CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG XUÂN
2.2 Thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Trường Xuân
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 1 Nhóm chỉ tiêu tổng hợp
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ (
N g
u ồ
n :
BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt
đối % Tuyệt
đối %
1.DTT Triệu đồng 19.357 23.661 12.707 4.304 22,23% -10.954 -46,30%
2.LNST Triệu đồng 94 245 -233 151 160,64% -478 -195,10%
3.VLĐ bình quân (VLĐbq) Triệu đồng 4.940,65 6.100,30 5.512,65 1.159,65 23,47% -587,65 -9,63%
4.Vòng quay VLĐ (=1/3) Vòng 3,92 3,88 2,31 -0,04 -1% -1,57 -40,57%
5.Kì luân chuyển VLĐ (360/4) Ngày 91,89 92,82 156,18 0,93 1,01% 63,36 68,27%
6.Mức tiết kiệm VLĐ Triệu đồng 61,1 2.236,4
6.Hàm lượng VLĐ (=3/1) 0,26 0,26 0,43 0 1,01% 0,18 68,27%
7.Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (=2/3) % 1,90% 4,02% -4,23% 0,02 111,09% -0,08 -205,24%
a.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Năm 2011: Do DTT năm 2011 tăng 22,23% so với năm 2010 và VLĐbq cũng tăng 23,47% (tốc độ tăng của VLĐbq nhanh hơn tốc độ tăng của DTT) nên số vòng quay VLĐ giảm nhẹ (0,04 vòng) so với năm 2010, tương ứng số ngày một vòng quay VLĐ chỉ tăng gần 1 ngày so với cùng kì năm trước. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty trong 2 năm khá ổn định, hiệu quả sử dụng VLĐ khá tốt.
Năm 2012: VLĐ quay được ít vòng hơn so với năm 2011, giảm 1,57 vòng và tương ứng số ngày một vòng quay tăng 63,36 ngày so với năm 2011 để chuyển hóa vốn lưu động thành tiền. Do VLĐbq, DTT đều giảm nhưng tốc độ giảm của DTT(46,3%) nhanh hơn tốc độ giảm của VLĐbq(9,63%) nên VLĐ luân chuyển giảm mạnh làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Do đó, công ty cần thực hiện các biện pháp để đầy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ hơn nữa.
b.Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn mà không cần tăng hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Với sự tăng hay giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ làm tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty .
Chỉ tiêu này được xác định VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm D1: doanh thu thuần kỳ so sánh
K1, K0: kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh và kỳ gốc
Theo bảng 2.10, năm 2011 tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm nhẹ so với năm 2010 đã khiến công ty lãng phí 61,1 triệu đồng vốn lưu động. Năm 2012, tốc độ lưu chuyển vốn lưu động còn giảm mạnh hơn nữa, gây lãng phí 2236,4 triệu đồng vốn lưu động và là một phần khiến công ty bị thua lỗ. Vì vậy, công ty cần phải có các giải pháp tích cực để vừa tiết kiệm được vốn, vừa tăng doanh thu.
c.Hàm lượng vốn lưu động
Trong các doanh nghiệp, nhà quản trị luôn mong muốn có hệ số sinh lời của vốn lưu động càng cao càng tốt. Ngược lại, đối với hệ số phục vụ của vốn lưu động thì họ lại mong muốn càng nhỏ càng tốt vì chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu, nên khi nó càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Qua bảng số liệu 2.10 trên ta thấy:
Trong năm 2010 và 2011, công ty đều phải có 0,26 đồng vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động khá cao. Nhưng tới năm 2012, cứ 1 đồng doanh thu thì phải cần tới 0,43 đồng vốn lưu động, tăng 0,17 đồng so với 2 năm trước, tương ứng với tỷ lệ tăng 65,38%. Hàm lượng vốn lưu động có xu hướng tăng qua các năm 2010-2012, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động lãng phí hơn. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần quan tâm hơn tới công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của mình, tránh tình trạng lãng phí vốn lưu động.
d.Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (Hệ số sinh lời của vốn lưu động)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu dồng lợi nhuận. Cũng từ bảng số liệu 2.10 ta có:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động bình quân của Công ty năm 2010 là 1,90%, năm 2011 là 4,02%. Có thể thấy mức sinh lời của một đồng vốn lưu động đã tăng lên đáng kể, nghĩa là năm 2010 Công ty bỏ ra 100 đồng vốn lưu động chỉ có thể tạo ra 1,90 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm 2011 thì số lợi nhuận sau thuế Công ty thu được khi bỏ ra 100 đồng vốn lưu động là 4,02 đồng . Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động tăng do nguyên nhân chính sau: do lợi nhuận kinh doanh sau thuế tăng 151 triệu đồng, ứng với 160,64% mức tăng tương đối. Nguyên nhân thứ hai là do vốn lưu động bình quân năm 2011 tăng 1159,65 triệu đồng, hay 23,47% so với năm 2010. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân, đã dẫn đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động bình quân tăng. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Điều này cũng thể hiện Công ty đã cố gắng hết sức trong công tác quản lý vốn lưu động, quản lý chi phí.
SV:Nguyễn Thị Giang
Nhưng tới năm 2012, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động bình quân giảm mạnh xuống tới mức -4,23%. Điều này là do trong năm, tình hình kinh kế khó khăn, công ty làm ăn không có lãi, lợi nhuận sau thuế âm. Mặt khác vốn lưu động bình quân cũng giảm 587,65 triệu đồng, tỷ lệ giảm 195,10%. Do đó, các nhà quản trị tài chính cần xem xét và rà soát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.2.2 Chỉ tiêu bộ phận
Để đánh giá đúng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Trường Xuân, ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu bộ phận dưới đây
a.Vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền trung bình
Bảng 2.11: Hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Số
tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần Triệu
đồng 19.357 23.661 12.707 4.304 22,23% -10.954 -46,30%
2.Khoản phải thu bình quân Triệu
đồng 2.672 2.986,50 2.496,50 314,50 11,77% -490 -16,41%
3.Vòng quay khoản phải
thu (3=1/2) Vòng 7,24 7,92 5,09 0,68 9,36% -2,83 -35,75%
4.Kỳ thu tiền trung bình
(4=360/3) Ngày 49,69 45,44 70,73 -4,25 -8,56% 25,29 55,65%
(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Nhìn vào bảng ta có thể thấy trong những năm gần đây, vòng quay các khoản phải thu có sự thay đổi qua các năm. Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu là 7,92 vòng, tăng 0,68 vòng so với năm 2010, tương ứng làm kỳ thu tiền trung bình giảm xuống còn 45,44 ngày (giảm 4,25 ngày). Như vậy với kết quả kinh doanh đạt được năm 2011 khá tốt, doanh thu thuần tăng 22,23% và khoản phải thu bình quân cũng tăng 11,77% đã giúp tăng vòng quay khoản phải thu, rút ngắn thời kỳ thu tiền bình quân. Trong đó, khoản phải thu bình quân tăng chủ yếu do chính sách bán hàng chịu của công ty hướng tới không chỉ các khách hàng lâu năm, mà còn tới các khách hàng mới có uy tín. Điều này đã đặt ra một vấn đề mới cho công ty, theo đó công ty cần phải đẩy mạnh và quản lý nợ phải thu tốt hơn nữa, tăng vòng quay các khoản phải thu để tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều ở khoản này.
Tới năm 2012, vòng quay các khoản phải thu còn 5,09, giảm 2,83 vòng so với năm 2011, tương ứng làm kỳ thu tiền trung bình tăng lên 70,73 ngày (tăng 25,29 ngày). Vòng quay khoản phải thu giảm do doanh thu thuần năm 2012 so với năm 2011 giảm 10.954 triệu đồng tương ứng với mức 46,30% và khoản phải thu bình quân cũng giảm 490 triệu đồng, nhưng tốc độ giảm của khoản phải thu bình quân nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Doanh thu thuần giảm do năm 2012 là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp xây dựng vì thị trường bất động sản gần như đóng băng, lãi xuất mặc dù đã hạ nhiệt so với cuối năm 2011 nhưng vẫn còn ở mức cao, Công ty vẫn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng này.
Mặt khác do các hạng mục thi công của công ty giảm về mặt số lượng và giá trị mỗi công trình điều này đã dẫn đến doanh thu của Công ty giảm. Về khoản phải thu bình quân giảm do trong năm công trình mới thì ít trong khi đó các công trình khác vẫn chưa hoàn thành theo tiến độ thi công, hay do Công ty quản trị chưa tốt khoản phải thu của mình, làm cho vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán.
b.Vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là bộ phận quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để làm rừ việc sử dụng hàng tồn kho hợp lý có ảnh hưởng như thế nào tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động, ta sẽ phân tích chỉ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho của công ty cổ phần Trường Xuân năm 2010 – 2012 qua bảng 2.12
Bảng 2.12: Hiệu quả quản lý hàng tồn kho
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số
tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán Triệu
đồng 16.337 19.488 10.578 3.151 19,29% -8.910 - 45,72%
2.HTK bình quân Triệu
đồng 1.879 2.694,50 2.660,50 815,50 43,40% -34 -1,26%
3.Vòng quay HTK (3=1/2) Vòng 8,69 7,23 3,98 -1,46 -
16,82% -3,26 -
45,03%
4.Số ngày một vòng quay
HTK (4=360/3) Ngày 41,41 49,78 90,54 8,37 20,21% 40,77 81,91%
(Nguồn: BCTC của Cụng ty và số liệu tính toán của tỏc giả) Theo bảng ta thấy vòng quay HTK của Công ty ngày càng giảm và giảm rất nhanh.
Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho ở mức 8,69 vòng nghĩa là trong năm hàng tồn kho luân chuyển được 8,69 vòng và số ngày một vòng quay hàng tồn kho là 41,41 vòng. Hay nói cách khác khoảng thời gian từ khi công ty bỏ tiền mua nguyên liệu đầu vào đến khi sản SV:Nguyễn Thị Giang
xuất ra thành phẩm bao gồm cả thời gian lưu kho là 41,41 ngày.
Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 7,23 vòng so với năm 2010 làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 8,37 ngày và ở mức 49,78 ngày. Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá vốn hàng bán tăng ít hơn so với hàng tồn kho bình quân, giá vốn hàng bán tăng 19,29% trong khi đó hàng tồn kho bình quân tăng 43,40%. Vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho vốn của công ty bị ứ đọng ở khâu dự trữ, giảm khả năng thanh toán làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Năm 2012,giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn rất nhiều so với HTKbq nên vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh (giảm 3,26 vòng, tương ứng giảm 45,03%), làm cho số ngày một vòng quay hàng tồn kho lên tới 90,54 ngày, tăng thêm 40,77 ngày so với năm 2011. Vòng quay hàng tồn kho giảm là do giá vốn hàng bán giảm 8910 triệu đồng và hàng tồn kho bình quân của Công ty cũng giảm, nhưng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân. Giá vốn hàng bán giảm một phần là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào của ngành xây dựng trong năm 2012 giảm, mặt khác do năm 2012 doanh thu thuần của Công ty giảm điều này làm cho Công ty không có nhiều sản phẩm bán ra. Về hàng tồn kho bình quân giảm nhẹ so với năm 2011 là do
Công ty quản trị hàng tồn hàng tồn kho chưa tốt. Điều này cho thấy vốn của Công ty đang bị ứ đọng trong khâu dự trữ.
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty