1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp .1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp .1 Nhân tố khách quan
- Cơ chế và các chính sách của nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải chịu sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thông qua hàng loạt các chính sách, bộ luật được Nhà nước ban hành. Nhà nước tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Chính vì thế, một sự thay đổi trong cơ chế quản lý và chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chính sách như chính sách trích lập dự phòng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn bù đắp rủi ro, các văn bản về nghĩa vụ nộp
thuế và chính sách hoàn thuế đối với doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu Nhà nước tạo được môi trường kinh doanh lành mạnh, một hệ thống chính sách hợp lý, các văn bản pháp luật đồng bộ và ổn định sẽ có tác dụng làm đòn bẩy kinh tế đối với các doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và đồng vốn sinh lợi tối đa. Khi đứng trước các quyết định đầu tư, doanh nghiệp luôn phải xem xét đến yếu tố này.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế bao gồm các nhân tố như: tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá hối đoái...Trong nền kinh tế thị trường, do tác động của lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại hàng hóa, vật tư…từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong điều kiện này, doanh nghiệp cần có dự điều chỉnh kịp thời, hợp lý nhằm bảo toàn vốn kinh doanh.
-Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình đi lên của nhân loại. Sự phát triển đó đã đem lại cho các DN một diện mạo mới. Bởi khi khoa học công nghệ phát triển thì môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và nâng cao được vị thế uy tín của mình trên thị trường thì phải chú trọng đầu tư vào công nghệ. Điều đó không những nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng mà còn giúp tiết kiệm sức lao động của công nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và xu hướng phát triển của ngành Kinh tế theo cơ chế thị trường luôn tồn tại nhiều thành phần kinh tế tham gia, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, thị trường tiêu thụ không ổn định, sức mua của đồng tiền lại có hạn, rủi ro ngày càng tăng và luôn rình rập doanh nghiệp dễ dẫn đến những rủi ro bất thường trong kinh doanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Các rủi ro bất khả kháng: Doanh nghiệp còn có khả năng gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt... mà doanh nghiệp không lường trước được, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp.
Những nhân tố khách quan ở trên nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Để hạn chế những thiệt hại do những nguyên nhân trên gây ra, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu một cách thận trọng để đưa ra các giải pháp kịp thời và cụ thể.
1.2.4.2 Nhân tố chủ quan
-Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp: Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đến thừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh, làm xuất hiện tình trạng công nhân không phải làm việc mà vẫn được hưởng lương theo quy định. Còn nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí, làm tăng chi phí kinh doanh. Như vậy thừa hoặc thiếu vốn đều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý và khả năng quản lý: Trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ có hiệu quả sử dụng VLĐ, những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi.
- Trình độ của người lao động: Người lao động có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật lao động cũng như trình độ chuyên môn cao sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
-Việc xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh: Các chiến lược và phương án kinh doanh phải được xác định trên cơ sở tiếp cận thị trường cũng như phải có sự phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của nhà nước. Đây là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số nhân tố khác như: lỗ tích lũy, việc trích lập dự phòng…các nhân tố này tác động đến lợi nhuận do đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
-Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện trên hai phương diện, đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp. Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm...qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng thì sản phẩm tiêu thụ nhanh, dễ dàng và ngày càng được biết đến nhiều hơn.
Mặt khác quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ được cung ứng kịp thời, ổn định, đẩy nhanh được tiến độ sản xuất của doanh nghiệp, tránh được tình trạng ngừng hoạt động do thiếu nguyên nhiên vật liệu, làm giảm được những chi phí không cần thiết.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lưỡng sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là cao nhất.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày khái quát những vấn đề liên quan đến vốn lưu động, những khái niệm, nội dung, đặc điểm, cách phân loại, từ đó rút ra vai trò của vốn lưu động. Bên cạnh đó, còn đề cập đến hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng như những nhân tố ảnh hưởng đên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở các vấn đề mang tính lý luận nêu trên, khóa luận sẽ áp dụng để phân tích tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Trường Xuân để từ đó phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI