Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lý còn có một sắc thái riêng, phải huớng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua họat động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quuyết một số vấn đề Vật lý trong thực tế. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ TRƯỜNG THCS LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ LỚP 6 A-ĐẶT VẤN ĐỀ I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Lý do khách quan: Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng, sự phát triển của khoa học Vật lý gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức Vật lý có giá trị lớn trong đời sống và trong sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toànn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong họat động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức họat động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy học. Nghị quyết Trung Ương 2 khóa VII đã khẳng định “phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo ,khắc phục lối truyền thụ một chiều ,rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại của quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh…” Luật Giáo dục, điều 24.2 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học ,bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Yêu cầu đổi mới PPDH đối với môn Vật lý còn có một sắc thái riêng, phải huớng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua họat động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập dượt giải quuyết một số vấn đề Vật lý trong thực tế. Vì vậy việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý cũng không kém phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS. 2/ Lý do chủ quan : Bản thân là giáo viên dạy môn Vật lý cho nên việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý là vấn đề cần thiết trong việc học nhóm của HS nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua việc nghiên cứu giảng dạy trên lớp cũng như những kinh nghiệm của những giáo viên khác nhằm đưa ra những phương pháp thích hợp trong việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong giờ Vật lý. Như vậy, với những lý do nêu trên và từ tình hình thực tế của việc dạy và học Vật lý ở trường THCS hiện nay. Là giáo viên dạy môn Vật Lý tôi quyết định nghiên cứu việc Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý lớp 6 để tìm hiểu và đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và cũng nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân để việc giảng dạy môn Vật lý được tốt hơn trong việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông THCS. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu -Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý lớp 6. -Học sinh lớp 6A,6B,6C, Trường THCS Lê Lợi Cam Lộ - Quảng Trị. II- Thời gian nghiên cứu - Đề tài thực hiện từ tháng 9 năm 2009đến tháng 03 năm 2010. III -Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp mô tả. -Phương pháp quan sát. -Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. IV - Cơ sở lí luận Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật quan trọng. Môn Vật Lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại giữa các môn khác. Việc tổ chức dạy học Vật lý THCS cần rèn luyện cho học sinh đạt được: − Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lý để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết. − Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật Lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản. − Kỹ năng phân tích, xử lý các thông tin và các dữ liệu thu được từ các quan sát hoặc thí nghiệm. − Kỹ năng vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật Lý đơn giản để giải quyết một số vấn đề trong thực tế cuộc sống. − Khả năng đề xuất các dự đoán hoặc giả thiết đơn giản về mối quan hệ, hay về bản chất của các hiện tượng Vật Lý. − Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thiết đã đề ra. − Kỹ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ Vật Lý. Khối lượng nội dung của tiết học Vật Lý được tính toán để có thời gian dành cho các hoạt động tự lực của học sinh và đáp ứng những yêu cầu sau: − Tạo diều kiện để cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các hiện tựơng Vật Lý. − Tạo diều kiện để cho học sinh thu thập và xử lý thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu. − Tạo điều kiện để cho học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, tiến hành thí nghiệm , thảo luận kết quả và rút ra những kết luận cần thiết. − Tạo điều kiện để cho học sinh nắm được nội dung chính của bài học trên lớp. V-Cơ sở thực tế và thực trạng của việc tổ chức cho học sinh lớp 6 làm thí nghiệm vật lí. 1- Đặc điểm tình hình trường: - Trường THCS Lê lợi có cơ sở vật hất đảm bảo phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Phòng học bộ môn đạt chuẩn, không gian thoáng mát và sạch sẽ. - Học sinh đa phần các em chăm ngoan, chịu khó trong học tập, địa phương và gia đình rất quan tâm. 2- Thực trạng : - Trường có đội ngũ giáo viên dạy môn vật lí có trình độ chuyên môn vững vàng, say mê công việc và thương yêu học sinh. - Môn vật lí là môn học thực nghiệm vì vậy hầu hết các bài học đều có làm thí nghiệm đẻ rút ra kết luận, xây dựng kiến thức bài học. - Học sinh lớp 6 đầu cấp còn rất nhiều mới lạ với cấp học mới(THCS), đặc biệt trong các thí nghiệm vật lí, các em chưa có kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm để tiến hành các thí nghiệm đơn giản. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm, chủ động các nhiệm vụ của mình còn rất nhiều hạn chế. - Qua quá trình quan sát và theo dỏi trong các tiết dạy nhận thấy các em lớp 6 với kĩ năng lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm thao tác thực hiện các thí nghiệm và xử lí và báo cáo kết quả rất hạn chế. VI Các bước hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong quá trình giảng dạy môn vật lí . Tổ chức HS làm thí nghiệm Vật lý chủ yếu trong các hoạt động nhóm, nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lý phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản, kĩ năng phân tích và xử lí các thông tin, các dữ liệu thu được từ thí nghiệm. Qua thí nghiệm học sinh có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong thực hành thí nghiệm. Làm thí nghiệm là một hoạt động không thể thiếu trong nhiều giờ học Vật lý. Khi làm thí nghiệm thành công thì HS cơ bản đã nắm được kiến thức, nội dung của bài học. Muốn làm thí nghiệm thành công cũng không phải chuyện dễ vì môn Vật lý có nhiều thí nghiệm, mỗi bài học có một kiểu thí nghiệm khác nhau. Giáo viên phải suy nghĩ xem mình phải chuẩn bị những gì cho thí nghiệm ở bài học này và những gì cho thí nghiệm ở bài học khác, nhưng tổ chức cho HS làm thí nghiệm ở những bài học khác nhau cũng có những đặc điểm chung: 1. Chuẩn bị:+ HS: tổ chức HS làm thí nghiệm chủ yếu trong hoạt động nhóm nên GV có thể chia lớp thành 4 6 nhóm nhỏ (tùy tình hình cơ sở vật chất trường, lớp), có phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm như phân công nhận và thu dọn lại dụng cụ thí nghiệm của nhóm. Phân công thư ký để ghi kết quả thí nghiệm, phân công chịu trách nhiệm trình bày kết quả thí nghiệm …. Trong nhóm, mỗi thành viên thực hiện một công việc cụ thể. + GV phải chuẩn bị sẵn đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết cho từng thí nghiệm ở các nhóm. Chuẩn bị sẵn mẩu báo cáo. 2. Giới thiệu đồ dùng: GV giới thiệu và cách sử dụng từng đồ dùng có trong thí nghiệm hoặc qua hình vẽ HS nêu được các đồ dùng cần thiết trong thí nghiệm hoặc HS có thể tự đề xuất phương án làm thí nghiệm để giải quyết một vấn đề nào đó. 3. Giáo viên có thể làm mẫu cho HS xem: Có những thí nghiệm tương đối khó thực hiện, GV có thể làm trước cho HS xem trước các bước hoặc có những đồ dùng các em chưa từng thực hiện thì GV cũng có thể thao tác cho HS thấy. 4. Tiến hành thí nghiệm: Các nhóm HS đồng loạt tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV. Từng thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình như đã phân công trong nhóm, thời gian thực hành cho mỗi thí nghiệm giáo viên thông báo chụ thể hiệu lệnh của giáo viên dứt khoát. 5. Các nhóm thảo luận, xử lý, trình bày kết quả: Sau khi các nhóm thực hiện thí nghiệm xong (có thể trong quá trình thí nghiệm) các nhóm tự thảo luận, xử lý kết quả của nhóm mình sau đó trình bày kết quả trên bảng phụ của nhóm hoặc phiếu học tập mà GV đã hướng dẫn trước đó. 6. Lớp thảo luận thống nhất: Sau khi các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm GV cho cả lớp cùng thảo luận kết quả từ đó đi đến thống nhất chung về kết quả thực hiện được. Hầu hết các tiết học vật lí 6 đều có tổ chức làm thí nghiệm các bài đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng giáo viên phải giáo dục cho các em về trung thực trong đọc, báo cáo các kết quả thí nghiệm.Các bài có sử dụng lắp các giá thí nghiệm đay là học sinh đầu cấp mới làm quen với phương pháp học mới nên còn nhiều bở ngở. VII-Một số minh họa: Bài 7 TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC Đối với bài này học sinh phải thực hiện 4 thí nghiệm, có những thí nghiệm phức tạp như phải lắp các giá thí nghiệm, gắn lò xo lá tròn vào giá TN và máng nghiêng. GV tiến hành các bước sau để hoàn thành tốt tiêt dạy: -Chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm cho hs phải đảm đủ cho các nhóm, chất lương dụng cụ đảm bảo. GV tiến hành làm thử các dụng cụ thí nghiệm. - Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm : Đối với bài này các dụng cụ ác em đều đã biết, riêng máng nghiêng các em mới lần đầu làm quen nên giới thiệu cụ thể hơn. - GV yêu cầu học sinh nêu phương án thí nghiệm, sau đó thống nhất phương án thí nghiệm . - GV hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ trong quá trình tiến hành thí nghiệm, ở bài học này để đảm bảo thời gian, học sinh tiến hành thực hện 4 thí nghiệm để kiểm ta khi có một lực tác dụng vào một vật thì làm cho vật biến đổi chuyển động hoặc làm cho vật biến dạng. NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý, NHỮNG KẾT LUẬN THÔNG QUA VIỆC LÀM THÍ NGHIỆM: − Việc cho học sinh làm thí nghiệm rất quan trọng, nên giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm đều đặn và thường xuyên, từ đó tạo cho các em thói quen tốt trong khi làm thí nghiệm. Nhất là đối với chương Nhiệt học trong vật lí 6, nếu các em được thường xuyên làm thí nghiệm thì các em sẽ thành thạo trong cách lắp các dụng cụ thí nghiệm làm cho giáo viên đỡ vất vả nhiều trong khâu hướng dẫn ở những tiết sau, các em có thói quen và kĩ năng về xử lí các kết quả thí nghiệm. − Qua việc giảng dạy, dự giờ ở những tiết Vật lý có tổ chức cho HS làm thí nghiệm lớp 6 thì thấy không khí lớp học rất sôi nổi, giúp cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, các em rất say mê trong những thí nghiệm do chính tay mình làm từ đó các kiến thức được khắc sâu hơn vì những kiến thức Vật Lý thường xuất phát từ những thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm thực hành. Tuy nhiên để việc làm thí nghiệm thành công hơn thì giáo viên phải biết tổ chức hợp lý mới có kết quả tốt, phải chọn những dụng cụ sao cho hạn chế rất ít những sai số không cần thiết. C-PHẦN KẾT LUẬN: *Kết luận: Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn Vật Lí ở trường THCS , thì việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm là rất cần thiết và có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn Vật Lí. Làm những thí nghiệm từ đơn giản đơn giản đến phức tạp giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn Vật Lí của học sinh. Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở các tiết có làm thí nghiệm cho thấy học sinh rất ham thích làm thí nghiệm, cũng chính vì sự ham thích đó mà có một số em hay tò mò sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để làm những công việc khác ngoài mục đích yêu cầu của bài thí nghiệm Do đó cần phải quan tâm đến việc làm thí nghiệm của học sinh ở các nhóm nhất là cho học sinh biết rõ được mục đích thí nghiệm. Giáo viên muốn dạy được tốt, nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì trường phải có phòng thí nghiệm, thực hành, giáo viên phải làm thí nghiệm thử đi thử lại nhiều lần, kỹ càng trước khi lên lớp. Muốn vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. *Ý kiến đề xuất: Giáo viên muốn tổ chức việc làm thí nghiệm cho học sinh được tốt thì phải có sử chuẩn bị tốt trước khi lên lớp. Muốn vậy giáo viên phải không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng, thao tác thực hành vững vàng … để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Đối với nhà trường cần trang bị đầy đủ phương tiện cũng như những trang thiết bị dạy học đầy đủ hơn, phải có phòng thí nghiệm, thực hành dành riêng cho bộ môn Vật lý để giáo viên đở mất thời gian trong việc chuẩn bị trước khi lên lớp từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh hơn nữa. Cam thủy;Ngày 25/10/2010 Trần Thị Thanh Phương . LỘ TRƯỜNG THCS LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM THÍ NGHIỆM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÍ LỚP 6 A-ĐẶT VẤN ĐỀ I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1/ Lý do khách quan: Vật lý học là cơ sở của nhiều ngành. I/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu -Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ học Vật lý lớp 6. -Học sinh lớp 6A,6B,6C, Trường THCS Lê Lợi Cam Lộ - Quảng Trị. II- Thời gian nghiên. việc và thương yêu học sinh. - Môn vật lí là môn học thực nghiệm vì vậy hầu hết các bài học đều có làm thí nghiệm đẻ rút ra kết luận, xây dựng kiến thức bài học. - Học sinh lớp 6 đầu cấp còn rất