1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện công tác kế toán thuế gtgt tại công ty cổ phần xây dựng tiến đạt

99 763 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài kế toán thuế GTGT Trong những năm gần đây, với sự đổi mới và phát triển của đất nước ta đã chứng minh được hiệu quả trong điều hành chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện được sự đổi mới trước hết Đảng và Nhà nước ta cần đổi mới trong hệ thống pháp luật. Trong đó, đổi mới về Thuế là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đó. Hiện nay ở nước ta,Thuế GTGT và thuế TNDN là hai loại thuế phổ biến. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán được hiệu quả với hai loại thuế này là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Công tác thanh toán thuế GTGT giúp doanh nghiệp tính ra số thuế GTGT phải nộp cho Nhà nước để làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước đồng thời giúp doanh nghiêp xác dịnh được số thuế GTGT được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên thuế GTGT là một vấn đề nhạy cảm trong doanh nghiệp nó ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp. Hơn nữa, quá trình hoàn thiện nên công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và vướng mắc. Nhận thức sâu sắc về vai trò của kế toán thuế, đặc biệt là kế toán thuế GTGT nên trong thời gian thực tập tại công ty CPXD Tiến Đạt, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty đặc biệt là phòng Tài chính kế toán , cộng với những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập trên ghế nhà trường và sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Đỗ Thị Hạnh em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán thuế GTGT. Vì những lý do đó em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận để lảm rõ bản chất của thuế GTGT, nghiên cứu cách tính toán, lên sổ và quyết toán thuế cho cơ quan thuế của kế toán thuế GTGT theo chuẩn mực kế toán. - Khảo sát thực trạng kế toán tại doanh nghiệp thực tập và vận dụng lý luận về kế toán thuế GTGT vào nghiên cứu thực tiễn công tác kế toán tại công ty CPXD Tiến SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 1 PHOTO QUANG TUẤN ĐT: 0972.246.583 & 0166.922.4176 Gmail: vtvu2015@gmail.com; Fabook: vttuan85 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh Đạt, từ đó xác định những tồn tại, còn thiếu xót trong công tác kế toán, góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu kế toán Thuế GTGT. Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức công tác kế toán thuế GTGT trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CPXD Tiến Đạt chuyên xây dựng các công trình kiến trúc, giao thông thủy lợi, từ đó xác định mô hình tổ chức công tác kế toán thuế GTGT trên cơ sở công ty đang áp dụng hệ thống hạch toán kế toán, đồng thời cải tiến để hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán cho doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là kế toán thuế GTGT tại công ty CPXD Tiến Đạt năm 2012. 1.4. Phương pháp nghiên cứu kế toán thuế GTGT. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: tham khảo tài liệu, các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành. - Phương pháp chứng từ kế toán: dùng để thu thập thông tin kế toán. - Phương pháp tài khoản kế toán: dùng để hệ thống hóa hệ thống thông tin kế toán. - Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu tài chính cần thiết. 1.5. Kết cấu nội dung chuyên đề Chuyên đề gồm những nội dung chính như sau: Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu thuế GTGT\ Chương II: Cơ sở lý luận chung về kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương III: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Đạt. Chương IV: Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Đạt. SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT 2.1. Một số khái niệm về thuế GTGT 2.1.1. Khái niệm Thuế GTGT là loại thuế gián thu trên khoản giá trị tăng thêm của hang hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung ứng hang hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu hộ và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua sản phẩm với giá đã có thuế GTGT, vì vậy người tiêu dùng chính là người chịu khoản thuế này. 2.1.2. Đối tượng chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam ( bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. 2.1.3. Người nộp thuế GTGT Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa ,dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các cá nhân tổ chức nhập khẩu hang hóa mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT gọi là ( người nhập khẩu) bao gồm: + Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã. + Các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư, các tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân ơ Việt Nam. + Cá nhân , hộ gia đình nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất kinh doanh nhập khẩu. SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh + Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ ( kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hang hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại VN, cá nhân nước ngoài là đối tương không cư trú tại Viết Nam. 2.2. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế GTGT 2.2.1. Căn cứ tính thuế Căn cứ để tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 2.2.1.1. Giá tính thuế GTGT * Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi được miễn, giảm. - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế giá trị gia tăng Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. - Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế giá trị gia tăng bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa. SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế giá trị gia tăng, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước. - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế giá trị gia tăng. - Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng như tem, vé cước vận tải, sổ số kiến thiết, thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế giá trị gia tăng = Giá thanh toán 1 + thuế suất của hàng hoá, dịch vụ (%) - Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải hay thuê lại. - Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàng theo giá trọn gói,(ăn ở đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT. - Đối với dịch vụ cầm đồ, giá tính thuế là số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm cả tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ ( nếu có) * Giá tính thuế đối với hàng hoá, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. * Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàngdo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. 2.2.1.2. Thời điểm xác định thuế GTGT. SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh - Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ. - Đối với doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. 2.2.1.3. Thuế suất thuế GTGT Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ được áp dụng theo các mức thuế suất sau: * Thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, viễn thông, sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. * Thuế suất 5%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước thuộc diện nước giải khát áp dụng thuế suất 10%. - Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. - Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác. - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. - Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định thuộc 15 đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. - Mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá. - Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định thuộc 15 tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. - Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp, bông sơ chế, giấy in báo. - Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, baogồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu. - Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, baogồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học. - Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. - Đồ chơi cho trẻ em, sách các loại, trừ sách quy định thuộc 15 đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. - Dịch vụ khoa học, công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng khoa học công nghệ. * Thuế suất 10%: Thuế suất 10% áp dụng đối với các mặt hàng thông thường: Điện thương phẩm; Hoáchất, mỹ phẩm; Sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí tiêu dùng, đồ điện; Sợi, vải, sản phẩm may mặc, thêu ren; Giấy (trừ giấy in báo)và sản phẩm bằng giấy. Sữa, bánh, kẹo, nước giải khát và các loại thực phẩm chế biến khác… SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh Các loại hàng hoá,dịch vụ khác không quy định trong nhóm thuế suất 0%, 5%. 2.2.2. Phương pháp tính thuế GTGT Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp tùy vào đặc điểm loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2.1. Phương pháp khấu trừ thuế * Đối tượng áp dụng: là các đơn vị tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Phương pháp xác định thuế GTGT phải nộp = VAT đầu ra + VAT đầu vào Xác định thuế GTGT đầu ra: Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thuế GTGT Đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Xác định thuế GTGT đầu vào: Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Viêt Nam, và các cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. + Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh + Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT. + Đối với TSCĐ mua vào sử dụng cho riêng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì thuế GTGT của TSCĐ được tính vào nguyên giá của TSCĐ. + Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT, nhưng cơ sở không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra. + Đối với cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp xuất khẩu sản phẩm do mình trực tiếp nuôi, trồng, đánh bắt, khai thác thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng trực tiếp cho giai đoạn khai thác sau giai đoạn XDCB, tính theo nguyên giá. + Trường hợp cơ sở vừa bán sản phẩm trong nước, vừa xuất khẩu sản phẩm, cơ sở phải phân bổ thuế đầu vào theo quy định trên. + Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì được khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào trước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì không được tính thuế GTGT khấu trừ đầu vào. 2.2.2.2. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. * Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là: + Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh + Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. + Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Cách xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó Trong đó : GTGT của hàng hóa dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa. Giá thanh toán hàng hóa dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tương ứng. 2.3. Khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào 2.3.1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào: * Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau: - Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh SVTH: Nguyễn Thùy Dung – Lớp DHKT6TH Trang 10 [...]... nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp còn phải nộp của hàng nhập khẩu 2.7 Phương pháp hạch toán kế toán thuế GTGT 2.7.1 Hạch toán kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 2.7.1.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào: * Nguyên tắc xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch... DHKT6TH GTGT (1 +Thuế suất của HH, DV) Trang 18 Chuyên đề tốt nghiệp Thuế GTGT đầu vào GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh = Giá chưa có thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT * Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kế toán thuế GTGT đầu vào: - Khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng ngày vào sản xuất các loại sản phẩm, dịch vụ chịu thuế GTGT kế toán ghi: Nợ TK 621, 627, 641, Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 - Thuế GTGT. .. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu - Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng hóa đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở căn cứ vào giá hàng hóa, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT Thuế GTGT được khấu trừ = = Giá chưa có thuế GTGT Giá thanh toán (1 + Thuế suất của HH,DV) Thuế. .. của HH,DV) Thuế suất thuế GTGT x Sau khi xác định giá chưa có thuế GTGT và thuế GTGT đầu vào, kế toán ghi Nợ TK 152, 156, 641, 642, : Giá chưa thuế GTGT Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 - Tổng giá thanh toán - Khi mua vật tư, hàng hóa dùng đồng thời cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách biệt riêng được kế toán ghi nhận: Nợ TK... chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá mua chưa thuế GTGT và các chi phí vận chuyển, kế toán ghi: Nợ TK 2411 : XDCB dở dang Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, : Tổng giá thanh toán - Khi mua máy móc thiết bị phải qua lắp đặt dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT kế toán phản ánh gía mua thiết bị có cả thuế GTGT và các chi phí vận chuyển, kế toán. .. vụ Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp *Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thực hiện cuối kỳ: Cuối kỳ, kế toán phải xác định tổng số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: + Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ,ghi Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ + Khoản chênh lệch thuế GTGT đã nộp cho Ngân sách Nhà nước, ghi Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có... gửi quyết toán thuế GTGT hàng năm cho cơ quan thuế Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế; gửi bản quyết toán thuế theo mẫu số 11 /GTGT, 12A /GTGT, 12B /GTGT ban hành kèm theo Thông tư này đến cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế - Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch Thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm... tượng chịu thuế GTGT căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng số tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT và thuế GTGT được hạch toán: Nợ TK 111, 112, 131, : Tổng giá thanh toán Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 512 : Doanh thu nội bộ Có TK 33311 : Thuế GTGT phải nộp - Khi bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, kế toán phản... Lớp DHKT6TH x Tổng số thuế Trang 21 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thị Hạnh được khấu trừ trong kỳ trong kỳ Tổng doanh thu trong kỳ Số thuế GTGT không được khấu GTGT đầu vào GTGT trong kỳ Tổng số thuế = GTGT đầu vào trừ Số thuế GTGT x đầu vào được trong kỳ khấu trừ Sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán ghi: + Số thuế GTGT đầu vào được khấu... được hoàn lại thuế GTGT đầu vào thì khi nhận tiền sẽ ghi: Nợ TK 111, 112, Có TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ - Nếu cơ sở kinh doanh được miễn, giảm thuế GTGT trừ vào số thuế GTGT phải nộp, ghi Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có TK 711 : Thu nhập khác - Nếu số thuế GTGT được miễn, giảm mà được Ngân sách Nhà nước hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, Có TK 711 : Thu nhập khác Sơ đồ hạch toán . kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương III: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Đạt. Chương IV: Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại. đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán thuế GTGT. Vì những lý do đó em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần xây dựng Tiến Đạt để làm chuyên. chức công tác kế toán thuế GTGT trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT tại công ty CPXD Tiến Đạt chuyên xây dựng các công

Ngày đăng: 05/11/2014, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w