Một số đề xuất để tăng hiệu quả trong quản lý môi trường toàn cụm công nghiệp:
- Đảm bảo các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường 2005 về bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
- Nghiên cứu áp dụng hiệu quả các công cụ quản lý môi trường: công cụ chính sách, công cụ pháp luật, công cụ kinh tế:
+ Về chính sách: hoàn thiện quy chế quản lý môi trường trong cụm công nghiệp phù hợp với thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp hiện nay và phải đảm bảo hiệu quả cao.
+ Về luật pháp: các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cần nghiêm minh và chặt chẽ hơn để tránh tình trạng doanh nghiệp tìm cách “lách luật” (pha loãng nước thải để giảm nồng độ chất ô nhiễm, cố tình lắp đặt ống thải ra môi trường trái phép, xả nước thải vào ban đêm để cơ quan chức năng khó kiểm soát...). Việc thanh tra kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có sự phối hợp giữa các lực lượng (thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi trường và sự cộng tác của người dân)
+ Về kinh tế: áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn…hoặc cấp giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (Quota ô nhiễm); hoặc định mức xả thải, áp dụng thuế ô nhiễm…đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm để các doanh nghiệp này có sự điều chỉnh hành vi theo hướng có lợi cho môi trường. Ngoài ra cũng có thể áp dụng các khuyến khích kinh tế đối với các doanh nghiệp có biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường, đáp ứng các nhu cầu về bảo vệ môi trường như trợ cấp, cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm…Các công cụ kinh tế sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất nếu có sự hỗ trợ và phối hợp của các công cụ khác.
nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc giám sát, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Tăng cường chức năng, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách về môi trường của cụm công nghiệp: chức năng kiểm tra giám sát, chức năng xử lý vi phạm…Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý môi trường theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP của chính phủ.
- Theo dõi tình trạng hoạt động và lượng chất thải của các nhà máy trong cụm công nghiệp một cách thường xuyên và chủ động, khách quan, không chỉ dựa vào báo cáo từ doanh nghiệp gửi lên, để kịp thời có biện pháp ngăn chặn nếu có biểu hiện bất thường.
- Xây dựng một quỹ chung được đóng góp từ các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp để hỗ trợ cho người dân nếu có sự cố về môi trường xảy ra.
- Tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân trong công tác bảo vệ môi trường: thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường: tiêu dùng bền vững, lối sống tiết kiệm, giảm thiểu tác động tới môi trường từ chính sinh hoạt và sản xuất hằng ngày của các hộ gia đình. Động viên sự tham gia của người dân trong việc giám sát những hoạt động của các nhà máy để kịp thời thông báo với cơ quan chức năng nếu các nhà máy có biểu hiện vi phạm về môi trường.