Các ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp (Trang 36 - 42)

a) Đóng góp cho GDP của địa phương

- Trong đóng góp chung của các cụm công nghiệp trên toàn tỉnh: các dự án đầu tư tại các cụm công nghiệp đi vào sản xuất đã góp phần làm tăng giá

trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp thực hiện 350 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch năm, chiếm 33,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành, thu hút trên 1.500 lao động vào làm việc tại đây. 06 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tại các cụm công nghiệp đạt 200 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm; thu hút khoảng gần 2.000 lao động.

- Tổng sản lượng của các nhà máy thuộc cụm công nghiệp Tằng Loỏng đóng góp cho kinh tế của huyện Bảo Thắng và toàn tỉnh Lào Cai trong các năm 2006 – 2008 là: tổng doanh thu năm 2007 đạt 500 tỷ đồng; Quý I năm 2008 đạt 250 tỷ đồng.

- Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và cụm công nghiệp Tằng Loỏng nói riêng, khi đi vào hoạt động đã khẳng định được vai trò quan trọng của các cụm công nghiệp này đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của tỉnh. Tổng sản phẩm của tỉnh trong ngành công nghiệp đã tăng lên qua các năm:

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua các năm (2000-2006) tính theo giá hiện hành (triệu đồng)

Năm Tổng số Nông, lâm,

ngư, nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2000 1.316.442 603.290 134.191 318.818 2001 1.456.948 645.825 145.824 369.194 2002 1.675.802 699.553 203.567 425.823 2003 1.998.800 742.151 280.672 551.169 2004 2.457.94. 908.091 360.456 668.230 2005 2.944.956 1.039.476 507.252 860.959 2006 3.658.808 1.200.550 734.162 1.045.259

Từ bảng trên thấy rằng, tổng sản phẩm trong các ngành kinh tế của tỉnh đều tăng lên qua các năm, riêng ngành công nghiệp có tổng sản phẩm tăng khá nhanh so với các ngành khác, từ giá trị 134.191 triệu đồng năm 2000, đến

năm 2006 đã tăng lên gấp 5 lần đạt 734.162 triệu đồng. Có được kết quả này là do chính sách thu hút và những ưu đãi cho việc đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tạo cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có được điều kiện tốt nhất để phát triển.

Hình 3.1: Biểu đồ tỷ trọng của ngành công nghiệp trong các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai qua các năm

0 5 10 15 20 25 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tỷ trọng ngành công nghiệp

Qua quan sát biểu đồ có thể nhận thấy rằng, các cụm công nghiệp trong đó có cụm công nghiệp Tằng Loỏng khi hình thành và phát triển đã đem lại sự tăng trưởng cho ngành công nghiệp của tỉnh Lào Cai, đóng góp ngày càng lớn vào sản lượng kinh tế của tỉnh, cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh đã bước đầu thu được kết quả tốt.

b) Hiệu ứng tích cực đối với các ngành kinh tế khác của địa phương - Đối với sản xuất nông nghiệp:

+ Cụm công nghiệp Tằng Loỏng tập trung các nhà máy chế biến khoáng sản, sản xuất hóa chất, trong đó có xưởng sản xuất phân bón NPK thuộc công ty Apatit Việt Nam, với sản phẩm là phân bón NPK phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong đó có một phần phục vụ nhu cầu phân bón tại địa phương, giúp nâng cao năng suất ngành trồng trọt của địa phương nói riêng và cho cả nước nói chung. Ngoài ra còn có dự án đang trong quá trình xây dựng là dự án nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc, khi đi vào hoạt động, sản phẩm của nhà máy sẽ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng

chăn nuôi cho nông dân địa phương và cả nước.

+ Ngoài ra, việc phát triển cụm công nghiệp và đô thị Tằng Loỏng sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm cho nông dân trong khu vực. Các tuyến đường giao thông đối ngoại được mở rộng để phục vụ cho triển khai các hoạt động sản xuất và vận chuyển các hàng hóa công nghiệp nhưng cũng đồng thời tạo điều kiện cho thông thương buôn bán giữa các vùng, là thuận lợi để sản phẩm nông nghiệp của vùng được xuất khẩu nhiều hơn ra các vùng lân cận,do đó góp phần thúc đẩy năng suất và chất lượng ngành nông nghiệp của khu vực.

+ Cùng với sự mở rộng của giao thông, của hoạt động trao đổi thương mại và khoa học kỹ thuật, người nông dân sẽ có cơ hội trao đổi học hỏi và tích lũy thêm kiến thức về thị trường nông sản, kiến thức về sản xuất nông nghiệp bền vững, từ đó có sự cải thiện hoặc áp dụng những kỹ thuật, mô hình phù hợp để tăng năng suất và chất lượng trong nông nghiệp, do đó sản xuất nông nghiệp của vùng được phát triển.

- Đối với các ngành dịch vụ:

+ Để phát triển công nghiệp, giao thông và thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng thương mại, bưu chính viễn thông được đầu tư nâng cấp, hoặc mở rộng, xây dựng mới để thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra các nhà máy trong cụm công nghiệp thu hút một số lượng lớn người lao động đến làm việc, sinh sống tại khu vực, do đó nhu cầu về các ngành dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện phát triển các ngành dịch vụ của địa phương.

+ Các ngành dịch vụ không những phát triển về số lượng, loại hình mà ngày càng phát triển hơn về chất lượng, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

vận tải, thương mại, bưu chính viễn thông, dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí…sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực là tạo cho người dân cơ hội được hưởng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn, tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ mới với giá thành ngày càng hướng tới số đông người tiêu dùng, vì vậy chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương được nâng cao.

+ Tạo cơ hội cho các hộ dân địa phương tăng thu nhập từ kinh doanh các loại hình dịch vụ nhỏ như: bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ các nhu cầu cá nhân như ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí…

c) Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương

Từ khi cụm công nghiệp được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế của địa phương đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, so sánh hai năm 2001 và 2006 về tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm của tỉnh Lào Cai:

Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai Năm 2000

46% 10% 24% 20% Nông nghiệp(45.83%) Công nghiệp(10.19%) Dịch vụ(24.22%) Khác

32% 20% 29% 19% Nông nghiệp(32.81%) Công nghiệp(20.06%) Dịch vụ28.57%) Khác

Qua so sánh 2 biểu đồ trên nhận thấy rằng tỷ trọng của các ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, như vậy cho thấy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được thúc đẩy bởi sự phát triển các

Một phần của tài liệu Phân tích các ảnh hưởng kinh tế - xã hội - môi trường của cụm công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cụm công nghiệp (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w