Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua các cân bằng tài chính giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân (Trang 30 - 32)

- Trình độ của người lao động: Người lao động có tinh thần trách nhiệm, ý

2.1.5 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty qua các cân bằng tài chính giai đoạn 2010-

chính giai đoạn 2010-2012

Bảng 2.2: Các cân bằng tài chính VLĐTX và nhu cầu VLĐ

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1.Tài sản dài hạn 8337,6 7676,1 6923,6 -661,5 -7,93% -752,5 -9,80%

2.Nguồn vốn dài hạn 8431,6 8676,4 8443,9 244,8 2,90% -232,5 -2,68% 3.Tài sản kinh doanh 6792 4721,8 5603,3 -2070,2 -30,48% 881,5 18,67% 4.Nợ kinh doanh 6169,4 428,3 3939,8 -1882,1 -30,51% -347,5 -8,11% 5.Vốn lưu động thường

xuyên 94 1000,3 1520,3 906,3 964,15% 520 51,98%

6.Nhu cầu vốn lưu

động 622,6 434,5 1663,5 -188,1 -30,21% 1229 282,85%

7.Ngân quỹ ròng -528,6 565,8 -143,2 1094,4 -207,04% -709 -125,31% (Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả)

Theo bảng ta thấy:

- Vốn lưu động thường xuyên trong cả 3 năm đều dương và tăng cho thấy nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Năm 2010 vốn lưu động thường xuyên của Công ty là 94 triệu đồng. Năm 2011 vốn lưu động thường xuyên tăng mạnh so với năm 2010, tăng 906,3 triệu đồng, tỷ lệ tăng 964,15%. Năm 2012, vốn lưu động thường xuyên tiếp tục tăng và ở mức 1520,3 triệu đồng, tăng 520 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 51,98%. Sở dĩ có sự tăng lên là do nguồn vốn dài hạn tăng và ổn định còn tài sản dài hạn lại giảm dần. Tài sản dài hạn giảm là do Công ty không đầu tư mua mới thêm tài sản cố định mà các tài sản cố định đang hoạt động lại có khấu hao lớn. Nguồn vốn dài hạn mà Công ty gia tăng chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu chứ không phải vốn vay, vì thế tuy là an toàn nhưng hiệu quả không cao, Công ty không biết tận dụng các nguồn tín dụng.

-Nhu cầu vốn lưu động năm 2011 là 434,5 triệu đồng, giảm 188,1 triệu đồng so với năm 2010, giảm 30,21%. Mà trong năm doanh thu thuần của Công ty tăng lên so với năm trước, cho thấy Công ty đã có sự tiết kiệm tương đối về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty đó tăng lên.

Năm 2012, nhu cầu vốn lưu động tăng mạnh so với năm 2011, tăng 1229 triệu đồng. Sở dĩ tăng mạnh như vậy là do tài sản kinh doanh tăng mạnh trong đó tăng chủ yếu là hàng tồn kho tăng còn nợ kinh doanh lại giảm là do người mua không

còn trả tiền trước nữa.

-Ngân quỹ ròng của năm 2010 và năm 2012 âm chứng tỏ nguồn vốn dài hạn chỉ tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng. Năm 2011 ngân quỹ ròng dương cho thấy nguồn vốn dài hạn của Công ty thỏa mãn toàn bộ nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại chưa sử dụng để trên tiền hoặc đầu tư tài chính ngắn hạn, cơ cấu vốn an toàn.

Tóm lại, nhìn vào bảng cân bằng tài chính giai đoạn 2010-2012 và mối quan hệ giữa các cân bằng tài chính cho thấy cơ cấu vốn của doanh nghiệp chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần trường xuân (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w