Căn cứ vào công dụng của Nguyên vật liệutrong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại sau: + Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quátrình sản xuất cấ
Trang 1NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
………ngày … tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên)
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp CDKT13BTH
Trang 2
NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)
………ngày … tháng … năm 2014
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp CDKT13BTH
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Em rất vinh dự và tự hào khi mình là một sinh viên khoa Kinh tế, trường Đạihọc Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Tại đây, em được học tập, rèn luyện và hoạt độngtrong môi trường năng động, giáo dục tiên tiến
Để có những thành tích như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để em phấnđấu học tập, rèn luyện được như ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Công nghiệp
TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa kinh tế đã tận tình dạy bảo, giúp
đỡ, không những đã truyền đạt cho em khối kiến thức nền tảng mà còn truyền đạt cho
em những kinh nghiệm sống, tư tưởng tư duy, thổi vào em ngọn lửa kinh doanh…làmhành trang cho em bước vào đời
Để có thể hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòngbiết ơn sâu sắc tới cô giáo Võ Thị Minh đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho emtrong suốt quá trình thực tập
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thươngmại và xây dựng đô thị Tân Phát, đặc biệt là các cô chú phòng vật tư thiết bị đã tạođiều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu và những kinh nghiệm thực tế để em hoàn thành tốtchuyên đề tốt nghiệp này
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp CDKT13BTH
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Bố cục của đề tài 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3
1.1 Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 3
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nguyên vật liệu 3
1.1.1.1 Khái niệm của nguyên vật liệu 3
1.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu 3
1.1.1.3 Ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 3
1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 4
1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu 4
1.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu 4
1.1.2.3 Đánh giá vật liệu nhập kho 6
1.1.2.4 Đánh giá vật liệu xuất kho 7
1.1.3 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 9
1.1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 9
1.1.3.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu 10
1.2 Tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp xây lắp 11
1.2.1 Kế toán chi tiết vật liệu 11
1.2.1.1 Chứng từ sử dụng: 11
1.2.1.2 Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu : 11
1.2.1.2.1 Phương pháp thẻ song song 12
1.2.1.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 13
1.2.1.2.3 Phương pháp sổ số dư: 14 SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp CDKT13BTH
Trang 5
1.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 17
1.2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng 17
1.2.2.2 Chứng từ sử dụng 18
1.2.2.3 Sổ sách kế toán 18
1.2.2.4 Phương pháp kế toán tổng hợp vật liệu 18
1.2.3 Kế toán kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 20
1.2.3.1 Kế toán kiểm kê nguyên liệu, vật liệu 20
1.2.3.1.2 Trường hợp kiểm nhận vật liệu 20
1.2.3.1.2 Trường hợp kiểm kê kho nguyên liệu, vật liệu 22
1.2.3.2 Kế toán đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ TÂN PHÁT 24
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát 24
2.1.1Tên công ty: 24
2.1.2 Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng VN 24
2.1.3 Quyết định thành lập: 24
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh: 24
2.1.5 Quá trình phát triển của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát: 25
2.1.6 Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của Công ty: 25
2.1.6.1 Thuận lợi: 25
2.1.6.2 Khó khăn: 26
2.1.6.3 Định hướng phát triển: 26
2.1.6.4 Đặc điểm về tổ chức SXKD 26
2.1.7 Đặc điểm tổ chức, quy trình công nghệ 27
2.1.8 Bộ máy tổ chức quản lý công ty 28
2.1.9 Bộ máy kê toán tại công ty 29
2.1.10 Chính sách kế toán áp dụng của công ty: 30
2.2.Thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát 32
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty 32
2.2.2 Phân loại 32 SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp CDKT13BTH
Trang 6
2.2.3 Đánh giá NVL 32
2.2.4 Kế toán chi tiết NVL 34
2.2.5 Kế toán tổng hợp NVL 46
2.2.5.1 Chứng từ sử dụng 46
2.2.5.2 Tài khoản sử dụng 46
2.2.5.3 Sổ kế toán sử dụng 47
2.2.5.4 Kế toán các nghiệp vụ tăng NVL 47
2.2.5.6 Ghi sổ kế toán 49
2.2.6 Kiểm kê NVL 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG 57
ĐÔ THỊ TÂN PHÁT 57
3.1 Đánh giá, nhận xét công tác kế toán NVL tại Công ty 57
3.1.1 Ưu điểm: 57
3.1.2 Nhược điểm: 58
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL tại Công ty 58
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp CDKT13BTH
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để vươnlên và khẳng định vị trí của mình trên thị trường Tuy nhiên, bên cạnh đó các DN cũngluôn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách bởi quy luật cạnh tranh khốc liệt.Muốn đứng vững trên thị trường, các DN buộc phải tìm cho mình những phương ánkinh doanh hợp lý cũng như có được một bộ máy quản lý hiệu quả
Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống được nâng cao, kéo theo nhu cầukhách quan của con người được nâng lên Ai cũng muốn sử dụng loại hàng hóa có chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp… và giá cả phù hợp Chính vì vậy, DN cần phải quan tâmnhiều hơn đến các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các yếu tố đầuvào trong đó phải kể đến nguyên vật liệu Vì NVL cấu thành nên thực thể sản phẩm,
nó chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy chỉ cần cóthay đổi nhỏ về số lượng, giá cả, chủng loại, chất lượng… cũng có tác động lớn đếnchất lượng và GTSP, ảnh hưởng tới lợi nhuận của DN Vì vậy, muốn cho hoạt độngsản xuất diễn ra ổn định và liên tục thì trước hết phải đảm bảo cung cấp các loại NVLđầy đủ, kịp thời, đúng quy cách phẩm chất
Chính vì NVL có vai trò quan trọng như vậy nên công tác hạch toán và quản lýNVL là một trong những khâu quan trọng của công tác kế toán trong DN Nó có ýnghĩa rất lớn để tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm GTSP, nâng cao hiệu quả sản xuấtnhằm tối đa hóa lợi nhuận
Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát là doanh nghiệp xâydựng, chuyên tư vấn lập dự án đầu tư và xây dựng các công trình giao thông , thủy lợi,
cơ sở hạ tầng, NVL của Công ty mang đặc điểm của NVL trong các doanh nghiệpthuộc ngành xây dựng lµ do vậy công tác hạch toán NVL ở đơn vị rất quan trọng, nó
đã giúp cho công ty quản lý tốt các vấn đề phát sinh liên quan đến thu mua, bảo quản,
sử dụng và cung ứng NVL trong quá trình sản xuất Tuy nhiên, việc sử dụng sổ sách,chứng từ kế toán liên quan đến vấn đề nhập - xuất - tồn, xử lý phế liệu vẫn còn nhiềubất cập nên công tác hạch toán NVL tại công ty chưa phản ánh kịp thời những vấn đềphát sinh liên quan đến NVL Nhận thấy tầm quan trọng của NVL trong quá trình sảnxuất cũng như xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty, vì vậy tôi đã quyết định chọn
Trang 8
nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát”.
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác kế toán NVL tại Công ty cổ phầnthương mại và xây dựng đô thị Tân Phát
5 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau :
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, ghi chép, nghiên cứu, tìm hiểu các sổsách, báo cáo kế toán của công ty
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát.
Trang 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
1.1 Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nguyên vật liệu
1.1.1.1 Khái niệm của nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là những đối tượng lao động,thể hiệndưới dạng vật hoá là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vậtchất cấu thành nên thực thể sản phẩm
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham gia vào mộtchu kỳ sản xuất nhất định, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ nguyên hình thái vậtchất ban đầu mà giá trị của NVL được chuyển toàn bộ một lần vào chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm mới làm ra
1.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở, là tế bào của nền kinh tế quốc dân Từnhững tài sản và nguồn vốn mà doanh nghiệp trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội Trong đó,nguyên vật liệu là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
Về mặt hiện vật: Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinhdoanh Dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ, hoặc bị thay đổi hìnhthái vật chất để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm
Về mặt giá trị: Giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trịcủa sản phẩm mới tạo ra
1.1.1.3 Ý nghĩa của nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biếndùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên vật liệu thể hiện dướidạng vật hoá và là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm
Trong các doanh nghiệp xây lắp thì nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớntrong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm, trực tiếp cấu thành nên thựcthể của sản phẩm, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm sản xuất, từ đó ảnh hưởngtới việc tiêu thụ sản phẩm sẽ liên quan tới doanh thu về hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 10
của doanh nghiệp Nếu nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, được sử dụng hợp lý, tiếtkiệm sẽ nâng cao chất lượng công trình, thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp khôngngừng tăng, góp phần tăng thu nhập cho đất nước, vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường trong nước và ngoài nước ngày càng cao Chính về thế, phải tổ chức tốt côngtác kế toán nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết không thể thiếu được nhằm đảm bảolợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu
Do nguyên liệu, vật liệu có nhiều thứ, nhiều loại và thường xuyên biến độngnên cần thiết phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu nhằm tạo điều kiện cho việchạch toán và quản lý Nguyên vật liệu Căn cứ vào công dụng của Nguyên vật liệutrong sản xuất, vật liệu được chia làm các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quátrình sản xuất cấu thành thực thể vật chất chính của sản phẩm
+ Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu được sử dụng kết hợp với vật liệu chính
để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại vaatjliệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại vật tư lao động, phục vụ chocông việc lao động của công nhân
+ Nhiên liệu là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sảnxuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được diễn ra bìnhthường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn, hoặc thể khí như: Than, củi, xăng,dầu, hơi đốt, khí đốt
+ Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máymóc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, …
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các Nguyên vật liệu và thiết bị(cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ ).doanh nghiệp mua vào nhằmmục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản
+ Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tàisản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch sắt )
+ Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ vật liệu chưa kể trênbao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc trưng
1.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Trang 11
Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị nguyên vật liệu ở những thời điểmnhất định và theo từng nguyên tắc nhất định.
Khi đánh giá vật tư hàng hoá nói chung, đánh giá nguyên vật liệu nói riêng, cầntuân thủ theo các nguyên tắc sau:
* Nguyên tắc giá gốc: (Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho) Vật tư hàng hoá phải
được đánh giá theo giá gốc Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của vật tư hànghoá, là toàn bộ các chi phí mà công ty đã bỏ ra để có được những vật tư hàng hoá đó ởđịa điểm và trạng thái hiện tại
Như vậy, giá gốc của nguyên vật liệu được xác định cụ thể cho từng loại, baogồm chi phí mua; chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan đến việc sở hữu cácloại vật liệu đó
Chi phí mua của nguyên vật liệu bao gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua vật liệu trừ cáckhoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua
Chi phí chế biến nguyên liệu, vật liệu bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếpđến sản xuất chế biến ra các loại nguyên liệu, vật liệu đó
Trường hợp sản xuất nhiều loại nguyên liệu, vật liệu trên một quy trình côngnghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách được các chi phí chế biến thì phảiphân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp
Trường hợp có sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần
có thể thực hiện được, giá trị này được loại trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chungcho sản phẩm chính
Các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khácphát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hàng, chi phí quản lý công ty không đượctính vào giá gốc của nguyên liệu, vật liệu
* Nguyên tắc thận trọng: Nguyên liệu, vật liệu được đánh giá theo giá gốc, nhưng
trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trịthuần có thể thực hiện được
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳsản xuất, kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành SP và chi phí ước tính cần
thiết cho việc tiêu thụ chúng (Theo chuẩn mực 02- Hàng tồn kho)
Trang 12
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá cho cácloại nguyên liệu, vật liệu Theo nguyên tắc này, kế toán đã ghi sổ vật liệu theo giá gốc
và phản ánh dự phòng cho việc giảm giá nguyên liệu, vật liệu Trong hệ thống tàikhoản kế toán, việc phản ánh dự phòng giảm giá cho nguyên liệu, vật liệu được thểhiện trên cùng một tài khoản với các loại vật tư và hàng hoá khác, gọi chung là dựphòng giảm giá hàng tồn kho và chỉ tiêu này được trình bày trên báo cáo tài chínhthông qua 2 chỉ tiêu:
- Trị giá vốn thực tế của vật tư, hàng hoá
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (điều chỉnh giảm giá)
* Nguyên tắc nhất quán:
Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá nguyên liệu, vật liệu cũng cầnphải đảm bảo tính nhất quán Tức là kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải ápdụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán Công ty có thể thay đổiphương pháp đã chọn, nhưng phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bàythông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích đượcảnh hưởng của sự thay đổi đó
1.1.2.3 Đánh giá vật liệu nhập kho
Vật tư trong các công ty được đánh giá theo trị giá gốc (hay còn gọi là giá vốnthực tế)
Trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập:
- Nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá mua, các
loại thế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trìnhmua và chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua nguyên vật liệu, trừ đi các khoảnchiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm chất
Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng chịu thuếGTGT tính theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa có thuế GTGT
Trường hợp nguyên vật liệu mua ngoài được sử dụng cho các đối tượng khôngchịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc sử dụng cho các mục đích phúclợi, các dự án… thì giá mua bao gồm cả thuế GTGT (tức tổng giá thanh toán)
- Nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thành sản xuất của
nguyên vật liệu tự gia công chế biến
Trang 13
- Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là trị
giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến cộng (+) số tiền phảitrả cho người nhận gia công chế biến cộng (+) các chi phí phát sinh khi nhận
- Nhập nguyên vật liệu do nhận góp vốn liên doanh: Trị giá vốn thực tế của
nguyên vật liệu nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thoả thuận cộng (+) các chi phíkhác phát sinh sau khi tiếp nhận nguyên vật liệu
- Nhập nguyên vật liệu do được cấp: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho
là giá trị trên biên bản giao nhận cộng (+) các chi phí phát sinh khi nhận
- Nhập nguyên vật liệu do được biếu tặng, được tài trợ: Trị giá vốn thực tế nhập
kho là giá trị hợp lý cộng (+) các chi phí khác phát sinh
1.1.2.4 Đánh giá vật liệu xuất kho
Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểmkhác nhau Do đó, khi xuất kho nguyên vật liệu, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động,yêu cầu, trình độ quản lý và các điều kiện trang bị, phương tiện kỹ thuật tính toán ởtừng công ty mà lựa chọn một trong các phương pháp sau để xác định trị giá vốn thực
tế của nguyên vật liệu nhập kho
Theo chuẩn mực kế toán 02: Hàng tồn kho, trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất
kho có thể được tính theo các phương pháp sau:
* Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này khi xuất
kho nguyên vật liệu thì căn cứ vào số lượng và đơn giá nhập kho thuộc lô hàng nào thìtính trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho như vậy của lô hàng đó
- Ưu, nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, trị giá nguyên vật
liệu được tính chính xác Tuy nhiên, phương pháp này lại không phù hợp với công ty
mà nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu nhiều, trị giá nhỏ
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với những công ty có ítloại nguyên vật liệu hoặc nguyên vật liệu ổn định và nhận diện được
* Phương pháp bình quân gia quyền: Trị vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất khođược tính căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá bình quân giaquyền theo công thức:
Trị giá vốn thực tế của
nguyên vật liệu xuất kho =
Số lượng NVLthực tế xuất kho x
Đơn giá bình quângia quyền
Trang 14
Để khắc phục những nhược điểm trên thì đơn giá bình quân nguyên vật liệu cóthể được xác định sau mỗi lần nhập được gọi là đơn giá bình quân liên hoàn hay đơngiá bình quân di động Theo cách tính này, trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuấtkho được xác định hàng ngày và được cung cấp kịp thời Tuy nhiên, do khối lượngcông việc tính toán nhiều hơn nên thường được áp dụng đối với những công ty dã làm
kế toán máy hay những công ty có ít chủng loại, mật độ xuất ít, giá thị trường biếnđộng liên tục
* Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO):
Phương pháp này dựa trên giả định là nguyên vật liệu được mua trước hoặc sảnxuất trước thì được xuất trước, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệu đượcmua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này, trị giá nguyên vậtliệu xuất kho được tính theo giá trị của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gầnđầu kỳ, giá trị của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhậpkho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ tồn kho
- Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, trong điều kiện giá cả có xu hướng
tăng thì tính theo phương pháp này không đảm bảo an toàn (không hoàn vốn)
Trang 15
- Điều kiện áp dụng: Phù hợp với những công ty theo dõi được đơn giá thực tế
từng lần nhập
* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO).
Phương pháp này dựa trên giả định là nguyên vật liệu tồn kho hoặc mua sau hoặcsản xuất sau thì được xuất trước, nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ là nguyên vật liệuđược mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này, trị giá hàng xuất kho đượctính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, trị giá của nguyên vật liệu tồnkho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
- Ưu điểm: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng luôn phản ánh giá
thực tế
- Nhược điểm: Chất lượng của công tác tính giá phụ thuộc và sự ổn định của giá
nguyên vật liệu Trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu biến động mạnh thì việc tínhtrị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp này sẽ mất tính chính xác và hợp lý
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với những công ty theo dõi được
đơn giá từng lần nhập
Tuy nhiên trong thực tế, để tiện cho công tác hạch toán nguyên vật liệu, công ty
có thể đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán
Đối với các công ty mua các loại nguyên vật liệu thường xuyên có sự biến động
về giá cả, khối lượng và chủng loại thì có thể sử dụng giá hạch toán để đánh giá Giáhạch toán là giá ổn định do công ty tự xây dựng phục vụ cho công tác hạch toán chitiết nguyên liệu, vật liệu Giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài Sử dụnggiá hạch toán, việc xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kếtoán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp
1.1.3 Nhiệm vụ và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.3.1 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, thực hiện tốt chức năng của kế toán NVLthì kế toán NVL trong doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc phân loại, đánh giá vật tư, hàng hóa phù hợp với các nguyên tắc,chuẩn mực kế toán đã định và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp
- Ghi chép phản ánh chính xác trung thực kịp thời, số lượng và giá thực tế củaNguyên vật liệu nhập kho
Trang 16
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ chính xác kịp thời, số lượng và giá trị nguyên vậtliệu, xuất kho kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Phân bổ hợp lý giá trị Nguyên vật liệu, sử dụng vào các đối tượng tập hợp chiphí sản xuất kinh doanh
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng, và giá trị nguyên vật liệu tồn kho,phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu thừa, ứ đọng kém phẩm chất, để doanh nghiệp
có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức có thể thiệt hại có thể xảy ra
1.1.3.2 Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Quản lý nguyên vật liệu là công tác không thể thiếu được đối với công tác quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm
vi, mức độ quản lý cũng khác nhau
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển không ngừng về quy
mô, chất lượng trên cơ sở ngày càng đảm bảo nhu cầu thỏa mãn về vật chất củacon người Theo đó, các phương pháp quản lý cùng cơ chế quản lý và cách thứchạch toán cũng hoàn thiện cho phù hợp Quản lý NVL là quản lý chặt chẽ ở tất
cả các khâu: Từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ đến khâu sử dụng, cụ thể là:
- Trong khâu thu mua: NVL phải đựơc bảo quản về mặt số lượng, chủng loại, giá
mua, chi phí thu mua, quy cách Cần phải có quyết định đúng đắn từ đầu trong việc lựachọn NVL cung cấp, dự đoán những biến động về cung cầu nguyên vật liệu trên thịtrường để có biện pháp thích ứng, tối thiểu hóa những ảnh hưởng do giá cả thị trường
và nguồn cung cấp tác động Phải tổ chức hạch toán thu mua theo đúng tiến độ, thờigian phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Trong khâu bảo quản: Phải tổ chức quản lý tốt kho bãi theo đúng chế độ quy
định đối với từng loại vật tư tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt, kém phẩm chất làm ảnhhưởng tới số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra
- Trong khâu dự trữ: Đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định được mức độ dự trữ
tối đa, tối thiểu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đựơc bình thường Quá trìnhsản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng nguyên vật liệukhông kịp thời, đầy đủ, hoặc ứ đọng vốn do dự trữ vật tư quá nhiều ảnh hưởng đến việcsản xuất và hiệu quả của doanh nghiệp
Trang 17
- Trong khâu sử dụng: Phải tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng, sử
dụng NVL một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời Đặc biệt quan trọng là phải sử dụngtiết kiệm, hợp lý trên cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí về NVL Cần khuyếnkhích việc phát huy sáng kiến, cải tiến sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tận dụng phế liệu,
sử dụng NVL thay thế, ngăn ngừa tình trạng mất mát, lãng phí nguyên vật liệu
Như vậy, việc quản lý tốt nguyên vật liệu từ khâu thu mua, bảo quản, dựtrữ, sử dụng là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lýtài sản của doanh nghiệp Thực hiện tốt điều này có ý nghĩa trong việc tiếtkiệm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận của doanhnghiệp
1.2 Tổ chức công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Kế toán chi tiết vật liệu
1.2.1.1 Chứng từ sử dụng:
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Quyết định 48/2006 banhành ngày 14 thnags 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán vềvật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm:
- Phiếu nhập kho (01 - VT)
- Phiếu xuất kho (02 - VT)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (08 - VT)
- Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (02 - BH)
- Hoá đơn cước phí vận chuyển (03 - BH)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thấp nhất theo Quy định của Nhà nước cácdoanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn như: Phiếu xuất vật
tư theo hạn mức (04 - VT), Biên bản kiểm nghiệm vật tư (05 - VT) phiếu báo vật tưcòn lại cuối kỳ (07 - VT)… Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng doanhnghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động thành phần kinh tế, tình hình sở hữu khác nhau
1.2.1.2 Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu :
Hiện nay trong các doanh nghiệp sản xuất, việc hạch toán vật liệu giữa kho vàphòng kế toán có thể thực hiện theo các phương pháp sau:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu lưu chuyển
Trang 18
- Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu để ghi chéptình hình xuất, nhập, tồn kho theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị Về cơ bản, sổ (thẻ) kếtoán chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng có thêm các cột để ghi chéptheo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu và kiểm tra đối chiếuvới thẻ kho Ngoài ra để có số liệu đối chiếu, triểm tra với kế toán tổng hợp số liệu kếtoán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng Tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo từngnhóm, loại vật liệu Có thể khái quát, nội dung, trình tự kế toán chi tiết vật liệu,theophương pháp thẻ song song theo sơ đồ sau:
Trang 19
Sơ đồ 1.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu hàng ngàyĐối chiếu cuối tháng
* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
- Ưu điểm: Ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu
- Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu
số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều
- Điều kiện áp dụng: Trường hợp công ty có ít chủng loại nguyên vật liệu; việcnhập xuất không diễn ra thường xuyên Đặc biệt trong điều kiện công ty đã làm kếtoán máy thì phương pháp này vẫn áp dụng cho những công ty có nhiều chủng loạinguyên vật liệu, diễn ra thường xuyên Do đó, xu hướng phương pháp này ngày càngđược áp dụng rộng rãi
1.2.1.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
Sổ kế toán chi tiết
Trang 20- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chieué luân chuyển để ghi chép tình hìnhnhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cả năm nhưng mỗi tháng chỉghi một lần vào cuối tháng Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển, kế toánphải lập bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất định kỳ thủkho gửi lên Sổ đối chiếu luân chuyển cũng được theo dõi và về chỉ tiêu giá trị.Cuốitháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và
số liệu kế toán tổng hợp
Sơ đồ 1.2: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối tháng
* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
- Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi 1 lần vào
cuối tháng
- Nhược điểm: Phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa thủ kho và phòng
kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chỉ tiếnhành vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán
- Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các công ty có chủng loại nguyên vật liệu ít,
không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập - xuất hàng ngày Phương phápnày thường ít được áp dụng trong thực tế
Sổ đối chiếu luân chuyển
Sổ đối chiếu luân chuyển
Trang 21* Nội dung:
- Ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng “Thẻ kho” để ghi chép như hai phương pháp trên.
Đồng thời, cuối tháng thủ kho còn ghi vào “Sổ số dư” số tồn kho cuối tháng của từngthứ nguyên vật liệu vào cột số lượng
“Sổ số dư” do kế toán lập cho từng kho, được mở cho cả năm Trên “Sổ số dư”
nguyên vật liệu được sắp xếp từng thứ, nhóm, loại; sau mỗi nhóm, loại có dòng cộng
nhóm, cộng loại Cuối tháng, “Sổ số dư” sẽ được chuyển cho thủ kho để ghi chép.
- Phòng kế toán: Kế toán định kỳ xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên “Thẻ kho” của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập - xuất kho Sau đó, kế toán ký xác
nhận vào từng thẻ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ
Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán kiểm tra loại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ
và tổng hợp giá trị (giá hạch toán) theo từng nhóm loại nguyên vật liệu để ghi vào cột
“Số tiền” trên “Phiếu giao nhận chứng từ”, số liệu này được ghi vào “Bảng kê luỹ kế nhập” và “Bảng kê luỹ kế xuất” nguyên vật liệu.
Cuối tháng căn cứ vào “Bảng kê luỹ kế nhập” và “Bảng kê luỹ kế xuất” để cộng tổng số tiền theo từng nhóm NVL để ghi vào “Bảng kê Nhập - xuất - tồn” Đồng thời sau khi nhận được “Sổ số dư” do thủ kho chuyển lên, kế toán căn cứ vào cột số chỉ số
lượng và đơn giá hạch toán của từng nhóm nguyên vật liệu tương ứng để tính ra số tiềnghi vào cột số dư bằng tiền
Kế toán đối chiếu số liệu trên cột số dư bằng tiền của “Sổ số dư” với cột trên bảng “Bảng kê Nhập - xuất - tồn” với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp.
Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau:
Trang 22
Sơ đồ 1.3: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số đồ
Ghi chú:
Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu cuối tháng
* Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
- Ưu điểm
+ Giảm được khối lượng ghi chéo do kế toán chỉ ghi theo sổ tiêu số tiền và ghi theo
từng nhóm nguyên vật liệu
+ Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán
Kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên việc ghi chéo và bảo quản trong khocủa thủ kho
+ Công việc được dàn đều trong tháng
- Nhược điểm:
+ Kế toán chưa theo dõi chi tiết theo từng thứ nguyên vật liệu nên để có thông tin vềtình hình nhập - xuất - tồn của từng thứ nguyên vật liệu nào thì căn cứ vào số liệu trênthẻ kho
+ Việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phòng kế toán rất phức tạp
Bảng luỹ kế xuất
Sổ kế toán tổng hợp
Trang 23+ Công ty đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán và xây dựng được hệ thống danhđiểm nguyên vật liệu hợp lý Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vữngvàng.
1.2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các công ty xây lắp được tiến hành theophương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp kế toán tổ chức ghi chép mộtcách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập xuất kho và tồn kho của nguyên vậtliệu trên các tài khoản hàng tồn kho
Việc xác định trị giá của nguyên vật liệu xuất kho được căn cứ trực tiếp vào các
chứng từ xuất kho và tính theo các phương pháp đã trình bày ở mục 2.2.2.1
1.2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng
- TK152 “Nguyên liệu, vật liệu”: Dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình
biến động tăng giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của công ty
TK152 có thể được mở chi tiết các tài khoản cấp 2, cấp 3… để theo dõi chi tiếttừng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu tuỳ theo yêu cầu quản lý của công ty.Ngoài các tài khoản đã kể trên, kế toán nguyên vật liệu còn phải sử dụng các tàikhoản liên quan khác: TK111, TK112, TK141, TK128, TK441, TK621, TK621, TK
627, TK 642, TK133
Để hạch toán NVL kế toán sử dụng các tài khoản sau để hạch toán:
- Tài khoản 152 – Nguyên vật liệu
Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng giảm NVL theogiá thực tế có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ, kho tuỳ theo phương diện quản
lý và hạch toán của từng đơn vị
Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế làm tăng NVL trong kỳ như mua ngoài, tự gia
công chế biến, nhận góp vốn…
Bên Có: - Phản ánh giá thực tế làm giảm NVL trong kỳ như xuất dùng, xuất
bán, xuất góp vốn liên doanh, thiếu hụt, triết khấu được hưởng…
Số dư Nợ (đầu kỳ hoặc cuối kỳ): Phản ánh giá trị NVL tồn kho (đầu kỳ hoặc
Trang 24- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
1.2.2.3 Sổ sách kế toán
- Sổ tổng hợp:
+ Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ\
+ Sổ cái TK 152
- Sổ chi tiết:
+ Thẻ kho+ Sổ chi tiết NVL
1.2.2.4 Phương pháp kế toán tổng hợp vật liệu
, Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liệu.
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kế toán kê khai thườngxuyên được biểu diễn khái quát theo sơ đồ 1.4:
Trang 25
Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
TK 222, 223
Nhận lại VGLD, vốn góp vào Cty liên kết bằng NVL
TK 621
Nhập kho do không dùng hết
TK 152
TK 621, 623, 627, 642Xuất dùng trực tiếp cho SX
TK 632Xuất bán, gửi bán
TK 154Xuất NVL thuê
ngoài gia công chế
biến TK 222, 223Xuất VGLD hoặc đầu tư
vào công ty liên kết
TK 136, 1388Xuất cho vay tạm thời
TK 1381Phát hiện thừa khi kiểm kê
(chờ xử lý)
TK 412Chênh lệch giảm do
đánh giá lại
Trang 261.2.3 Kế toán kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu
1.2.3.1 Kế toán kiểm kê nguyên liệu, vật liệu
Kiểm kê tài sản nói chung và nguyên vật liệu nói riêng là việc cân, đo, đong, đếm
số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn hình thành tài sản
có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán Công tác kiểm
kê góp phần ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực và xử lý những nguyên vật liệuthiếu hụt, kém phẩm chất
Kiểm kê thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Kiểm kê định kỳ (cuối kỳ, cuối năm) trước khi lập Báo cáo tài chính
+ Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động hoặc muabán, khoán, cho thuê công ty
+ Chuyển đổi hình thức sở hữu công ty
+ Xảy ra hoả hoạn, lũ lụt và các hiện tượng bất thường
Ngoài ra việc kiểm nhận trước khi nhập kho nguyên liệu, vật liệu cũng có thểđược coi là một trường hợp kiểm kê
Trước khi tiến hành kiểm kê, công ty phải thành lập Hội đồng hoặc Ban kiểm kê.Sau khi kiểm kê, công ty phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê Trường hợp cóchênh lệch số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán (hoặc chứng từ), công
ty phải xác định nguyên nhân và phản ánh số chênh lệch vè kết quả xử lý vào kế toán,theo các trường hợp sau:
1.2.3.1.2 Trường hợp kiểm nhận vật liệu
* Trường hợp kiểm nhận phát hiện thừa:
Trang 27
Khái quát bằng sơ đồ chữ T.
(b1) Hàng thừa nói trên xử ly ghi tăng thu nhập
(b2) Hàng thừa nói trên do bên bán giao nhầm,doanh nghiệp xuất trả lại:
(b3) Hàng thừa nói trên do bên bán giao nhầm, bên bán ddoongf ý bán luôn: (c) Nếu NVL thừa xác định được ngay nguyên nhân do bên bán xuất nhầm,
Trang 28
* Trường hợp kiểm nhận phát hiện thiếu xử lý.
Khái quát lên sơ đồ chữ T
(a).Thiếu do hao hụt trong định mức cho phép.
(b1) Nguyên vật liệu thiếu không nằm trong định mức cho phép và chưa xácđịnh được nguyên nhân
(b2)Căn cứ vào quyết định xử lý;
(b3)Khi thu hồi NVL thiếu
1.2.3.2 Kế toán đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu
Đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu nhằm xác định giá trị của nguyên liệu, vật liệutại thời điểm đánh giá lại
Đánh giá lại nguyên vật liệu thường được thực hiện khi:
- Khi có quyết định của Nhà nước
- Khi đem góp vốn liên doanh
Trang 29
- Khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, hoặcmua bán khoản cho thuê trong công ty
- Khi chuyển đổi hình thức sở hữu công ty
Khi đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu, công ty phải lập Hội đồng hoặcBan đánh giá Sau khi đánh giá phải lập biên bản đánh giá lại nguyên vật liệu Chênhlệch đánh giá lại giá trị ghi trên sổ kế toán được phản ánh vào tài khoản 412 - Chênhlệch đánh giá lại tài sản
Trang 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY
DỰNG ĐÔ THỊ TÂN PHÁT.
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát
2.1.1Tên công ty:
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát
Địa chỉ: Số 498 - Trần Phú - Tp Thanh Hóa - Thanh Hóa
Giám đốc: Trần Anh Tuấn
Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát có bộ máy quản lý vàđiều hành, có trụ sở chính trong nước; có quyền và nghĩa vụ của Công ty cổ phần theoquy
định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, hoạt động theo Điều lệ của Công ty
và các quy định của pháp luật;
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh:
Công ty : Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát có chức năng
và nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, cụ thể như:
Cho thuê máy xây dựng;
Trang 31 Cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát là Công ty CP có tưcách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kế toán độc lập, tự chủ về tài chính và cónghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước
Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh theo pháp luật của nhà nước và điều lệriêng của Công ty Công ty cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao độngtrong xã hội
2.1.5 Quá trình phát triển của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát:
Từ ngày thành lập Công ty đã trang bị hệ thống thiết bị hiện đại và có đội ngũcông nhân viên mạnh mã đủ khả năng thi công công tác công trình quy mô lớn, yêucầu kỹ thuật cao của trung ương, của địa phương đạt kết quả tốt nhất
Các mặt hàng hoạt động năm sau tốt hơn năm trước kể cả quy mô xây dựng, yêucầu kỹ, mỹ thuật, giá trị sản lượng, năng lực tài chính, kinh nghiệm điều hành sản xuấtkinh doanh, làm nghĩa vụ tốt đối với nhà nước và địa phương
Trong quá trình hoạt động công ty đã không ngừng đổi mới về mọi mặt Công ty
đã tích cực đầu tư mua nhiều chủng loại thiết bị phù hợp, tuyển dụng và đào tạo độingũ cán bộ có năng lực, đúc kết kinh nghiệm và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹthuật hiện đại, công nghệ tiên tiến để đáp ứng trình độ và công nghệ thi công ngày mộtcao Công ty luôn luôn coi trọng việc giữ chữ tín đối với khách hàng, mở rộng các mốiquan hệ đối với đơn vị bạn, cạnh tranh lành mạnh để đứng vững và vươn lên trên thịtrường, tham gia đấu thầu các dự án thi công trong nước và Quốc tế
2.1.6 Những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của Công ty:
2.1.6.1 Thuận lợi:
Công tác kế toán được Ban Giám Đốc đầu tư và quan tâm kịp thời Mô hình tổchức bộ máy kế toán hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty Hệ thống kếtoán theo dõi, báo cáo luân chuyển nhịp nhàng phục vụ cho công tác vận hành tàichính của Công ty Các quy định kế toán được kiểm soát và thực hiện nghiêm túc, tuânthủ quy định đề ra
Có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù với đặc điểm và quy mô hoạt động củacông ty, cơ cấu tổ chức có tính phân nhiệm cao phản ánh kịp thời thông tin phục vụcông tác quản lý, mang lại hiệu quả cao trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 32
Bô máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, gọn nhẹ vàkhoa học phù hợp với tình hình thực tế công ty, đáp ứng được yêu cầu của công việc,phát huy được khả năng chuyên môn và sáng tạo của từng người theo kịp được nhữngthay đổi mới về các chế độ kế toán hiện hành, tham mưu đắc lực cho Ban Giám Đốc.Công tác kế toán được tiến hành cập nhật thường xuyên liên tục phản ánh kịpthời tình hình hoạt động sản xuất động kinh doanh, kiểm tra công tác kế toán chặt chẽ
và có hệ thống đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò của kế toán trong Công ty.Cùng với những sự quan tâm của các cấp lãnh đạo công tác kế toán tại Công tyngày một hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế xãhội
Cán bộ kế toán tuổi đời còn trẻ có trình độ, năng lực, chịu khó học hỏi thườngxuyên cập nhật chế độ chính sách, các quy định mới về chế độ kế toán
2.1.6.2 Khó khăn:
Do chế độ kế toán tuổi đời còn non trẻ nên còn hạn chế trong kinh nghiệm thực
tế, công việc đôi lúc còn bị gián đoạn
Chưa sử dụng các phần mềm ứng dụng vào công tác kế toán nên công việc cònthủ công, mất thời gian
2.1.6.3 Định hướng phát triển:
Trong cơ chế thị trường mở rộng, để có thể tồn tại và đứng vững, Công ty đãkhông ngừng nỗ lực phấn đấu phát huy ưu thế của mình để từng bước phát triển,khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế, khắc phục khó khăn, từng bước chủđộng trong sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên
Từng bước Công ty đang kiện toàn bộ máy kế toán một cách hợp lý, để giúpCông ty hoạt động có hiệu quả, chú trọng đào tạo chuyên môn cho đội ngũ kế toán, sắptới Công ty sẽ đưa các phần mềm ứng dụng vào phục vụ công tác kế toán hoàn thiện,giúp Công ty hoạt động ngày một hiệu quả
2.1.6.4 Đặc điểm về tổ chức SXKD.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp như vậy nên đòi hỏi công ty phải có giá trị
dự toán cho từng khối lượng công việc, có thiết kế riêng Tuy nhiện hầu hết các công trình phải tuân theo quy trình công nghệ :
- Nhận thầu qua đấu thầu Qua giao việc của Tổng công ty
- Ký hợp đồng xây dựng với bên A là chủ đầu tư công trình hoặc Tổng công ty
Trang 33
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế các công trình và các hợp đồng xây dựng đã ký kết, công tytiến hành tổ chức thi công để tạo sản phẩm, tổ chức lao động bố trí máy móc thiết bị gia công tổ chức cung ứng vật liệu, tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
- Công trình được hoàn thiện dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình hoặc nhà thầu chính về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công
- Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính
2.1.7 Đặc điểm tổ chức, quy trình công nghệ.
Sơ đồ quy trình công nghệ tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát:
Sơ đồ 2.1 Quy Trình sản xuất kinh doanh
Quy trình sản xuất cảu công ty gồm các công đoạn sau:
- Chuẩn bị thi công: Xác định thời điểm thi công, chuẩn bị nguồn nhân lực như
kỹ sư, công nhân, ban điều hành, chuẩn bị đầy đủ các loại thiết bị máy móc cần thiết
để xây dựng công trình trúng thầu
- Thực hiện thi công: Thực hiện các quy trình của lĩnh vực xây dựng như đào đất,xây bê tông, thi công móng, cấp phối đá dăm, rải nhựa
- Khi công trình hoàn thành: tiến hành nghiệm thu thanh toán về khối lượng thi công trên cơ sở đó phòng kế toán tiến hành thanh toán với nội bộ xí nghiệp và thanh quyết toán với chủ đầu tư
Tổ chức sản xuất
Tổ chức nghiệm thu thanh lý HĐ
Trang 342.1.8 Bộ máy tổ chức quản lý công ty
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của Công ty có 03 thành viên ban kiểm soátthực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong công việc quản lý điều hànhCông ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực trong công tác kế tóan, thống kê,lạp báo cáo tài chính, … chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiệncác nhiệm vụ được giao
- Giám đốc điều hành: Là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu tráchnhiệm trước pháp luật, trước cơ quan cấp trên về toàn bộ các hoạt động của Công ty.Giám đốc điều hành phải là người sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của Công ty
- Phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc điều hành một hoặc một sốlĩnh vực vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của giám đốc Chịu trách
- KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊGIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trang 35nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công Phó giám đốc phải làngười sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của Công ty.
- Phòng TCHC-LĐTL: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc Công ty vềcác quy chế, chuẩn mực trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động và các chế độ kháccủa người lao động; xây dựng định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng cho cán
bộ công nhân viên trong Công ty Định kỳ lập báo cáo về công tác tổ chức cán bộ laođộng, tiền lương theo quy định
- Phòng Kỹ thuật: Xây dựng, bàn giao kế hoạch, triển khai hướng dẫn và giámsát kiểm tra, đánh giá chất lượng của các công trình xây dựng đảm bảo các quyết địnhđược phê duyệt; quản lý máy móc thiết bị thi công Thường xuyên báo cáo khối lượngthực hiện công trình cho Ban giám đốc
- Phòng tài chính – kế toán: Tổng hợp số liệu, xác định chính xác kết quả kinhdoanh thông qua việc tập hợp và tính giá thành sản phẩmthanh toán đúng chế độ, đúngđối tượng giúp cho Ban giám đốc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh.Theo dõi công nợ với các bên, các công trinh được giao
2.1.9 Bộ máy kê toán tại công ty
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán trong Công ty cổ phần thương mại và xây dựng
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ CÔNG NỢ
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ BHXH
KẾ TOÁN THUẾ VÀ CHI PHÍ
KẾ TOÁN TIỀN MẶT, THỦ QUỸ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Trang 36một bộ sổ kế toán,tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạchtoán ở mọi phần hành.
2.1.10 Chính sách kế toán áp dụng của công ty:
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngàyngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ tài chính
Niên độ kế toán (kỳ kế toán năm): bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép là Đồng Việt Nam: (VNĐ)
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quản lý, hiện nay Công ty
cổ phần thương mại và xây dựng đô thị Tân Phát đang áp dụng hình thức sổ kế toán
“Chứng từ ghi sổ”.
Với hình thức chứng từ ghi sổ, hệ thống sổ sách mà công ty áp dụng chủ yếu làcác tài khoản, sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ kế toán chi tiết Hình thức sổ này đơngiản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ hiểu thuận lợi cho việc phân công kế toán và áp dụng kếtoán máy
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng trong Công ty
Sổ quỹ
Chứng từ gốcPhiếu nhập, xuất kho
Hóa đơn GTGT
Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại
Sổ kế toán chi tiết 152 622…
Sổ cái 111, 112,…
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Trang 37Ghi chú:
Phương pháp tính giá thực tế hàng tồn kho: Tính theo trị giá gốc (Giá thựctế)
+ Tính giá nhập: Là giá mua ghi trên hoá đơn GTGT không bao gồm có thuếđầu vào, cộng (+) chi phí vận chuyển, lưu bãi lưu kho (nếu có)
+ Phương pháp xác định giá trị thực tế vật tư, hàng hoá xuất kho: Phương phápnhập trước - xuất trước
Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử
dụng ước tính của tài sản cố định Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phù hợp vớicác quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng BộTài chính về việc thực hiện chế độ quản lý và trích khấu hao tài sản cố định
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước – Xuất trước
+ Phương hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Công ty đã đăng ký kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Tổ chức báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty đang áp dụng theo quyết định48/200/QĐ - BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ tài chính
Một số chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
* Niên độ kế toán:
Niên độ kế toán thống nhất áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 theonăm dương lịch, sử dụng đơn vị Việt Nam đồng để ghi chép, nếu có phát sinh bằngngoại tệ thì phải quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước ViệtNam công bố
Trang 38Hệ thống tài khoản công ty đang áp dụng được ban hành theo QĐ số48/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC cùng các văn bản sửa đổi bổ sung Docông ty có những đặc điểm riêng nên trong quá trình vận dụng có một số điểm kháccho tiện sử dụng và đơn giản hơn.
2.2.Thực trang công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần thương mại
và xây dựng đô thị Tân Phát.
2.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty
NVL là những đối tượng lao động mà khi tham gia vào quá trình sản xuấtkinh doanh sẽ bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn để cấu thành nên thực thể của sảnphẩm
Hiện nay hoạt động chủ yếu ở công ty là hoàn thành các công trình do công
ty nhận thầu Do vậy, công ty sử dụng một lượng lớn NVL và liên quan đến ngành xâydựng như: đá, ximăng, thép, sắt, cát… Vì dùng số lượng lớn nên công ty có thể phânloại chi tiết để dễ dàng trong việc quản lý và hạch toán
2.2.2 Phân loại
Nguyên liệu, vật liệu chính: sơn, gạch, sắt, thép, cát, sạn, đá… đều là cơ sở
chủ yếu hình thành nên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công trình
Nguyên liệu, vật liệu phụ: gồm sơn, dầu, mỡ phục vụ cho quá trình thi công
Nhiên liệu: Xăng, dầu cung cấp cho các phương tiện, máy móc thiết bị hoạt
động trong quá trình thi công
Phụ tùng thay thế: Các loại chi tiết phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy
cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô-tô như mũi khoan, xăm, lốp ô-tô
Phế liệu thu hồi: Các đoạn sắt, thép thừa, các vỏ bao sơn, tre, gỗ không dùng
nữa trong quá trình thi công
2.2.3 Đánh giá NVL
Đánh giá vật tư là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật tư, là xác định giátrị ghi sổ của vật tư theo nguyên tắc nhất định, phục vụ cho yêu cầu quản lý và hạchtoán
Thông qua việc đánh giá vật tư, kế toán mới ghi chép đầy đủ và cố hệ thống cácchi phí cấu thành nên giá trị vật tư mua vào, giá trị vật tư tiêu hao cho sản xuất từ đóxác định chính xác giá trị sản phẩm xuất ra trong kỳ Mặt khác, đánh giá chính xác vật
Trang 39
tư cond góp phần chính xác số tài sản hiện có của DN, đảm bảo cho thông tin cung cấptrên BCTC của công ty được trung thực, hợp lý.
* Trị giá vốn thực tế của công ty nhập kho.
Các nguyên liệu chính sử dụng cho sản xuất của Công ty như: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt, thép…
và các loại vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế hầu hết được mua trong nước Do đó công tác đánh giá đòi hỏi phải chính xác, thống nhất Vật tư của Công ty được đánh giá theo giá thực tế.Giá thực tế
+
Chi phí thu mua
-Các khoản chiếtkháu TM, giảm giá hàng bán
Do Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ nên giá ghi trên hóa đơn là giáchưa bao gồm thuế GTGT Việc đánh giá theo giá trị thực tế giúp cho việc hạch toánđược chính xác, giảm được khối lượng ghi sổ
VD: Gía thực tế nhập kho của NVL
Theo hóa đơn số 0012932 ngày 03/05/2013 của Công ty CP XD giao thông II.Ngày 04/05/2013 tiến hành nhập kho: 2.000 m3 Đá 4x6, đơn giá chưa thuế là: 47.500 đ/m3
Thuế VAT 10%
- Giá mua không bao gồm thuế GTGT: vật liệu đá 4x6 = 95.000.000 đ
Thuế VAT 10% : 9.454.544 đ
Vậy giá trị thực tế vật tư nhập kho là 95.000.000 đ
* Trị giá thực tế vật tư xuất kho.
Nguyên vật liệu được nhập kho từ nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khácnhau nên có nhiều giá trị khác nhau Vì vậy, rất khó xác định được ngay giá NVL xuấtkho trong mỗi lần xuất Nhiệm vụ kế toán là phải tính toán chính xác giá thực tế xuấtkho đã đăng ký áp dụng, đồng thời phải đảm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán
Tùy theo đặc điểm, yêu cầu quản lý, trình độ quản lý từng DN mà DN áp dụngphương pháp tính giá trị vốn xuất kho của vật tư phù hợp Đối với Công ty cổ phần