CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG XUÂN
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân
Trong những năm qua, Công ty đã khắc phục khó khăn, tận dụng được những cơ hội trong hoạt động kinh doanh và đã đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, trong công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Mục đích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là làm thế nào để những đồng vốn bỏ vào kinh doanh sẽ đem về kết quả cao nhất. Để làm được điều này, các nhà hoạch định tài chính cần đánh giá được thực trạng của Công ty để xem xét Công ty đã thực hiện được những gì và còn tồn tại gì trong công tác quản lý tài chính. Từ đó phát huy những ưu điểm và cũng có SV:Nguyễn Thị Giang
các biện pháp khắc phục được những hạn chế, tồn tại… của Công ty. Có như vậy Công ty mới có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ.
Từ kết quả phân tích tình hình thực sử dụng VLĐ trong thời gian qua tại Công ty cổ phần Trường Xuân em xin đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty như sau:
3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động và có kế hoạch huy động vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của Công ty là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của Công ty và sử dụng chung sao có hiệu quả. Tuy nhiên để xác định được chính xác nhu cầu VLĐ hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như trình độ của cán bộ Công ty, tình hình diễn biến thị trường. Sau đây là một số đề xuất để lập một kế hoạch vốn lưu động hợp lý.
-Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu VLĐ ở các kỳ trước.
-Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định: Xác định khả năng tài chính hiện tại của Công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
3.2.2 Đa dạng hóa nguồn tài trợ VLĐ để có cơ cấu nguồn vốn tối ưu
Theo phân tích ở chương 2, cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn và một phần nợ dài hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 32,85%, tiếp theo là nợ dài hạn chiếm 0,07% còn vốn chủ sở hữu chiếm 67,08 %trong tổng nguồn tài trợ vốn lưu động. Vốn chủ sở hữu cao giúp cho Công ty tự chủ cao trong việc sử dụng vốn nhưng nợ phải trả thấp hơn cho thấy Công ty chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Và hiện nay lãi suất vay ngân hàng đã giảm so với năm 2011-2012 vì thế Công ty nên tận dụng và tạo uy tín với Ngân hàng để được cho vay nhiều hơn. Ngoài ra, Công ty tăng cường tài trợ vốn lưu động từ những nguồn khác như: khoản vốn bị chiếm dụng (khoản phải trả
người bán, khoản nộp nhà nước, người mua ứng trước tiền và các khoản phải trả khác). Việc sử dụng khoản vốn này là lựa chọn tối ưu vì doanh nghiệp không phải trả phí sử dụng và việc huy động được dễ dàng hơn.
3.2.3 Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền
Qua phân tích thực trạng về tình hình quản lý vốn bằng tiền ở chương 2 cho ta thấy cuối năm 2012, Công ty dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ khá ít vì thế Công ty nên dự trữ nhiều tiền mặt hơn để có thể giúp Công ty chủ động hơn trong thanh toán tiền hàng. Nhưng Công ty cũng nên xác định lượng tiền mặt dự trữ hợp lý để tránh lãng phí khoản phát sinh chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt tại quỹ. Ngoài ra, Công ty vẫn nên duy trì cơ cấu về vốn bằng tiền giữa tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng hợp lý như hiện nay. Công ty vẫn nên ưu tiên hơn về tiền gửi ngân hàng, bởi tiền gửi ngân hàng sẽ đảm bảo cho sự an toàn về việc quản lý. Hơn nữa hiện tại việc giao dịch thanh toán qua ngân hàng đem lại sự tiện lợi, giảm chi phí, nhanh chóng và an toàn cho Công ty cũng như cho khách hàng và nhà cung cấp.
Một vấn đề nữa đó là,qua chương 2 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty là khá thấp và lại có xu hướng giảm đi. Do vậy cần có các biện pháp để cải thiện được khả năng thanh toán tức thời. Công ty phải xây dựng một kế hoạch cân đối thu chi hợp lý. Việc xác định kế hoạch thu chi này cần dựa vào những dự báo về tình hình tiêu thụ sản phẩm, chính sách bán hàng của Công ty đối với khách hàng, cũng như chính sách cấp tín dụng của nhà cung cấp đối với Công ty.
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, hạn chế tối đa vốn bị chiếm đọng Qua phân tích các chỉ tiêu liên quan đến khoản phải thu ở chương 2 có thể nhận thấy tình hình quản lý khoản phải thu còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Trong năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty đã có sự tăng lên đáng kể và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nguồn vốn lưu động của Công ty. Trong đó chiếm chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng, tại thời điểm cuối năm 2012 khoản phải thu khách hàng chiếm 94,70%. Tiếp theo đó là khoản trả trước cho người bán chiếm 4,93%. Chính việc này khiến Công ty bị chiếm dụng một khoản vốn khá lớn dẫn tới tình trạng thiếu vốn trong việc tổ chức. hoạt động kinh doanh.
Để bù vào đó Công ty lại phải đi huy động vốn từ các nguồn khác với chi phí sử dụng vốn cao hơn.
Để khắc phục tình trạng khoản phải thu khách hàng này Công ty cần xây dựng SV:Nguyễn Thị Giang
chính sách tín dụng thương mại hơp lý. Cần có chính sách bán chịu phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty trong từng thời kỳ nhằm vừa đảm bảo tiêu thụ hàng hoá, vừa đảm bảo việc thu hổi các khoản nợ, hạn chế vốn bị ứ đọng. Các biện pháp có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu khách hàng như:
- Công ty có thể yêu cầu khách hàng hàng đặt cọc, tạm ứng…Quá thời hạn chưa thanh toán đủ thì sẽ yêu cầu khách hàng phải thanh toán thêm lãi suất quá hạn.
Trường hợp khách hàng thanh toán sớm tiền hàng trước hạn sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán.
- Công ty phải xây dựng được chính sách bán chịu một cách hợp lý đối với từng khách hàng và đối với từng mặt hàng. Đối với những khách hàng “truyền thống” có quan hệ uy tín, lâu năm thì Công ty nên có chính sách bán hàng ưu đãi như: hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…Tuy nhiên, Công ty cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá sao cho vừa giữ được mối quan hệ tốt với bạn hàng vừa đảm bảo được lợi ích cho Công ty.
- Bờn cạnh đú, Cụng ty nờn thường xuyờn theo dừi, kiểm soỏt nợ phải thu thụng qua việc theo dừi thường xuyờn kỳ thu tiền bỡnh quõn và mức độ thu hồi cỏc khoản phải thu. Công ty cần phân loại nợ phải thu theo tiêu chí thời gian quá hạn thanh toán làm cơ sở để có các giải pháp xử lý nợ hợp lý.
3.2.5 Quản lý và dự trữ hàng tồn kho
Việc dự trữ HTK hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn, đồng thời giảm thiểu được chi phí cho việc lưu kho, đặt hàng. Bên cạnh đó là không nên để tình trạng ứ đọng hàng hoá diễn ra
Trong 3 năm vừa qua, HTK chiếm một tỷ trọng lớn hơn trong vốn lưu động của Công ty làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng HTK, quan trọng nhất là đối với NVL và chi phí SXKD dở dang.
-Để đảm bảo nguyên vật liệu của Công ty được sử dụng tiết kiệm hợp lí, trước hết Công ty cần xây dựng mức tiêu hao NVL, CCDC và cố gắng giảm được định mức này mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Đồng thời, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để dự trữ NVL hợp lý sao cho vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vừa không làm ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Từ việc xác định đúng định mức tiêu hao NVL Công ty sẽ xác định được đúng lượng NVL, hàng hóa cần mua trong kỳ, lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
Việc sử dụng tiết kiệm NVL còn phụ thuộc vào việc lựa chọn người cung ứng để đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh, các điều khoản hợp lý và có lợi cho Cụng ty. Điều này cần thiết phải cú sự theo dừi chặt chẽ biến động giỏ cả, thiết lập các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, có sự xác định chính xác về chất lượng nguyên vật liệu, hàng hóa đầu vào…
-Do đặc thù kinh doanh nên chi phí SXDD của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn trong VLĐ. Và chi phí SXDD của Công ty tập trung chủ yếu ở hoạt động xây lắp. Để quản lý tốt khoản mục này, đối với mỗi công trình sau khi khởi công xây dựng, công ty nên đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành tốt nhất hợp đồng để nhanh chóng bàn giao cho chủ đầu tư đúng hoặc trước thời hạn và nhanh chóng nghiệm thu. Để làm được điều này Công ty cần:
+Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa sản xuất
+Giám sát chặt chẽ tiến độ và chất lượng thi công tránh tình trạng công trình hoàn thành nhưng không được chủ đầu tư nghiệm thu.
+Đối với các công trình đã hoàn thành, Công ty cần nhanh chóng làm thủ tục bàn giao cho chủ đầu tư, tránh tình trạng tồn đọng VLĐ một cách không cần thiết.
+Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tăng uy tín cho Công ty.
+Điều tra, nghiên cứu những thị trường mới tiềm năng.
-Trước những biến động bất thường của giá cả NVL đầu vào và hàng hóa trên thị trường vật liệu xây dựng, trong điều kiện HTK của DN có giá trị lớn, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa và thực hiện thật tốt các khoản dự phòng giảm giá HTK để giảm bớt rủi ro, tránh thiệt hại cho Công ty trước những biến động xấu của thị trường.
3.2.6 Tập trung vào công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm mở rộng quy mô và đẩy mạnh tiêu thụ
Nhu cầu của thị trường biến đổi hàng ngày hàng giờ vì vậy nghiên cứu thị trường là công tác cần được chú trọng của doanh nghiệp. Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp với từng phân đoạn thị trường, thông qua các địa lý trong nước SV:Nguyễn Thị Giang
để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu khách hàng để đưa ra các công trình, sản phẩm dịch vụ đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ.
Khai thác triệt để nguồn lực và lợi thế, các mối quan hệ của Công ty trong những năm hoạt động trước.
Công ty cũng cần tăng cường công tác quảng bá sản phẩm.
3.2.7 Quản lý chi phí và thiệt hại trong sản xuất
Chúng ta đều biết rằng tình trạng lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản đang là vấn đề bức xúc đối với Nhà nước, hiện nay con số đó vì khoảng 12- 25% thậm chí còn có thể lên tới 30% hoặc hơn nữa. Thực trạng này đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào tổng kết, đánh giá một cách tương đối chính xác mức độ thất thoát này. Tình trạng lãng phí thất thoát này do cả hai nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan gây nên.
Đối với Công ty, khi phát sinh các khoản lãng phí, thất thoát này thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các đội thi công đã không tổ chức giám sát chặt chẽ, khi phát sinh lại không lập biên bản hoặc có lập thì không chi tiết đầy đủ nhằm xác định khối lượng phá đi làm lại để từ đó có căn cứ xác định nguyên nhân là do thay đổi thiết kế hay do chủ quan của người thực hiện gây nên mà có biện pháp bồi thường hoặc tăng chi phí hoạt động.
Đối với các khoản thiệt hại do khách quan gây ra như mưa bão…làm hư hại công trình, tạm ngừng thi công, hỏng hóc máy móc, nguyên vật liệu…thì Công ty cần có biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các khoản thiệt hại.
3.2.8 Hoàn thiện công tác giao khoán
Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh, một đặc điểm nổi bật hiện nay trong phương thức quản lý của các doanh nghiệp xây lắp công trình, hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa, những năm gần đây các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý hợp lý tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn và hạ giá thành sản phẩm.
Phương thức khoán sản phẩm trong xây lắp công trình tạo điều kiện gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với chất lượng và tiến độ thi công, giải quyết cụng ăn việc làm cho người lao động. Mặt khỏc, xỏc định rừ trỏch nhiệm vật chất trong công tác xây lắp đối với từng tổ đội và cá nhân người lao động, trên cơ sở đó
phát huy tính chủ động sáng tạo và khai thác tiềm năng sẵn có của đơn vị thi công về mọi mặt.
Hiện nay, trong kinh doanh xây lắp công trình có nhiều hình thức khoán khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào hai hình thức sau:
- Hình thức khoán gọn công trình
- Hình thức khoán theo khoản mục chi phí.
Do vậy cần có những giải pháp xây dựng quy chế giao khoán khoa học và hợp lý, để vừa đẩy mạnh tiến độ thi công công trình với chất lượng tốt, vừa đảm bảo giải quyết hợp lý có mối quan hệ về lợi ích kinh tế.
- Thứ nhất: việc giao khoán sản phẩm xây lắp phải dựa trên hợp đồng kinh tế giữa các bên nhận giao khoán, giữa công ty và tổ đội sản xuất thi công. Khi ký kết hợp đồng giao nhận khoán phải xem xét kỹ các điều khoản ghi trong hợp đồng, dự toán chi phí công trình, phương án thi công, thời gian khởi công và hoàn thành… dự toán công trình phải lập theo đúng các quy định đã được Bộ xây dựng ban hành.
- Thứ hai: Khi cần thiết có thể tiến hành điều chỉnh hợp đồng, việc điều chỉnh hợp đồng phải căn cứ vào bản điều chỉnh dự toán, bản điều chỉnh dự toán phải được lập trên cơ sở có xác nhận của một ban điều tra thực tế.
-Thứ ba: Về phân phối thu nhập: vấn đề phân phối thu nhập là vấn đề trọng tâm trong việc xác định các điều khoản giao nhận khoán công trình xây lắp. Đồng thời là vấn đề then chốt trong việc giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa các bên giao nhận khoán. Các mối quan hệ về phân phối thu nhập có thể giải quyết theo các phương thức sau: Thuế thu nhập doanh nghiệp do Công ty nộp; Lợi tức phải bao gồm cả đơn vị nhận khoán; Doanh thu đơn vị nhận khoán là giá khoán được thanh toán.
-Thứ tư: Về trách nhiệm, việc xác định quy chế khoán phải dựa trên cơ sở phõn tỏch rừ trỏch nhiệm và quyền lợi của cỏc bờn giao khoỏn, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ các bên, tránh tình trạng “khoán trắng” hơn nữa chi nhanh cần phải có trách nhiệm giám sát tình hình thi công để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình.
3.2.9 Tăng cường công tác quản trị
Hiện nay ở Công ty, việc quản lý và sử dụng VLĐ chủ yếu được thực hiện ở các tổ đội xây lắp, vì phần lớn các công trình hạng mục công trình đều được giao SV:Nguyễn Thị Giang