1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3

96 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 274,52 KB

Nội dung

Thực tế đó đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải luônnắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanhnghiệp mình, từ đó có những kế hoạch và chiến lược p

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực

tế của đơn vị thực tập.

Sinh viên thực hiện

Trang 2

Mục lục

LỜI CAM ĐOAN i

Mục lục ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và vai trò của tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1.2 Nội dung của tài chính doanh nghiệp 5

1.1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 6

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp 7

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.2.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 8

1.2.2 Cơ sở và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 9

1.2.2.1 Cơ sở của phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 10

1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 12

1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích báo cáo tài chính 13

1.2.3.2 Phân tích và đánh giá đặc trưng tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 14

1.2.3.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 23

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp 24

Trang 3

1.2.4.1 Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp 24

1.2.4.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh 24

1.2.4.3 Môi trường kinh doanh 25

1.3 Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 25

1.3.1 Chủ động huy động vốn SXKD, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động SXKD 26

1.3.2 Tổ chức, sử dụng hợp lý và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động .26

1.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, có phương pháp trích khấu hao TSCĐ phù hợp để đảm bảo thu hồi vốn Thường xuyên nâng cao, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị 27

1.3.4 Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 27

1.3.5 Thúc đẩy tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 28

1.3.6 Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp Có các biện pháp để thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch để trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp 29

CHƯƠNG 2 30

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 30

MỘT THÀNH VIÊN DỆT 8 – 3 30

2.1 Khái quát chung về công ty 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 30

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh 31

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 31

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31

2.1.3.3 Tình hình nguồn nhân lực 34

Trang 4

2.1.4.3 Thị trường tiêu thụ và triển vọng của Công ty 36

2.1.5 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 37

2.1.5.1 Những thuận lợi và khó khăn 37

2.1.5.2 Kết quả hoạt động của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 39

2.2 Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 39

2.2.1 Đánh giá tình hình tài chính 39

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty 40

2.2.1.2 Phân tích và đánh giá đặc trưng tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 48

2.2.1.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 56

2.2.2 Tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 57

2.2.2.1 Những thành tích đạt được 57

2.2.2.2 Những hạn chế cần khắc phục 58

CHƯƠNG 3 60

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỆT 8 – 3 60

3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 trong thời gian tới 60

3.1.1 Bối cảnh kinh tế – xã hội 60

3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty 61

3.2 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 63

3.2.1 Xây dựng kế hoạch huy động vốn SXKD hợp lý, sử dụng hiệu quả, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động SXKD 64

3.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn hợp lý 64

3.2.1.2 Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả 66

Trang 5

3.2.2 Tổ chức, sử dụng hợp lý và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động

67

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý nợ phải thu 69

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho 72

3.2.5 Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán 72

3.2.6 Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ thành sản phẩm và tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp 73

3.2.7 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 75

3.2.8 Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận 75

3.2.9 Tăng cường hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, công tác phân tích tình hình tài chính công ty 76

3.2.10 Một số giải pháp khác 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCĐKT : Bảng cân đối kế toán

HĐKD : Hoạt động kinh doanh

LNTT : Lợi nhuận trước thuế

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TCDN : Tài chính doanh nghiệp

Trang 7

Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2011, 2012

Bảng 2.6 Các hệ số khả năng thanh toán của Công ty

Bảng 2.7 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.8 Nguồn vốn lưu động thường xuyên

Bảng 2.9 Hệ số hiệu suất hoạt động Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3

Bảng 2.10 Hệ số sinh lời Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3

Bảng 2.11 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Bảng 2.12 Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bộ máy quản lý Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3

Hình 2.2 Bộ máy phòng tài chính kế toán

Hình 2.3 Hình thức kế toán nhật ký chung

Hình 2.4 Quy trình sản xuất sợi

Hình 2.5 Quy trình dệt

Hình 2.6 Cơ cấu nguồn vốn

Hình 2.7 Cơ cấu tài sản

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức

độ cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thịtrường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanhnghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh màcòn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao nhất Thực tế đó đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải luônnắm rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanhnghiệp mình, từ đó có những kế hoạch và chiến lược phù hợp nhằm cải thiện

và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn vậy, doanhnghiệp cần đi sâu phân tích hoạt động kinh doanh mà đặc biệt là hoạt động tàichính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm nắm rõ được thực trạng cũng nhưđịnh hướng tương lai cho sự phát triển của toàn doanh nghiệp

Trong tình hình thực tế hiện nay, với nền kinh tế có nhiều diễn biến phứctạp, đã không có ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn và

sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thậm chí không bảo toànđược vốn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Đặc biệt hơnnữa, sự phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay thì vấn đề minh bạchtình hình tài chính càng được nhiều đối tượng quan tâm, do đó đối với mỗinhà quản lý tài chính doanh nghiệp vấn đề này càng phải được quan tâm chú

ý và được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bao giờ hết

Xuất phát từ ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp,sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Mirae Fiber, dưới sự hướng dẫn tậntình của cô giáo – Thạc sỹ Trần Thanh Thu và sự chỉ bảo của các cán bộ

phòng Tài chính – Kế toán của Công ty, em đã chọn đề tài: “Đánh giá tình

hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Trang 10

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8 – 3” làm luận văn tốt

nghiệp của mình

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính của Công ty Trách nhiệm hữuhạn một thành viên Dệt 8 – 3

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Tráchnhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 8 – 3 thông qua các phương pháp và công

cụ phân tích tài chính doanh nghiệp Từ đó, tìm ra điểm mạnh cần phát huy,những hạn chế trong công tác quản trị tài chính để có biện pháp khắc phục kịpthời

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu tình hình tài chính và biện pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thànhviên Dệt 8 – 3 tại 460 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội

Về thời gian: Từ 23/01/2013 đến 05/5/2013

Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tàichính các năm 2011, 2012 và một số năm trước

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận chung: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – LêNin

Phương pháp khác: Luận văn cũng sử dụng tổng hợp các phương phápkhác như so sánh, thống kế, phỏng vấn điều tra…

5 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thìluận văn gồm có 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tàichính doanh nghiệp

Chương 2: Tình hình tài chính Công ty TNHH một thành viên Dệt 8 – 3.Chương 3: Một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh tại Công ty TNHH một thành viên Dệt 8 – 3

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu, do hiểu biết bản thân chưa thực

sự sâu sắc, kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên mặc dù đã cố gắng songluận văn không tránh khỏi một số sai sót nhất định Vì vậy, em rất mong nhậnđược những góp ý chân thành của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn ngàycàng hoàn thiện hơn

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trang 12

VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dướihình thức giá trị gắn liền với sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp phát sinhtrong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tớicác mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật chophép

Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở trong hệ thống tài chính của nềnkinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nềnkinh tế hàng hóa tiền tệ Tiền đề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bất

cứ doanh nghiệp nào cũng là một lượng vốn tiền tệ nhất định Quá trình hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một quá trình hình thành phânphối, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, phát sinh các luồngtiền, tạo nên sự vận động các luồng tài chính của doanh nghiệp Các quan hệkinh tế đó đã hình thành nên các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và baogồm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Quan hệ này thểhiện ở chỗ nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp thực hiệncác nghĩa vụ đối với Nhà nước

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác: Đượcthể hiện qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường vốn,thị trường chứng khoán… và doanh nghiệp phải thanh toán các khoản lãi vayvốn, trả lãi cổ phần…

Trang 13

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanhnghiệp: Biểu hiện thông qua việc doanh nghiệp trả tiền lương, tiền công cũngnhư là thưởng, phạt vật chất cho người lao động trong doanh nghiệp mình.

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp: Thểhiện thông qua việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu và thông quaviệc phân chia lợi nhuận sau thuế

- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: Biểu hiện qua quan hệthanh toán giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp cũng như việc sử dụngcác quỹ của doanh nghiệp

Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra một số điểm sau:

Về mặt hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trìnhtạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanhnghiệp

Về mặt bản chất: Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dướihình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

1.1.1.2 Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:

- Tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư Nghĩa là, trong rất nhiều các

cơ hội đầu tư, doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư, những lợiích mà dự án đem lại cũng như đánh giá rủi ro có thể gặp của mỗi dự án, rồi

so sánh các dự án đầu tư đó với nhau, để ra quyết định đầu tư vào những dự

án có lợi nhất

- Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng chohoạt động của mình Nghĩa là, doanh nghiệp cần tính xem mình cần bao nhiêu

Trang 14

vốn và nguồn vốn lấy từ đâu để đáp ứng đủ nhu cầu mà tốn ít chi phí nhất cóthể.

- Tổ chức sử dụng vốn sao cho hiệu quả, giải phóng kịp thời số vốn bị ứđọng, huy động tối đa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời, tậptrung quản lý chặt chẽ thu chi bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán củadoanh nghiệp

- Thực hiện tốt phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng cácquỹ của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn vàlợi ích lâu dài của mình, để tìm ra cách thức tài trợ làm tối đa hóa giá trịdoanh nghiệp

- Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động, định kỳ tiến hành phântích tài chính doanh nghiệp để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình.Lấy đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm chủ động kịp thời điều chỉnh đểthích ứng với môi trường kinh tế

- Thực hiện kế hoạch hóa tài chính, đưa ra những dự báo, những nhậnđịnh và lập kế hoạch chủ động điều chỉnh cho phù hợp với những biến động

có thể xảy ra

1.1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn vong

và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Vai trò được thể hiện ở những điểmchủ yếu sau:

- TCDN huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

- TCDN giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 15

- TCDN là công cụ hữu ích trong việc quản lý tình hình HĐKD củadoanh nghiệp Các thông tin tài chính thu nhận được là cơ sở để các nhà quản

lý doanh nghiệp kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc phân tích các mối quan hệ tàichính nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh để lựa chọn và đưa racác quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt đượcmục tiêu tài chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làmtăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường

Nội dung chính của quản trị tài chính doanh nghiệp:

- Tham gia đánh giá lựa chọn các dự án đầu tư và các kế hoạch kinhdoanh

- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng chohoạt động của doanh nghiệp

- Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi,đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt độngcủa doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính

- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ

- Thực hiện tốt kế hoạch hóa tài chính

Trong doanh nghiệp, quản trị TCDN và quản trị doanh nghiệp có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau Quản trị TCDN giúp các nhà quản trị ra các quyếtđịnh cơ bản nhất bao gồm cả các vấn đề liên quan đến chiến lược (mục tiêudài hạn) và chiến thuật (mục tiêu ngắn hạn) của doanh nghiệp Thể hiện thôngqua vai trò chủ yếu sau:

Trang 16

- Huy động đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động SXKD.

- Tổ chức sử dụng VKD tiết kiệm và hiệu quả

- Giám sát kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động SXKD của doanh nghiệp.Trong số các nội dung hoạt động của quản trị tài chính doanh nghiệp,phân tích TCDN là một lĩnh vực khá đặc biệt Sự đặc biệt phân tích TCDNnằm ở tính chất vừa bao quát vừa cụ thể, vừa phức tạp nhưng cũng vừa đơngiản

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sửdụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lýđưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ

đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tàichính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích củachính họ

1.2.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chínhcủa doanh nghiệp và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau

Do đó đối với mỗi đối tượng thì phân tích tài chính doanh nghiêp cũng nhằmcác mục tiêu khác nhau Cụ thể:

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp:

+ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giaiđoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán…

Trang 17

+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp vớitình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phốilợi nhuận…

+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho những dự đoán tài chính.+ Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ để kiểm tra, kiểm soáthoạt động, quản lý trong doanh nghiệp

- Đối với các nhà đầu tư:

Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư là để đánh giádoanh nghiệp và ước tính giá trị cổ phiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báobiểu tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh…

- Đối với người cho vay:

Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay là xác định khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng

- Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp:

Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ định hướng việc làm ổn địnhcủa mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Giúp các cơ quan quản lý Nhànước nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra các chính sáchkinh tế phù hợp…

Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng

để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp,tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựa chọn vàđưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm

1.2.2 Cơ sở và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Trang 18

1.2.2.1 Cơ sở của phân tích tài chính doanh nghiệp

Cơ sở của phân tích tài chính là các thông tin bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp Các yếu tố bên trong như: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp,tính chất của sản phẩm, quy trình công nghệ, khả năng tài trợ cho tăng trưởng,năng suất lao động… Phân tích TCDN để đưa ra những nhận định đúng đắn

và chính xác còn cần phải sử dụng thêm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệpnhư: Thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ; các thông tin pháp lý đối vớidoanh nghiệp…

Các thông tin chung: Đó là những thông tin liên quan đến cơ hội kinhdoanh, nghĩa là tình hình chung về kinh tế tại một thời điểm cho trước

Các thông tin theo nghành kinh tế: Đặc điểm của ngành kinh doanh liênquan đến tính chất của các sản phẩm, quy trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sảnxuất, nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế

Các thông tin liên quan đến doanh nghiệp: Các thông tin bắt buộc là cácbáo cáo tài chính của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải công khai Ngoài

ra, còn nhiều thông tin kế toán và tài chính khác chỉ những nhà quản lý doanhnghiệp mới biết…

Như vậy, có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau có thể giúp cho việcphân tích tài chính, người sử dụng thông tin phải biết lựa chọn thông tin trungthực và phù hợp với mục tiêu của mình

1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

Phương pháp phân tích TCDN là các cách thức, kỹ thuật để đánh giá tàichính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính doanh nghiệptrong tương lai Từ đó giúp cho nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh

tế phù hợp với các mục tiêu mong muốn của họ

Trang 19

Trên lý thuyết có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính khác nhau,nhưng trên thực tế các nhà quản trị tài chính thường sử dụng ba phương phápchính, đó là:

1.2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là việc đối chiếu tình hình biến động cả về mặt số tuyệt đối và số tươngđối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính Phương pháp này được sử dụngrộng rãi và phổ biến trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Để tiếnhành so sánh được cần chú ý các vấn đề cơ bản sau:

* Điều kiện so sánh:

- Đảm bảo tồn tại ít nhất hai đại lượng để so sánh

- Các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được với nhau

* Xác định gốc để so sánh: Tùy vào mục đích phân tích cụ thể để xácđịnh gốc so sánh sao cho hợp lý Cụ thể:

- Khi xác định xu hướng hay tốc độ phát triển thì thường chọn gốc là trị

số của chỉ tiêu đó ở kỳ trước (giai đoạn trước)

- Khi đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu đề ra thì gốc so sánh làtrị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích

- Khi xác định vị trí doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trịtrung bình của ngành, hoặc là chỉ tiêu đó của đối thủ cạnh tranh

* Kỹ thuật so sánh: Thông thường, người ta sử dụng kỹ thuật so sánh cơbản là so sánh về số tuyệt đối, so sánh về số tương đối Ngoài ra, còn sử dụng

kỹ thuật phân tích theo chiều ngang (để thấy được sự biến động của từng chỉtiêu) và phân tích theo chiều dọc (để thấy được mức độ quan trọng của thànhphần trong tổng thể)

1.2.2.2.2 Phương pháp tỷ lệ

Trang 20

Phương pháp này sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quangiữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các BCTC để rút ra các kết luận.Phương pháp tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trongphân tích tài chính bởi tính hiện thực cao với các điều kiện ngày càng được bổsung Khi sử dụng các phương pháp này cần chú ý một số vấn đề sau: Phảitồn tại ít nhất hai đại lượng (chỉ tiêu) cần phân tích, hai đại lượng (chỉ tiêu)này phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp, đơn vị tính Về nguyêntắc, để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ

số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu Như vậy, phương pháp tỷ sốluôn được sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh

1.2.2.2.3 Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích Dupont)

Đây là phương pháp đặc trưng của phân tích TCDN Theo phương phápnày, các tỷ số tài chính thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các nhân tốthành phần Hơn nữa, các tỷ số tài chính lại ảnh hưởng lẫn nhau Do đó, ta cóthể biểu diễn một tỷ số tài chính thông qua tích của một vài tỷ số khác Cácquan hệ tài chính chủ yếu trong phương pháp Dupont gồm:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinhdoanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận

- Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Ngoài ra, phân tích tài chính còn sử dụng các phương pháp khác như:Phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp phân chia (chi tiết), phươngpháp dự toán…

1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua phân tích các báo cáotài chính: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minhbáo cáo tài chính

Trang 21

- Đánh giá tình hình tài chính thông qua phân tích các hệ số tài chính đặctrưng, bao gồm: Hệ số phản ánh tình hình và khả năng thanh toán; hệ số phảnánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư; hệ số phản án tình hình hoạt động; hệ

số phản ánh khả năng sinh lời

- Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua phân tích báo cáo tài chính

1.2.3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một BCTC tổng hợp, nó phản ánh tổng quát tàisản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách là đánh giá tài sản và nguồn hìnhthành tài sản tại thời điểm lập báo cáo Các chỉ tiêu của bảng câng đối kế toánđược phản ánh dưới hình thức giá trị và tuân theo nguyên tắc cân đối là tổngtài sản bằng tổng nguồn vốn Các vấn đề cần xem xét khi phân tích bảng cânđối kế toán:

Thứ nhất, xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tàisản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn sốtương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết với từng loại tài sản Qua đó thấyđược sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanhnghiệp

Thứ hai, xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản; cơ cấu vốn,

cơ cấu tài sản đó có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh Sau đó,

so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được sự biếnđộng của cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản Khái quát mức độ độc lập (hoặc phụthuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp thông qua việc so sánh từng loạinguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối; về tỷtrọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn…

Trang 22

1.2.3.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản BCTC tổng hợp, phảnánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động củadoanh nghiệp Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, ta cần làm rõ cácvấn đề sau:

Thứ nhất, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên “Phần I – Lãi, lỗ”giữa kỳ này với kỳ trước bằng việc so sánh về số tuyệt đối, tương đối Qua đó,thấy được tính hiệu quả trong từng hoạt động (HĐKD, hoạt động tài chính vàhoạt động khác)

Thứ hai, phân tích các chỉ tiêu tỷ suất các chi phí trong DTT kỳ này sovới kỳ trước để thấy được tính hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp…

1.2.3.2 Phân tích và đánh giá đặc trưng tài chính chủ yếu của doanh nghiệp

Các hệ số tài chính được coi là cách thể hiện đặc trưng nhất về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Mỗi doanh nghiệpkhác nhau tại một thời điểm khác nhau có các hệ số tài chính khác nhau để lột

tả một cách rõ nét và cụ thể về thực trạng tài chính của mình Các chỉ tiêu tàichính thường hay được phân tích là: Hệ số phản ánh khả năng thanh toán, hệ

số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, hệ số phản ánh tình hình hoạt động, hệ

số phản ánh khả năng sinh lời Cụ thể như sau:

1.2.3.2.1 Hệ số phản ánh khả năng thanh toán

Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Các đối tượng liên quan đến doanh nghiệp luôn quan tâm đến các hệ số khảnăng thanh toán

+ Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (hiện thời)

Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Trang 23

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Tùy ngành nghề kinh doanh

mà hệ số này có giá trị khác nhau Nói chung, hệ số này lớn hơn một là tốtsong không phải càng lớn càng tốt Vì khi đó, vốn của doanh nghiệp rất có thể

bị ứ đọng trong TSLĐ dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh… Mặt khác, cũngcần phân tích chi tiết các loại tài sản trong TSLĐ vì giả sử hệ số thanh toán nợngắn hạn lớn hơn một nhưng sản phẩm của doanh nghiệp không tiêu thụ được

và chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ thì doanh nghiệp có thể vẫn không thểthanh toán được các khoản nợ đến hạn trong kỳ

+ Hệ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh

ta cần phân tích thêm khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

+ Hệ số phản ánh khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tương đương tiền

Hệ số KNTT tức thời =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ảnh khả năng thanh toán gầnnhư tức thời các khoản nợ Trong đó, tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi, tiềnđang chuyển Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (dưới

3 tháng) có thể chuyển đổi thành tiền bất kỳ lúc nào như: Chứng khoán ngắn

Trang 24

hạn, thương phiếu Tuy nhiên, hệ số này quá cao sẽ không tốt vì có thể khi đó,doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt, gây ứ đọng vốn

+ Hệ số phản ánh khả năng thanh toán lãi vay.

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn

có đủ để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ hay không Nguồn để trả lãi vay chính làlợi nhuận trước lãi vay và thuế Công thức:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Hệ số thanh toán lãi vay =

Số lãi vay phải trả trong kỳ

1.2.3.2.2 Hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

* Hệ số cơ cấu nguồn vốn:

Hệ số cơ cấu nguồn vốn phản ánh bình quân trong một đồng VKD hiệnnay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vay nợ hoặc có mấy đồng vốnchủ sở hữu Hệ số nợ và hệ số VCSH là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơcấu nguồn vốn:

* Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản:

Trang 25

kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Tuy nhiên, để nhận xét tỷ suất này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngànhnghề kinh doanh và trong giai đoạn cụ thể.

* Đánh giá mức độ đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính:

Nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợbằng nguồn vốn dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn chỉ tài trợ cho tài sản ngắn hạn.Nếu NVDH > TSDH hay TSNH > NVNH cho thấy: TSDH của doanh nghiệp

đã được tài trợ hoàn toàn bởi NVDH, đồng thời đã có một phần NVDH tài trợcho TSNH Khi đó, doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính và

là dấu hiệu an toàn cho doanh nghiệp, nó cho phép doanh nghiệp đương đầuvới các rủi ro có thể xảy ra như cắt giảm tín dụng nhà cung cấp, thua lỗ nhấtthời Tuy nhiên, cách tài trợ này có nhược điểm là làm tăng chi phí sử dụngvốn Để có nhận định đúng đắn nhất thì cần phải đi sâu phân tích, đối chiếunhu cầu cần được tài trợ của TSNH bằng phần nguồn vốn dài hạn còn dư saukhi đã tài trợ cho tài sản dài hạn

1.2.3.2.3 Hệ số phản ánh tình hình hoạt động

Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sảncủa doanh nghiệp

Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư

vào TSNH

Tỷ suất đầu tưvào TSDH

Trang 26

+ Vòng quay hàng tồn kho:

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho =

HTK bình quân trong kỳVòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao thì việc kinh doanh được đánh giácàng tốt Tuy nhiên để có nhận định chính xác hơn khi phân tích cần kết hợpxem xét các yếu tố khác như: Kết cấu hàng tồn kho, phương thức bán hàng…Trong đó:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay HTK

+ Vòng quay các khoản phải thu:

Doanh thu bán hàng (có thuế)

Số dư bình quân các khoản phải thu NHChỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiềnmặt So sánh giữa các năm để thấy được sự biến động của chỉ tiêu, thấy đượcdoanh nghiệp có quản lý tốt các khoản phải thu không Từ đó, đưa ra cácchính sách bán chịu đối với khách hàng sao cho doanh nghiệp vẫn bán đượchàng mà lại không bị chiếm dụng vốn nhiều…

+ Kỳ thu tiền trung bình:

Số ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình =

Số vòng quay các khoản phải thu

Trang 27

Kỳ thu tiền trung bình cho biết số ngày trung bình của một vòng quaycác khoản phải thu Khi phân tích cần kết hợp giữa kết quả tính toán và chínhsách của doanh nghiệp như: Mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tíndụng… để đưa ra các nhận xét đúng.

+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác:

Nó cho biết cứ một đồng vốn cố định được sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêuđồng doanh thu thuần

Doanh thu thuần

Hiệu suất sử dụng

VCĐ và VDH khác

Trang 28

Vòng quay VKD phản ánh vốn của doanh nghiệp trong 1 kỳ quay đượcbao nhiêu vòng Nó cung cấp thông tin tổng quát nhất về hiệu suất sử dụng tàisản hay toàn bộ vốn hiện có của doanh nghiệp.

DT thuần trong kỳ Vòng quay toàn bộ VKD =

VKD bình quân trong kỳ

1.2.3.2.4 Hệ số phản ánh khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời luôn luôn được các nhà quản trịcũng như các nhà đầu tư, cho vay quan tâm Chúng là cơ sở quan trọng đểđánh giá kết quả hoạt động SXKD trong một kỳ nhất định, là lý do để các nhàđầu tư, cho vay đưa ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không.Đồng thời, là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết địnhtài chính trong tương lai Thuộc nhóm chỉ tiêu này gồm có:

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

LNTT

Tỷ suất LNTT trên doanh thu =

Doanh thu thuần LNST

Tỷ suất LNST trên doanh thu =

Doanh thu thuầnHai chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần mà doanhnghiệp thực hiện trong kỳ thì có mấy đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Nóichung, tỷ suất này cao là tốt nhưng cũng cần chú ý đặt trong mối quan hệngành và năm trước để đánh giá

+ Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản (ROAE):

Phản ánh cứ 1 đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp huy động vào sảnxuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế TSSL của tổng tài sản (ROAE) =

Trang 29

Tổng tài sản bình quân+ Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh:

Do lợi nhuận có hai chỉ tiêu nên tỷ suất lợi nhuận VKD cũng có hai chỉtiêu tương ứng là: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD và tỷ suất lợi nhuận sauthuế VKD (ROA) Trong đó, chỉ tiêu thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn

vì nó phản ánh số lợi nhuận còn lại được sinh ra do sử dụng bình quân 1 đồngVKD

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ suất LNTT vốn kinh doanh =

VKD bình quân Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất LNST vốn kinh doanh =

VKD bình quân

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

VCSH bình quânĐây là chỉ tiêu đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận sau thuế của 1 đồngVCSH đã đầu tư, nó phản ánh một cách tổng hợp năng lực hoạch định, thựcthi các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trongmỗi thời kỳ Đây là chỉ tiêu được các chủ sở hữu và các nhà đầu tư quan tâm,

kỳ vọng khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp

Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, để phân tích tình hình tài chính của cáccông ty cổ phần, người ta còn sử dụng thêm các chỉ tiêu sau:

+ Thu nhập một cổ phần thường (EPS): Đây là một chỉ tiêu hết sức quantrọng, phản ánh trong năm bình quân một cổ phần thường trong năm thu đượcbao nhiêu lợi nhuận sau thuế

LNST – Cổ tức trả cổ đông ưu đãi

EPS =

Số cổ phần thường đang lưu hành

Trang 30

+ Cổ tức một cổ phần thường (DIV): Phản ánh mức thu nhập thực tế màmỗi cổ phần thường nhận được trong năm.

LNST dành trả cổ tức cho cổ đông thường

DIV =

Số cổ phần thường đang lưu hành

+ Hệ số trả cổ tức: Phản ánh công ty dành bao nhiêu phần thu nhập để trả

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD:

Từ công thức tỷ suất LNST trên VKD (ROA) ở trên ta có thể viết lại:

LNST Doanh thu thuần ROA = x

Doanh thu thuần VKD bình quân

= Tỷ suất LNST trên doanh thu x Vòng quay VKD.Qua phương trình trên, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhuận sau thuế VKD Để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD cần phải tăng

tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay tăng vòng quay VKD Muốn

Trang 31

vậy, về cơ bản doanh nghiệp vẫn phải tiết kiệm các chi phí và sử dụng tốt cáctài sản.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận VCSH:

LNST DT thuần VKD bình quânROE = x x

DT thuần VKD bình quân VCSH bình quân 1

ROE = x Vòng quay VKD x

1 – Hệ số nợ

( Phương trình trên còn được gọi là phương trình Dupont).

Phương trình cho thấy tỷ suất lợi nhuận VCSH cao hay thấp phụ thuộcvào ba nhân tố: Lợi nhuận sau thuế tạo ra từ 1 đồng doanh thu, doanh thu thuđược từ 1 đồng vốn và hệ số nợ bình quân trong kỳ của doanh nghiệp là baonhiêu Từ đó, các nhà quản trị đưa ra được các biện pháp tài chính tác độngvào các nhân tố đó phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp để đạt đượccác mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.3.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thực chất là đi trả lời bacâu hỏi: Trong kỳ, vốn được lấy từ đâu? Vốn được sử dụng vào những việcgì? Việc sử dụng vốn như vậy có phù hợp không?

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thường tiến hành theotrình tự:

- Bước 1: Căn cứ vào BCĐKT, tiến hành so sánh số liệu các khoản mụcgiữa cuối kỳ và đầu kỳ để tìm ra sự chênh lệch và tổng hợp lại

- Bước 2: Đưa kết quả tổng hợp ở trên vào bảng phân tích diễn biếnnguồn vốn và sử dụng vốn dưới hình thức một bảng cân đối gồm hai cột diễnbiến nguồn vốn và sử dụng vốn theo nguyên tắc: Cột “diễn biến nguồn vốn”

Tỷ suất LNSTtrên DT

Trang 32

phản ánh các trường hợp tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản; cột “sử dụngvốn” phản ánh các trường hợp tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp

Việc tổ chức tài chính trong các doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sởchung nhất định Tuy nhiên, tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng

có những đặc điểm khác nhau, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố Sau đâyxem xét các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc tổ chức tài chính của doanhnghiệp

1.2.4.1 Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới việc tổ chứctài chính của doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn,việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữuvới các khoản nợ của doanh nghiệp

Ở Việt Nam, theo luật Doanh nghiệp 2005, có các hình thức doanhnghiệp chủ yếu sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Công ty hợp danh

- Công ty cổ phần

- Doanh nghiệp tư nhân

Ngoài bốn hình thức doanh nghiệp nêu trên còn có loại hình hợp tác xã

1.2.4.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiệntrong một hoặc một số ngành nhất định Mỗi ngành kinh doanh có những đặc

Trang 33

điểm kinh tế – kỹ thuật riêng, có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tàichính của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuấtngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không cóbiến động lớn, doanh nghiệp có thể dễ dàng cân đối giữa thu và chi bằng tiềncũng như đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Ngược lại, nhữngdoanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu VLĐgiữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, thu và chi bằng tiềnthường không có sự ăn khớp nhau về thời gian Đó là điều phải tính đến trongviệc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho hoạt động củadoanh nghiệp

1.2.4.3 Môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhấtđịnh Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bênngoài ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp: Môi trường kinh tế tài chính,môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môitrường văn hóa – xã hội… Các tác động của môi trường kinh tế tài chính đếnhoạt động tài chính của doanh nghiệp như: Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, tìnhtrạng của nền kinh tế, chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối vớidoanh nghiệp, mức độ cạnh tranh, thị trường tài chính và hệ thống các trunggian tài chính…

1.3 Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Sau khi phân tích tài chính của doanh nghiệp, cần đánh giá điểm mạnhđiểm yếu và đưa ra các giải pháp phù hợp Dưới đây là một số giải phápchung áp dụng cho các công ty:

Trang 34

1.3.1 Chủ động huy động vốn SXKD, đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động SXKD

Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ ngày nay, để hoạt động SXKD đượctiến hành một cách liên tục thì các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn chủđộng trong việc huy động vốn và đảm bảo đầy đủ vốn cho hoạt động SXKD.Muốn vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn tối thiều

để từ đó có kế hoạch huy động vốn Sau khi xác định được nhu cầu vốn củacông ty, nhà quản trị doanh nghiệp phải lập kế hoạch huy động vốn từ cácnguồn như: Ngân sách Nhà nước, vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhânviên, từ thị trường tài chính… và cần lựa chọn nguồn có chi phí sử dụng thấpnhất

1.3.2 Tổ chức, sử dụng hợp lý và tăng nhanh vòng quay vốn lưu động

- Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phục

vụ cho hoạt động SXKD Nếu không xác định chính xác dẫn đến tình trạngthiếu vốn, sản xuất bị đình trệ, không đảm bảo thực hiện hợp đồng đã kýkết…hoặc dẫn đến thừa vốn gây lãng phí, vốn luân chuyển chậm, phát sinhnhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên, lợi nhuận thu đượcgiảm đi

- Tăng tốc độ lưu chuyển vốn ở khẩu sản xuất và khâu lưu thông hànghóa

Tăng tốc độ lưu chuyển VLĐ ở khâu sản xuất bằng cách rút ngắn chu kỳsản xuất, rút ngắn thời gian không hợp lý, thời gian gián đoạn trong quy trìnhcông nghệ

Tăng tốc độ lưu chuyển VLĐ trong khâu lưu thông: Ngay từ khi xácđịnh nhu cầu vốn cho từng giai đoạn sản xuất doanh nghiệp cần nghiên cứu

kỹ thị trường, ước lượng khả năng tiêu thụ của thị trường về sản phẩm của

Trang 35

doanh nghiệp để sản xuất luôn ăn khớp với quá trình tiêu thụ sản phẩm.Doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tích cực để nhanh chóng thu hồi

nợ, giải phóng vốn trong khâu thanh toán

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả vốn lưu động củadoanh nghiệp: Thường xuyên kiểm tra việc tiêu thụ sản phẩm, vì tiêu thụ sảnphẩm có ý nghĩa quyết định trong đảm bảo luân chuyển nhanh VLĐ Sau khitiêu thụ sản phẩm phải thường xuyên theo dõi khả năng chi trả của ngườimua, giám sát đối tượng chi trả không đúng hạn, áp dụng hình thức thanh toán

có hiệu quả hơn đồng thời có những biện pháp xử lý những vi phạm trongthanh toán

1.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, có phương pháp trích khấu hao TSCĐ phù hợp để đảm bảo thu hồi vốn Thường xuyên nâng cao, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị.

- Tổ chức tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắn TSCĐ, xem xét kỹ hiệuquả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản

- Trong quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ về mặt hiệnvật và giá trị không để mất mát hư hỏng trước thời hạn

- Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận sử dụng nhằm nâng cao ýthức trách nhiệm của người sử dụng, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ đồng thờikhai thác hết công suất máy móc thiết bị

- Thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng hợp lý quỹ khấu hao TSCĐ:Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý đảm bảo thu hồi đầy đủ kịp thời vốncho quá trình sản xuất

1.3.4 Phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Trang 36

- Thực hiện tốt công tác lập dự toán chi phí SXKD, lập kế hoạch giá

thành sản phẩm để từ đó có các biện pháp quản lý chi phí, giám sát tình hìnhthực hiện chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

- Chú trọng đổi mới máy mọc thiết bị sản xuất để tiết kiệm nguyên vậtliệu tiêu hao (chú ý tới định mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu)

- Nâng cao năng suất lao động, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả

để giảm bớt chi phí tiền lương nhân công

- Vận dụng tốt ảnh hưởng của khoa học công nghệ để hạ thấp chi phíSXKD

1.3.5 Thúc đẩy tăng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh như công tác tổchức quảng cáo và giới thiệu sản phẩm Trong điều kiện phương tiện thôngtin đại chúng phát triển như hiện nay thì đây là một trong những biện pháp đểthu hút khách hàng

- Doanh nghiệp cần đa dạng hóa phương thức thanh toán để thu hútkhách hàng

- Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt cũng là nhân tố tăng doanh thu tiêuthụ và lợi nhuận cho doanh nghiệp Cần căn cứ giá thành sản phẩm và cáckhoản chi phí phát sinh, vào giá cả trên thị trường, thu nhập người tiêu dùng

Trang 37

Ổn định thị trường đầu vào: Chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộcvào cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nhân… mà còn chịu ảnh hưởng củayếu tố đầu vào.

1.3.6 Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp Có các biện pháp để thu hồi nợ, đồng thời có kế hoạch để trả nợ đến hạn làm tăng khả năng thanh toán, tăng uy tín của doanh nghiệp.

Các nhà tài chính doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét khả năngthanh toán của doanh nghiệp, xem khả năng thanh toán của doanh nghiệp làtốt hay xấu, tài sản của doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán cáckhoản nợ hay không, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn… Việc xem xét khảnăng thanh toán của doanh nghiệp cần kết hợp với việc thu hồi các khoản nợ

bị khách hàng chiếm dụng để giảm bớt vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán, cảithiện tình hình thanh toán của doanh nghiệp

Trên đây là một số giải pháp tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệpnên sử dụng để nâng cao hiệu quả SXKD Tuy nhiên, tùy từng tình hình cụthể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị doanh nghiệp có những giảipháp cho phù hợp

Trang 38

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

MỘT THÀNH VIÊN DỆT 8 – 3

2.1 Khái quát chung về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên Công ty: Công ty TNHH một thành viên Dệt 8 – 3

Tên giao dịch: EMTEXCO

Trụ sở chính: 460 Minh Khai, P Vĩnh Tuy, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội.Điện thoại: 043.8624460

Fax: 043.8624463

Vốn điều lệ: 183.225.760.121 đồng

Công ty TNHH một thành viên Dệt 8 – 3 (gọi tắt là “Công ty”) là đơn vịthành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam được thành lập theo Quyếtđịnh số 217/CNN/TCLD ngày 24/03/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệpnhẹ (nay là Bộ Công nghiệp) Tiền thân của Công ty là Nhà máy Liên hợpDệt 8 – 3, thành lập năm 1961 nhờ viện trợ toàn bộ của Trung Quốc Năm

1965 nhà máy chính thức đi vào hoạt động sản xuất chuyên trong lĩnh vựcsợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của

đế quốc Mỹ, Công ty TNHH một thành viên Dệt 8 – 3 đã hai lần phải tháo dỡ

di chuyển máy móc để sơ tán bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa

Từ năm 1987, Nhà máy Liên hợp Dệt 8 – 3 đã tiến hành đầu tư chiều sâu,thay thế thiết bị của các phân xưởng sợi, dệt, nhuộm và phát triển thêm phânxưởng may

Ngày 04 tháng 11 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định

số 281/2005/QĐ – TTg về việc “Chuyển Công ty Dệt 8 – 3 thuộc Tổng công

ty Dệt may Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên Dệt 8 – 3” Công

Trang 39

ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 hoạt động theo Giấy chứng nhận Đăng kí kinhdoanh số 01040000265 ngày 23/12/2005 do sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố

Hà Nội cấp và chuyển đổi sang Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 theo giấychứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 0100100086 ngày 28/12/2011

Công ty TNHH MTV Dệt 8 – 3 là Công ty 100% vốn Nhà nước, có đầy

đủ tư cách pháp nhân phù hợp với quy định hiện hành của Pháp luật ViệtNam Công ty có con dấu riêng và là đơn vị hạch toán độc lập Công ty chịutrách nhiệm về kết quả HĐKD trong phạm vi vốn điều lệ của Công ty

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh

Công ty hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính là:

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, chỉ khẩu, vải và sản phẩmmay mặc các loại

- Kinh doanh vật tư, phụ tùng ngành dệt, may

- Kinh doanh địa ốc, văn phòng, cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị,nguyên liệu, hóa chất, thuốc nhuộm ngành dệt, may

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Nguồn: Tài liệu Công ty cung cấp.

HÌNH 2.1 BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MTV DỆT 8 – 3

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ BVQS

TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

PHÒNG KINH DOANH XNK

PHÒNG KỸ

THUẬT –

ĐẦU TƯ

Trang 40

- Tổng giám đốc: Là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất

về tất cả những vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Tổnggiám đốc chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về việc tổ chức sảnxuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triểnCông ty

- Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc và chịu

trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các công việc được phân công, chủ độnggiải quyết những vấn đề mà Tổng giám đốc đã uỷ quyền và phân công

- Phòng kỹ thuật – đầu tư: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám

đốc về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ, môi trường, bảo hiểm lao động.Triển khai các biện pháp kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất Xây dựng các dự án đầu tư từ khâu quy hoạchchuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án

- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: Có chức năng tham mưu giúp

Tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ theo đơn hàng và cơquan cấp trên giao, trực tiếp điều hành quá trình sản xuất theo tiến độ và yêucầu của khách hàng Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phám ký kết cáchợp đồng kinh tế, xuất nhập vật tư hàng hóa sản phẩm Làm các thủ tục xuấtnhập khẩu và theo dõi kế toán hóa đơn xuất hàng của Công ty

- Phòng Tài chính – Kế toán: Có chức năng tổ chức thu thập xử lý,

cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ công tác quản lý trong quá trình sảnxuất kinh doanh của Công ty Tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tácquản lý tài chính – Kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lýcủa Nhà nước

- Phòng tổ chức hành chính và BVQS: Có chức năng tham mưu giúp

Tổng giám đốc về công tác quản lý cán bộ, xây dựng bộ máy quản lý phù hợpvới yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty

Ngày đăng: 03/11/2014, 18:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH 2.1. BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MTV DỆT 8 – 3 - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
HÌNH 2.1. BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH MTV DỆT 8 – 3 (Trang 36)
Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty được thể hiện ở hình 2.2. - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
Sơ đồ b ộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty được thể hiện ở hình 2.2 (Trang 38)
2.1.3.2.2. Hình thức kế toán sử dụng tại công ty - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
2.1.3.2.2. Hình thức kế toán sử dụng tại công ty (Trang 39)
HÌNH 2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỢI - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
HÌNH 2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỢI (Trang 40)
BẢNG 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 2 NĂM 2011 - 2012 - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
BẢNG 2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 2 NĂM 2011 - 2012 (Trang 89)
BẢNG 2.7. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
BẢNG 2.7. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN (Trang 90)
BẢNG 2.8. NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN - đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt 8 – 3
BẢNG 2.8. NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w