Một số PMMNM tốt và ổn định nhất hiện nay trên thế giới được chọn lựa để ứng dụng trong trường phổ thông có thể kể đến các phần mềm như: Hệ điều hành Linux Ubuntu; Bộ phần mềm văn phòng
Trang 1TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
TỔ: KỸ THUẬT-CÔNG NGHIỆP
MÔN: TIN HỌC o0o
Đề tài:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ TRONG GIẢNG DẠY VỚI PHẦN MỀM iTALC
TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH
NĂM HỌC: 2010-2011
Trang 2MỤC LỤC
Cài đặt trên máy giáo viên: 6
Cài đặt trên máy học sinh: 7
Cấu hình iTALC trên máy giáo viên: 8
Giao diện chính: 8
Thanh panel của iTalc: 8
Khởi tạo và quản lý lớp học: 9
Các chức năng của iTalc: 12
Gửi tin nhắn đến cho học sinh: 12
Quan sát màn hình học sinh: 13
Khóa màn hình máy tính học sinh: 14
Giáo viên có thể điều khiển từ xa máy học sinh và thực hiện các ứng dụng: 14
Cho học sinh xem màn hình máy giáo viên: 15
15
Học sinh báo cáo trình bày bài: 15
Khi dạy lý thuyết: 15
Khi hướng dẫn thực hành: 16
Trang 3GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ TRONG GIẢNG DẠY VỚI PHẦN MỀM iTALC TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH
- -I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã rất chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, đặc biệt là tình hình sử dụng một số phần mềm mã nguồn
mở theo chỉ thị số 07/2008/CT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Thông tin và Truyền thông về “đẩy mạnh sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước”
Thực hiện thông tư 08/2010/BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ GD&ĐT về “quy định sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục cho cán bộ công chức, giáo viên, nhân viên”, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp đã có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu về phần mềm mã nguồn mở (PMMNM) Một số PMMNM tốt
và ổn định nhất hiện nay trên thế giới được chọn lựa để ứng dụng trong trường phổ
thông có thể kể đến các phần mềm như: Hệ điều hành Linux Ubuntu; Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice; Bộ gõ chữ Việt Unikey; Trình duyệt web Mozilla Firefox; Chương trình quản lý hộp thư Evolution/ThunderBird.
Là một giáo viên, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả dạy và học Để làm được điều đó, rất cần đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin Hiện nay, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy và học tập ngày càng đa dạng, đòi hỏi người dạy, người học cũng cần có kỹ năng nhất định
để sử dụng các phần mềm nhằm phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học Bên cạnh đó, việc lựa chọn những PMMNM trong ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp hạn chế vi phạm bản quyền phần mềm, tiết kiệm chi phí mua bản quyền, định hướng sử dụng các chuẩn mở và đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin Đồng thời, khi mỗi cá nhân, mỗi đơn vị sử dụng PMMNM sẽ giúp cho các
cơ quan nhà nước và doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc đối với các nhà sản xuất và cung cấp phần mềm nước ngoài Đối với Việt Nam, đó sẽ là chất xúc tác quan trọng
Trang 4Tại trung tâm GDTX Tỉnh, sau quá trình triển khai và sử dụng, các PMMNM nêu trên đã đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ công chức, nhân viên nhất là trong công tác văn phòng Là một giáo viên tin học, thường xuyên sử dụng chương trình Netop School (một phần mềm thương mại, chỉ chạy được trên môi trường Windows 98/2000/XP) để giảng dạy, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp không khỏi băn khoăn khi chuyển đổi hoàn toàn các máy dùng hệ điều hành Windows sang hệ điều hành mã nguồn mở Làm thế nào để truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất, trực quan nhất, đồng thời có thể quản lý chặt chẽ các máy tính của học sinh, trong khi chương trình Netop School là một phần mềm thương mại, có bản quyền lại không chạy được trên môi trường hệ điều hành mã nguồn mở?
Và câu trả lời đã được tìm thấy khi tôi bắt đầu thử nghiệm tại Trung tâm GDTX Tỉnh phần mềm mã nguồn mở iTALC – Một hệ thống quản lý máy tính từ xa, cho phép chạy trên cả hệ điều hành Windows và Linux Phần mềm iTALC sẽ góp phần tạo ra môi trường học tập tốt nhất với các sản phẩm PMMNM miễn phí Hơn nữa, việc sử dụng phần mềm iTALC sẽ góp phần thúc đẩy ứng dụng phần mềm mã nguồn
mở trong nhà trường nói chung và trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh ở phòng máy nói riêng
II NỘI DUNG:
1 Thực trạng của vấn đề:
Qua tìm hiểu, nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tình hình ứng dụng PMMNM trong các cơ quan nhà nước sau 1 năm thực hiện Chỉ thị 07/2008 vẫn còn khá hạn chế
Việc sử dụng phần mềm “lậu”, phần mềm bẻ khóa bất hợp pháp vẫn còn phổ biến, nhất là các phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong các trường học
Trang 5 Trung tâm đã tổ chức triển khai, hướng dẫn sử dụng PMMNM cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Các giáo viên tổ tin học đã xây dựng lại phân phối chương trình môn tin học, đưa nội dung PMMNM vào chương trình giảng dạy, giúp học sinh bước đầu làm quen với hệ điều hành Ubuntu, OpenOffice, Unikey, Firefox…
Trung tâm đã phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ tiến hành cài đặt một số PMMNM cho 40 máy tính
Đặc biệt, trung tâm có 3 phòng máy tính được nối mạng giúp cho việc ứng dụng các phần mềm trong công tác giảng dạy ở phòng máy được thuận lợi hơn rất nhiều
Do số lượng học sinh đông nên một số phòng máy chưa đáp ứng
đủ nhu cầu cho học sinh, một số trường hợp hai học sinh cùng sử dụng một máy tính
Hiện tại, chỉ có 1/5 phòng máy tính được cài đặt PMMNM nên việc ứng dụng PMMNM vào công tác giảng dạy còn hạn chế
Đa số người dùng máy tính đã quá quen thuộc với hệ điều hành Windows cũng như các phần mềm chạy trên môi trường Windows nên chưa mạnh dạn chuyển đổi sang sử dụng hệ điều hành Linux và các PMMNM
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng PMMNM từ các cấp, các ngành, cơ sở chưa thật sâu sát
Nhà nước ta cũng chưa có cơ chế quản lý, giám sát, xử lý vi phạm bản quyền nên vẫn phổ biến tình trạng dùng phần mềm nguồn đóng một cách bất hợp pháp (dùng “lậu”, không mua bản quyền)
Trang 6 Người sử dụng chưa thực sự yên tâm khi chuyển hoàn toàn sang các PMMNM do không có phần mềm thay thế (ví dụ như phần mềm quản lý học sinh…)
2 Biện pháp thực hiện:
a Giới thiệu iTALC:
iTALC (Intelligent Teaching And Learning with Computers) - một hệ thống quản lý lớp học thông minh Là phần mềm mã nguồn mở miễn phí được Intel hỗ trợ
do cộng đồng phát triển với mục đích cung cấp một công cụ giúp giáo viên có thể xem và điều khiển các máy tính của học sinh trong mạng iTALC giúp giáo viên quản
lý lớp học, dễ dàng trao đổi với học sinh cũng như trợ giúp từng học sinh mà không cần phải rời khỏi máy tính thông qua một số chức năng:
Trình chiếu màn hình giáo viên và giải thích bằng lời nói cho học sinh
Cho phép học sinh trình chiếu bài tập trước cả lớp
Quản lý và kiểm soát được máy học sinh
Ghi lại bài giảng vào file và chiếu lại cho học sinh
Gửi file cho học sinh
Thực hiện các bài kiểm tra (viết và tương tác)
b Cách cài đặt iTALC:
Cài đặt trên máy giáo viên:
- Để cài iTALC lên máy giáo viên ta cần cài iTALC Master:
Trang 7Chú ý:
- Ở ListBox Show (phía trên bên phải), ta chọn “All available applications” để thấy tất cả phần mềm có thể sử dụng.
- Cách này chỉ thực hiện được khi máy tính có kết nối mạng internet.
Cài đặt trên máy học sinh:
- Để cài iTALC trên máy học sinh ta cần cài iTALC Client:
+ Cách 1: Gõ lệnh sudo apt-get install italc-client sau đó nhập password hệ
thống vào và chờ cài đặt
+ Cách 2: Cài đặt trực tiếp trên kho với ứng dụng italc-client và giao diện điều khiển italc (tương tự trên máy giáo viên)
Trang 8 Cấu hình iTALC trên máy giáo viên:
Trên máy giáo viên mở cửa sổ Terminal rồi dùng lệnh :
ica -role teacher –createkeypair
Nhiệm vụ của lệnh này là tạo ra ica (một key public) dùng để xác thực giữa máy giáo viên và máy học sinh Sau khi đã tạo được key public bằng lệnh này thư mục chứa nó sẽ là: /etc/italc/keys/public
Sau đó để xác thực trên máy học sinh (client) cần copy key public này vào thư mục /etc/italc/keys trên máy học sinh bằng lệnh :
Trang 9- Overview: Xem toàn bộ màn hình máy tính của học sinh.
- Fullscreen Demo/ Stop Demo: Chuyển màn hình máy tính giáo viên đến màn hình máy tính học sinh
- Windows Demo/ Stop Demo: Tương tự Fullscreen Demo
- Lock all/ Unlook: Khóa màn hình máy tính học sinh
- Text messager: Gửi tin nhắn cho học sinh
- Power down: Tắt toàn bộ máy tính
Khởi tạo và quản lý lớp học:
Mỗi giáo viên sẽ có một máy tính riêng trên đó đã cài và cấu hình iTALC Nhiệm vụ của giáo viên là tạo lớp học (1 hoặc nhiều lớp) và quản lý các máy học sinh trong lớp đó
Để tạo lớp học đầu tiên giáo viên chạy iTALC rồi bấm vào biểu tượng (Computer) trên thanh menu bên trái màn hình Khi đó một Classroom Manager hiện
ra cho phép thêm các lớp học (Classroom) và ứng với mỗi lớp học sẽ cho phép Add Computer (máy học sinh) để quản lý Phải tạo Class room trước :
Trang 10Với lớp học đã tạo giáo viên có toàn quyền đối với nó Kích chuột phải sẽ cho phép chọn các chức năng này :
Sau bước này lớp học với tên: Lop8 đã có trong ô Classroom Manager Tiếp
theo là add các computer của học sinh vào để quản lý Bấm chuột phải và chọn Add
computer Trong ô Add computer cần chú ý đến 2 mục:
- Classroom: Nếu như giáo viên quản lý nhiều lớp học và đã tạo các lớp học này thì khi add computer mục classroom sẽ cho phép chọn các lớp học đã có
- Type: Cho phép chọn chức năng cho máy học sinh (chính là máy được xác định bởi IP/hostname)
Trang 11Giáo viên quản lý lớp học của mình thông qua IP trên máy của học sinh:
Và sẽ có toàn quyền trên máy học sinh :
Trang 12 Các chức năng của iTalc:
Nếu máy giáo viên ở tình trạng kết nối được với máy học sinh (mạng LAN hoạt động tốt) thì nó sẽ hiển thị toàn bộ danh sách các lớp học hiện có mà giáo viên đang quản lý cùng với các máy học sinh tương ứng trong từng lớp học Trước khi bắt đầu một chức năng nào đó, giáo viên cần chọn trước các học sinh trong lớp Để chọn
1 học sinh, kích chuột vào biểu tượng máy tính của học sinh đó Để chọn nhiều học sinh nhấn Ctrl và kích chuột vào biểu tượng máy tính của học sinh Chọn tất cả bấm Ctrl + A Sau đó, giáo viên có thể tùy chọn một số chức năng như sau:
Gửi tin nhắn đến cho học sinh:
Khi giáo viên muốn gửi tin nhắn đến một số học sinh hoặc cả lớp, giáo viên
chọn máy học sinh muốn gửi tin nhắn rồi kích chuột phải và chọn Send text
message, nhập nội dung cần gửi, cuối cùng bấm OK
Trang 13Và đây là kết quả nhận được ở máy học sinh :
Quan sát màn hình học sinh:
Trang 14Để nắm được tình hình học tập của học sinh trong lớp học, giáo viên có thể dùng
chức năng View live Chọn máy tính học sinh cần quan sát, kích chuột phải và chọn
View live Lúc này giáo viên sẽ nhìn được toàn bộ màn hình học sinh và các ứng
dụng mà học sinh đang sử dụng
Khóa màn hình máy tính học sinh:
iTALC cung cấp ở mức độ cao khả năng quản lý máy tính học sinh Giáo viên
có thể khóa/mở khóa màn hình của máy học sinh Chọn máy tính học sinh, kích chuột phải và chọn Locked display Giáo viên có thể khóa toàn bộ màn hình máy tính học sinh bằng chức năng Lock all trên thanh menu trên cùng của iTALC.
Giáo viên có thể điều khiển từ xa máy học sinh và thực hiện các ứng
dụng:
Chức năng này giúp cho giáo viên có thể trực tiếp thao tác trên máy học sinh
Chọn máy học sinh, kích chuột phải và chọn Remote control Lúc này giáo viên có
toàn quyền xử lý các ứng dụng trên máy học sinh
Trang 15 Cho học sinh xem màn hình máy giáo viên:
Để chuyển màn hình máy tính giáo viên xuống màn hình máy tính học sinh,
giáo viên chọn chức năng Fullscreen Demo trên thanh menu của iTALC Có thể thực
hiện trình bày bài giảng cho một số học sinh hoặc có thể là toàn bộ học sinh trong lớp
Học sinh báo cáo trình bày bài:
Học sinh có thể trình bày bài tập lớn, báo cáo bài giảng ngay trên máy của mình và giáo viên xem trực tiếp trên máy quản lý của mình Chức năng cho phép làm
việc này là Let student show demo (hay view live)
d Sử dụng iTALC trong giảng dạy:
Như đã trình bày, với những giáo viên đã và đang sử dụng chương trình Netop School - một phần mềm thương mại, có bản quyền làm phương tiện giảng dạy tại các phòng máy, có thể hoàn toàn an tâm khi chuyển sang sử dụng phần mềm mã nguồn
mở với chương trình iTalc Bởi lẽ, iTalc có thể đáp ứng được các chức năng mà chương trình Netop School đã hỗ trợ:
Khi dạy lý thuyết:
Giáo viên khởi động chương trình iTalc trên máy giáo viên Yêu cầu tất cả học sinh khởi động máy tính, chương trình iTalc trên máy học sinh sẽ tự khởi động
Giáo viên sử dụng chức năng Fullscreen Demo để chuyển màn hình máy giáo
viên xuống màn hình máy học sinh, lúc này học sinh không thể thao tác trên máy của
Trang 16Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, chiếu slide bài giảng và minh họa các thao tác hướng dẫn trực tiếp trên máy tính
Với đặc thù môn tin học, giáo viên có thể gọi một vài học sinh lên máy giáo viên thao tác, như thế sẽ thu hút sự tập trung chú ý của học sinh nhiều hơn Qua đó, nếu học sinh không làm được giáo viên sẽ hướng dẫn trực tiếp cho học sinh đó và cả lớp
Sau mỗi phần giáo viên nên chuyển màn hình lại cho học sinh bằng cách sử
dụng chức năng Stop Demo và yêu cầu học sinh thực hiện tại máy tính của mình.
Sau đó, giáo viên sử dụng chức năng View live để quan sát học sinh thực hiện,
nếu cần giáo viên chuyển lại cửa sổ Demo và thao tác lại cho cả lớp xem, nhắc nhở các lỗi thường mắc phải và cách khắc phục Sau đó, đưa ra những điểm lưu ý của bài học
Khi hướng dẫn thực hành:
iTalc không chỉ hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy lý thuyết mà còn là một công cụ không thể thiếu trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh thực hành tại phòng máy
Đa số học sinh đều có tính hiếu động, thích tìm tòi khám phá, nhất là khi được thực hành trên máy tính Vì thế, để điều khiển học sinh thực hiện các yêu cầu đạt kết quả tốt nhất, chúng ta phải sử dụng chương trình iTalc để điều khiển các máy tính của từng học sinh trong lớp
Giáo viên chuẩn bị bài tập thực hành và phát cho từng học sinh
Giáo viên sử dụng chương trình iTalc hướng dẫn từng bước và điều khiển quá trình thực hành của học sinh
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh làm từng phần, mỗi phần giáo viên dùng
chức năng Fullscreen Demo trên thanh menu của iTalc, nêu yêu cầu xuống màn hình
máy tính học sinh Kết hợp với việc đặt câu hỏi ôn lại kiến thức lý thuyết, để giúp học sinh định hướng làm bài Có thể gọi học sinh lên máy giáo viên thực hiện để cả lớp quan sát, nhận xét, sau đó giáo viên sẽ tổng kết và hướng dẫn cách làm
Khi đã hướng dẫn xong, giáo viên chọn chức năng Stop Demo để trả màn hình
máy tính lại cho học sinh làm bài
Trang 17Giáo viên dùng chức năng View live trên thanh menu của iTalc để quan sát
màn hình máy tính của học sinh trong quá trình thực hành
Đối với những học sinh chưa làm được bài, giáo viên có thể sử dụng chức năng
Logon để đăng nhập vào máy học sinh và trợ giúp.
Đối với những học sinh còn làm việc riêng trong giờ học, giáo viên có thể gửi
thông báo nhắc nhở bằng chức năng Send text message mà không làm ảnh hưởng
đến các học sinh khác trong lớp học
Hết thời gian, giáo viên có thể khóa màn hình máy tính học sinh lại, bằng chức
năng Lock all, sau đó nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của lớp.
Trước khi kết thúc buổi thực hành, giáo viên có thể giúp học sinh tắt máy, bằng
cách chọn các máy học sinh cần tắt và sử dụng chức năng Power down.
Sau đây, tôi xin trình bày giáo án thực hành bài “Một Số Công Cụ Trợ giúp” có
sử dụng chương trình iTalc làm phương tiện giảng dạy như sau:
Bài: THỰC HÀNH MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP
I Mục đích :
Kiến thức:
- Biết sử dụng một số công cụ trợ giúp trong soạn thảo văn bản
- Biết các thao tác cần thực hiện để chèn các đối tượng đặc biệt vào văn bản
Kỹ năng:
- Biết cách tìm kiếm và thay thế từ (cụm từ) trong văn bản
- Biết chèn một số đối tượng vào văn bản như: ký tự đặc biệt, hình ảnh