Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứngcho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn cóhiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp l
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Bảo
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 4
1.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 4
1.2 Vai trò của Quản trị tài chính doanh nghiệp 6
1.3 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.4 Sự cần thiết của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 8
1.4.1 Vai trò của phân tích Tài chính Doanh nghiệp 8
1.4.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các chủ thể 8
1.5 Các bước trong quá trình phân tích tài chính 11
1.6 Thông tin sử dụng và phương pháp phân tích TCDN 12
1.6.1 Thông tin sử dụng trong phân tích TCDN 12
1.6.2 Phương pháp và kĩ thuật phân tích TCDN 14
1.7 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 16
Trang 31.7.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng 19
1.8 Tổ chức phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp 31
2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 32
2.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 33
2.2 Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 34
Chương 2 Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 36
1 Tổng quan về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 36
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 36
1.1.1 Giới thiệu chung 36
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 37
1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 38
1.2.1 Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu 38
1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh 40
1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty 41
1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 44
1.2.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm chủ yếu 44
1.2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 46
1.2.4.3 Tình hình cung ứng vật tư 47
Trang 41.2.4.4 Lực lượng lao động 48
2 Đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 50
2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh 50
2.1.1 Thuận lợi 50
2.1.2 Khó khăn 51
2.2 Phân tích thực trạng tài chính của công ty 52
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng CĐKT & báo cáo KQKD 52
2.2.1.1 Đánh giá qua bảng cân đối kế toán 52
2.2.1.2 Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh 62
2.2.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn 67
2.3 Những vấn đề đặt ra sau khi phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 91
2.3.1 Những thành tích đạt được 91
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 93
Chương 3 Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 95 1 Mục tiêu, kế hoạch hoạt động của công ty trong thời gian tới 95
1.1 Bối cảnh kinh tế, xã hội 95
1.1.1 Bối cảnh thế giới 95
Trang 51.2 Mục tiêu và định hướng của công ty trong những năm tới 98
2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 100
2.1 Các biện pháp kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm 100
2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 105
2.3 Phối hợp nhiều biện pháp phấn đấu không ngừng mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu 106
2.4 Hoàn thiện công tác phân tích Tài chính doanh nghiệp 108
2.5 Nâng cao công tác quản lý, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ 109
3 Kiến nghị - đề xuất 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 115
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 116
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 117
PHỤ LỤC 118
Trang 6Sản xuất kinh doanhTài chính doanh nghiệpTài sản cố định
Tài sản dài hạnTài sản ngắn hạnTài sản lưu độngVốn cố địnhVốn chủ sở hữuVốn kinh doanhVốn lưu động
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
ST
Trang
1 Mức độ sử dụng chi phí và hiệu quả HĐKD của công tytrong 3 năm 2010, 2011, 2012
2 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011, 2012
3 Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản năm2011
4 Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản năm2012
5 Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốnnăm 201
6 Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ nguồn vốnnăm 202
7 Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011, 2012
8 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011
9 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012
10 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm2011, 2012
ST
1 Quy mô tài sản
2 Cơ cấu tài sản
3 Cơ cấu nguồn vốn
4 Vốn chủ sở hữu
5 Nợ phải trả
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắnliền với hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách rời quan
hệ trao đổi tồn tại giữa các đơn vị kinh tế Hoạt động tài chính có mặt trongtất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo lập vốn đếnkhâu phân phối lợi nhuận thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh
Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứngcho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn cóhiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độquy định về tài chính của Nhà Nước Quản trị tài chính là một bộ phận quantrọng của quản trị doanh nghiệp Quản lý tài chính doanh nghiệp có rất nhiềunội dung, song có thể nói nội dung phân tích tài chính rất quan trọng đối vớihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để kinh doanh đạt hiệuquả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, tăng cường khả năng cạnh tranhtrong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải nắm bắt được hoạtđộng kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trongthời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp Thông qua việc tính toán, phântích tài chính cho ta biết những điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy vànhược điểm cần khắc phục Qua đó, các nhà quản lý tài chính có thể xácđịnh được nguyên nhân gây ra và đề ra những giải pháp nhằm cải thiện tìnhhình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vịmình trong thời gian tới
Xuất phát từ nhận thức và ý nghĩa thực tiễn của việc phân tích tài
Trang 9Hải Hà, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hà, em đã chọnthực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà”
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác phân tích tàichính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
Phạm vi nghiên cứu là các nội dung về phân tích tài chính doanhnghiệp gắn liền với tình hình tài chính thực tế của Công ty cổ phần Bánh kẹoHải Hà Các nguồn số liệu được lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính cácnăm 2010, 2011 và 2012
3 Mục đích nghiên cứu
Xem xét và đánh tình hình tài chính của công ty trong năm 2012 trên
cơ sở so sánh với năm 2011 và 2010 thông qua những kết quả đạt đượctrong 3 năm
Đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm góp phần nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới
Tăng cường kỹ năng tư duy và kỹ năng phân tích tài chính cho bảnthân với tư cách là một sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh và tổnghợp số liệu thu thập được trong quá trình thực tập để thấy được mức độ ảnhhưởng và xu hướng biến động của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra các nhận xét.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương phápthay thế liên hoàn, phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp liên hệ
5 Kết cấu đề tài
Tên đề tài: “Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà”
Trang 10Không kể lời mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục,nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.
Chương 3 : Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.
Do thời gian thực tập không lâu và trình độ nhận thức và lý luận cònhạn chế nên kết quả nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót
Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô, Ban lãnh đạo,phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà để luận văncủa em được hoàn thiện hơn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo – TS Nguyễn Thị
Hà, ban lãnh đạo và các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán Công ty cổ
phần Bánh kẹo Hải Hà đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập vàhoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Quốc Bảo
Trang 11Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủthể trong xã hội Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinhtrong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng quỹtiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể khác nhau trong
xã hội
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần bỏ ramột số vốn nhất định, phù hợp với quy mô và loại hình pháp lý tổ chức củadoanh nghiệp Từ số vốn tiền tệ này doanh nghiệp sẽ sắm các phương tiệncần thiết như: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Sau khisản xuất xong, doanh nghiệp thực hiện bán hàng hóa và thu được tiền bánhàng Với số tiền này doanh nghiệp lấy thu bù chi và sau khi nộp thuế choNhà nước sẽ là lợi nhuận sau thuế, số lợi nhuận sau thuế vẫn tiếp tục đượcphân phối Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính củadoanh nghiệp
Bản chất bên trong của quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ củadoanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các
Trang 12quan hệ tài chính của doanh nghiệp, nó bao gồm các quan hệ tài chính chủyếu sau: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà Nước (thể hiện thôngqua việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà Nước,khi Nhà Nước tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp…); quan hệ tài chínhgiữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác (quan
hệ về mặt thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn, đầu tư vốn, mua hoặcbán tài sản, vật tư, hàng hóa và các dịch vụ khác…); quan hệ tài chính trongnội bộ doanh nghiệp (được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán tiềnlương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt với công nhânviên của doanh nghiệp, … )
Hoạt động TCDN đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động củadoanh nghiệp nhằm tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.TCDN bao hàm các nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp
thời các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Thứ hai, Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng
vốn tiết kiệm và hiệu quả
Thứ ba, Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và
điều tiết sản xuất kinh doanh
Thứ tư, Tài chính doanh nghiệp là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chung quy lại, Tài chính Doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phátsinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệtrong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mụctiêu nhất định Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài
Trang 13trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp Tài chính doanhnghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suythoái của nền sản xuất.
1.2 Vai trò của Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhucầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên củadoanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển Vai trò của tài chính doanhnghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kì và tiếp đó phải lựachọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bêntrong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động củadoanh nghiệp Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinhnhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài
Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn trongviệc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảmbảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy độngvốn ở mức thấp
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớnvào việc tổ chức sử dụng vốn Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quantrọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khảnăng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phân chọn ra dự án đầu
tư tối ưu Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng đểdoanh nghiệp có thể chớp được các cơ hội kinh doanh Mặt khác, việc huyđộng tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và
Trang 14tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra đồng thời giảm bớt đượcnhu cầu vay vốn, từ đó giảm được các khoản tiền trả lãi vay Việc hình thành
và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hìnhthức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộcông nhân viên gắn liền với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất laođộng, góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng tiềnvốn
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Thông qua các hình thức, chi tiền tệ hằng ngày, tình hình tài chính vàthực hiện các chỉ tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanhnghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong kinhdoanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợpvới diễn biến thực tế kinh doanh
1.3 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
“Phân tích TCDN là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công
cụ cho phép thu nhập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, các quyết định quản lý phù hợp.”
Phân tích hoạt động TCDN mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tàichính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phươngpháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc
độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xétchi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự
Trang 15báo và đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phânphối phù hợp.
1.4 Sự cần thiết của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Vai trò của phân tích Tài chính Doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việcphân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đốichiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trongquá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhưnhững rủi ro trong tương lai Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợpnhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kếtquả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Báo cáo tài chính rất hữu ích đốiviệc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếuđối với những người bên ngoài doanh nghiệp Do đó, phân tích báo cáo tàichính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lýdoanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, cácnhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động Mỗi nhómngười này có những nhu cầu thông tin khác nhau
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản
lý tài chính doanh nghiệp Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sởhữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngànhnghề, lĩnh vực kinh doanh Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau
1.4.2 Tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các chủ thể
Đối với người quản lý doanh nghiệp :
Trang 16Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tàichính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra cácquyết định vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp Các quyết định và hoạtđộng của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính củadoanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sựcăng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm đượcthị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận
và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc Doanh nghiệp chỉ có thể hoạtđộng tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhàquản lý được đưa ra là đúng đắn Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tàichính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp lànhững người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốtnhất
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khảnăng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khảnăng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nóichung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai Từ đó,
họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trịtrong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kếhoạch dự báo tài chính Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ đểkiểm soát các hoạt động quản lý
Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gianhoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiệntài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởngcủa các doanh nghiệp
Trang 17Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệpthực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng củadoanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cungcấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năngtrả nợ của doanh nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệpđược xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn Nếu là những khoảncho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toánnhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đốivới các món nợ khi đến hạn trả Nếu là những khoản cho vay dài hạn, ngườicho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanhnghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâmcủa họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, họ chú
ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thànhtiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tứcthời của doanh nghiệp Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vaytín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này làkhoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro Như vậy,
kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của cáckhoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người chovay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm củadoanh nghiệp đi vay
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp,
họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hànghay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệphiện tại và trong thời gian sắp tới
Trang 18 Đối với người lao động trong doanh nghiệp
Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp,người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới cácthông tin tài chính của doanh nghiệp Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhậpchính của người lao động Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người laođộng được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định Như vậy, họcũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắnvới doanh nghiệp
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý củaNhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát cáchoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuânthủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hìnhhạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước vàkhách hàng
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm làphân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông quamột hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sửdụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợpkhái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanhnghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyếtđịnh tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp
1.5 Các bước trong quá trình phân tích tài chính
- Bước 1 Thu thập thông tin: Phân tích hoạt động tài chính sử dụng
Trang 19tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quátrình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch Nó bao gồm những thông tin nội bộđến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lýkhác, những thông tin về số lượng và giá trị… Trong đó, các thông tin kếtoán là quan trọng nhất, được phản ánh tập trung trong các báo cáo TCDN,
đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng Do vậy, phân tích hoạtđộng tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo TCDN
- Bước 2 Xử lý thông tin: Người sử dụng thông tin ở các góc độ
nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra Xử
lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất địnhnhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân của cáckết quả đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định
- Bước 3 Dự đoán và ra quyết định: Đối với doanh nghiệp, phân tích
hoạt động tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạtđộng của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa doanh thu, lợinhuận và cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Đối với chủ thể chovay và đầu tư vào doanh nghiệp thì đó là đưa ra các quyết định về tài trợ,đầu tư Đối với cấp quản lý doanh nghiệp thì đưa ra các quyết định quản lýdoanh nghiệp
1.6 Thông tin sử dụng và phương pháp phân tích TCDN
1.6.1 Thông tin sử dụng trong phân tích TCDN
Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúpcho việc ra quyết định về mặt tài chính và giúp cho việc dự kiến kết quảtương lai của doanh nghiệp nên thông tin sử dụng để phân tích tài chínhkhông chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải
mở rộng sang các lĩnh vực :
- Các thông tin chung về kinh tế, thuế, tiền tệ
Trang 20- Các thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin chung
Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm Sự suy thoái hoặc tăngtrưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sựbiến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu
ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khi các tácđộng diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanhtrong năm là khả quan Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế
là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Chính vì vậy để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bênngoài có liên quan
Thông tin theo ngành kinh tế
Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự pháttriển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngànhkinh doanh
Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới:
- Tính chất của các sản phẩm
- Quy trình kỹ thuật áp dụng
- Cơ cấu sản xuất : công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ, những cơcấu sản xuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ
- Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế
Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tinchung và các thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và
Trang 21ngành kinh tế đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở thamchiếu để người phân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tàichính doanh nghiệp.
Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõmục tiêu của dự đoán tài chính Từ những thông tin nội bộ đến những thôngtin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phântích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực Tuy nhiên, thông tin kế toán lànguồn thông tin đặc biệt cần thiết Nó được phản ánh đầy đủ trong các báocáo kế toán của doanh nghiệp Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sởcác báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kếtoán
Các báo cáo tài chính gồm có:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Phương pháp và kĩ thuật phân tích TCDN
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ
và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, mối quan
hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, cácchỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chínhdoanh nghiệp
a Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế
nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng Để áp dụng phương pháp so
sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính
Trang 22(thống nhất về không gian, thời gian, nội dung và tính chất và đơn vị tínhtoán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh Gốc so sánhđược chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựachọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọnbằng số tuyệt đối hoặc số bình quân Nội dung:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ
xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp Đánh giá sự tăng trưởng haythụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình củangành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được
b Phương pháp phân tích hệ số.
Phương pháp tỷ lệ là phương pháp xem xét mối quan hệ giữa các chỉtiêu dưới dạng phân số Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực củacác tỷ lệ đại lượng tài chính trong quan hệ tài chính Phương pháp tỷ lệ yêucầu phải xác định trước các ngưỡng để nhận xét, đánh giá tình hình tài chínhtrên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị tỷ lệ tham chiếu.Trong phân tích đánh giá tình hình TCDN thì các tỷ lệ tài chính được phânthành các nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mụcđích hoạt động của doanh nghiệp: nhóm tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán,nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính và đầu tư, các chỉ số về khả năng hoạt động,các chỉ số về khả năng sinh lời…
c Phương pháp phân tích mối liên hệ giữa các hệ số tài chính.
(Phương pháp Dupont)
Mức sinh lời VCSH của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của
Trang 23động của mối quan hệ giữa việc tổ chức sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sảnphẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta xây dựng hệ thống các chỉtiêu phân tích sự tác động đó Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ thiết lập vàphân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính Phương pháp này
có ý nghĩa thực tiễn rất cao
Những mối quan hệ chủ yếu được xem xét trong phương pháp Dupontlà:
+ Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinhdoanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận
+ Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH
và tích
- Phương pháp dự đoán: sử dụng để dự báo tình hình tài chính củadoanh nghiệp dựa vào tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Như vậy để đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của doanhnghiệp thì ngoài việc xác định đúng đắn mục tiêu phân tích, chúng ta cònphải lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp, kết hợp sử dụng nhiềuphương pháp để có thế đưa ra kểt luận đầy đủ và chính xác
1.7 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.7.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
Trang 24a Phân tích khái quát tình hình TCDN qua Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán sẽ cung cấp một cách nhìn tổng quát về tìnhhình tài chính, trình độ quản lý và sử dụng vốn cũng như triển vọng kinhdoanh của doanh nghiệp Từ đó đưa ra các dự đoán về khả năng phát triểncủa doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh
Thông qua việc xem xét Bảng cân đối kế toán phục vụ cho quá trìnhphân tích TCDN, chủ thể phân tích cũng như người sử dụng thông tin sẽ cócái nhìn tổng thể, bao quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp; biếtđược tình hình về tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp, mức độ hợp lý về cơcấu vốn, nguồn vốn; mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính… Khi phân tíchbảng cân đối kế toán cần xem:
Thứ nhất, xem xét sự hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự
tác động của nó tới quá trình kinh doanh Trước hết ta xác định tỷ trọng củatừng loại tài sản trong tổng tài sản và tỷ trọng từng loại nguồn vốn trongtổng nguồn vốn, sau đó so sánh giữa cuối kì với đầu kì về tỷ trọng của từngloại chiếm trong tổng số để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn, cơ cấunguồn vốn đã hợp lý hay chưa
Thứ hai, xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại
trong tổng tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kì và đầu kì cả về sốtuyệt đối lẫn số tương đối thấy được sự biến động về quy mô và năng lựckinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của
doanh nghiệp qua việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồnvốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối
Thứ tư, xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh
Trang 25b Phân tích khái quát tình hình TCDN qua Báo cáo KQHDKD
Báo cáo kết quả kinh doanh là bản báo cáo tài chính tổng hợp, phảnánh tình hình và kết quả kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạtđộng của doanh nghiệp Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh về tình hìnhdoanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp, lợi nhuận và tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nướccủa doanh nghiệp
Mục tiêu cơ bản của phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanhđối một doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thunhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đó Khi phân tích kết quả hoạtđộng kinh doanh cần xem xét các vấn đề chủ yếu sau:
Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu giữa thực tế kỳ này với thực
tế kỳ trước để thấy được thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp cóphù hợp với đặc điểm, phương hướng kinh doanh hay không Khi phân tíchđặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí quản lýdoanh nghiệp, chi phí bán hàng từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không
và được tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp vớichức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không
c Phân tích khái quát tình hình TCDN qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có vai trò cung cấp thông tin rất quan trọngcho các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Nó làbáo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc luân chuyển tiền phát sinh trong
Qua việc phân tích BCLCTT sẽ thấy được khả năng tạo ra tiền và việc
sử dụng các khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
Trang 26doanh nghiệp Việc xem xét các dòng tiền ra, vào: hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính là cơ sở để đánh giá mức độ ảnhhưởng của từng hoạt động đối với doanh nghiệp; kiểm tra được mối quan hệgiữa khả năng sinh lời với lượng tiền thuần lưu chuyển và những tác độngcủa thay đổi giá cả, so sánh với kế hoạch luồng tiền đã lập cũng như cácdoanh nghiệp cùng ngành Từ đó, cũng có thể đánh giá được sự thay đổitrong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi thành tiền, khảnăng thanh toán và khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong những kỳ tiếptheo
Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta cần tiến hànhtheo các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trên Bảng cân đối
kế toán trên cơ sở so sánh số liệu cuối kỳ và đầu kỳ
Bước 2: Đưa kết quả vừa tổng hợp vào bảng phân tích dưới hình thức
một bảng cân đối gồm hai cột: nguồn vốn và sử dụng vốn, theo nguyên tắc:
+ Cột “Nguồn vốn”: Phản ánh các trường hợp tăng nguồn vốn hoặcgiảm tài sản
+ Cột “Sử dụng vốn”: Phản ánh các trường hợp tăng tài sản hoặc giảmnguồn vốn
Bước 3: Tính tỷ trọng của từng khoản mục trên bảng phân tích.
Bước 4: Phân tích, đánh giá tổng quát: số vốn tăng hay giảm của
doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào việc gì Các nguồn vốn nàophát sinh dẫn đến việc tăng hay giảm vốn Từ đó làm cơ sở định hướng choviệc huy động vốn trong kỳ tới
1.7.2 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng
a Hệ số khả năng thanh toán.
Trang 27Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đến hạn,người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Hệ số khảnăng thanhtoánhiện thời=Tài sảnlưuđộng
Nợ ngắnhạn
Tài sản lưu động bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Nợngắn hạn là nhứng khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 thánggồm: vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải trả ngườilao động, nợ dài hạn đến hạn phải trả, các khoản phải trả khác có thời hạndưới 12 tháng
Hệ số này cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của doanh nghiệpthành tiền để trang trải các khoản nợ đến hạn, từ đó cho phép ta đánh giáđược khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp
Thông thường hệ số này cao là tốt, tuy nhiên việc đánh giá còn phụthuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấuTSLĐ, hệ số luân chuyển vốn lưu động Trong trường hợp hệ số này quá cao
so với các doanh nghiệp khác cùng ngành thì phải xem xét có thể xảy ra tìnhtrạng hàng hoá, thành phẩm của doanh nghiệp ứ đọng, không tiêu thụ được,
nợ phải thu quá lớn hay dự trữ nguyên vật liệu quá mức cần thiết…
Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toánnhanh= Tài sảnlưuđộng−Hàngtồn kho
Nợ ngắn hạn
Trong cách tính hệ số khả năng thanh toán nhanh, HTK bị trừ ra khỏiTSNH do trong TSLĐ thì HTK có khả năng thanh khoản kém nhất Do vậy,
hệ số này phản ánh trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong
kỳ mà không cần dựa vào việc bán các loại vật tư, hàng hoá
Trang 28Hệ số này càng cao càng tốt nhưng nếu quá cao thì phải xem xét lại,nếu như do các khoản phải thu quá lớn sẽ bất lợi cho doanh nghiệp Xem xét
hệ số này, cần phải đặt trong sự so sánh với các hệ số trung bình của ngành
để có cái nhìn khách quan hơn
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toántứcthời= Tiền vàcác khoảntương đươngtiền Nợ ngắnhạn
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng bằng tiền vàtương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn Hệ số nàyphản ánh khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp trong bất cứthời điểm nào, bởi đây là nguồn trang trải hết sức linh hoạt
Hệ số thanh toán lãi vay
Lãi vay là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuậntrước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán lãi vay biểu hiện mối quan hệ giữalợi nhuận trước lãi vay và thuế với lãi vay mà doanh nghiệp phải trả trong
kỳ Hệ số này được xác định như sau:
Hệ số thanh toánlãivay= Lợi nhuận trướclãi vay vàthuế Lãi vay phải trảtrong kỳ
Qua hệ số này ta thấy được mức độ thanh toán các khoản lãi vay màdoanh nghiệp phải trả Hệ số thanh toán lãi vay càng cao chứng tỏ khả năngthanh toán lãi vay của doanh nghiệp là tốt, ngược lại nếu hệ số này càng thấpthì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là kém, doanh nghiệp phảixem xét độ an toàn của các khoản vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn củamình Việc phân tích, đánh giá hệ số này cũng không đơn giản vì nó liênquan trực tiếp đến khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp
b Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.
Hệ số cơ cấu nguồn vốn phản ánh sự độc lập về tài chính, mức độ sử
Trang 29Đây là chỉ tiêu mà các chủ sở hữu, các chủ nợ hết sức quan tâm vì nó có liênquan đến các lợi ích sau này của họ.
Hệ số cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản củadoanh nghiệp Trong quản trị doanh nghiệp, việc xây dựng một cơ cấunguồn vốn và cơ cấu tài sản tối ưu không phải là chuyện dễ dàng, cơ cấu ấy
sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và saunày
Khi phân tích, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Cơ cấu nguồn vốn:
Hệ số vốnchủ sở hữu= Vốnchủ sở hữu Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho biết mức độ đóng góp của VCSH trong tổng nguồnvốn Hệ số này còn được gọi là hệ số tự tài trợ Hệ số này càng cao thì chứng
tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, doanh nghiệp độc lập càng cao về mặttài chính
Trong kinh doanh cần phải phối hợp linh hoạt giữa vốn vay và VCSH
để vừa tận dụng nguồn vốn bên ngoài mà vẫn đảm bảo được an toàn tàichính cho doanh nghiệp
Hệ số đảm bảo khả năng trả nợ (K)
K= Giá vốnhàng bán+Khấuhao +Lợi nhuận để trảnợ
Nợ gốc+chi phí lãi vay
Trang 30Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư vào dự án của doanh nghiệp đặc biệtquan tâm Nói chung đến thời điểm trả nợ, nếu K > 1 thì có thể nói là khả năng trả nợ của công ty là khá tốt, về mặt lý thuyết hệ số này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp các tốt Tuy nhiên nếu hệ số này cao quá có thể cho thấy thực trạng rằng việc quản lý và luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp là chưa tốt.
Cơ cấu tài sản
Để phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh thì doanh nghiệp đãdành ra bao nhiêu đồng để hình thành TSNH, bao nhiêu đồng để đầu tư tàisản dài hạn, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầutư vàoTSNH= Tài sảnngắn hạn Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầutư vàoTSDH= Tài sảndài hạn Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn còn cho biết trình độ công nghệ, cơ
sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, qua đó thể hiệnnăng lực sản xuất của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào đặcđiểm ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Hệ số cơ cấutài sảntốiưu= Vốnchủ sở hữu
Giá trịtài sản cố định
Hệ số này cho biết tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định bằng vốn chủ sởhữu Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng tốt
c Hệ số hiệu suất hoạt động.
Nhóm các chỉ tiêu này được sử dụng để mô đo lường năng lực quản lý
và sử dụng vốn của doanh nghiệp Thông thường, để đánh giá mức độ hoạt
Trang 31Số vòngquay hàngtồn kho= Giá vốnhàng bántrongkỳ
Hàng tồnkhobình quân trongkỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ HTK của doanh nghiệp đã quay đượcbao nhiêu vòng Số vòng quay HTK càng cao thì việc kinh doanh của doanhnghiệp được đánh giá càng tốt bởi vì tiền đầu tư vào HTK là thấp, mà vẫnmang hiệu quả cao, tránh tình trạng ứ đọng vốn
Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá cũng chưa phải là một dấu hiệu tốt bởi
có thể dự trữ không đủ cho sản xuất hoặc không đủ hàng hóa để bán cho kỳsau, gây khó khăn cho sản xuất, gián đoạn công việc kinh doanh Chỉ số này
mà giảm đi cũng có thể là doanh nghiệp đang tăng dự trữ HTK để phục vụcho việc mở rộng quy mô sản xuất Khi phân tích đánh giá, cũng cần xemxét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra kếtluận hợp lý
Số ngày một vòng quay HTK
Số ngày một vòngquay= Số ngày trong kỳ Số vòngquay HTK
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để HTK quay được mộtvòng Số ngày càng nhỏ thì vòng quay HTK càng nhanh, càng tốt cho doanhnghiệp
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay cáckhoản phảithu= Doanhthubán hàng (cóthuế )
Số dư bìnhquân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiềnmặt của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếmdụng vốn lớn Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanhnghiệp
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiềnbình quân= Số ngày trong kỳ
Số vòng quaycác khoản phảithu
Trang 32Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được cáckhoản phải thu Khi xem xét chỉ tiêu này người ta kết hợp với mục tiêu vàchính sách tín dụng của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường,chính sách tín dụng là nới lỏng hay thắt chặt… Tuy vậy không nên để chỉtiêu này ở mức thấp quá, dẫn đến ứ đọng vốn trong thanh toán.
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốnlưuđộng= Vồn lưuđộng bìnhquân Doanh thuthuần
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêuvòng Từ chỉ tiêu này cũng có thể biết được một đồng vốn lưu động bỏ vàotrong kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Nếu hệ số này cànglớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, hàng hóa nhanh tiêu thụ, cáckhoản phải thu ít Ngược lại nếu hệ số này càng thấp thì tức là hàng hóa tồnkho nhiều, lượng tiền nhàn rỗi trong quỹ lớn, còn nhiều khoản phải thukhách hàng, hiệu quả sử dụng vốn thấp
Số ngày một vòng quay VLĐ
Số ngày một vòngquay VLĐ= Số ngày trongkỳ Số vòngquay VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết kỳ luân chuyển vốn lưu động là bao nhiêu ngày,chỉ tiêu này thấp sẽ được đánh giá là tốt vì vốn lưu động không bị ứ đọng màđang được sử dụng hiệu quả
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hệ số huyđộng vốncố định=TSCĐ dùng vàohoạt động sản xuất Tài sảncố định hiệncó
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiệusuất sử dụng tài sản cố định= Doanhthuthuần
Nguyên giá TSCĐbìnhquân
Trang 33Hệ số này phản ánh một đồng đầu tư vào TSCĐ sẽ mang lại chodoanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hệ số này cũng phản ánhhiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Nói chung hệ số này cao làtốt, doanh nghiệp đang huy động triệt để nguồn lực sản xuất.
Vòng quay toàn bộ tài sản hay toàn bộ vốn.
Vòng quaytoàn bộtài sản= Doanh thuthuần Tổng tài sảnbìnhquân
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh đã quay được baonhiêu vòng Chỉ tiêu này còn cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn càng caothì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, từ đó tăng them doanh thu và mang vềnhiều lợi nhuận hơn
d Hệ số sinh lời.
Là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết địnhquản lý của doanh nghiệp Bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu ( Hệ số lãi ròng )
Hệ số lãi ròng= Lợi nhuận sauthuế
Doanhthutrongkỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì
có bao nhiêu đồng lợi nhuận, là khoản thu thực tế doanh nghiệp nhận được.Chỉ tiêu này càng cao thì thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả Tuynhiên khi đánh giá cần xem xét them chỉ số của ngành và tình hình cụ thể để
có kết luận chính xác
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE)
ROAe= Lợi nhuận trướclãi vay vàthuế
Vốn kinh doanhbình quân
Trang 34Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinhdoanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồngốc của vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trướcthuế trênVKD= Lợi nhuận trước thuế
Vốnkinh doanh bìnhquân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ manglại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này cao sẽ được đánh giá làtốt
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sauthuế trênVKD= Vốn kinhdoanh bìnhquân Lợi nhuận sauthuế
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.Nếu tỷ suất càng cao chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng vốn tốt, có hiệu quả cao và ngược lại, tỷ suất này thấp thìchứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
Tỷ suất lợi nhuận VCSH
Tỷ suất lợi nhuậnVCSH = Lợi nhuận sauthuế
Vốn chủsở hữu bìnhquân
Chỉ tiêu này được chủ sở hữu rất quan tâm vì nó cho biết một đồngvốn mà họ bỏ ra mang lại cho họ bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêunày cao cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng VCSH hiệu quả
Thu nhập một cổ phần( EPS)
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗ cổ phần thường( hay
cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Thu nhập1cổ phầnEPS= Lợi nhuận sauthuế −Cổ tức trả chocổ đông ưu đãi Tổng số cổ phầnthường đang lưuhành
Cổ tức một cổ phần(DIV)
Trang 35Chỉ tiêu này cho biết, mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng
Hệ số chitrả cổ tức= Cổ tức1cổ phầnthường
Thu nhập 1cổ phần
Cả 3 chỉ tiêu trên thể hiện chính sách cổ tức của công ty cổ phần Đâykhông đơn thuần là việc phân chia lợi tức ra các phần bằng nhau, mà nóphức tạp hơn nhiều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích các cổ đông, đến
sự tăng trưởng và phát triển của công ty trong tương lai
e Hệ số giá trị thị trường.
Hệ số giá trên thu nhập( hệ số P/E)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng đểxem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty Chỉ tiêu này phản ánhnhà đầu tư thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập Nhìn chung hệ
số này cao là tốt
Hệ số giá trênthu nhập= Giá thị trường 1cổ phần Thu nhập 1cổ phần
Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách( Hệ số M/B)
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổsách 1 cổ phần của công ty Hệ số này nhỏ hơn 1 là dấu hiệu xấu về triểnvọng của công ty, ngược lại nếu hệ số này quá cao đòi hỏi nhà đầu tư phảixem xét thận trọng trong quyết định đầu tư vào công ty
Hệ số giá trịthị trườngtrên giátrị sổ sách= Giá thị trường 1cổ phần Giá trị sổ sách1cổ phần
Trang 36Thông qua việc phân tích các hệ số tài chính đặc trưng, các chủ thểquan tâm có thể đọc được nhiều điều về tiềm năng, sự yếu kém, xu hướngphát triển, hiệu quả hoạt động, quá trình sinh lời… của công ty để đưa raquyết định tối ưu
Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
Mức sinh lời của VCSH của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp củahàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý doanh nghiệp Để thấy được
sự tác động của mối liên hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêuthụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, hệ thống chỉ tiêu thườngđược xem xét là:
+ Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinhdoanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận sauthuế Tổng vốnkinh doanh = Lợi nhuận sauthuế Doanh thuthuần x Doanhthu thuần Tổng vốnkinh doanh
ROA=Hệ số lãiròng xVòng quaytoàn bộ vốn
Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suấtlợi nhuận sau thuế trên doanh thu (hệ số lãi ròng) và hiệu suất sử dụng toàn
bộ vốn (vòng quay vốn kinh doanh) ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợinhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Trên cơ sở đó, người quản lý doanh
Trang 37nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trênvốn kinh doanh.
+ Các mối liên hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận VCSH:
Lợi nhuận sauthuế
Vốn chủsở hữu = Lợi nhận sauthuế Doanhthuthuần x Doanhthuthuần Tổng vốn kinhdoanh x Tổng vốnkinhdoanh Vốn chủsở hữu
ROE = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụngđòn bẩy tài chính
Qua công thức trên cho thấy: các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suấtlợi nhuận VCSH trong kỳ đó là: hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn vàmức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Trên cơ sở đó, các nhà quản lý doanh thu
có thể xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷsuất lợi nhuận VCSH, đem lại lợi ích mà các chủ sở hữu luôn mong muốn
1.8 Tổ chức phân tích Tài Chính Doanh Nghiệp
Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết lập trình
tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính Đểthực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích tài chínhphải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơchế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp và phù hợpvới mục tiêu quan tâm của từng đối tượng
Công tác phân tích tài chính có thể nằm ở một bộ phận riêng biệt đặtdưới quyền kiểm soát trực tiếp của ban giám đốc và làm tham mưu cho giámđốc Theo hình thức này thì quá trình phân tích được thể hiện toàn bộ nộidung của hoạt động kinh doanh Kết quả phân tích sẽ cung cấp thông tinthường xuyên cho ban lãnh đạo trong doanh nghiệp Trên cơ sở này cácthông tin qua phân tích được truyền từ trên xuống dưới theo chức năng quản
lý và quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh đối với từng bộphận của doanh nghiệp theo cơ cấu từ ban giám đốc đến các phòng ban
Trang 38Công tác phân tích tài chính được thực hiện ở nhiều bộ phận riêng biệttheo chức năng của quản lý nhằm cung cấp thông tin và thỏa mãn thông tincho các bộ phận quản lý được phân quyền, cụ thể:
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định về chiphí, sẽ tổ chức thực hiện thu thập thông tin và tiến hành phân tích tình hìnhbiến động chi phí, giữa thực hiện so với định mức nhằm phát hiện chênhlệch chi phí về cả hai mặt động lượng và giá cả để từ đó tìm ra nguyên nhân
và đề ra giải pháp
+ Đối với bộ phận được phân quyền kiểm soát và ra quyết định vềdoanh thu Là bộ phận kinh doanh riêng biệt theo địa điểm hoặc một số sảnphẩm nhóm hàng riêng biệt Do đó, họ có quyền với bộ phận cấp dưới là bộphận chi phí Nhà lãnh đạo tương ứng với bộ phận này là trưởng phòng kinhdoanh hoặc giám đốc kinh doanh tùy theo doanh nghiệp Bộ phận này tiếnhành thu thập thông tin, tiến hành phân tích báo cáo, thu thập và đánh giámối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận làm cơ sở để đánh giá hoàn vốnkinh doanh và phân tích báo cáo nội bộ
Nhìn chung, phân tích tài chính trong doanh nghiệp thường được tiếnhành qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phân tích: Đây là giai đoạn đầu tiên và là
một khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụngcủa phân tích tài chính, được coi là giai đoạn chuẩn bị Lập kế hoạch baogồm việc xác định mục tiêu và xây dựng chương trình phân tích
Giai đoạn 2: Tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực
hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch Tiến hành phân tích bao gồm cáccông việc sau:
Sưu tầm tài liệu, xử lý tài liệu
Trang 39 Xác định nguyên nhân và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích.
Xác định và dự đoán những nhân tố kinh tế- xã hội tác động đếntình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính
Giai đoạn 3: Kết thúc phân tích: Đây là giai đoạn cuối cùng của việc
phân tích Trong giai đoạn này cần thiết tiến hành những công việc cụ thểnhư sau:
Viết báo cáo phân tích
2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồnlực (tư liệu sản xuất, tiền vốn và lao động) để đạt được mục tiêu kinh doanhcuối cùng của doanh nghiệp- mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ngừnglàm gia tăng giá trị doanh nghiệp
Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chủ
tự chịu trách nhiệm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh Mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh đều phải hướng đến mục tiêu lợi nhuận, để cuối cùng làđem lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp- gia tăng giá trị doanh nghiệp Tuynhiên, các nguồn lực thì ngày càng khan hiếm, môi trường cạnh tranh ngàycàng trở nên gay gắt, quy luật đào thải khốc liệt… Giai đoạn phát triển kinh
tế theo chiều rộng đã kết thúc và nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế theochiều sâu Tất cả đã buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kĩthuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thực hiện tiết kiệmchi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt
Trang 40động kinh tế… Nói một cách khái quát, doanh nghiệp cần phải nâng caohiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội, bởi lẽ doanhnghiệp là đơn vị kinh tế cơ bản và quan trọng trong xã hội Nếu doanhnghiệp làm ăn hiệu quả sẽ cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm chất lượng,đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, đồng thời cũng đóng góp một nguồnthu lớn cho ngân sách, đảm bảo hoạt động cho bộ máy Nhà Nước, tạo điềukiện tăng phúc lợi xã hội Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, phásản thì kéo theo một loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng: các ngân hàng gặpkhó khăn trong thu hồi nợ dẫn đến nhiều khó khăn khác, kinh tế trì trệ, thấtnghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội cũng phát sinh nhiều…
Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng hàng đầu Để thực hiện mụctiêu đó đòi hỏi nhà quản trị phải nắm rõ được thực trạng tài chính của doanhnghiệp, thông qua phân tích TCDN, từ đó đưa ra các giải pháp tài chính phùhợp nhất đối với doanh nghiệp
2.2 Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được biểu hiện trực tiếp ở việctạo ra kết quả kinh doanh lớn với chi phí nhỏ, cải thiện các chỉ tiêu kinh tếtài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh Vì thế, các biện pháp ứng dụngtrong sản xuất kinh doanh có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướngtrên đều coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Có thể
kể ra một vài biện pháp như:
Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ nhà kinh doanh như khả