Tình hình kinh doanh thực tế

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải (Trang 33 - 36)

Với danh mục sản phẩm tương đối phong phú như đã nói ở trên, có thể nói Huy động TGTT hiện đang là một thế mạnh khá tốt của MSB nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Tất cả những sản phẩm này với đặc điểm, tính năng riêng của mỗi sản phẩm, đã góp phần quan trọng vào nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Nói đến tăng giảm nguồn vốn TGTT huy động được, trước hết, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch ngân hàng Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: tr.VND Chỉ tiêu 2010 (31/12/2010) 2011 (31/12/2011) 2012 (31/12/2012)

1.1. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và

cá nhân 1440605 4823292 2350746

1.1.1. Không kỳ hạn 336668 3862835 1006892

1.1.2.Tiền gửi có kỳ hạn 1103937 960457 1343854

1.2. Tiền gửi tiết kiệm 1227713 951878 1306984

1.2.1. Không kỳ hạn 22 19 55

1.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn 1227691 951859 1306929

1.3. Tiền gửi ký quỹ 3097 148894 58490

Tổng huy động vốn 2671415 5924064 3716220

( Nguồn: Bảng tổng kết tài sản SGD qua các năm 2010, 2011, 2012)

Nhìn qua Bảng số liệu, ta thấy rằng nhìn chung đối với huy động vốn tiền gửi, con số này có xu hướng tăng qua các năm gần đây, và đặc biệt tăng mạnh mẽ vào năm 2011. Riêng đối với Tiền gửi không kỳ hạn, năm 2011 là năm lượng tiền gửi này tăng đột biến từ 336668 tr.VND năm 2010 lên 3862835. Là khoản mục tiền gửi luôn biến động không ngừng, việc tăng TGTT giai đoạn này có thể được giải thích bởi nhiều lý do từ nhu cầu của nền kinh tế nói chung, nhu cầu thanh toán và chi tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân tăng lên mạnh mẽ. Ngoài ra, so với các khoản mục tiền gửi khác, TGKKH tăng nhanh hơn, chứng tỏ trong

năm này, lĩnh vực huy động tiền gửi ngắn hạn được chú trọng đầu tư. Việc thương hiệu MSB được phát triển mạnh một cách đúng hướng vào năm 2011 cũng hỗ trợ không ít cho điều này. Đây cũng là năm mà danh mục sản phẩm huy động TGKKH được quan tâm, một loạt các sản phẩm với nhiều tính năng, ưu điểm ấn tượng được tung ra thị trường. Đến năm 2012, Vốn huy động của Sở nhìn chung lại chững lại. TGTT quay trở về mức 1006892, tuy giảm so với 2011 nhưng vẫn lớn hơn nhiều lần giá trị năm 2010. Được lý giải là một năm gian nan của nền kinh tế, và khá khó khăn đối với riêng ngành ngân hàng.

Riêng khoản mục TGKKH tăng giảm đã tác động không nhỏ đến tổng vốn huy động của Sở nói chung. Để xem xét điều này, dưới đây là bảng giá trị % của TGKKH so với tổng vốn huy động:

Bảng 2.5: Giá trị % TGKKH so với tổng vốn huy động

Năm 2010 2011 2012

% 12.60% 65.20% 27.09%

Để quan sát trực quan hơn biến động mạnh mẽ của TGKKH, dưới đây là biểu đồ các thành phần vốn huy động của Sở từ 2010 đến 2012:

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động SGD 2010-2012

Trên đây là những số liệu về giá trị TGTT thực tế huy động được. Mặt khác, chúng ta cần quan tâm đến cơ cấu khách hàng để nắm rõ hơn tình hình huy động TGTT của Sở. Để tăng TGTT, thứ nhất là tăng giá trị gửi tiền của các khách hàng hiện có; thứ hai là tăng số lượng khách hàng. Đối với SGD, số TKTT mở mới trung bình hàng năm vào khoảng 1500 tài khoản, khẳng định sự phát triển về chất của thương hiệu MSB và những ưu điểm vượt trội của sản phẩm huy động TGTT.

Nói đến kênh phân phối chính của các sản phẩm TGTT, kênh phân phối ngân hàng điện tử, là một trong những nội dung quan trọng được ngân hàng tập trung đầu tư một vài năm gần đây. Hàng năm, số lượng Thẻ phát hành (phương tiện thanh toán, giao dịch) trung bình khoảng 1100 thẻ. Trung bình khách hàng sử dụng Mobile Banking là 1000, Internet Banking là khoảng 800 khách hàng. Với sự đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, và tiếp tục các biện pháp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng, những con số này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tiếp theo. (Nguồn: Phòng Dịch vụ khách hàng SGD MSB)

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn qua tiền gửi thanh toán tại sở giao dịch ngân hàng hàng hải (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w