BẢNG 2.14: SO SÁNH CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NĂM 2011,

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 4 thăng long (Trang 72 - 76)

I. Vốn chủ sở

BẢNG 2.14: SO SÁNH CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NĂM 2011,

ĐVT: đồng

CHỈ TIÊU 31/12/2011 31/12/2012 chênh lệch

ST TT(%) ST TT(%) ST Tỷ lệ(%) I. Các khoản phải thu 52,861,382,267 100 54,955,925,516 100 2,094,543,249 3.96

1. Phải thu của khách hàng 46,035,492,206 87.09 49,755,747,186 90.53 3,720,254,980 8.08

2.Trả trước cho người bán 2,716,576,522 5.13 2,173,447,286 3.96 -543,129,236 -20

3. Phải thu nội bộ 3,244,618,592 6.14 2,781,893,755 5.06 -462,724,837 -14.26

4. Các khoản phải thu khác 864,694,947 1.64 244,837,289 0.45 -619,857,658 -71.69

II.Các khoản phải trả 102,957,020,542 100 106,636,802,000 100 3,679,781,458 3.57

1. Phải trả người bán 26,695,897,135 25.93 24,682,921,705 23.15 -2,012,975,430 -7.542. Người mua trả tiền trước 15,782,632,153 15.33 11,070,668,047 10.38 -4,711,964,106 -29.86 2. Người mua trả tiền trước 15,782,632,153 15.33 11,070,668,047 10.38 -4,711,964,106 -29.86 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 8,244,609,006 8.01 12,879,766,773 12.08 4,635,157,767 56.22

4. Phải trả người lao động 390,598,586 0.38 452,918,930 0.43 62,320,344 15.96

5. Phải trả nội bộ 4,191,102,842 4.07 2,028,106,640 1.9 -2,162,996,202 -51.61

6. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 47,652,180,820 46.28 55,522,419,905 52.06 7,870,239,085 16.52

III. Chênh lệch (phải thu- phải trả) -50,095,638,275 -51,680,876,484 -1,585,238,209 3.16IV. Hệ số phải thu/ phải trả 0.51 0.52 0.01 1.96 IV. Hệ số phải thu/ phải trả 0.51 0.52 0.01 1.96

Qua bảng 2.14 cho ta thấy các khoản phải thu năm 2012 đạt 54,955.925.516 tỷ đồng tăng lên 2,094.543.249 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 3.96%. Trong đó chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu các khoản phải thu là khoản mục phải thu của khách hàng và khoản mục này tăng lên năm 2012 ( năm 2012 chiếm đến 90.53. Còn lại các khoản mục khác: trả trước cho người bán, phải thu nội bộ và phải thu khác đều giảm đi so với năm 2011. Điều mà DN cần quan tâm là phải có biện pháp quản lý tốt các khoản phải thu của khách hàng trong thời gian tới tránh tình trạng mất vốn do khách hàng không có khả năng thanh toán nợ khi tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn.

Về các khoản phải trả: khoản vốn chiếm dụng này của Công ty năm 2012 tăng lên so với năm 2011. Cụ thể năm 2012, tổng trị giá khoản phải thu của DN là 106,636,802,000 đồng tăng 3,679.781.458 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3.57% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải trả, phải nộp khác tăng lên so với năm 2011.Trong khi đó năm 2012, khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước tăng lên ~ 4 tỷ và khoản phải trả người bán và phải trả nội bộ giảm hơn 2 tỷ so với năm 2011.Do trong năm 2011 DN được hưởng chính sách của Nhà nước nên được hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp và dãn thuế VAT sang đến năm 2012 mới phải nộp làm cho khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng lên. Đồng thời DN trả bớt nợ cho cán bộ công nhân viên, thanh toán nợ cho người bán làm giảm khoản chiếm dụng vốn từ các đối tượng này.

Cụ thể, các khoản mục phải trả người bán năm 2012 giảm đi 2,012.975.430 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7.54% so với năm 2011; khoản mục người mua trả tiền trước cũng giảm 4,711.964.106 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 29.86%; phải trả nội bộ cũng giảm đi 2,162.996.202 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ là 51.61%. Ngoài ra còn khoản mục phải trả người

lao động trong năm 2012 đã tăng lên 62,320.344 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.96% nguyên nhân là do trong năm khó khăn doanh nghiệp hoãn trả lương cho công nhân viên, làm tăng khoản khoản trả này. Khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2012 tăng lên 4,635.157.767 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 56.22%.

Nhìn chung lượng vốn DN đi chiếm dụng được vẫn lớn hơn so với các khoản Công ty bị chiếm dụng. Đi xem xét các khoản Công ty chiếm dụng được và bị chiếm dụng nhận thấy: năm 2012,các khoản công ty bị khách hàng chiếm dụng chiếm một tỷ trọng rất cao trong nợ phải trả là 90.53% đạt 49.755747186 tỷ đồng còn khoản công ty chiếm dụng được từ người bán lên tới 106,636,802,000 đồng do đó công ty chiếm dụng được từ người bán ít hơn Công ty bị khách hàng chiếm dụng, nhưng bên cạnh đó Công ty còn chiếm dụng được từ các khoản thuế và các khoản phải trả phải nộp Nhà nước, các khoản phải trả người lao động, và các khoản phải trả, phải nộp khác.

Các khoản phải trả phải nộp khác chiếm tỷ trọng rất cao trong nợ phải trả điều này đã làm cho phần công ty chiếm dụng được lớn hơn Công ty bị chiếm dụng. Qua đó thấy được việc công ty tăng tín dụng cho khách hàng cũng là điều hợp lý nhưng việc vốn bị khách hàng chiếm dụng cao như vậy sẽ ảnh hưởng đến số vòng quay của vốn trong Công ty từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Như ta đã biết về chủ sở hữu của công ty bao gồm cả vốn góp của nhà nước và vốn góp của các đối tượng khác, trong đó vốn góp nhà nước chiếm tỷ trọng là 38.65% nên các hợp đồng xây dựng của công ty hầu hết là ký kết với các Sở giao thông, các Bộ ngành liên quan vì vậy trong các khoản phải thu từ khách hàng hầu như không có khoản nợ phải thu khó đòi hay khoản nợ phải thu khó đòi chỉ chiếm một tỷ trọng bé trong nợ phải thu.

* Vốn bằng tiền:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các DN luôn phải dự trữ một lượng tiền mặt nhất định phục vụ cho các nhu cầu giao dịch thanh toán hằng ngày. Tiền mặt là một trong những loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất giúp DN tự chủ trong thanh toán, tuy nhiên nếu dự trữ vượt quá nhu cầu sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn. Xem xét tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long cho thấy tỷ trọng vốn bằng tiền của Công ty trong 3 năm 2010, 2011,2012 biến động giảm dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2010 vốn bằng tiền tại DN có tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm chiếm 7.04%, sang năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 3.37% và tại thời điểm cuối năm 2012 thì chỉ còn là 3.3% nhưng về số tuyệt đối thì tăng so với năm 2011 là 135,902.328 triệu đồng.

Xem xét cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty qua bảng 2.15: cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty năm 2011-2012

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 4 thăng long (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w