1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lý có sử dụng đồng hồ đo điện

10 1,3K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 134 KB

Nội dung

Trang 1

Đối với học sinh ở bậc THCS thì học sinh phải lĩnh hội được các khái niệmVật lý cơ sở để có thể mô tả đúng đắn các hiện tượng và quá trình vật lý đơngiản Phải nhận thức được tính quy luật của hiện tượng và quá trình vật lý, nắmbắt được các nguyên lý, định luật vật lý trong đó đồng thời học sinh cần phải cóhiểu biết cơ bản về phương pháp thực nghiệm vật lý.

Về kỹ năng với học sinh THCS là phải có những kỹ năng quan sát các hiệntượng, các quá trình vật lý trong đời sống hàng ngày, trong tự nhiên hoặc trongcác thí nghiệm để thu thập thông tin và các dữ liệu cần thiết (trong đó cần có kỹnăng thiết lập, tiến hành thí nghiệm Vật lý đơn giản), sau đó phân tích xử lý cácthông tin thu được để đi đến các nhận xét, kết luận.

Để có kết quả thí nghiệm chính xác, từ đó có cơ sở rút ra kế luận cần đạtđược thì việc tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, đọc và ghi kết quả đonhư thế nào cho đúng là việc làm cần thiết.

2 Cơ sở thực tiễn.

Đối với cấp THCS đã thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới trong toàncấp, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.Tư tưởng cơ bản của đổi mớiphương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh nhằm pháthuy tính tích cực chủ động của học sinh thông qua các hoạt động học tập với cácphương tiện và hình thức học tập khác nhau Đổi mới phương pháp dạy học điđôi với sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tăng cường giáo dục kỹ năng thực hànhcho học sinh.

Trong chương Điện học và Điện từ học Vật lý lớp 9 có 27 bài dạy kiến thứcmới, có 21 bài có thí nghiệm và 5 bài thực hành đồng loạt thì có 16 bài có sửdụng đồng hồ đo điện Chính vì vậy, thực hiện thành công các thí nghiệm có sửdụng đồng hồ đo điện là cơ bản thực hiện thành công các thí nghiệm trong haichương này.

Với đối tượng học sinh khối 9 - Các em đã được làm quen môn vật lý từcác lớp dưới (lớp 6, lớp 7, lớp 8,), ít nhiều các em đã được rèn luyện các kỹ năng

Trang 2

trong một giờ học vật lý mà trong đó kỹ năng thực nghiệm là rất quan trọng (Từkỹ năng dự đoán, làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét rồi đi đếnkết luận) Bởi vậy khi học sinh khối 9 tiến hành các thí nghiệm trong giờ học vậtlý thì đòi hỏi tính khoa học và tính hiệu quả cao hơn Đặc biệt phải biết gắn liềnkiến thức với thực tế.

Ngay bài đầu tiên của chương trình vật lý 9, học sinh đã được làm thínghiệm dùng các đồng hồ ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệuđiện thế của một đoạn dây dẫn mắc trong mạch điện Tuy các phép đo này họcsinh đã được học từ lớp 7, song cách một năm học (lớp 8) ít nhiều kiến thức họcsinh bị mai một Do vậy khi dạy bài này giáo viên cần lưu ý hướng dẫn học sinhsử dụng vôn kế và ampe kế một cách tỉ mỉ.

Trong dạy học vật lý, tổ chức, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm thànhcông trong giờ học có thí nghiệm là góp phần quan trọng quyết định sự thànhcông của giờ học Chính vì vậy tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: " Tổ chức, hướngdẫn học sinh làm thí nghiệm trong giờ học vật lý có sử dụng đồng hồ đo điện"môn Vật lý 9.

II Mục đích nghiên cứu

Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn đã nêu trên, bằng nhận thức của mình và mộtsố kinh nghiệm thực tiễn qua quá trình giảng dạy, tôi muốn trình bày về đồng hồ đođiện trong phòng TN, tình hình thực tế sử dụng đồng hồ đo điện ở trường THCSđồng đưa ra một số biện pháp nâng cao kĩ năng sử dụng đồng hồ đo điện trong dạyhọc bộ môn vật lí lớp 9 ở trường THCS, tìm ra cách khắc phục sai số lớn khi làmthí nghiệm, đảm bảo thí nghiệm thành công đồng thời giúp cho giáo viên- học sinhnâng cao chất lượng dạy- học.

III Các phương pháp nghiên cứu

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

2 Phương pháp điều tra thực tế giáo dục.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

Trang 3

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Các loại động hồ đo điện được sử dụng trong chương trình Vật lý 9

- Vôn kế một chiều.- Ampe kế một chiều.- Vôn kế xoay chiều.- Ampe kế xoay chiều.- Đồng hồ vạn năng.

Trong chương trình Vật lý 9 chủ yếu sử dụng vôn kế và ampe kế một chiều.

II.Vai trò của đồng hồ đo điện

- Vôn kế một chiều dùng để đo hiệu điện thế một chiều.

- Ampe kế một chiều dùng để đo cường độ dòng điện một chiều.- Vôn kế xoay chiều dùng để đo hiệu điện thế xoay chiều.

- Ampe kế xoay chiều dùng để đo cường độ dòng điện xoay chiều.

- Đồng hồ vạn năng là dụng cụ có thể đo nhiều đại lượng điện như đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện một chiều hoặc xoay chiều, công suất của đồ dùng điện…

III.Tình hình thực tế về đồng hồ đo điện và sử dụng đồng hồ đo điện dạy học

- Chiết áp chỉnh số 0 (khi đo điện trở).

- Cần gạt chuyển vị trí số 0 của kim đồng hồ.- Kim đồng hồ.

-Thang thứ hai ứng với mắc chốt (-) và chốt (12V) có GHĐ 12V và ĐCNN là0,2V

Trang 4

c) Ampe kế một chiều có kim chỉ thị, có núm điều chỉnh chỉ số 0 và có 2thang đo:

- Thang thứ nhất ứng với mắc chốt (-) và chốt (1A) có GHĐ 1A và ĐCNN là0,02A

- Thang thứ hai ứng với mắc chốt (-) và chốt (3A) có GHĐ 3A và ĐCNN là0,1A

d) Vôn kế xoay chiều có kim chỉ thị, có núm điều chỉnh số 0 và có 2 thangđo:

- Thang thứ nhất ứng với mắc chốt màu đen và chốt (12V) có GHĐ 12V vàĐCNN là 0,2V.

- Thang thứ hai ứng với mắc chốt màu đen và chốt 36V có GHĐ 36V và ĐCNNlà 0,6V.

e) Ampe kế xoay chiều có kim chỉ thị, có núm điều chỉnh chỉ số 0 và có 2thang đo:

- Thang thứ nhất ứng với mắc chốt màu đen và chốt (1A) có GHĐ 1A vàĐCNN là 0,02A

- Thang thứ hai ứng với mắc chốt màu đen và chốt (5A) có GHĐ 5A và ĐCNNlà 0,1A

2 Tình hình sử dụng đồng hồ đo điện trong trường THCS hiện nay

Qua thực tế dạy học và dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng do giáo viênchưa hướng dẫn học sinh tỉ mỉ các làm thí nghiệm nên dẫn đến học sinh mắc mạchđiện sai, cách đọc và ghi kết quả không đúng quy tắc, dẫn tới kết quả TN khôngđược như mong muốn.

Ví dụ: học sinh hay mắc sai chốt của vôn kế và ampe kế một chiều, khi sửdụng thang đo này lại đọc kết quả theo bảng của thang đo khác Đặc biệt khi đọc,mắt nhìn không đúng cách, nên ghi kết quả sai số lớn.

Để khắc phục những sai sót trên và giờ học thành công thì người giáo viênphải biết cách tổ chức và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hợp lý.

IV Tổ chức, hướng dẫn học sinh sử dụng dồng hồ đo điện để đảm bảo

thí nghiệm thành công, kết quả có sai số nhỏ

1 Thí nghiệm thực hành đồng loạt nghiên cứu kiến thức mới:a) Chuẩn bị:

- Chuẩn bị dụng cụ, lưu ý điều chỉnh kim của đồng hồ đo điện về vạch số 0.- Chia nhóm.

b) Hướng dẫn: Thường theo các bước sau:

- Đàm thoại để học sinh nêu được mục đích TN.

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK về các bước tiến hành TN, nêu được các bước tiến hành TN.

- Giáo viên thống nhất các bước tiến hành TN Giới thiệu dụng cụ Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:

Trang 5

+ Bố trí dụng cụ theo quy tắc: vào trái ra phải hay vào trên ra dưới Riêng đồng hồ là các thiết bị hỗ trợ và là nơi lấy số liệu, nên được bố trí riêng một cụm để dễ quan sát.

+ Nối dây theo sơ đồ, lưu ý nối đúng các chốt của đồng hồ đo điện vàomạch điện Nối vôn kế sau cùng Dùng dây màu để phân biệt các cực của nguồnđiện (dâymàu đỏ nối về phía cực (+), dây màu đen nối về phía cực (-).

+ Giáo viên lưu ý học sinh đọc theo thang đo nào và chỉ đọc và ghi kếtđến nguyên lần ĐCNN của dụng cụ đo Đóng công tắc, chờ cho kim đồng hồ ổnđịnh, đọc ngay kết quả, nếu để lâu dòng điện làm vật dẫn nóng lên, điện trở tăngnhiều, kết quả sẽ có sai số lớn.

- Học sinh làm TN: thu thập thông tin, phát hiện vấn đề.- Học sinh báo cáo kết quả TN.

c) Xử lý kết quả: tính toán, thảo luận và rút ra kết luận.2 Thí nghiệm thực hành chuyên biệt:

Thí nghiệm tiến hành trong phòng TN nhằm mục đích rèn luyện một số kĩ năngchuyên biệt,thí nghiệm đòi hỏi học sinnh tự lực cao hơn Nội dung thường nhằmnghiệm lại một quy tắc, định luật, mà không có điều kiện tiến hành trên lớp.Nội dung các bài hướng dẫn gồm: Mục đích TN, ôn lại lí thuyết, lựa chọn dụng cụ,tiến hành TN, báo cáo kết quả Phương pháp tổ chức như sau:

b) Hướng dẫn: Thường theo các bước sau:

- Đàm thoại để học sinh nêu được mục đích TN.

- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi chuẩn bị để đi đến các bước tiến hành TN,nêu được các bước tiến hành TN.

- Giáo viên thống nhất các bước tiến hành TN Giới thiệu dụng cụ.Hướngdẫn học sinh làm thí nghiệm tương tự như với TN đồng loạt nghiên cứu kiến thứcmới.

- Học sinh làm TN: thu thập thông tin, đọc và ghi kết quả báo cáo TN.c) Xử lý kết quả:

- Học sinh tính toán rút ra kết luận hoàn thành báo cáo.- Giáo viên thu báo cáo thực hành.

V Một số thủ thuật cơ bản khi thực hiện thí nghiệm vật lí có sử dụng đồng hồ

đo điện

- Chọn thang đo thích hợp.

Trang 6

- Chọn vật dẫn cần nghiên cứu có điện trở phù hợp trong bộ vật dẫn trongphòng TN, nếu vật dẫn có điện trở nhỏ quá thì cường độ dòng điện qua vật dẫn lớn,dây dẫn sẽ nóng lên nhiều thì kết quả đo sẽ sai số nhiều.

- Hiểu được nguyên nhân gây ra sai số để chọn sơ đồ mắc mạch điện cho hợp lí.Ví dụ: Để xác định điện trở của một vật dẫn bằng vôn kế và ampe kế Vềnguyên tắc hai sơ đồ sau đều đúng, nhưng nên làm thí nghiệm theo sơ đồ 2 vì khilàm TN sai số ngẫu nhiên là làm cho điện trở đo được của vật dẫn sẽ tăng lên dodây nối cũng có điện trở, chỗ nối dây tiếp xúc không tốt Khi mắc theo sơ đồ 2 sốchỉ của vôn kế nhỏ hơn số chỉ vôn kế ở sơ đồ 1, số chỉ của ampe kế lớn số chỉ củaampekế ở sơ đồ 1, do đó R=U/I sẽ nhỏ hơn khi mắc theo sơ đồ 1.

Hình 2

VI Áp dụng:

Tiết 15 Bài15: THỰC HÀNH

XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN

A.Mục tiêu Qua bài học sinh đạt được:

1.Kiến thức:Xác định được công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và

ampe kế

2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành: Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng

các dụng cụ đo, viết báo cáo thực hành.

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tinh thần hợp tác trong nhóm.

B Chuẩn bị

1.Giáo viên: Cho mỗi nhóm học sinh:

- 1 nguồn điện 6V, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc , 9 đoạn dây nối, 1 biến trở con chạy.

- 1 bóng đèn 2,5V ; 1 quạt điện nhỏ dùng hiệu điện thế không đổi loại 2,5V.

2 Học sinh: Mỗi em chuẩn bị 1 báo cáo thí nghiệm theo mẫu ở SGK

C.Phương pháp dạy học chủ yếu: phương pháp thí nghiệm vật lí, hợp tác nhóm

nhỏ

D.Tổ chức hoạt động dạy học

I.Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sĩ số, phân nhóm

Trang 7

II Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

1.G yêu cầu lớp phó học tập báo cáo sự chuẩn bị của học sinh 2.Ba học sinh lần lượt 3 câu hỏi ở phần 1.

III Bài mới

H Từng nhóm thảo luận cách tiếnhành TN xác định công suất của đèn.G Yêu cầu đại diện một nhóm nêucách tiến hành TN, vẽ sơ đồ mạchđiện lên bảng, đánh dấu núm (+), (- )của ampe kế và vôn kế.

G Hướng dẫn học sinh làm TN, lưu ýcách mắc vôn kế, ampe kế và biếntrở.

H Các nhóm tiến hành TN theo cácbước ở SGK

G Theo dõi, kiểm tra các nhóm mắcmạch điện, đặc biệt cách mắc vôn kếvà ampe kế.

H Từng nhóm tiến hành TN theohướng dẫn ở SGK phần 2

1.Xác định công suất của bóng đèn pin

với các hiệu điện thế khác nhau( 20 phút)

Bảng 1

Hiệu điệnthế (V)

Cường độdòng điện

Công suấtcủa bóng

Hiệu điệnthế (V)

Cường độdòng điện

Công suấtcủa bóng

H Xử lí các số liệu đã thu thập được và hoàn thành báo cáo thí nghiệm.

G - Nhận xét ý thức, thái độ và tác phong làm việc của các nhóm: tuyên dương cácnhóm làm tốt và nhắc nhở các nhóm làm chưa tốt.

- Thu báo cáo thí nghiệm của các nhóm

Trang 8

V Hướng dẫn học ở nhà(1phút)

- Ôn định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng-Tìm hiểu bài “Định luật Jun-Lenxơ”.

E.Phụ lục: Biểu điểm chấm báo cáo thực hành

*Nội dung báo cáo (5 điểm):

+Trả lời câu hỏi đúng mỗi câu 0,5đ; 3câu được 1,5đ+Kết quả bảng 1 đúng , rút ra nhận xét đúng 2,0đ+Kết quả bảng 2 đúng , tính công suất TB đúng 1,5đ*Thái độ, kỹ năng thực hành (5 điểm)

+ Không tham gia: 0đ

+Tham thụ động, chỉ quan sát và lặp lại máy móc các thao tác thực hành: 1đ+ Tham gia chủ động nhưng hiệu quả không cao, kỹ năng chưa thạo: 2đ+ Tham gia chủ động, kỹ năng tương đối thành thạo, đôi khi còn mất trật tự3đ

+ Tham gia chủ động, kỹ năng tương đối thành thạo: 4đ+ Tham gia chủ động hiệu quả cao, kỹ năngthành thạo: 5đ

C KẾT LUẬN

I Đánh giá chung:

Khi áp dụng đề tài vào dạy học trong các giờ vật lý có thí nghiệm, các tiếtdạy đảm bảo thí nghiệm thành công, đa số các tiết dạy đảm bảo thời gian, học sinhđược rèn kỹ năng thực hành thông qua việc làm thí nghiệm nghiên cứu kiến thứcmới và trong các giờ thực hành làm thí nghiệm thực hành chuyên biệt Các em họcsinh hứng thú học tập, các bài thực hành đều được các em thực hiện thí nghiệmthành công, kỹ năng thực hành tương đối tốt, kết quả thu được có sai số nhỏ, từ đórút ra được kết luận cần thiết, báo cáo thực hành đạt chất lượng cao, từ đó góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học.

II Đề xuất, kiến nghị

1 Đối với giáo viên:

- Tích cực sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ học.Trong quá trình mượnvà sử dụng đồng hồ đo diện nhiều lần sẽ có nhiều kinh nghiệm khắc phục những saisốlớn.

- Hiểu rõ cấu tạo, chức năng của mỗi dụng cụ, sử dụng thiết bị hợp lý, kỹnăng thành thạo, tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm thành công.

2 Đối với cấp trên:

Trang 9

- Mỗi trường cần có phòng bộ môn vật lý với bàn ghế đúng quy cách và cácphương tiện khác như có rèm, hệ thống điện nước phù hợp.

- Mỗi trường cần có phụ tá thí nghiệm có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đểkết hợp với giáo viên dạy vật lý chuẩn bị dụng cụ chu đáo, sửa chữa được nhữnghư hỏng thông thường.

- Phòng Giáo dục & Đào tạo nên tổ chức các chuyên đề về sử đụng thiết bịdạy học để các giáo viên vật lý có thể học tập lẫn nhau

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 SGK Vật lý 9 2 SGV Vật lý 9

3 Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học Vật lý

4 Phương pháp dạy học Vật lý ở trường THCS - Nguyễn Đức Thâm,Nguyễn Ngọc Hưng - NXB Giáo dục, 2002

5 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCSmôn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ- NXB Giáo dục, 2002

6 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III(2004-2007) môn Vật lý- Quyển 2- NXB Giáo dục, 2007

MỤC LỤC

A Đặt vấn đềI Lí do chọn đề tài

II.Mục đích nghiên cứu

III Các phương pháp nghiên cứu

Trang 10

VI Áp dụng

C Kết luậnI Đánh giá chung

II.Đề xuất, kiến nghị

D.Tài liệu tham khảoBài giảng minh hoạ:

68889

Ngày đăng: 30/10/2014, 19:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w