- Trình độ của người lao động: Người lao động có tinh thần trách nhiệm, ý
a) Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp thực hiện kịp thời các nhu cầu chi tiêu như: tạm ứng, mua sắm nguyên vật liệu, hàng hóa, chi trả lương, các khoản phí, lệ phí… Đồng thời đáp ứng các khoản thanh toán tức thời, đảm bảo sự an toàn tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp luôn phải duy trì một lượng tiền nhất định để đảm bảo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề dự trữ lượng tiền là bảo nhiêu là hợp lý để tránh tình trạng ứ đọng vốn trong trường hợp dự trữ không hợp lý. Vì vậy việc tính toán xác định xem lượng dự trữ vốn bằng tiền là bao nhiêu để đảm bảo tính chủ động về tài chính, đồng thời không bị ứ động vốn là vấn đề quan trọng trong việc quản lý VLĐ của Doanh nghiệp. Xét xét vốn bằng tiền của Công ty cổ phần Trường Xuân cho thấy cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty (Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Cuối năm 2010 Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Tiền mặt tại quỹ 34,3 74,08% 21,5 9,49% 7,5 12,52% 2.Tiền gửi ngân hàng 12 25,92% 205,1 90,51% 52,4 87,48%
Tổng vốn bằng tiền 46,3 100% 226,6 100% 59,9 100%
(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Qua bảng 2.6 ta thấy duy nhất năm 2010 lượng tiền mặt của Công ty lớn hơn tiền gửi ngân hàng. Các năm sau lượng tiền mặt dự trữ đã giảm hẳn về cả số tuyệt đối lẫn tỷ trọng còn tiền gửi ngân hàng thì tăng lên.
Năm 2011, vốn bằng tiền của Công ty tăng mạnh so với năm 2010 (tăng 180,3 triệu đồng). Nguyên nhân là do lượng tiền gửi ngân hàng tăng nhanh. Tiền gửi ngân hàng năm 2010 là 12 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,92% trong tổng vốn bằng tiền nhưng tới năm 2011, lượng tiền gửi ngân hàng lên tới 205,1 triệu đồng, tỷ trọng
trong tổng vốn bằng tiền cao (chiếm 90,51%). Lượng tiền của Công ty chủ yếu gửi vào ngân hàng, phù hợp với xu hướng chung của doanh nghiệp là giao dịch qua ngân hàng. Phương thức này giúp cho hoạt động kinh tế được an toàn và thuận lợi hơn.
Sang năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, Công ty dự trữ tiền ít hơn. Lượng vốn bằng tiền đã giảm 73,56%, xuống còn 59,9 triệu. Dự cả tiền mặt lẫn tiền gửi ngân hàng đều giảm mạnh nhưng tiền gửi ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn bằng tiền là 87,48%. Công ty vẫn ưa thích gửi tiền trong ngân hàng hơn là dự trữ tiền mặt tại quỹ.
Việc dự trữ vốn bằng tiền có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các hệ số khả năng thanh toán là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định tài chính. Để xem xét cơ cấu tiền mặt như vậy là hợp lý hay chưa ta tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Hệ số khả năng thanh toán của công ty (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Tài sản ngắn hạn 6.838,3 5.362,4 5.663,2
2.Tiền và tương đương tiền 46,3 226,6 59,9
3.ĐTTC ngắn hạn 0 414
4.Các KPT ngắn hạn 2.953 3.020 1.973,3
5.HTK 3.698 1.691 3.630
6.TSNH khác 140,9 10,8
7.Nợ ngắn hạn 6.744,3 4.362,2 4.134,6
8.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (8=1/7) 1,01 1,23 1,37 9.Hệ số khả năng thanh toán nhanh (9=(2+3+4)/7) 0,44 0,84 0,49 10.Hệ số khả năng thanh toán ngay (10=(2+3)/7) 0,01 0,15 0,01 (Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Qua bảng 2.7 ta thấy:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong ba năm qua tăng dần nhưng vẫn còn ở mức thấp và nhỏ hơn 2. Việc hệ số này thấp là do tài sản ngắn hạn giảm dần
qua ba năm, và nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng tốc độ giảm của nợ ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do các khoản tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn giảm.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Trong ba năm hệ số khả năng thanh toán
nhanh của Công ty đều dưới 1. Năm 2010 hệ số khả năng thanh toán nhanh là 0,44, năm 2011 hệ số này đã tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn 1 (0,84), đến năm 2012 hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm còn 0,49. Hệ số này giảm là do khoản mục tài sản ngắn hạn giảm, trong khi đó tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 giảm so với năm 2011, nhưng tốc độ giảm của các khoản mục này nhỏ hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán ngay: Trong ba năm hệ số khả năng thanh toán
ngay của Công ty ở mức rất thấp, dưới 0,2. Điều này cho thấy Công ty không có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ hiện tại của mình. Điều này dễ đẩy Công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Như vậy, trong cả ba năm các hệ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty ở mức rất thấp. Qua đó, cho thấy năng lực tài chính của Công ty chưa cao, tình hình tài chính không lành mạnh, khả năng sử dụng tài sản của Công ty chưa cao. Điều này, sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và làm cho công ty khó có khả năng trụ vững trên thị trường khi có những tác động tiêu cực từ bên ngoài.