1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 4 thăng long

112 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 244,17 KB

Nội dung

giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 4 thăng long

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn cuối khóa đều là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn: Trần Thị Lương 1 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỬ VIẾT TẮT TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định VKD Vốn kinh doanh BCTC Báo cáo tài chính DTT Doanh thu thuần DN Doanh nghiệp 2 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ii 3 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 3 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, một trong những điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để các DN có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là phải có một lượng vốn nhất định. Vốn vừa là cơ sở vừa là phương tiện cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, hay nói cách khác, không có vốn, DN không thể thực hiện được bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Hơn nữa, mục tiêu của các DN là tối đa hóa lợ nhuận. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho các DN là muốn tồn tại và phát triển thì phải sử dụng vốn có hiệu quả. Việc sử dụng vốn có hiệu quả nghĩa là phài bảo toàn được số vốn bỏ ra và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở nhưng vẫn dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và quy định của pháp luật. Quản lý và sử dụng vốn hiệu quả sẽ giúp DN khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Trong thời kỳ kinh tế mở cửa và hội nhập như hiện nay, khi mà nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì các DN cũng có nhiều cơ hội mới song cũng gặp phải không ít những khó khăn. Một trong những thách thức lớn nhất đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các DN trong nước cũng như các DN nước ngoài. Và thực tế chứng minh khi các DN cạnh tranh với nhau, nếu DN nào trướng vốn thì DN đó sẽ có nhiều cơ hội và ưu thế hơn trên con đường đạt tới mục tiêu tối đa hóa lợ nhuận. Chính vì vậy để đạt được lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng, uy tín, giá cả vững vàng trong cạnh tranh, các DN phải không ngứng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, quản lý và nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh. Đây là đòi hỏi tất yếu đối với các DN. 4 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 4 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề này, sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của cô giáo Đoàn Hương Quỳnh và cán bộ phòng tài chính kế toán của Công ty em đã từng bước làm quen với thực tế vận dụng lý luận vào thực tế và đồng thời từ thực tế làm sang tỏ những kiến thức đã học tại Học viện với mong muốn được đóng góp một phần vào công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, em đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu đề tài: ” Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Lon g” Kết cấu bài luận văn của em gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Do kiến thức và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nên bài làm của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú trong Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! 5 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 5 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm,thành phần, đặc trưng của vốn kinh doanh *Khái niệm: Phạm trù vốn kinh doanh luôn gắn liền với khái niệm doanh nghiệp. Theo điều 4 _Luật Doanh nghiệp 2005, “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Khái niệm trên cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động nền tảng của doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp 3 yếu tố đầu vào: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Để có được 3 yếu tố này doanh nghiệp cần ứng ra một lượng vốn tiền tệ nhất định. Lượng vốn tiền tệ đó được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp. Về mặt khái niệm, vốn kinh doanh có thể được hiểu như sau: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời.” Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn các đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh: *Đặc trưng cơ bản của vốn kinh doanh: 6 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 6 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Vốn chính là biểu hiện về mặt giá trị của các loại tài sản như: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công…trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ những tài sản có giá trị và giá trị sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới được coi là vốn. - Vốn phải vận động để sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ được coi là dạng tiềm năng của vốn để trở thành vốn thì tiền phải được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh và sinh lời. Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là tiền. Đồng thời vốn phải không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển sau mỗi quá trình vận động để thực hiện việc tái sản xuất giản đơn và mở rộng của doanh nghiệp. - Vốn có giá trị về mặt thời gian, tức là đồng vốn ở các thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau. Do đó, huy động và sử dụng vốn kịp thời là điều hết sức quan trọng. - Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc trưng này đời hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Tại một thời điểm,vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản hữu hình mà còn được biểu hiện bằng các loaik tài sản vô hình. Đặc trưng này giúp doanh nghiệp có sự nhận diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả tổng hợp của vốn kinh doanh. 7 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 7 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP * Thành phần vốn kinh doanh Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động. -Vốn cố định của doanh nghiệp + Khái niệm vốn cố định: Để hình thành các tài sản cố định đời hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định; lượng vốn tiền tệ này được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, luân chuyển giá trị dần dần từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tài sản cố định hết hạn sử dụng. + Đặc điểm luân chuyển vốn cố định Quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô tài sản cố định. Song ngược lại, những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại chi phối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Tài sản cố định có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; tài sản cố định hữu hình giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu,giá trị của nó dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Đặc điểm này của tài sản cố định đã quyết định đến đặc điểm luân chuyển của vốn cố định: -Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều này do đặc điểm của tài sản cố định được sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh quyết định. 8 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 8 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP -Vốn cố định được dịch chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm dưới hình thức khấu hao, tương ứng với phần hao mòn tài sản cố định. -Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định mới hình thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm tăng song phần giá trị còn lại giảm cho đến khi tài sản cố định hết hạn sử dụng, giá trị của nó được chuyển hết vào giá tri sản phẩm thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển của vốn cố định đòi hỏi việc quản lý vốn cố định phải kết hợp quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của nó là các tài sản cố định của doanh nghiệp +Phân loại tài sản cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Do tài sản cố định có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nên yêu cầu phân loại để có biện pháp quản lý phù hợp. Phân loại tài sản là việc phân chia tài sản cố định thành những nhóm, những loại khác nhau theo những tiêu thức phân loại nhất định. Sau đây là những cách phân loại tài sản cố định chủ yếu: Thứ nhất: phân loại tài sản cố định theo hình thức biểu hiện và công dụng kinh tế Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp chia thành 2 loại: -Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị; phương tiện vận tải , thiết bị truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý… 9 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 9 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP -Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, bao gồm: quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sáng chế… Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tài sản cố định. Thứ hai: Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: -Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dùng cho trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp. -Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các hoạt động phúc lợi sự nghiệp, các hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp xác định được kết cấu tài sản cố định theo mục đích sử dụng, xác định trọng điểm trong công tác quản lý tài sản cố định. Thứ ba: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại sau: -Tài sản cố định đang dùng 10 Sinh viên: Trần Thị Lương Lớp: CQ47/11.11 10 [...]... của công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long * Sự ra đời Tên Công ty : Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Tên giao dịch: Thang Long N 04 construction joint stock company Tên viết tắt: Thang Long N 04 Const j.stock co Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng – Xuân Đỉnh – Từ Liêm – Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long là doanh nghiệp hạng Ihạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long. .. của đồng vốn lại thấp nhất Đồng thời trong quá trình quản lý và sử dụng vốn, các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể đối với VCĐ và VLĐ 26 Sinh viên: Trần Thị Lương 26 Lớp: CQ47/11.11 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long 2.1.1... việc vốn của doanh nghiệp có được sử dụng hiệu quả hay không 1.2 .4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở, DN cần căn cứ vào tình hình kinh doanh cụ thể tại đơn vị mình để đề ra các biện pháp phù hợp quản lý vốn kinh doanh Doanh nghiệp có thể thực hiện một số phương... nộp kinh phí quản lý 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Đối với doanh nghiệp thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận Như vậy ta có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất đồng thời sẽ làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi nảy nở Kết quả sử dụng vốn. .. bộ công nhân viên của doanh nghiệp * Số lượng cổ phần: - Doanh ngiệp không phát hành cổ phần ưu đãi Số cổ phần thường ổn định ở mức 68.073 Mênh giá một cổ phiếu : 100.000đ/ cp - Cổ phiếu của doanh nghiệp chưa được chào bán ra công chúng mà chủ yếu bán cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Công ty Cổ phần xây. .. Công trình cầu sông Chảy- Lào Cai , công trình chỉnh trang tuyến Phạm Văn Đồng , Công trình cầu Bến Thuỷ - Tuyên Quang , công trình nhà máy Xi măng Hồng Phong, Công trình xây dựng trụ sở Tây Hồ , Công trình thuỷ điện sông Chừng… 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long * Mô hình bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng số 4. .. ty Cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long là một trong số những đơn vị tiêu biểu của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Tổng Công ty xây dựng Thăng Long trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh Công ty luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp kinh doanh, phong cách phục vụ khách hàng, nghiên cứu khai thác triệt để khả 28 Sinh viên: Trần Thị Lương 28 Lớp: CQ47/11.11 LUẬN VĂN... giỏi một nghề, Công ty đa ngành nghề”, Công ty CP xây dựng số 4 Thăng Long luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng Công ty hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: - Xây dựng công trình giao thông, phá đá nổ mìn trên cạn, dưới nước - Xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp dân dụng, thi công các loại nền móng công trình - Gia công lắp đặt kết cấu thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn - Kinh doanh xuất nhập... của Công ty 2.1 .4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long 2.1 .4. 1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty : - Phân tán đối với hoạt động xây lắp theo từng hạng mục công trình , gói thầu - Tập trung đối với việc sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và các vật liệu xây dựng , sản phẩm cọc bêtông Chủ yếu được sản xuất tại các Xí nghiệp bê tông 1,2 3, 4, ... tải) Công ty thành lập ngày 17/10/1973 theo quyết định số 2 347 /QĐ-TC với tên gọi Công ty vật liệu và xây dựng Đến ngày 21/07/1976 Công ty đổi tên thành Công ty vật tư” với nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản và quản lý cấp phát toàn bộ vật tư phục vụ cho việc xây dựng cầu Thăng Long Đến năm 1985 cầu Thăng Long được hoàn thành và đưa vào sử dụng, Công ty chuyển sang thu hồi vật tư, thiết bị toàn bộ công . và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Chương 3: Giải pháp nâng cao. tài: ” Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Lon g” Kết cấu bài luận văn của em gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh. CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm,thành phần, đặc trưng của vốn kinh doanh

Ngày đăng: 03/11/2014, 18:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w