,5 100% 12.586,5 100%

Vốn cố định 8.337,6 54,94% 7.676,1 58,87% 6.923,6 55,01%

Vốn lưu động 6838,2 45,06% 5362,4 41,13% 5662,9 44,99%

(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, giai đoạn năm 2010 – 2012, vốn cố định là bộ phận chiếm tỷ trọng cao hơn, điều này cho thấy Công ty đầu tư khá nhiều tài sản cố định phục vụ thi công các công trình và dây chuyền sản xuất bê tông. Năm 2010, tổng vốn của công ty là 15.175,8 triệu đồng trong đó vốn cố định chiếm 54,94% và vốn lưu động chiếm 45,06%. Đến năm 2011 tổng vốn đã giảm đi còn 13.038,5 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu vốn tiếp tục thay đổi với sự giảm đi cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của vốn cố định khi giảm đi 661,5 triệu đồng nhưng tỷ trọng vẫn tăng lên đến 58.87% là do vốn lưu động giảm mạnh, giảm hẳn 1.475,8 triệu đồng và tỷ trọng giảm chỉ còn 41,13%. Tới năm 2012 thì tổng vốn vẫn bị giảm SV:Nguyễn Thị Giang

tiếp tục và ở mức 12.586,5 tỷ đồng. Dự vốn lưu động có tăng thêm 300,5 triệu đồng nhưng tỷ trọng vẫn thấp hơn vốn cố định, tỷ trọng vốn lưu động là 44,99% còn tỷ trọng vốn cố định là 55,01%.

b) Cơ cấu vốn lưu động của Công ty

Để kinh doanh bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn nói chung và VLĐ nói riêng, mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cơ cấu vốn khác nhau nhất định.

Song việc phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý lại có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp cho rằng, hiện nay việc huy động vốn không khó bằng quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất. Đối với công ty cổ phần Trường Xuân điều này lại càng quan trọng và cần thiết. Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của Công ty cổ phần Trường Xuân giai đoạn 2010-2012 được phân tích dưới đây:

Bảng 2.5: Cơ cấu VLĐ của công ty giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ

(%)

Số tiền

Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn lưu động 6.838,2 100% 5.362 100% 5.662,9 100% -1.475,8 -21,58% 300,5 5,60%

Tiền và tương đương tiền 46,3 0,68% 226,6 4,23% 59,9 1,06% 180,3 389,42% -166,7 -73,57%

ĐTTC ngắn hạn 0 0% 414 7,72% 0 0% 414 -414 -100%

Các KPT ngắn hạn 2.953 43,18% 3.020 56,32% 1.973 34,84% 67 2,27% -1047 -34,67%

HTK 3.698 54,08% 1.691 31,53% 3.630 64,10% -2.007 -54,27% 1.939 114,67%

TSNH khác 140,9 2,06% 10,8 0,20% 0 0% -130,1 -92,33% -10,8 -100%

(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả)

Sơ đồ 2.2 Cơ cấu vốn lưu động của Công ty

Từ bảng 2.5 ta thấy vốn lưu động của công ty có sự biến động không lớn. Năm 2011, vốn lưu động giảm 1475,8 triệu đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm 21,58%

nhưng tới năm 2012 vốn lưu động tăng 300,5 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 5,6%.

Cơ cấu vốn lưu động cũng biến động qua các năm. Nhưng vốn lưu động tồn tại dưới dạng khoản phải thu và hàng tồn kho vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn còn vốn bằng tiền và các TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ.

Các KPT có sự biến động nhiều qua các năm. Năm 2010, giá trị các khoản phải thu của công ty chiếm 43,18 % trong tổng vốn lưu động. Năm 2011, tỷ trọng các khoản phải thu tăng lên 56,32%, nguyên nhân là do doanh nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua việc thực hiện chính sách tín dụng mở, nhờ

đó mà DTT tăng lên đáng kể. Bước sang năm 2012, tỷ trọng khoản phải thu giảm mạnh chỉ còn 34, 84% trên tổng số vốn lưu động là do nền kinh tế suy thoái trầm trọng, tình hình lạm phát trong nước tăng cao nên doanh nghiệp giảm tỷ trọng khoản phải thu xuống và cũng cố gắng rút ngắn khoảng cách số ngày một kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp tăng cường thu hồi nợ nên KPT giảm.

Khoản mục HTK biến động lớn trong giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, HTK chiếm tỷ trọng lớn 54,08% trong tổng vốn lưu động nhưng tới năm 2011 tỷ trọng này chỉ còn 31,53%, sau đó lại tăng mạnh trong năm 2012 (64,10%). Do hàng tồn kho của công ty là vật liệu xây dựng tồn kho, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…mà trong năm 2012, công ty nhận thầu được ít công trình xây dựng nên HTK bị tồn đọng khá lớn.

Tiền mặt chiếm 0,68% trong tổng vốn lưu động vào năm 2010, tăng mạnh vào năm 2011 (4,23%), nhưng lại giảm mạnh vào năm 2012 (1,06%). Tiền mặt giảm gây khó khăn cho Công ty trong khâu thanh toán các khoản nợ đến hạn, và không đáp ứng kịp thời nhu cầu trước mắt của Công ty như: nhu cầu mua sắm hàng hóa vật tư, NVL phục vụ, thanh toán các chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động sản xuất.

Công ty chỉ đầu tư vào tài chính ngắn hạn trong năm 2011 là 414 triệu đồng, chiếm tới 7,72% tổng vốn lưu động. Điều này chứng tỏ sự quan tâm hơn của công ty trong việc nắm bắt cơ hội, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính. Nhưng tới năm 2012 với tình hình kinh tế suy thoái thì công ty không còn đầu tư vào tài chính ngắn hạn nữa.

TSNH khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ vốn lưu động và có xu hướng giảm mạnh từ 2,06% (năm 2010) xuống còn 0,20% (năm 2011) và tới năm 2012 thì bằng 0. Vì chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động nên việc tăng giảm khoản này không gây ảnh hưởng nhiều.

Như vậy, cơ cấu vốn lưu động của công ty là tập trung chủ yếu vào hàng tồn kho và các khoản phải thu. Cơ cấu này xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh sản phẩm của ngành xây dựng. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với các gói thầu xây dựng có thời gian kéo dài nên vốn bị ứ đọng nhiều trong các công trình dở dang. Thêm nữa, giá trị các công trình thường lớn nên công tác thanh SV:Nguyễn Thị Giang

toán của khách hàng thường chậm hơn, gây nên tình trạng ứ đọng vốn lớn trong các khoản phải thu.

2.2.1.2 Tình hình quản lý vốn lưu động tại Công ty cổ phần Trường Xuân a) Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp thực hiện kịp thời các nhu cầu chi tiêu như: tạm ứng, mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả lương, các khoản phí, lệ phí… Đồng thời đáp ứng các khoản thanh toán tức thời, đảm bảo sự an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp luôn phải duy trì một lượng tiền nhất định để đảm bảo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

Nhưng vấn đề dự trữ lượng tiền là bảo nhiêu là hợp lý để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong trường hợp dự trữ không hợp lý. Vì vậy việc tính toán xác định xem lượng dự trữ vốn bằng tiền là bao nhiêu để đảm bảo tính chủ động về tài chính, đồng thời không bị ứ động vốn là vấn đề quan trọng trong việc quản lý VLĐ của Doanh nghiệp. Xét xét vốn bằng tiền của Công ty cổ phần Trường Xuân cho thấy cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.

Bảng 2.6: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty (Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Cuối năm 2010 Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Số

tiền Tỷ trọng Số

tiền Tỷ trọng Số

tiền Tỷ trọng 1.Tiền mặt tại quỹ 34,3 74,08% 21,5 9,49% 7,5 12,52%

2.Tiền gửi ngân hàng 12 25,92% 205,1 90,51% 52,4 87,48%

Tổng vốn bằng tiền 46,3 100% 226,6 100% 59,9 100%

(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Qua bảng 2.6 ta thấy duy nhất năm 2010 lượng tiền mặt của Công ty lớn hơn tiền gửi ngân hàng. Các năm sau lượng tiền mặt dự trữ đã giảm hẳn về cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng còn tiền gửi ngân hàng thì tăng lên.

Năm 2011, vốn bằng tiền của Công ty tăng mạnh so với năm 2010 (tăng 180,3 triệu đồng). Nguyên nhân là do lượng tiền gửi ngân hàng tăng nhanh. Tiền gửi ngân hàng năm 2010 là 12 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,92% trong tổng vốn bằng tiền nhưng tới năm 2011, lượng tiền gửi ngân hàng lên tới 205,1 triệu đồng, tỷ trọng

trong tổng vốn bằng tiền cao (chiếm 90,51%). Lượng tiền của Công ty chủ yếu gửi vào ngân hàng, phù hợp với xu hướng chung của doanh nghiệp là giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này giúp cho hoạt động kinh tế được an toàn và thuận lợi hơn.

Sang năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, Công ty dự trữ tiền ít hơn. Lượng vốn bằng tiền đã giảm 73,56%, xuống còn 59,9 triệu. Dự cả tiền mặt lẫn tiền gửi ngân hàng đều giảm mạnh nhưng tiền gửi ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn bằng tiền là 87,48%. Công ty vẫn ưa thích gửi tiền trong ngân hàng hơn là dự trữ tiền mặt tại quỹ.

Việc dự trữ vốn bằng tiền có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các hệ số khả năng thanh toán là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Để xem xét cơ cấu tiền mặt như vậy là hợp lý hay chưa ta tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty. Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của công ty (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

1.Tài sản ngắn hạn 6.838,3 5.362,4 5.663,2

2.Tiền và tương đương tiền 46,3 226,6 59,9

3.ĐTTC ngắn hạn 0 414

4.Các KPT ngắn hạn 2.953 3.020 1.973,3

5.HTK 3.698 1.691 3.630

6.TSNH khác 140,9 10,8

7.Nợ ngắn hạn 6.744,3 4.362,2 4.134,6

8.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (8=1/7) 1,01 1,23 1,37 9.Hệ số khả năng thanh toán nhanh (9=(2+3+4)/7) 0,44 0,84 0,49 10.Hệ số khả năng thanh toán ngay (10=(2+3)/7) 0,01 0,15 0,01 (Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Qua bảng 2.7 ta thấy:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong ba năm qua tăng dần nhưng vẫn còn ở mức thấp và nhỏ hơn 2. Việc hệ số này thấp là do tài sản ngắn hạn giảm dần SV:Nguyễn Thị Giang

qua ba năm, và nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do các khoản tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn giảm.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Trong ba năm hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty đều dưới 1. Năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,44, năm 2011 hệ số này đã tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn 1 (0,84), đến năm 2012 hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm còn 0,49. Hệ số này giảm là do khoản mục tài sản ngắn hạn giảm, trong khi đó tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng tốc độ giảm của các khoản mục này nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán ngay: Trong ba năm hệ số khả năng thanh toán ngay của Công ty ở mức rất thấp, dưới 0,2. Điều này cho thấy Công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ hiện tại của mình. Điều này dễ đẩy Công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Như vậy, trong cả ba năm các hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty ở mức rất thấp. Qua đó, cho thấy năng lực tài chính của Công ty chưa cao, tình hình tài chính không lành mạnh, khả năng sử dụng tài sản của Công ty chưa cao. Điều này, sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và làm cho công ty khó có khả năng trụ vững trên thị trường khi có những tác động tiêu cực từ bên ngoài.

b) Tình hình quản lý khoản phải thu của công ty

Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà công ty bị khách hàng chiếm dụng trong quá trình kinh doanh và thi công công trình. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ chi nhánh bị chiếm dụng vốn nhiều. Dưới đây ta sẽ xem xét tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty trong giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.8: Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ Giá trị Tỷ

trọng trọng trọng 1.Phải thu khách hàng 2.515,5 85,17% 2.679 88,72% 1.868,8 94,70%

2.Trả trước người bán 415,5 14,07% 325 10,76% 97,2 4,93%

3.Phải thu khác 22,4 0,76% 15,6 0,52% 7,3 0,37%

Tổng các KPT ngắn hạn 2.953,4 100% 3.019,6 100% 1.973,3 100%

(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Qua bảng số liệu ta thấy trong các KPT thì tỷ trọng khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể, năm 2010 phải thu khách hàng chiếm 85,17% trong tổng các KPT ngắn hạn. Năm 2011, tỷ lệ đó là 88,72%, tăng 3,55% so với năm 2010. Năm 2012, tỷ lệ khoản phải thu khách hàng tăng lên tới 94,70%. Các khoản trả trước người bán và phải thu khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy, các KPT tăng lên trong năm 2011 cho thấy công ty thực hiện chính sách tín dụng nới lỏng, đó là chính sách phù hợp đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các chủ đầu tư sẽ thanh toán dần dần trong suốt quá trình thi công công trình.

Năm 2012, thị trường kinh tế khó khăn nên để đảm bảo cơ cấu vốn an toàn, Công ty đã quản trị khoản phải thu tốt, hoặc có thể là do năm 2012 Công ty không có thêm nhiều công trình, dự án thi công mới điều này làm cho khoản phải thu của Công ty giảm đi. Tuy nhiên khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, đây là một yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

c) Tình hình quản lý hàng tồn kho của công ty

Quản lý hàng tồn kho cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị vốn lưu động. Dự trữ hàng tồn kho hợp lý không những đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, liên tục mà còn giúp tối thiểu hóa được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, bảo hiểm, các rủi ro vì sự giảm chất lượng nguyên liệu, vật liệu hàng hóa. Ngoài ra, xây dựng kết cấu hàng tồn kho cũng cần phải đảm bảo phù hợp tình hình thị trường đầu ra, đầu vào, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng hàng tồn kho, được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Cơ cấu và biến động hàng tồn kho của công ty (đơn vị: triệu đồng)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng SV:Nguyễn Thị Giang

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w