1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải

62 553 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 868,5 KB

Nội dung

Trên cơ sở đó cùng với việc thực tiễn nghiên cứu được tại Ngân hàng Hàng hải Việt Nam MSB, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Việt Nam ta hiện nay đang tiếp tục trong tiến trình thực hiện công cuộccông nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Trong đó, ngành Ngân hàng là kênhhuy động vốn cho nền kinh tế, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế đất nước Hiện nay hệ thống các ngân hàng thương mại ngàycàng lớn mạnh kéo theo sự cạnh tranh trong ngành diễn ra ngày càng gay gắthơn Để phát triển đòi hỏi các ngân hàng phải đa dạng hóa và nâng cao chấtlượng dịch vụ, huy động nguồn vốn hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển của nềnkinh tế Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn được xemnhư là một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hộicủa hệ thống tín dụng

Mặt khác, để đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế, ngàynay các ngân hàng hiện đại đang ngày một gia tăng dịch vụ trên những sản phẩmhuy động vốn truyền thống Tiền gửi thanh toán là một loại sản phẩm nền tảngnổi bật Thông qua loại hình sản phẩm này cùng với những giá trị gia tăng của

nó, rất nhiều nhu cầu của các thành phần kinh tế khác nhau được đáp ứng Làmột mảng huy động vốn quan trọng, các NHTM đều đang có những biện phápcạnh tranh tích cực để duy trì và phát triển thị trường này

Trên cơ sở đó cùng với việc thực tiễn nghiên cứu được tại Ngân hàng

Hàng hải Việt Nam (MSB), em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải” với hy vọng cung cấp một cái nhìn tổng quan về tài

khoản thanh toán trong lĩnh vực huy động vốn nói chung của ngân hàng, từ đóđưa ra những đánh giá về hiệu quả huy động, đồng thời xây dựng một hệ thốnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Luận giải những vấn đề lý luận về hoạt động huy động vốn qua tiền gửithanh toán, thấy được vị trí và vai trò của bộ phận vốn huy động này

Trang 2

- Phân tích đánh giá, tổng hợp thực trạng hiệu quả huy động vốn qua tiềngửi thanh toán tại Sở giao dịch MSB.

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát các hoạt động huy động vốn thông qua tiềngửi thanh toán áp dụng tại Sở giao dịch MSB

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hiệu quả huy động của các sản phẩmhuy động tiền gửi thanh toán, và các giải pháp nâng cao chất lượng hoạtđộng này tại Sở giao dịch MSB

4 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Mác – Lênin, bao gồmChủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Phép biện chứngduy vật Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng gồm: Phương phápquy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh…, kết hợp vớiviệc minh họa bằng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị nhằm làm cho vấn đề nghiên cứutrực quan hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

QUA TIỀN GỬI THANH TOÁN CỦA NHTM

1.1 Hoạt động huy động vốn của NHTM

1.1.1 Khái niệm nguồn vốn huy động

1.1.1.1 Khái niệm về nguồn vốn

Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập được thôngqua việc đi vạy để cho vạy, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Nguồn vốn của NHTM bao gồm:

 Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sử hữu là điều kiện đầu tiên để ngân hàng được luật pháp chophép hoạt động và đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thànhnên trang thiết bị, nhà cửa Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm nguồnhình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, nguồn vay nợ

có khả năng chuyển đổi thành cổ phần và các quỹ

Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngânhàng, do đặc trưng trong ngân hàng là huy động để cho vay Tuy nhiên, vốn chủ

sở hữu có vai trò rất quan trọng: là “chiếc đệm” chống đỡ ngân hàng khỏi cácnguy cơ thanh khoản và vỡ nợ; là nguồn tạo lập tư cách pháp nhân và duy trìhoạt động cho ngân hàng; là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng

 Vốn huy động:

Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn huy động của NHTMchiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu và đây là loại vốn cơ bản đểtài trợ cho các danh mục tài sản của NHTM Vốn huy động là những giá trị tiền

tệ mà ngân hàng huy động được trên thị trường từ vốn tiền gửi, vốn vay, vốn tiếpnhận, vốn ủy thác đầu tư Trên cơ sở tạo lập vốn huy động, ngân hàng sử dụng

để cho vay, đầu tư, mua sắm tài sản cố định, kinh doanh, dự trữ…từ đó tạo lậplợi nhuận, tiếp tục tái đầu tư, mở rộng và phát triển

Trang 4

1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn vốn huy động:

- Quy mô của nguồn vốn huy động rất lớn so với nguồn vốn khác Thôngthường vốn huy động chiếm từ 70-80% tổng nguồn vốn là mục tiêu tăng trưởnghàng năm của NHTM

- Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau, Ngânhàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu, và phải có trách nhiệmhoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn đểchi trả trước hạn Vì vậy mà ngân hàng không được phép sử dụng hết số vốn đóvào hoạt động kinh doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khảnăng thanh khoản

- Đây là nguồn vốn phải dự trữ bắt buộc nên chi phí cho nguồn vốn nàythường cao hơn so với các nguồn vốn khác Các ngân hàng cũng phải mua bảohiểm tiền gửi, làm cho chi phí huy động cao hơn

- Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền kinh tếnhư lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kì tiêu dùng và nhiều nhân tố khác

- Đặc biệt, sự thay đổi của nguồn vốn huy động ngắn hạn sẽ làm thay đổicầu thanh khoản của ngân hàng

Việc nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động huy động vốn sẽ giúp cácnhà quản trị đưa ra được các biện pháp, chiến lược mở rộng hay thu hẹp để phùhợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng trrong thời kỳ đó như thế nào, manglại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng Tuy nhiên, các nhà quản trị ngân hàngcũng phải cân nhắc sao cho hoạt động đó đưa lại hiệu quả cao nhất, tránh tìnhtrạng ứ đọng không cần thiết

1.1.1.3 Khái niệm về Huy động vốn của NHTM

Theo cách nói truyền thống, một ngân hàng có hai lĩnh vực hoạt độngnòng cốt: huy động vốn và lựa chọn các tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốnhuy động được Các ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnh vựckinh doanh này

Huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế

Trang 5

thông qua các hình thức tiết kiệm định kỳ, phát hành giấy tờ có giá và các hìnhthức khác để tạo nguồn vốn cho vay của NHTM.

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản nhằm tạo ra tiền đề chocác hoạt động còn lại khác của Ngân hàng Nó quyết định quy mô, phạm vi hoạtđộng và quy mô mở rộng tín dụng của ngân hàng; quyết định đến khả năng thanhtoán, chi trả và đảm bảo hoạt động cho ngân hàng trên thị trường; và đặc biệtquyết định đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế mở như hiệnnay Ngiệp vụ huy động vốn được phản ánh trên phần tài sản nợ của Bảng cânđối tài sản của NHTM, nên còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ

 Các đối tượng huy động vốn của NHTM:

Dân cư:

Đây là đối tượng có nhiều tiềm năng nhất,cung cấp cho ngân hàng mộtnguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao Người dân có thu nhập nhưng lạikhông có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh,nhưngvẫn muốn sinh lời,vì vậy họ đã đầu tư gián tiếp bằng cách gửi tiền vào ngânhàng,uỷ thác vốn cho ngân hàng

Các tổ chức kinh tế:

Ngày nay hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tại ngân hàngnhằm phục vụ cho các hoạt động của mình Nhìn chung các tài khoản này đemlại cho các ngân hàng một lượng vốn khá ổn định.Phát triển và quản lý tốt các tàikhoản này sẽ cho phép ngân hàng có một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp

Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác:

Đây là đối tượng không thường xuyên của các ngân hàng thương mại cổ phần,chỉ nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán hay bù đắp thiếu hụt tạm thời

Ngân hàng Trung Ương:

Chỉ khi không còn huy động từ nguồn nào được nữa, các ngân hàngthương mại sẽ tìm đến ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thờihay đảm bảo khả năng thanh toán Khi đó ngân hnàg Trung ương sẽ cho cácngân hàng thương mại cổ phần vay chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấu hoặc

Trang 6

cầm cố các thương phiếu mà ngân hàng Trung ương nắm giữ.

1.1.2 Vai trò của hoạt động huy động vốn.

Đại bộ phận nguồn vốn của NHTM là vốn huy động Vốn huy động là tàisản mà ngân hàng chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu, nhưng lànguồn vốn được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh sinh lời của một ngân hàng.Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàngnhưng nó là một nghiệp vụ quyết định đến hoạt động của NHTM Khi mộtNHTM được cấp phép thành lập, vốn điều lệ theo quy định đa phần chỉ đáp ứngđược cho tài sản cố định, chứ chưa đủ cho các hoạt động kinh doanh như cấp tíndụng và các dịch vụ ngân hàng khác Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này,ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy

có ý nghĩa rất quan trọng với các đối tượng sau:

Đối với nền kinh tế, huy động vốn có vai trò khuyến khích tiết kiệm bằng

các biện pháp thu hút và huy động vốn thông qua các dạng tài khoản khác nhautrên một mạng lưới chi nhánh rộng khắp Huy động vốn còn giúp cho nguồn vốnnhàn rỗi trong xã hội tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lạichúng Đặc biệt là đối với nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốngiúp nó hoạt động liên tục, nhịp nhàng, và hiệu quả hơn

Đối với Ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn mang lại nguồn vốn cần

thiết cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác Huy động đượcvốn, ngân hàng sẽ có khả năng cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, từ đó thúcđẩy sự tăng trưởng, cũng như gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng Mặt khác, thôngqua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng có thể đo lường uy tín cũng như sự tínnhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó có những biện pháp khôngngừng cải thiện để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Có thể nói,nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ giải quyết “đầu vào” cho NHTM

Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng

một giải pháp tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hộigia tăng tiêu dùng trong tương lai Mặt khác, thông qua hoạt động huy động vốn

Trang 7

của ngân hàng, khách hàng còn có được một nơi tương đối an toàn để cất giữ vàtích trữ vốn tạm thời nhàn rỗi Cuối cùng, là giúp cho khách hàng có cơ hội tiếpcận các dịch vụ hiện đại khác, làm thông suốt quá trình sử dụng tiền, tiêu dùnghay sản xuất kinh doanh.

Đối với nhà nước, huy động vốn là một công cụ để NHNH thực hiện

chính sách tiền tệ quốc gia, thông qua các quy đinh về lãi suất, tỷ giá… qua cácthời kỳ Vì vậy, hoàn thiện công tác huy động vốn ở NHTM có ý nghĩa to lớnđối với sự phát triển của nền kinh tế

1.1.3 Các hình thức huy động vốn.

Để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cùng với đápứng nhu cầu của thị trường, NHTM phải mở rộng các hình thức huy động đểtăng nguồn vốn này Theo nghị định 59/2010/NĐ-CP ngày 16/7/2010 của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành luật cácTCTD, NHTM được huy động vốn bằng các hình thức dưới đây:

 Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới các hìnhthức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác

 Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác khi đượcthống đốc NHNN chấp thuận

1.1.3.1 Huy động vốn tiền gửi

 Tiền gửi không kì hạn:

Các khoản gửi với thời gian không xác định Người gửi có thể rút bất cứ lúcnào cần sử dụng đến Xét trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kì hạn là khoản nợ

mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào Tiền gửikhông kì hạn có lãi suất thấp hoặc không trả lãi, chia thành 2 loại sau:

 Tiền gửi thanh toán: loại tiền gửi nhằm mục đích tiến hành thanh toán, chitrả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản phát sinh khác trongquá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện

 Tiền gửi không kì hạn thuần túy: là các khoản tiền gửi với mục đích antoàn, không mang tính chất phục vụ thanh toán Ngân hàng phải thỏa mãn

Trang 8

yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và chỉ được phép sửdụng tồn khoản khi đã đảm bảo khả năng chi trả.

 Tiền gửi có kì hạn:

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng

về thời gian rút tiền Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cánhân, có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thác với mụcđích hưởng lãi

Các NHTM nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có kỳ hạn và tiềngửi báo rút (tức là khi muốn rút ra phải báo trước) Về cơ bản, các khoản tiềngửi có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các khoản chitrả bằng vốn trên tài khoản vãng lai nên không thể phát séc Thông thường, tiềngửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi có thời hạn dài và có lãi suất cao

Tiền gửi có kỳ hạn giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiềngửi tiết kiệm Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụngphần lớn tồn khoản vào kinh doanh Chính vì vây, các NHTM luôn tìm cách đadạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng

 Tiền gửi tiết kiệm:

Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo quyết định số NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước đã quy định rõ “Tiền gửi tiết kiệm làkhoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhậntrên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiếtkiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”

1160/2004/QĐ-Đây là một phần thu nhập của cá nhân người lao động chưa sử dụng cho tiêudùng Do đó, họ gửi vào ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách an toàn vàhưởng lãi Vì thế, tài khoản tiền gửi không thể phát séc hay thực hiện các khoảnthanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm đểtrả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản

Trong nền kinh tế thị trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển thành hai

Trang 9

loại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền

có thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việcnào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thểrút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửitiết kiệm

Nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn và quan trọng nhất trong tổngnguồn vốn huy động, nhất là đối với các ngân hàng bán lẻ Do đó, việc tăng cườnghuy động nguồn tiền này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển củaNHTM

1.1.3.2 Huy động vốn phi tiền gửi

 Vay trên thị trường liên ngân hàng:

Vay của các tổ chức tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trảcấp bách Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăng bấtngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẵn lòng cho cácngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngược lại,các ngân hàng đangthiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản Như vậynguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trảcấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vaymượn từ NHNN Quá trình vay mượn rất đơn giản Ngân hàng vay chỉ cần liên

hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý(hoặcNHNN) Khoản vay có thể không cần đảm bảo,hoặc được đảm bảo bằng cácchứng khoán của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi vàcủa ngân hàng đi vay tăng lên

 Vay từ ngân hàng nhà nước:

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả củaNHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ(thiếu hụt dự trữ bắt buộc,dự trữ thanhtoán),NHTM thường vay NHNN Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái

Trang 10

chiết khấu (hoặc tái cấp vốn) Các thương phiếu đã được các ngân hàng thươngmại chiết khấu(hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ Khi cần tiền,ngânhàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại NHNN Nghiệp vụ nàylàm thương phiếu của NHTM giảm đi và dự trữ(tiền mặt hoặc tiền gửi tạiNHNN) tăng lên NHNN điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; NHTMphải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định Thông thườngNHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáohạn ngắn,khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từngthời kì Trong điều kiện chưa có thương phiếu,NHNN cho NHTM vay dưới hìnhthức tái cấp vốn theo hạn mức tin dụng nhất định.

 Phát hành giấy tờ có giá:

Thương phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng Tronghuy động vốn dưới hình thức này, NHTM phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suấthuy động Do vậy, vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định

Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằngcách phát hành các giấy nợ trên thị trường vốn Rất nhiều NHTM thiếu nguồntiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung vàdài hạn Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồntiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn Thông thường đây

là khoản vay không có bảo đảm Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao

sẽ vay mượn được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thường khó vay mượn trựctiếp bằng cách này, họ thường phải thông qua các ngân hàng đại lý hoặc đượcbảo lãnh của Ngân hàng Đầu tư Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình độphát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các công cụ nợdài hạn của ngân hàng Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp Ngân hàng cầnnghiên cứu kĩ thị trường để quyết định quy mô,mệnh giá, lãi suất và thời hạn vaymượn thích hợp Các vấn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ…cũng được ngân hàng quan tâm

Trang 11

1.2 Huy động vốn qua tiền gửi thanh toán

1.2.1 Khái niệm và vai trò của Tiền gửi thanh toán

1.2.1.1 Khái niệm

Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sửdụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàngbằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệmthu, chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất củakhách hàng Ngoài ra, hiện nay khách hàng có thể sử dụng kèm các dịch vụ giatăng như thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hai loại tài

khoản: Tài khoản tiền gửi thanh toán và Tài khoản vãng lai Đối với tài khoản tiền

gửi thanh toán việc rút tiền hay chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằngséc hay chuyển khoản Khách hàng mở tài khoản này nhằm mục đích thanh toán và

sử dụng dễ dàng, thuận tiện đồng vốn khi cần Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc

dư nợ, có lúc dư có Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng đápứng nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định và trong một giới hạnnhất định được gọi là hạn mức thấu chi Đây là một cách kết hợp tài khoản tiền gửithanh toán với tài khoản cho vay(thấu chi-chi trội trên số dư có của tài khoản tiềngửi thanh toán) Một số ngân hàng cũng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng” củatài khoản tiền gửi thanh toán để nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm canh tranh vớicác tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi thanh toán cũng là một bộ phận của Tiền gửi không kỳ hạn, loạitiền gửi mà khách hàng gửi và ngân hàng không có thoả thuận trước về thời gianrút tiền Bởi vì, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng rất biến động, khách hàng

có thể rút ra bất kỳ lúc nào, do đó ngân hàng không chủ động sử dụng số vốnnày, ngân hàng phải dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khikhách hàng có nhu cầu

1.2.1.2 Vai trò

Bản thân vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số

Trang 12

nguồn vốn của NHTM, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các hoạtđộng kinh doanh Cũng chính vì vậy mà người ta còn gọi NHTM là Ngân hàng

kí thác hay Ngân hàng tiền gửi Trong đó, tiền gửi thanh toán lại là một bộ phậnkhông thể thiếu và đóng góp phần quan trọng vào tổng số nguồn vốn ngắn hạnhuy động được

Đối với NHTM, thì TGTT là một khoản vốn huy động với mức chi phíthấp nhất trong tất cả các khoản vốn huy động được khác Ngân hàng chỉ phải bỏ

ra những khoản chi phí nhỏ về quản lý tài khoản hoặc trả lãi (nếu có thì cũng rấtnhỏ) bù lại là được sử dụng một phần lớn làm vốn kinh doanh

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, TGTT càng đóng vai trò quan trọngđối với các NHTM bởi nhiều lý do Một mặt bởi nền kinh tế không ngừng pháttriển, các hoạt động thanh toán, luân chuyển tiền ngày một sôi động hơn Mặtkhác, tiền mặt trong lưu thông đang được hạn chế dần, những tiện ích ngân hàngngày càng trở nên phổ biến và hữu ích Khi đó, TGTT cùng với những dịch vụ đikèm như: thanh toán, chuyển tiền, thấu chi… trở nên hết sức có tiềm năng pháttriển, đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung ứng dịch vụ và tạo lợinhuận, cũng như danh tiếng cho ngân hàng

1.2.2 Những đặc trưng Tiền gửi thanh toán

 Đối với khách hàng, việc gửi tiền vào tài khoản này với mục đích chủ yếu

là thanh toán và chi trả cho các hoạt động kinh doanh, các hoạt động dịch vụphát sinh một cách thường xuyên Nên việc dễ dàng chuyển nhượng, dễ dàngthanh toán được xem là yếu tố rất quan trọng, còn việc hưởng lãi với khoản tiềngửi này chỉ là thứ yếu Do đó, loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi theo yêucầu, nó không đem lại lợi tức cao cho người gửi

 Vốn tiền gửi không kỳ hạn là khoản vốn có sự biến động nhiều nhất, số dưcủa khoản vốn này tăng giảm phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh củangười gửi tiền Do vậy, NHTM chỉ có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn này khi

và chỉ khi đưa ra được các dự đoán về sự biến động số dư trên tài khoản tiền gửinày một cách chính xác

Trang 13

 Trên cơ sở tiền gửi thanh toán, rất nhiều các dịch vụ ngân hàng có thể đượctriển khai Khi có một tài khoản thanh toán tại ngân hàng, khách hàng có thể:

 Gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán

 Nhận tiền lương hàng tháng

 Thấu chi tài khoản

 Phát hành thẻ

 Phát hành séc

 Đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử

 Chuyển tiền tự động đối với những khoản thanh toán định kỳ

 Thực hiện các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền mua bán chứng khoán, thamgia đấu giá, nhận cổ tức, v.v… trực tuyến với các công ty chứng khoán cóliên kết với ngân hàng

Đây là những giá trị gia tăng mà ít loại tài khoản ngân hàng có được, cũng

là một trong những đặc trưng cơ bản và tiện ích của tiền gửi thanh toán Từ đâyNHTM có được một danh mục sản phẩm đa dạng, linh hoạt, dễ điều chỉnh vớithị hiếu của thị trường

 Tiền gửi thanh toán mặt khác đem lại những lợi ích: An toàn vì khách hàngkhông phải giữ tiền mặt, kiểm đếm tiền khi chuyển tiền, thanh toán và nhận thanhtoán, nhờ đó tránh được các rủi ro về tiền giả Mọi thông tin cá nhân được bảo mậtcao nhất Các khoản tiền gửi đều được mua bảo hiểm tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi.Tiền trong tài khoản cũng được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

 Tài khoản thanh toán có thể áp dụng triệt để kênh phân phối hiện đại.Dịch vụ ngân hàng điện tử có thể coi là kênh phân phối chủ yếu của loại sảnphẩm này Trước tiên là thông qua ngân hàng tự động như ATMs, POS, là lĩnhvực gần như đã bão hòa về số lượng và đang đi vào phát triển sâu về chất lượng.Thêm nữa, hầu hết các NHTM trên thị trường hiện nay cũng đều áp dụng ngânhàng điện tử cho tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng Thông quainternet, điện thoại, và các ứng dụng cài cho thiết bị di động, khách hàng hoàntoàn có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng bất cứ khi nào và ở đâu Trong xu hướng

Trang 14

hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, các NHTM đang tập trung đầu tư cho kênhphân phối này nhằm tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường của mình.

 Đối tượng khách hàng của tài khoản TGTT khá rộng, và thủ tục để mởmột tài khoản cũng hết sức đơn giản Tất cả cá nhân người Việt nam và ngườinước ngoài đang cư trú và hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu đều có thể mở và

sử dụng tài khoản thanh toán Thủ tục mở tài khoản nhanh gọn (chỉ trong vòng 5phút) và hoàn toàn miễn phí Khách hàng chỉ cần có CMND hoặc Hộ chiếu vàĐơn đề nghị mở tài khoản cá nhân theo mẫu của ngân hàng.

1.2.3 Những nhân tố tác động đến huy động Tiền gửi thanh toán

Là một bộ phận của nguồn vốn huy động, tiền gửi thanh toán cũng chịutác động của nhiều nhân tố khách quan cũng như chủ quan chung Mặt khác, do

có những đặc trưng riêng như: phục vụ mục đích thanh toán, thường xuyên biếnđộng, chịu lãi suất thấp…, các nhân tố tác động đến loại vốn huy động này cũng

có điểm riêng biệt

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế - xã hội:

Môi trường kinh tế - xã hội cũng như luật pháp là những nhân tố vĩ mô cóảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng Nền kinh tế có

ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu người cao, trình độ dân trícủa dân cư cao, thì khả năng huy động vốn của ngân hàng mới có thể điều kiệnphát triển tốt Ngược lại, nếu một nền kinh tế mà không ổn định, thu nhập, cũngnhư dân trí thấp thì tất yếu là tiết kiệm của xã hội cũng sẽ thấp, thêm vào đó làtâm lý ưa dùng tiền mặt, người dân chưa thấy hết được các tiện ích mà ngânhàng cung cấp, và điều này sẽ gây rất nhiều những khó khăn cho hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng Mặt khác, đối với một nền kinh tế phát triển ở trình độcao, các dịch vụ ngân hàng hiện đại liên quan đến TGTT càng có cơ hội mở rộngthị trường nhiều hơn

 Môi trường pháp lý:

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt

Trang 15

chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng Hoạt động ngân hàng được điềuchỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật Môi trường pháp lý đem lạicho ngân hàng hàng loạt cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức Ví dụ như việc

dỡ bỏ các hạn chế về huy động tiền gửi nội tệ giúp ngân hàng có cơ hội huyđộng tốt hơn, nhưng cũng sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triểncác sản phẩm để huy động nguồn nội tệ trong nước

Ngoài ra, hoạt động ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộluật: Luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật thương mại và rất nhiều cácquyết định, thông tư của chính phủ và của NHNN Do đó hoạt động huy độngvốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước, chínhphủ và NHTW như chính sách lãi suất, tỷ giá, tín dụng… Sự thay đổi này sẽ ảnhhưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của ngân hàng

 Môi trường cạnh tranh:

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ như hiện nay thì vấn đềcạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khốc liệt hơn baogiờ hết Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau

mà còn diễn ra giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài, đặc biệt làvới các ngân hàng lớn, có uy tín thương hiệu trên thế giới, có trình độ công nghệcao, quy mô vốn lớn và một đội ngũ nhân lực dồi dào cả về trình độ lẫn kinhnghiệm Điều đó sẽ tạo ra một thách thức rất lớn đối với các ngân hàng thươngmại trong nước khi mà quy mô vốn còn nhỏ, trình độ công nghệ còn lạc hậu

 Môi trường công nghệ:

Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội.Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu tác động mạnh mẽ của

sự thay đổi của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin

Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng Côngnghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phốisản phẩm, phát triển sản phẩm mới Nhờ có công nghệ mà hoạt động huy độngTGTT được cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp

Trang 16

vụ chính xác… giúp ngân hàng có khả năng huy động được nguồn vốn một cáchnhanh nhất, chính xác và hiệu quả, tăng uy tín của ngân hàng.

 Thu nhập dân cư:

Khi thu nhập của người dân tăng lên, tiêu dùng tăng, tức nhu cầu thanhtoán ngân hàng cũng tăng lên Ngược lại khi thu nhập của dân cư giảm thì tiềngửi ngân hàng cũng giảm đi Như vậy thu nhập của dân cư là yếu tố hết sức quantrọng ảnh hưởng tới quy mô vốn tiền gửi huy động của ngân hàng thương mại.Thêm vào đó, tập quán dân cư cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốncủa ngân hàng Tâm lý tập quán dân cư thường rất khác nhau giữa các vùng địa

lý Đó là thói quen chi tiêu, thói quen thanh toán, mức độ tiếp cận hiểu biết vềcác dịch vụ ngân hàng Thông thường ở các nước phát triển, người dân thường

sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng hơn là dùng tiền mặt, do vậy lượngtiền mặt trong lưu thông sẽ giảm xuống, điều này tạo thuận lợi cho hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng thương mại Nhưng ở các nước đang phát triển thìlại khác, người dân vẫn giữ thói quen tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán, vì vậyhoạt động huy động TGTT sẽ gặp khó khăn

1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan

 Uy tín, thương hiệu của ngân hàng:

Các yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc huy độngTGTT nói riêng, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, bởi vì nóthể hiện uy tín, lòng tin vào ngân hàng của khách hàng, là sức mạnh trong cạnhtranh của ngân hàng Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khi vấn đềcạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Chỉ có những ngân hàngnào khẳng định đuợc uy tín, thương hiệu của mình, chiếm được lòng tin củakhách hàng thì ngân hàng đó mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh được.Thực tế cho thấy rằng, uy tín – thương hiệu của một ngân hàng là yếu tố vô cũngquan trọng tác động đến quyết định tiêu dùng dịch vụ của khách hàng Mộtkhách hàng có thể tìm đến ngân hàng mà mình tin tưởng trước khi có những nhucầu chính xác về một sản phẩm ngân hàng nào trước đó

Trang 17

 Chính sách lãi suất:

Chính sách lãi suất bao gồm cả chính sách cạnh tranh trong huy động vốn

và cả trong cho vay, là một chính sách quan trọng của ngân hàng Việc duy trìmức lãi suất cạnh tranh trong huy động là đặc biệt quan trọng khi nguồn vốn thịtrường khan hiếm Các ngân hàng không chỉ cạnh tranh trong lãi suất niêm yết

mà còn có các chính sách lãi suất thưởng, các chương trình thỏa thuận và tri ânkhách hàng Các NHTM không chỉ cạnh tranh về vốn với nhau mà còn cạnhtranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ nợ khác trên thịtrường vốn

 Chính sách khách hàng:

Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làmnhiều nhóm để có cách thức phục vụ phù hợp Với những khách hàng lâu năm,giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với ngân hàngthì ngân hàng sẽ có những chính sách và chương trình tri ân phù hợp để giữ chânkhách hàng Còn đối với các khách hàng mới lại cần có cách tiếp cận, tung ra cácsản phẩm mới để đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng

 Các sản phẩm huy động của ngân hàng:

Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động huy độngvốn của ngân hàng Chỉ với nền tảng TGTT, nhưng hình thức huy động của ngânhàng càng đa dạng, phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từnền kinh tế càng lớn bấy nhiêu Điều này xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu

và tâm lý của các tầng lớp dân cư Mức độ đa dạng của các sản phẩm càng caothì càng đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu của dân cư, để họ tìm thấy cho mìnhmột hình thức gửi tiền phù hợp và an toàn Do vậy các ngân hàng thường cânnhắc rất kỹ trước khi đưa vào các sản phầm huy động mới

 Chiến lược marketing:

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sựkhác biệt về sản phẩm, giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố

vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là

Trang 18

điều kiện để giữ chân khách hàng, còn chiến lược marketing phù hợp sẽ giúp ngânhàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới Chiến lược marketing hiểu rộng còn baogồm cả chiến lược về lãi suất và sản phẩm huy động, cộng thêm các chương trìnhquảng bá cho các chính sách, hình ảnh của ngân hàng Trong điều kiện hiện nay,marketing ngân hàng đã trở thành một môn khoa học, được nghiên cứu và phát triểnnhanh chóng trong hệ thống NHTM.

 Công nghệ ngân hàng:

Việc hiện đại hóa ngân hàng sẽ giúp cho việc giao dịch của khách hàngtrở nên tiện lợi, nhanh chóng hơn Từ đó sẽ tạo được sự tin cậy của khách hàngđối với ngân hàng Mặt khác, công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng có thể pháttriển thêm các loại dịch vụ thanh toán, tăng cường huy động tiền gửi thanh toán.Bên cạnh đó, công nghệ còn đóng vai trò then chốt trong năng lực cạnh tranh củacác ngân hàng thương mại hiện nay

 Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng:

Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việcthu hút khách hàng Có thể nói nhân viên ngân hàng, đặc biệt là giao dịch viên

và bảo vệ chính là bộ mặt của ngân hàng bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếpvới khách hàng Một ngân hàng có đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, lịch

sự, có trình độ nghiệp vụ cao sẽ tạo cho khách hàng tâm lý tin cậy, từ đó ảnhhưởng tới quyết định gửi tiền của họ Đối với riêng TGTT, là loại dịch vụ màkênh phân phối truyền thống tuy có phần lạc hậu so với những công nghệ hiệnđại, nhưng việc duy trì quan hệ với khách hàng vẫn là điều tối quan trọng, vàđiều này phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng 80% thành côngthương vụ là phụ thuộc vào nhân viên bán hàng, vì thế đây luôn là một yếu tố cósức ảnh hưởng lớn và cần không ngừng được đầu tư

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động của các ngân hàng chịu sự tácđộng của rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm cả yếu tố khách quan lẫn yếu tốchủ quan Mỗi một yếu tố đều tác động nhất định tới hoạt động huy động vốncủa ngân hàng nói chung, hoạt động huy động TGTT nói riêng Do đó, đòi hỏi

Trang 19

các ngân hàng phải có các chính sách cũng như các biện pháp huy động vốn chophù hợp với tình hình cụ thể của thị trường trong từng thời kì, cũng như vớinhững lợi thế mà ngân hàng có được.

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN QUA TIỀN GỬI

THANH TOÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH MSB

2.1 Khái quát về Sở giao dịch MSB

2.1.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – MSB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (viết tắt: Ngân hàngTMCP Hàng hải) Tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial StockBank (viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB) Ngân hàng TMCP Hàng Hải ViệtNam (MSB) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 12/07/1991,MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng HảiPhòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng

và Công ty Tài chính có hiệu lực Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hìnhngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và MSB đã trở thành một trong nhữngngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam Đó là kết quả có được từsức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng HảiViệt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dândụng Việt Nam… Ban đầu, MSB chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng vàmột vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh,

TP HCM Có thể nói, sự ra đời của MSB tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế

kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế Việt Nam

Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thửthách, cam go nhất của MSB Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn Tuy vậy, bằng nội lực và bảnlĩnh của mình, MSB đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từnăm 2005

Trang 21

Đến nay, MSB đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triểnmạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng Đến cuối năm 2012,vốn điều lệ của MSB ở mức 8.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 114.000 tỷđồng Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịchnăm 2005, hiện nay là gần 150 điểm và trong tương lai gần, con số này sẽ nânglên 200 điểm vào cuối năm 2012 tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cảnước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu, TP HCM,Cần Thơ… MSB đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 400 Ngân hàng và chi nhánhNgân hàng ở nhiều nước trên Thế giới, nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt độngThanh toán quốc tế Trở thành thành viên của nhiều tổ chức liên Ngân hàngtrong nước và Thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàngChâu Á, Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền nhanh toàncầu Money Gram… với mục đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường Tàichính Việt Nam và hội nhập kinh tế thế giới.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hìnhảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận kháchhàng… đến nay, MSB đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới

mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiệnđại nhất Việt Nam

Trang 22

 Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đốitượng khách hàng.

 Xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chínhtrong nước và quốc tế

Giá trị cốt lõi:

 Chú trọng đáp ứng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ

 Hiệu quả là mục tiêu của mọi công việc

 Học hỏi, sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện

 Hợp tác, tin cậy là động lực của thành công

- Với nhân viên: Thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn

nhau Phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi Tạo cơ hội cho sự

phát triển của mọi thành viên MSB

- Với cổ đông: Giá trị đầu tư tăng trưởng ngày càng cao cho các cổ đông.Đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng

- Với toàn xã hội: Bằng việc đảm bảo sự tăng trưởng không ngừng củaNgân hàng đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, từ thiện,MSB cam kết đóng góp các giá trị văn hóa, kinh tế cho cộng đồng và sự pháttriển chung của toàn xã hội

2.1.2 Khái quát chung về Sở giao dịch MSB

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 2005, do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có nhu cầu cần mởrộng và cần có một trụ sở chính tại Hà Nội để thuận tiện hơn cho hoạt động của

Trang 23

Ngân hàng, MSB đã trình hồ sơ lên Giám đốc NHNN xin chuyển trụ sở chính từThành phố Hải Phòng về Thành phố Hà Nội tại số nhà 44 Nguyễn Du, Hai BàTrưng Đồng thời ngày 1/6/2005, HĐQT Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Namcũng có quyết định thành lập SGD Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam tại sốnhà 44, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội SGD Ngân hàng TMCP Hàng hảiViệt Nam có con dấu, là đơn vị phụ thuộc, có nhiệm vụ thực hiện kinh doanhtiền tệ đúng theo các quy định của pháp luật, của NHNN và của MSB.

Quá trình hình thành Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải được chialàm các giai đoạn sau:

 Từ năm 2005 trở về trước: trụ sở chính ( gồm trung tâm điều hành và sởgiao dịch) có địa điểm tại số nhà 5A Nguyễn Tri Phương, Quận HồngBàng, Thành Phố Hải Phòng

 Từ năm 2005 tới nay địa điểm trụ sở đặt tại số nhà 44 Nguyễn Du, QuậnHai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội

Sau khi chuyển trụ sở Sở lên Hà Nội, Sở đã có những bước phát triểnmạnh mẽ Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ được tăng cường

- Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, nhờ đó nguồn vốnhuy động của sở đã tăng đáng kể

- Kinh doanh ngoại hối phát triển

- Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ, nghiệp

vụ chuyên môn cao

- Đưa văn hóa bán hàng vào môi trường kinh doanh, thúc đẩy các phòng tíndụng của Sở chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới,song song với việc chăm sóc khách hàng hiện có

- Số lượng phòng giao dịch tăng, tính đến nay, trừ trụ sở của Sở đặt tại sốnhà 44 Nguyễn Du, thì số phòng giao dịch của sở đã tăng lên là 5 phòng ,được phân bố tại Quận Đống Đa, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hoàn Kiếm, vàQuận Hai Bà Trưng, nhằm phát triển hoạt động thanh toán đồng thời cung

Trang 24

cấp các tiện ích ngân hàng cho người dân trên địa bàn các quận, đồng thờinhằm phục vụ tốt hơn những khách hàng sẵn có của SGD.

- Quy mô hoạt động tăng mạnh qua các năm

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức.

Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có cơcấu tổ chức bộ máy, nhân sự như sau:

 Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

Cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức vụ, vị trí như sau:

Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cấp trên cơ

quan chủ quản là Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải về mọi hoạt động kinhdoanh của sở theo luật doanh nghiệp mà nhà nước đã ban hành Đồng thời giámđốc sở giao dịch cũng là người được giao trách nhiệm quản trị sở giao dịch, chịutrách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh, kỹ thuật của SGD

Phó giám đốc: là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình quản lý sở, giúp

cho giám đốc sở có thể tập trung vào các vấn đề lớn, có tính chất chiến lược Bêncạnh đó, phó giám đốc còn chịu trách nhiệm về mảng sản xuất kinh doanh hàngngày và về mảng đối ngoại của doanh nghiệp Ngoài ra phó giám đốc còn cónhiệm vụ làm thay công việc của Giám đốc trong trường hợp được ủy quyền.Hiện tại ở Sở giao dịch đang có 2 phó giám đốc

Các phòng nghiệp vụ: Hiện nay Sở giao dịch MSB gồm có 4 phòng

nghiệp vụ:

Phòng tín dụng: được chia làm 2 phòng là phòng khách hàng doanh

nghiệp và phòng khách hàng cá nhân Mỗi phòng gồm trưởng phòng, phó trưởngphòng và các nhân viên nghiệp vụ

+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên tíndụng, 7 nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 3 nhân viên tín dụng mới tuyển dụng

+ Phòng khách hàng cá nhân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9chuyên viên tín dụng và hỗ trợ tín dụng

Phòng kế toán- tài chính: gồm 1 trưởng phòng, 1phó trưởng phòng và 4

Trang 25

nhân viên nghiệp vụ.

Phòng nguồn vốn và thanh toán: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng

phòng và 4 các nhân viên nghiệp vụ

Phòng dịch vụ khách hàng: gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các

nhân viên nghiệp vụ

Trong đó, quyền hạn của mỗi vị trí trong ban giám đốc và các phòng bantrong sở giao dịch được quy định cụ thể như sau:

 Giám đốc được quyền thay mặt trung tâm kí kết các hợp đồng, tham giacác giao dịch kinh tế có giá trị hợp đồng dưới 800 triệu VND…được quyền tổchức và quản lý các hoạt động của đơn vị mình, được quyền trả lương hoặc chothôi việc đối với cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của SGD…

 Phó giám đốc được quyền kí kết các văn bản theo sự ủy quyền của giámđốc; được quyền giám sát và đôn đốc hoạt động của các phòng ban; được quyềnyêu cầu các bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết…

 Phòng tín dụng : Được ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc trongmột số trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng ;được quyền tham giacác cuộc họp; được quyền trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnhvực tín dụng đối với các nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng, vàđược yêu cầu các phòng ban và các chi nhánh giao dịch của sở cung cấp cácthông tin cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao

 Phòng nguồn vốn và Thanh toán : Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập

và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành vàcác tài sản khác trong kho quỹ tại Sở; Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lưuthông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nướctrên địa bàn; Tổ chức việc kiểm tra chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ của các

Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt động ngân hàng

 Phòng kế toán- tài chính: Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theodõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Sở;Lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Sở; Thực hiện việc mở

Trang 26

tài khoản, giao dịch thanh toán cho Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụngtrên địa bàn.

 Phòng giao dịch khách hàng: thực hiện trực tiếp hoạt động giao dịch vớikhách hàng

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải.

(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng, SGD MSB)

2.1.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch MSB.

a Nguyên tắc hoạt động: Sở giao dịch Ngân Hàng Hàng Hải là một đơn vị nằm

trong toàn hệ thống Ngân Hàng Hàng Hải, hạch toán độc lập với Hội Sở NgânHàng Hàng Hải Tuy nhiên mọi hoạt động của SGD vẫn phải dưới sự chỉ đạogiám sát của Hội Sở

- Trong hoạt động tín dụng: SGD và ban giám đốc Sở chỉ có quyền thẩmđịnh, định giá tài sản, ký kết hợp đồng giải ngân với những hợp đồng vay có giátrị dưới 800 triệu VND, còn những hợp đồng vay có giá trị trên 800 triệu VNDSGD phải chuyển hồ sơ lên Hội Sở, Hội Sở sẽ tiến hành thẩm định và đưa raquyết định cho vay hay không

Trang 27

- Hoạt động thu nợ: SGD có quyền gửi đơn yêu cầu thu hồi nợ với những

khách hàng vay tiền tại SGD đã quá thời hạn cho vay, trong trường hợp khách

hàng không có khả năng thanh toán, SGD sẽ gửi hồ sơ khách hàng lên Ban thu

hồi nợ của Hội Sở

- Vấn đề nhân sự: toàn bộ vấn đề tuyển dụng và thay đổi cơ cấu nhân sự

của SGD do Hội Sở quyết định, các trưởng phòng và Ban giám đốc của SGD chỉ

có quyền đề đạt và cho thi tuyển

b Các hoạt động cơ bản của SGD.

- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn

- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn

- Chiết khấu chứng từ có giá

- Hùn vốn tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế

- Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước

- Kinh doanh ngoại hối

- Tài trợ thương mại

- Các dịch vụ ngân hàng khác

c Kết quả kinh doanh:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu

vào nền kinh tế thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn phát

triển mới với nhiều cơ hội, nhưng cũng có nhiều thách thức, cuộc khủng hoảng

kinh tế toàn cầu vừa qua đã gây rất nhiều khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam

cũng như ngành ngân hàng nói chung, và Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng

Tuy nhiên, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải vẫn thu được những thành

quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, và tạo dựng một vị trí quan trọng

trong hệ thống ngân hàng Hàng Hải, được thể hiện trong bảng kết quả hoạt động

kinh doanh sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD Ngân hàng

TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2012:

Trang 28

STT Chỉ tiêu hoạt động Đơn vị 2010 2011 2012

( Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp SGD)

Thông qua số liệu bảng trên ta thấy được:

Ta nhận thấy năm 2010 tuy là một năm hết sức khó khăn đối với nền kinh

tế nói chung, song kết quả kinh doanh của SGD là không tệ Đã có sự tăngtrưởng nhất định về các chỉ tiêu như tổng giá trị tài sản, tổng vốn huy động vàtổng dư nợ và cả lợi nhuận của ngân hàng Sang năm 2011, những con số tăngtrưởng mà SGD MSB đạt được thực sự là những con số đáng mong đợi Sự giatăng đột biến trong Nguồn vốn huy động (120%) làm tăng giá trị Tổng tài sảncủa Sở Lợi nhuận đạt được cũng tăng cao Đây cũng là tình hình chung ở toàn

hệ thống MSB, nhờ vào chính sách quản lý và mở rộng thị trường xác đáng, đãđược lý giải cặn kẽ trong Bản cáo bạch 2011 của ngân hàng Đến năm 2012, cácchỉ tiêu đều có phần giảm nhẹ Đặc biệt là đối với khoản mục Vốn huy động,giảm từ 5924.06 tỷ (năm 2011) xuống còn 3716.22 tỷ Đây là năm mà kinh tế thếgiới và Việt Nam vẫn vật lộn với khó khăn và biến động, chính sách tài khóanhiều thay đổi, lĩnh vực tài chính ngân hàng gặp khá nhiều rủi ro Quan sát biều

đồ sau để giúp ta thấy được rõ nét những biến động đó:

Trang 29

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng giảm Tài sản, Nguồn vốn HĐ, Dư nợ cho vay tổ

Tổng tài sản Nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng

Biểu đồ 2.2: Tình hình tăng giảm lợi nhuận SGD MSB 2010-2012:

2010 2011 2012

Lợi nhuận trước thuế

Trang 30

Đánh giá khách quan hơn vị thế của SGD trong toàn hệ thống của MSB,dưới đây là Bảng giá trị % các chỉ tiêu của Sở so với cả hệ thống:

Bảng 2.2: Giá trị % các chỉ tiêu của SGD so với toàn hệ thống MSB:

STT Chỉ tiêu hoạt động Đơn vị 2010 2011 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên, Nghị quyết ĐHĐCĐ MSB)

So sánh các chỉ tiêu hoạt động của sở đối với toàn hệ thống Ngân hàngHàng hải 2010-2012, ta thấy được Sở luôn đóng góp một phần quan trọng vàohoạt động của hệ thống Tới cuối 2012, MSB có tới hơn 210 chi nhánh, điểmgiao dịch, tuy vậy, Sở chiếm tới 6.1% Tổng tài sản, 5.35% Nguồn vốn huyđộng… Lợi nhuận thu lại của Sở chiếm đến 4.73% tổng lợi nhuận của MSB năm

2012 Những con số này cũng đã được tăng dần từ 2009, và được kỳ vọng sẽtăng tiếp trong tương lai gần

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch MSB.

2.2.1 Danh mục sản phẩm huy động TGTT hiện có.

Nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu thị trường, tăng vị thế cạnh tranh, việc đadạng hóa danh mục sản phẩm cung ứng với chất lượng cao là tiêu chí hàng đầu

mà mọi NHTM đều đang hướng tới Không nằm ngoài số đó, MSB hiện tại cũngđang đưa tới khách hàng một loạt các loại hình sản phẩm dịch vụ với nhiều ưuthế riêng biệt Từ nền tảng một tài khoản, cùng với những giá trị gia tăng của nó,Maritime có một hệ thống sản phẩm ấn tượng cho cả doanh nghiệp và cá nhân:

2.2.1.1 Sản phẩm TGTT cho Khách hàng doanh nghiệp:

a M-Business Gold:

Trang 31

Dịch vụ tài khoản thanh toán cao cấp mang lại lợi ích kinh tế tối ưu cùng

các tiện ích quản lý giao dịch tốt nhất và dịch vụ ưu tiên cho Doanh nghiệp.Dành cho Doanh nghiệp có nhu cầu giao dịch thanh toán với giá trị lớn, thườngxuyên, đồng thời muốn tối ưu hóa dòng tiền của mình

Đặc tính của sản phẩm:

 Mức sinh lời cao

 Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng

 Mức sinh lời cao

 Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng

c MSB Auto Invest:

Dịch vụ tài khoản đầu tư tự động - Một ý tưởng đột phá cho hình thức gửi

tiết kiệm tự động với mức lãi suất cao nhằm tối ưu hóa lượng tiền nhàn rỗi trên

tài khoản tiền gửi thanh toán.

d Tiền gửi thanh toán:

Sản phẩm cơ bản nhất, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa việc thanh

toán/nhận thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ với đối tác của mình Có thể sử dụng

vượt quá số dư trên tài khoản qua tiện ích thấu chi tài khoản.

2.2.1.2 Sản phẩm tiền gửi thanh toán cho Khách hàng cá nhân:

a M1 Account – TKTT, giải pháp tài chính toàn diện:

Bộ sản phẩm này là sự kết hợp trọn gói các dịch vụ: tài khoản không kỳhạn lãi suất cao nhất Việt Nam, dịch vụ Internet Banking & Mobile Banking,miễn phí mọi giao dịch Đồng thời cũng có Hạn mức giao dịch ATM cao nhấtViệt Nam

- Rút tiền tối đa 30 triệu/lần và 100 triệu/ngày

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXBThống kê
2. Peter S. Rose, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tàichính
3. Tài liệu Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng, Sở giao dịch MSB Khác
4. Báo cáo thường niên MSB 2010, 2011 Khác
5. Nghị quyết Hội đồng cổ đông MSB 2012 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải. - thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Trang 25)
Bảng 2.6: So sánh sản phẩm trả lương của ba ngân hàng: MSB, Vietcombank, Agribank: - thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải
Bảng 2.6 So sánh sản phẩm trả lương của ba ngân hàng: MSB, Vietcombank, Agribank: (Trang 37)
Bảng 2.7: Dịch vụ ngân hàng điện tử được cung ứng hiện nay - thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải
Bảng 2.7 Dịch vụ ngân hàng điện tử được cung ứng hiện nay (Trang 38)
Bảng 2.8: So sánh phí dịch vụ ngân hàng điện tử giữa các ngân hàng: - thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải
Bảng 2.8 So sánh phí dịch vụ ngân hàng điện tử giữa các ngân hàng: (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w