1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng vpbank – ngân hàng việt nam thịnh vượng

93 793 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán, kiểm toán nội bộ nóichung và kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM nói riêngtrong thời gian thực tập tại phòng kiểm toán n

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ở Việt Nam, khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sangnền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của các tổ chứckiểm toán đối với nền kinh tế ngày càng được khẳng định

Sau hơn 4 năm gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam đã có những bướcchuyển mình mạnh mẽ, tạo nên những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt trongthời gian gần đây khi thị trường chứng khoán mở rộng thì vai trò này càng trởnên rõ ràng hơn.Phạm vi kiểm toán cũng được mở rộng hơn từ việc lấy trọngtâm kiểm toán là các báo cáo tài chính chuyển dần sang lấy trọng tâm là kiểmtoán hoạt động nhằm đánh giá hiệu lực hiệu quả của các hoạt động.Chức năngkiểm toán cũng được chuyển dần từ kiểm tra xác nhận chuyển dần sang tậptrung vào tư vấn trình bày ý kiến trong tương lai

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới nói chung và của kinh

tế Việt Nam nói riêng, số người quan tâm đến tình hình tài chính của các tổ chứckinh tế ngày càng nhiều, họ đòi hỏi phải được cung cấp thông tin một cách chínhxác Để đáp ứng nhu cầu này kiểm toán cũng ngày càng hoàn thiện, bao gồm nhiềuloại : kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ và kiểm toán Nhà Nước

Ngành ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính làmột trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh thời gian qua góp phấn vào sựphát triển kinh tế đất nước.Đặc biệt trong những năm gần đây ngành đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn : mạng lưới mở rộng, nhiều ngân hàng được thành lập,nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia đầu tư, đồng thời ngân hàngcũng là ngành thu hút lượng lao động lớn đòi hỏi có chuyên môn nghiệp vụ

Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, hoạt động của NHTM cũngcần được kiểm toán bởi các chủ thể khác nhau.Hơn nữa kinh doanh ngân hàng làmột lĩnh vực nhạy cảm và có nhiều rủi ro nên việc kiểm toán mà nhất là kiểmtoán hoạt động đối với NHTM càng là một yêu cầu cấp thiết, đây cũng là chứcnăng chủ yếu của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng

Trang 2

Đa số các ngân hàng lớn đều thành lập phòng kiểm toán nội bộ riêng, đây

là bộ phận hoạt động độc lập nhằm kiểm tra, kiểm toán trên tất cả các phòng vàlĩnh vực hoạt động của ngân hàng nhằm hỗ trợ cho HĐQT, ban kiểm soát, banđiều hành hoàn thành chức năng quản trị, kiểm soát, quản lý kinh doanh và điềuhành của mình, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh doanh của ngân hàng

VPBank – Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, là một ngân hàng có uy tíntrên thị trường với thị phần không nhỏ, mạng lưới chi nhánh rộng khắp đang từngngày chứng tỏ sức mạnh của mình vươn lên chiếm được lòng tin của khách hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngânhàng, đây cũng là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm tàng vì vậy công tác kiểmtoán nội bộ đối với hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng Công tác kiểmtoán nội bộ có ảnh hưởng quyết định đến việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt độngtín dụng trong ngân hàng

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán, kiểm toán nội bộ nóichung và kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các NHTM nói riêngtrong thời gian thực tập tại phòng kiểm toán nội bộ ngân hàng VPBank, với sựgiúp đỡ của quý thầy cô khoa Kế toán – Kiểm toán, Học Viện Tài Chính, đặcbiệt là thầy Đậu Ngọc Châu và sự giúp đỡ của các anh chị làm việc trong phòngkiểm toán nội bộ của ngân hàng Việt Nam thịnh vượng em đã chọn đề tài về :

“Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng VPBank – Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng”

Kết cấu của đề tài ngoài phần nội dung và phần kết luận, nội dung đề tàibao gồm 3 phần :

Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán nội bộ đối với hoạtđộng tín dụng trong kiểm toán nội bộ của ngân hàng

Chương 2 : Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tíndụng tại ngân hàng VPBank

Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kiểm toán nội bộđối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng VPBank

Trang 3

Đây là lĩnh vực mới và phức tạp, nguồn tham khảo ít với khả năng và thờigian có hạn, trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sótkính mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô, quý ngân hàng và độc giả giúp

đề tài hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 02, tháng 05, năm 2011

Sinh viênNguyễn Thị Vân Anh

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA

NGÂN HÀNG

1.1 Những vấn đề cơ bản của kiểm toán và kiểm toán nội bộ :

1.1.1 Khái niệm kiểm toán và kiểm toán nội bộ :

Kiểm toán ra đời là một tất yếu khách quan do yêu cầu quản lý và phục vụquản lý nhằm cung cấp thông tin trung thực tin cậy cho đối tượng có quan tâmtrên thị trường

Khái niệm kiểm toán phổ biến va được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay

là khái niệm kiểm toán của tác giả Alvin A.Rens và James K.Loebbecker phátbiểu trong giáo trình kiểm toán hiện đại : “ Kiểm toán là quá trình các kiểm toánviên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằngchứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độphù hợp giữa các thông tin này và các chuẩn mực đã được thiết lập “

Căn cứ vào mục đích cụ thể ( hay đối tượng trực tiếp ) của kiểm toánngười ta thường chia kiểm toán thành 3 loại là : kiểm toán hoạt động(Performance Audit ), kiểm toán tuân thủ ( Compliance Audit ) và kiểm toánbáo cáo tài chính (Audit of Finacial Statements )

Kiểm toán hoạt động, thường do tổ chức KTNB tiến hành chủ yếu nhằmxem xét đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt độngđược kiểm toán Đối tượng kiểm toán của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, nókhông chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính mà còn có thể bao gồm nhiều lĩnhvực như đánh giá cơ cấu tổ chức, phương án kinh doanh, công nghệ thông tin,

… Sản phẩm kiểm toán là một bản báo cáo cho người quản lý về kết quả kiểmtoán và những ý kiến đề xuất cải tiến hoạt động

Kiểm toán tuân thủ, chủ yếu do KTNN thực hiện nhằm xem xét đơn vịđược kiểm toán có tuân thủ các quy định mà cơ quan có thẩm quyền cấp trên

Trang 5

hoặc cơ quan nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra không Đối tượng kiểmtoán có thể là việc tuân thủ các quy tắc do cơ quan nhà nước cấp trên đề ra nhưkiểm tra đánh giá việc tuân thủ các quy định về thuế giá trị gia tăng, quy định vềbảo vệ môi trường,… hay việc tuân thủ những quy định do người quản lý đơn vị

đề ra hoặc có thế là những quy định của cơ quan chuyên môn đề ra như tuân thủquy trình và thủ tục giải ngân của ngân hàng nhà nước, tuân thủ các điều kiện vàthủ tục vay vốn của ngân hàng,…

Kiểm toán báo cáo tài chính chủ yếu do kiểm toán độc lập thực hiện nhằmkiểm tra và xác nhận về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểmtoán Đối tượng kiểm toán thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tàichính của các đơn vị tổ chức kinh doanh.Ngoài ra có thể là bảng cân đối kế toán,báo cáo quyết toán vốn, ngân sách của các đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự

án đầu tư…

Ở Việt Nam, kiểm toán còn là hoạt động rất mới mẻ, khái niệm kiểm toánđược nhắc tới và sử dụng từ đầu thập niêm 90 của thế kỷ 20 Sau khi nước tachuyển đổi cơ chế kinh tế ( năm 1986 ) kiểm toán độc lập đã được thành lập, sau

đó kiểm toán nhà nước cũng được thành lập và ngày càng phát triển Hoạt độngcủa kiểm toán độc lập được phát triển dần và ngày càng được mở rộng, từ sốkhách thể được kiểm toán bắt buộc nhỏ hẹp theo nghị định 07/1994/CP ngày 29– 01- 1994 của Chính Phủ, đến nay theo nghị định 105/2004/CP ngày 30 – 03 –

2004 thì khách thể của kiểm toán độc lập bắt buộc đã được mở rộng trên nhiềulĩnh vực với doanh thu ngày càng cao ngày càng khẳng định được vị trí và vị thế

to lớn của nó trong cơ chế thị trường Đến ngày 11 – 07 – 1994 Nghị định số70/1994/NĐ – CP của chính phủ đã thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước thuộcchính phủ ( nay đã chuyển lên quốc hội ) và đến ngày 28 – 10 – 1997 xây dựngban hành quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước

Trang 6

1.1.2 Chức năng và vai trò của tổ chức kiểm toán nội bộ :

Kiểm toán độc lập đã ra đời ở Việt Nam được hơn 10 năm thì cho đến naykhái niệm về kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý Tuy nhiênhiện nay, với sự hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứngkhoán và các vụ bê bối quản trị đã cho thấy sự cần thiết của kiểm toán nội bộđối với các doanh nghiệp

Tổ chức kiểm toán nội bộ có vai trò là một công cụ quản lý của các nhàquản lý đơn vị, phục vụ đắc lực cho vai trò quản lý của đơn vị Trong khi hoạtđộng của kiểm toán độc lập chỉ giới hạn ở việc kiểm tra báo cáo tài chính ( mức

độ trung thực và hợp lý ) phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ không bị giớihạn ở bát kì hoạt động nào trong công ty từ mua hàng sản xuất, bán hàng đếnquản lý tài chính, nhân sự hay công nghệ thông tin, kể cả việc thực hiện các quyđịnh pháp luật và chính sách chế độ Mục đích của kiểm toán nội bộ là phục vụcho công tác quản lý đơn vị chứ không phải cho các đối tác bên ngoài, nó khôngchỉ đánh giá các yếu kém của hệ thống quán lý mà còn đánh giá các rủi ro trong

và ngoài đơn vị

Phạm vi, nội dung kiểm tra, đánh giá ( chức năng cụ thể ) chủ yếu gồm :

- Rà soát lại hoạt động của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội

bộ ; Giám sát hoạt động của các hệ thống này ( tính phù hợp, sự hiện hữu, tínhthường xuyên liên tục )

- Kiểm tra lại các thông tin trong các lĩnh vực của đơn vị bao gồm cảthông tin tài chính và thông tin phi tài chính ( thông tin tác nghiệp, thông tinđiều hành,…) trên các khía cạnh liên quan ; Xem xét về mức độ tin cậy của cácthông tin; Thẩm định các trường hợp cá biệt theo yêu cầu của nhà quản lý

- Kiểm tra,đánh giá về tính kinh tế tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạtđộng trong đơn vị

Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ rằng nội dung cụ thể của công việc kiểm tra,đánh giá còn tùy thuộc vào yêu cầu của nhà quản lý đơn vị Về nguyên tắc, nhìn

Trang 7

chung tổ chức kiểm toán nội bộ chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của mìnhtrước nhà quản lý đơn vị

Ở Việt Nam, xuất phát từ đặc thù do nguồn vốn của các doanh nghiệp nhànước đều được nhà nước tài trợ nên ngoài chức năng “ kiểm tra, đánh giá “, tổchức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước còn có chức năng “ xácnhận “ đối với các thông tin tài chính của đơn vị, giúp nhà nước kiểm tra xácnhận về tài sản cả mình tại các doanh nghiệp này

1.1.3 Quy trình kiểm toán nội bộ :

Khi tiến hành một cuộc kiểm toán, dù được tiến hành bởi chủ thể nào thìcũng phải tuân theo một trình tự nhất định của cuộc kiểm toán, phải đảm bảotính khoa học và logic kể từ khi xuất hiện yêu cầu kiểm toán đến lúc kết thúckiểm toán

Tuy chưa có quy định cụ thể về trình tự của một cuộc kiểm toán nội bộnhưng nhìn chung một cuộc kiểm toán nội bộ cũng được tiến hành theo 3 giaiđoạn:

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

1.1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán :

* Mục đích : trợ giúp cho công việc kiểm toán đạt chất lượng, giúp KTV

xác định được phạm vi và những công việc sẽ làm trong một cuộc kiểm toán cụthể , giúp KTV triển khai công việc đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh đượcnhững sai sót và hoàn thành công việc nhanh chóng

* Nội dung :

- Tổng hợp về tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

- Tiến hành điều ta và phân tích rủi ro

- Xác định nội dung và phạm vi của cuộc kiểm toán

- Lập kế hoạch về thời gian, nhân sự của cuộc kiểm toán

Trang 8

- Trình ban lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kiểm toán và gửi cho đơn vịđược kiểm toán

1.1.3.2 Thực hiện kiểm toán :

- Sau các công việc chuẩn bị cho cuộc kiểm toán, KTV dựa vào kế hoạchkiểm toán đã hoạch định vận dụng các phương pháp và kỹ thuật để tiến hànhkiểm toán

- Trong kiểm toán nội bộ KTV chủ yếu thực hiện các khảo sát cơ bản, thuthập những bằng chứng đáng tin cậy làm cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét đối vớicác thông tin được kiểm tra

- Trong kiểm toán nội bộ ( chủ yếu là kiểm toán hoạt động và kiểm toántuân thủ ) các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được sử dụng tùy theo mục tiêu vàđối tượng kiểm toán cụ thể

1.1.3.3 Kết thúc kiểm toán :

- Lập báo cáo kiểm toán và lưu trữ hồ sơ kiểm toán : là quá trình kiểm toánviên tổng hợp, công bố và lưu trữ những kết quả làm việc của đoàn kiểm toán vềnội dung kiểm toán trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán thu thập được, nhữngvấn đề phát hiện được và những ý kiến nhận xét đánh giá kết luận, đồng thời đưa

ra những kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán và ban lãnh đạo công ty

- Theo dõi sau kiểm toán : là quá trình kiểm tra đơn vị được kiểm toánthực hiện kiến nghị của bộ phận kiểm toán nội bộ như thế nào ?

1.1.4 Tổ chức hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộ :

Trong các đơn vị, tổ chức kiểm toán nội bộ được thiết lập đưới hình thức

là một bộ phận chuyên môn ( phòng, ban …) và trực thuộc bộ máy lãnh đạo caocấp của đơn vị Bộ phận chuyên môn này chuyên trách đảm nhận công tác kiểmtoán trong nội bộ đơn vị Thành viên của tổ chức kiểm toán nội bộ thường baogồm những người có trình độ chuyên môn liên quan đến kế toán tài chính và cáclĩnh vực hoạt động chủ yếu của đơn vị, đôi khi có thể là các chuyên gia trongcác lĩnh vực cụ thể Các thành viên trong bộ máy kiểm toán nội bộ vẫn là nhânlực của chính đơn vị, vì thế chi phí về tiền lương và các chi phí khác cho các

Trang 9

hoạt động kiểm toán nội bộ đều do đơn vị tự trang trải Tổ chức kiểm toán nội

bộ chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước các nhà lãnh đạo đơn vị

Tổ chức kiểm toán nội bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy lãnh đạocao cấp trong đơn vị và độc lập với các bộ máy khác trong đơn vị Khác với các

tổ chức kiểm toán độc lập, hình thức tổ chức của kiểm toán nội bộ chỉ là một bộphận của một đơn vị do đó không có tư cách pháp nhân và phạm vi hoạt độngcũng chỉ giới hạn trong đơn vị đó

Về nguyên tắc, hoạt động kiểm toán nội bộ thương được quy định bởipháp luật (trừ trường hợp như ở Việt Nam quy định cho doanh nghiệp nhànước) Phạm vi nội dung và mục đích từng cuộc kiểm toán tùy thuộc vào yêucầu của nhà quản lý, nhưng nhìn chung tổ chức kiểm toán nội bộ có thể thựchiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tàichính Trước đây kiểm toán nội bộ chủ yếu tập trung vào xem xét đánh giá cácthông tin kế toán nhưng trong giai đoạn hiện nay kiểm toán nội bộ chủ yếu tậptrung vào kiểm toán hoạt động, tức là kiểm tra đánh giá về tính kinh tế tính hiệulực và hiệu quả của các hoạt động trong đơn vị

Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật về tổchức và họat động kiểm toán nội bộ :

- Quyết định số 832/TC- QĐ-CĐKT của bộ tài chính ban hành ngày 10-1997 : Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng trong doanh nghiệp nhà nước

28 Thông tư số 171/1998/TC28 BTC của bộ tài chính : hướng dẫn tổ chức bộmáy kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp nhà nước

- Trong lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sở luật các TCTD và quyết định số03/1998/QĐ – NHNN ngày 03 – 01- 1998 của thống đốc ngân hàng nhà nước vềquy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với TCTD và hiện nay là quyết định số36/2006/QĐ-NHNN và quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01 – 08 – 2006

về “ban hành quy chế kiểm tra kiểm toán nội bộ của TCTD “ và “ ban hành quychế kiểm toán nội bộ của TCTD “

Trang 10

Trên cơ sở các văn bản pháp lý của nhà nước, tại nhiều đơn vị đã thànhlập tổ chức kiểm toán nội bộ, các tổ chức này đã đi vào hoạt động và đã cónhững đóng ghớp tích cực cho quản lý và điều hành hoạt đọng tại đơn vị

1.2 Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng :

1.2.1 Những vấn đề cơ bản của hoạt động tín dụng trong ngân hàng :

1.2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại :

Theo pháp lệnh về ngân hàng, thương mại, hợp tác xã tính dụng và công

ty tài chính của Việt Nam ban hành ngày 24 – 05-1990 thì : “ NHTM là tổ chứckinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi củakhách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiệnnhiệm vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán “

Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ Thông qua nghiệp vụ huy động vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện cácnghiệp vụ tài chính khác Thông qua các nghiệp vụ NHTM đã chứng tỏ được sựcần thiêt của hệ thống ngân hàng trong phát triển nền kinh tế thị trường, ngânhàng là đòn bẩy kinh tế

1.2.1.2 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong hoạt động của NHTM:

a Tín dụng ngân hàng :

Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó một bênchuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định,đồng thời bên nhận tiền cam kết hoàn trả theo điều kiện đã thoải thuận

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chứckinh tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, chokhách hàng vay, tài trợ thuê mua, bảo lãnh hay chiết khấu…

b Vai trò của tín dụng ngân hàng :

Ở Việt Nam, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt độngtín dụng Vì vậy hoạt động tín dụng có vai trò hết sức quan trọng không chỉ vớingành ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế

Trang 11

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các

doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh

Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác … để đảm bảo sản xuất ổn địnhcần thiết phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm bù đắp các chi phí sảnxuất … Đồng thời để không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm, tìm lợi thế trên cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải thường xuyên cải tiếnmáy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ Tất cả những việc đó sẽ không thể thực hiệnđược nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng

Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hóa từ người sảnxuất đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượnghàng hóa cần thiết, trang trải các chi phí lưu thông, thuế …Hơn nữa, để mở rộngsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải dự trữ khối lượng hàng hóa lớnvới chủng loại phong phú nhưng thông thương các doanh nghiệp không có đủlượng vốn lưu động cần thiết Vì vậy để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệpnày cần sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng

Với các doanh nghiệp dịch vụ như vận tải, khách sạn, du lịch … nếu không

có lượng vốn đầu tư của các ngân háng sẽ rất khó để hoạt động Tham gia vào cácngành này đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên hầuhết các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng và xem nó nhưnguồn vốn lớn có thể huy động cho mục đích kinh doanh của daonh nghiệp

Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng và ổn định đối với cácchủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng Nếu các doanh nghiệp chỉ dựa vàolượng vốn tự có ít ỏi của mình sẽ khó có thể cạnh tranh và phát triển trên thịtrường

Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất

mở rộng, ứng dụng công nghệ từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạođiều kiện cho sản xuất phát triển, gia tăng sản phẩm hàng hóa tiêu dùng trongnước và xuất khẩu, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu

Trang 12

Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm,

tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và các chương trình, dự

án mang tính xã hội khác

Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người, giải quyết vấn đề việc làmchỉ dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước hoặc trông chờ vò các khoản vay nướcngoài là không đủ Vì vậy, tín dụng ngân hàng giúp hỗ trợ phần còn thiếu, từ đóđảm bảo cho sản xuất phát triển, tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng caomức sóng vật chất và tinh thần cho người dân

Thứ tư tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn sản

xuất, mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong nước

và quốc tế Các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín đượcngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị trườngtiêu thụ Tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung vàtích lũy vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với cáctập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nền kinh tế nước ta hòa nhập với kinh tế thế giới

Thứ năm, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, nhà nước có thể kiểm

soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện pháp,các chính sách quản lý kinh tế, các thành phần kinh tế thông qua các chính sách

về tín dụng như : các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho vay mởrộng đối với doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất theo mục tiêu định hướng pháttriển kinh tế của nhà nước

1.2.2 Những rủi ro có thể xảy ra và sự cần thiết phải kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng :

1.2.2.1 Những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động tín dụng :

Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi khi một hoặc các bên tham gia hợpđồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại

Thông thường trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng phát sinh khikhách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, có thể do không có khả năng trả

nợ hoặc phát sinh do hành vi cố ý

Trang 13

Trong kinh doanh tín dụng thì rủi ro tín dụng xáy ra ở nhiều dạng,nhưng

cơ bản nhất là rủi ro thất thoát và rủi ro giá cả

- Rủi ro thất thoát xảy ra khi ngân hàng cho vay mà không thu được nợ,

do khách hàng không có khả năng trả nợ, TSĐB khi phát mại không đủ bù đắphay người khách hàng trả chậm trễ vốn vay dẫn đến chi phí kinh doanh của ngânhàng tăng …

- Rủi ro giá cả xảy ra khi lãi suất thị trường tăng, tỷ giá biến động, giá cảtài sản biến động theo chiều hướng không có lợi cho ngân hàng

Khi rủi ro tín dụng xảy ra tùy theo mức độ nghiêm trọng mà nó gây ranhững tác hại nghiêm trọng không chỉ với hệ thống ngân hàng, với người vay vàcòn cả với nền kinh tế và xã hội

1.2.2.2 Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng :

Rủi ro trong kinh doanh là tất yếu, nó có thể xuất hiện ở khâu này hoặckhâu khác dưới nhiều dạng thức khác nhau Chỉ cần xảy ra một sơ suất nhỏ haymột quyết định thiếu chính xác cũng có thể đưa đến cho ngân hàng những bấttrắc khó lường Vì vậy trong kinh doanh ngân hàng cần thiết phải lường trướcnhững rủi ro từ đó mới có hững biện pháp ngăn ngừa và khắc phục kịp thời, hạnchế những tổn thất đối với ngân hàng Cho vay là một hoạt động quan trọng,một chức năng cơ bản của hoạt động kinh doanh ngân hàng, là hoạt động thu lợicao nhất song cũng đem lại rủi ro cao nhất Xuất phát từ những yêu cầu phòngngừa và hạn chề rủi ro trong kinh doanh tín dụng, bảo đảm an toàn cho hoạtđộng ngân hàng, ngoài việc tuân thủ quy trình tín dụng, phân tích khách hàngmột cách kỹ lưỡng và khoa học, áp dụng những công nghệ tiên tiến trong hoạtđộng Ngân Hàng thì việc tiến hành kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng

có vai trò hết sức quan trọng Điều này không chỉ tồn tại trên lý thuyết mà trênthực tế kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng đã được coi là mộtchức năng không thể thiếu được của công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ trongngân hàng

Trang 14

`Xét về vị trí thì kiểm toán nội bộ là một phần của chức năng quản lý củacác nhà lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng trong ngânhàng, nó đã góp phần không nhỏ trong việc loại trừ các sai phạm và gian lậntrong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tìm ra những sai phạm không chỉ thuộc

về ngân hàng mà đối với cả khách hàng sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng cũng đem lại những tác động to lớn

từ việc đưa ra những kiến nghị đối với ban lãnh đạo ngân hàng, giúp tìm raphương pháp giải quyết, giảm thiểu những rủi ro tín dụng tiềm tàng, những rủi

ro kiểm soát đối với hoạt động tín dụng đảm bảo hoạt động kinh doanh ngânhàng có hiệu quả

1.2.3 Kiểm toán nội bộ đội với hoạt động tín dụng trong NHTM :

1.2.3.1 Một số quy định cơ bản về kiểm toán nội bộ đối với NHTM

* Khái niệm KTNB :

Ngày 3-1-1998, Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế mẫu

về tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ trong các TCTD ở Việt Nam, theo mẫuđược ban hành, kiểm toán nội bộ được định nghĩa: "Kiểm tra, kiểm toán nội bộ(gọi chung là kiểm tra nội bộ) trong các TCTD là việc tổ chức tín dụng thựchiện các phương pháp giám sát, kiểm tra và kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảothực hiện đúng các quy định của pháp luật, các quy chế quản lý của ngành vàquy định nội bộ của TCTD, hạn chế rủi ro trong hoạt động và bảo vệ an toànTSĐB tính toàn diện và tin cậy của số liệu hạch toán”

* Tổ chức hoạt động :

Trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát của NHTM đượcxây dựng trên cơ sở Luật Các TCTD và Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3ngày 3/1/1998 của Thống đốc NHNN về Quy chế kiểm tra, KTNB của TCTD Theo quy định trên, hoạt động kiểm tra, KTNB được tổ chức thành bộ phậnchuyên trách đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc ( Giám đốc) đãlàm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan dẫn đến làm giảm hiệu quả trongthực hiện nhiệm vụ của bộ phận này Nguyên nhân do bất cập của các quy định

Trang 15

trên về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ; Do nhận thức chưa đầy đủ về sựcần thiết, tác dụng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nên chất lượnghoạt động của công tác này tại các NHTM chưa được phát huy, hiệu qửa cònhạn chế Chức năng KSNB bị đồng bộ với chức năng KTNB, chưa phân định rõtrách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo đối với hệ thống KSNB, hoạt động của bộphận này không đảm bảo tính độc lập, khách quan, kết quả hoạt động chủ yếu là

“hậu kiểm”, chưa có nhiều phát hiện mang tính ngăn ngừa, dự báo cho việc quảntrị điều hành hoạt động của NHTM nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lựchiện có của NHTM một cách tốt nhất

Để khắc phục những bất cập trên, Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật các TCTD năm 2004 đã tách bạch rõ hai chức năng KTNB và KSNB đượcquy định tại điều 38 “quy định nhiệm vụ KTNB thuộc về Ban kiểm soát” vàĐiều 41 quy định “TCTD phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộmáy điều hành, giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) diều hành thông suốt, an toàn

và đúng phấp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD” Các quy định trên cómột bước tiến trong việc nâng cao tính độc lập, khách quan của bộ phận KTNB(trực thuộc HĐQT).Để tạo điều kiện phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của

hệ thống KSNB và KTNB, NHNN đã ban hành Quyết định số NHNNvà Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 1/8/2006 về “ Ban hành quychế kiểm tra KSNB của TCTD” và “ Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ củaTCND” Với 2 quyết định trên NHNN đã phân định rõ chức năng KSNB vàKTNB NHNN đã coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập,tính kháchquan và tính chuyên nghiệp của KTNB Tại khoản 1 Điều 7 của Quyết định 37của bộ máy của KTNB đã nêu “ KTNB của TCND được tổ chức thành hệ thốngthống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểmsoát”

36/2006/QĐ-Trước khi có Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số37/2006/QĐ-NHNN công tác kiểm tra, KTNB được hình thành trong bộ máy tổchức của NHTM theo 2 góc khác nhau: HĐQT (HĐQT) có Ban kiểm soát

Trang 16

HĐQT giúp HĐQT kiểm tra công tác điều hành của Tổng Giám đốc (Giám đốc)ban điều hành của Tổng Giám đốc(Giám đốc) có Ban hoặc Phòng Kiểm tra,kiểm toán nội bộ giúp Ban điều hành kiểm tra hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệthống

Với hai quyết định trên công tác KTNB của TCTD nói chung, NHTM nóiriêng đã cải thiện một bước rõ nét phù hợp với đặc điểm hoạt động của Ngânhàng hiện đại trong điều kiện hội nhập hiện nay Triển khai quyết định trên, cácNHTM đã tổ chức lại bộ máy KTNB như Trung ương thành lập Ban kiểm soát

và Phòng, hoặc Ban KTNB do Ban Kiểm soát HĐQT quản lý, Ở các chi nhánh

có các Phòng KTNB hoặc Phòng KTNB khu vực (Ngân hàng Công thương ViệtNam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) Mặc dù bộ phận KTNB đã được cácNHTM thành lập, song bản chất hoạt động của bộ phận này (từ mô hình tổ chứcđến nội dung hoạt động) lại không đồng nhất, bởi chính sự nhận thức của mỗingân hàng và do “tính mở” trong quy định của NHNN tại Quyết định36/2006/QĐ-NHNN, cụ thể tại điều 8-Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ,khoản 1 có nêu “tuy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động củamình, TCTD tự xem xét, quyết định thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soat nội

bộ bộ phận chuyên trách, chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc (Giámđốc)…” và tại khoản 2 “Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách cótrách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của các quy luật về cácquy chế, qui trình nghiệp vụ, qui định nội bộ của TCTD; giúp Tổng Giám đốcthực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp, rà soát đánh giá có hiệu lực và hiệu quảcủa hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ…”

* Các quy định về kiểm toán viên nội bộ :

Theo Quy chế mẫu vè tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộtrong các TCTD hoạt động tại Việt Nam (ban hành theo QĐ số 03/1998/QĐ-NHNN3 của Thống đốc NHNN) ngày 3-1-1998, quy định rõ:

- Tiêu chuẩn kiểm tra viên:

Trang 17

Ngoài những tiêu chuẩn chung của nhân viên ngân hàng, các kiểm traviên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Hiểu biết pháp luật, thông thạo mặt nghiệp vụ mà mình đảm nhận

+ Có kiến thức về tín dụng ngân hàng, kế toán- tài chính, kiểm toán kihnh

tế Riêng đối với trưởng phòng (tổ trưởng) phả có bằng đại học về ngân hàng,kinh tế, hoặc kế toán tài chính

+ Có thời gian công tác ngân hàng ít nhất là 3 năm (đối với Ngân hàngquốc doanh là 5 năm

- Quyền hạn của tổ chức kiểm tra nội bộ

+ Yêu cầu các bộ phận nghiệp vụ và nhân viên của TCTD giải trình cáccông việc đã làm, đang làm, xuất trình văn bản chỉ đạo, chứng từ, ssổ sách ghichép và các tìa liệu liên quan khác (khi cần thiết) trong hoạt động để phục vụviệc giám sát, kiểm tra hoặc kiểm toán

+ Trình tổng giám đốc (Giám đốc) thành lập Đoàn kiểm tra, phúc tra đểthực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất theo kế hoạch

và nội dungkiểm tra, kiểm toán được phê duyệt

+ Trưởng phòng (hoặc Tổ trưởng) kiểm tra nội bộ được tham dựcác cuộchọp do tổng giám đốc (Giám đốc) xử lý đối với những đơn vị, cá nhân có hành

vi vi phạm pháp luật, các quy định của NHNN, của TCTD làm phương hại đếnhoạt động hoặc dẫn đến không an toàn trong kinh doanh

- Trách nhiệm của kiểm tra viên kiểm tra nội bộ TCTD:

+ Trong khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, nếuphát hiện có vi phạm các quy định về kiểm tra, tiểm toán mà không báo cáo đầy

đủ, kịp thời, phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc (Giám đốc), nếunghiêm trọng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

+ Chịu trách nhiệm về đánh giá, kết luận, kiến nghị trong quá trình kiểmtra, kiểm toán

+ Thực hiện bảo mật số liệu và tài liệu theo quy định của Nhà nước và củaTCTD

Trang 18

+ Làm đầu mối, khi có Đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, Đoànkiểm tra, hoặc kiểm toán từ bên ngoài tiến hành than tra, kiểm tra tại các TCTD.

1.2.3.2 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của KTNB đối với hoạt động tín dụng trong NHTM:

* Mục tiêu của kiểm toán tín dụng: kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoạt động

tín dụng nhằm vào ba mục tiêu cơ bản sau:

- Đánh giá tính thích đáng trong việc định giá của các khoản cho vay

- Đánh giá tình trạng rủi ro của tất cả các nghiệp vụ tín dụng

- Đánh giá tính nghiêm túc, đúng đắn của quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng.Khi thực hiện kiểm tra, kiểm toán hoạt động tín dụng của ngân hàng,cuộc kiểm toán phải đạt được cả ba mục tiêu đó, đảm bảo rằng phát hiện nhữngtồn tại trong quá trình cấp tín dụng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp sửachữa, khắc phục có hiệu quả Đó là mục đích chung nhất, cơ bản nhất của côngtác kiểm tra, kiểm toán tín dụng trong Ngân hàng

* Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng:

Để đạt được các mục tiêu của một cuộc kiểm tra, kiểm toán đối với hoạtđộng tín dụng trong ngan hàng, công tác kiểm tra, kiểm toán tín dụng phải thựchiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình, trước tiên hãy đi nghiên cứu đốitượng của kiểm toán tín dụng

- Đối tượng của kiểm toán tín dụng:

Là tổng thể các nghiệp vụ thực hiện trong quá trình cấp tín dụng chokhách hàng, cơ cấu tín dụng, cơ cấu rủi ro và các phương thức cấp tín dụng ápdụng cho khách hàng Phân tích đánh giá khách hàng, tình hình TSĐB tín dụng,các nguyên tắc xét duyệt và cấp tín dụng, giám sát tín dụng của ngân hàng đốivới khách hàng, kiểm toán cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt độngtín dụng, kiểm toán chi tiết các khoản tín dụng, kiểm toán những khoản nợ cóvấn đề, kiểm tra tình hình thành lập quỹ dự phòng rủi ro

- Chức năng của kiểm toán tín dụng:

Trang 19

+ Kiểm tra xác nhận độ tin cậy của các tài liệu liên quan đến nghiệp vụcấp tín dụng, đánh giá tính tuân thủ luật pháp và các quy chế, quy định của Nhànước đối với NHTM về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ tín dụng, các quyđịnh của bản thân ngân hàng đối với cán bộ tín dụng có được chấp hành đầy đủkhông?

+ Đánh giá và xác nhận tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội

bộ đối với công tác tín dụng

+ Kiểm tra, xác nhận và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng,việc sử dụng vốn, các quyết định, công văn có đúng đắn và hợp pháp không?

- Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng: để làm tốt chứcnăng của mình, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng có nhiệm vụ sau:

+ Kiểm tra, đánh gía tính phù hợp, tính hiệu lực hiệu quả của hệ thộngkiểm soát nội bộ trong ngân hàng, độ tin cậy cuả các thông tin tín dụng trước khitrình ký duyệt và công bố

+ Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động và quản lý tíndụng đặc biệt sự tuân thu luật pháp, chính sách, chế độ, các quy định củaHĐQT, ban Giám đốc Ngân hàng của cán bộ tín dụng Ngân hàng

+ Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản trị tín dụng trongbảo vệ tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến,hoàn thiện hệ thống quản lý điều hành kinh doanh của Ngân hàng

1.2.4 Quy trình kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng :

1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán :

- Mục đích : phân bố nguồn lực ( nhân sự, thời gian, kinh phí ) một cáchhiệu quả và thiết lập tần suất kiểm toán ( nhiều, trung bình, ít phụ thuộc vào mức

độ rủi ro ) Trong qua trình lập kế hoạch cần dự trữ thời gian dự phòng cần thiết

để tiến hành đợt kiểm toán khi có yêu cầu Kế hoạch kiểm toán hàng năm làđịnh hướng hoạt động của KTNB theo chính sách KTNB

Trang 20

- Cơ sở : Kế hoạch kiểm toán xây dựng trên cơ sở đánh giá rủi ro và đánhgiá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán Những đơn vị kinh doanh có rủi

ro cao sẽ được ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện kiểm toán

* Đánh giá rủi ro :

Kiểm toán viên đáng gía về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của đơn vịđược kiểm tra, bản đánh giá rủi ro thể hiện sự hiểu biết của kiểm toán viên vềcác hoạt động của đơn vị được kiểm toán trên cơ sở đó xác định tần suất kiểmtoán cần thiết, các nguồn lực cần thiết và xây dựng chương trình kiểm toán

-Rủi ro tiềm tàng : Là rủi ro tiềm ẩn vốn có do khả năng từng nghiệp vụ,từng khoản mục chứa đựng sai sót Những rủi ro có thể xảy ra :

+ Do khách hàng : hoạt động kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không

có khả năng trả nợ hay bản thân doanh nghiệp có ý lừa gạt, chiếm dụng vốn củangân hàng

+ Do ngân hàng (chủ yếu do cán bộ tín dụng ) : Không đánh giá kháchhàng đầy đủ trước khi cho vay, đánh giá các hồ sơ vay vốn chưa tốt,quản lý thu

nợ và lãi chưa chặt chẽ, cơ cấu nợ chưa đầy đủ căn cứ, công tác giám sát theodõi TSĐB không sát sao gây khó khăn khi siết nợ bằng TSĐB,…

+ Do những nguyên nhân khác : biến động thị trường, thiên tai …

- Rủi ro kiểm soát :Rủi ro do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạtđộng không hiệu quả Ví dụ :

+ Các chính sách, thủ tục chi tiết về cơ chế, chính sách, chế độ tín dụngkhông được cập nhật thường xuyên và định kỳ

+Việc quản lý phân quyền truy cập vào phân hệ tín dụng trong hệ thốngđiện tử không đúng quy định

+ Việc phân cấp ủy quyền trong quy trình cho vay đối với khách hàngkhông hợp lý, không hiệu quả và không được tuân thủ

+Có thay đổi trong cơ cấu tổ chức mà không được quản lý một cách hiệuquả

Trang 21

* Kế hoạch cho cuộc kiểm toán :

- Kế hoạch chi tiết của cuộc kiểm toán phải thống nhất với kế hoạch kiểmtoán hàng năm đã được phê duyệt và lập theo mẫu chuẩn Bản kế hoạch nàyđược trưởng đoàn kiểm toán xây dựng và được trưởng phòng kiểm toán thôngqua

- Xây dựng chương trình kiểm toán : Chương trình kiểm toán là những dựkiến chi tiết, tỷ mỷ về nội dung trình tự công việc để đạt được những mục tiêukiểm toán theo kế hoạch Các bước xây dựng kiểm toán đối với hoạt động tíndụng :

+ Tìm hiểu quy trình của hoạt động tín dụng

+ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng trong đơn vị được kiểm tra(như quy định, chính sách, các quy trình nghiệp vụ,… )

+ Liệt kê những nội dung trọng yếu có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi

ro ( các rủi ro đã xảy ra và có thể xảy ra )

+ Xác định mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Xác định cácrủi ro mà không có quy trình kiểm soát hiệu quả và được đưa vào mục tiêu kiểmtoán chính ( KTV nên xem xét các khía cạnh quản lý tại đơn vị được kiểm toán)

1.2.4.2 Thực hiện cuộc kiểm toán :

KTV tiến hành thực hiện các bước kiểm toán đã được xây dựng và mô tảchi tiết trong kế hoạch kiểm toán

- Thực hiện kiểm toán thực địa : Khâu này bao gồm việc thực hiện các thủtục và các bước kiểm toán đã được thể hiện trong kế hoạch kiểm toán TRên cơ

sở các mục tiêu kiểm toán, các thành viên đoàn kiểm toán cần ghi chép đầy đủ

và hợp lý công việc của họ vào giấy tờ làm việc, có thể là điện tử hoặc giấyviết Các nội dung kiểm toán chủ yếu đối với hoạt động tín dụng :

+ Kiểm toán cơ cấu tín dụng : Kiểm tra việc triển khai thực hiện chínhsách tín dụng ( về cơ cấu tín dụng, chính sách khách hàng về đối tượng quan hệkhách hàng ) ; Kiểm toán tín dụng về tốc độ tăng trưởng tín dụng so với cùng

Trang 22

kỳ, đầu năm và mức độ hoàn thành kế hoạch ; Kiểm toán mức độ tập trung tíndụng (phân chia tổng dư nợ theo các tiêu thức khác nhau )

+ Kiểm toán tổ chức và thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng ( Áp dụngphương pháp phân tích hệ thống ) : Kiểm toán về tổ chức, chỉ đạo điều hànhnghiệp vụ tín dụng ; kiểm toán việc thực hiện quy trình cấp tín dụng ( xem xétđánh giá qui trình cấp tín dụng của đơn vị thông qua đánh giá từng bước của quytrình cấp tín dụng )

+ Kiểm toán các khoản cho vay : Kiểm tra cơ sở dẫn liệu của khoản chovay (Có thật, quyền và nghĩa vụ, chính xác) ; Đánh giá sự phù hợp của cáckhoản cho vay (Giá trị, ngành nghề, đối tượng vay, TSĐB) ; Đánh giá hiệu quả

sử dụng vốn vay, mức dộ rủi ro của khoản vay ; Đánh giá mức độ chính xác của

kế toán tiền vay

- Cuộc họp tổng kết : Các KTV thảo luận về các vấn đề đã được pháthiện, đánh giá kết quả kiểm toán Xác nhận các vấn đề kinh doanh, rủi ro, cácthủ tục kiểm soát nội bộ có thể giảm rủi ro với ban quản lý của đơn vị đượckiểm toán

1.2.4.3 kết thúc kiểm toán :

Đây là giai đoạn KTV thực hiện các công việc nhằm hoàn tất cuộc kiểmtoán, bao gồm: tổng hợp, đánh giá, soát xét lại các bước công việc đã thực hiệnđối với hoạt động tín dụng Nêu kết luận và ý kiến đối với hoạt động tín dụngtại đơn vị từ đó đưa ra kiến nghị đề xuất phương pháp khắc phục hoặc biện pháptăng cường giúp ban lãnh đạo đơn vị giải quyết các vấn đề đã được phát hiện Nếu có phát hiện vấn đề gì đặc biệt quan trọng có thể ảnh hưởng nghiêm trọngđến hoạt động của ngân hàng, KTV cần thông báo kịp thời cho lãnh đạo có thẩmquyền

Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của kiểm toán viên của đơn vị đượckiểm toán

Lưu trữ hồ sơ kiểm toán : tất cả giấy tờ làm việc trong quá trình kiểm toán(cả danh sách những hồ sơ đã kiểm toán và chưa được kiểm toán)

Trang 23

CHƯƠNG II : THỰC TRANG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - VPBANK

2.1 Tổng quan về ngân hàng Việt Nam thịnh vượng ( VPBank ) và phòng kiểm toán nội bộ :

2.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của ngân hàng Việt Nam thịnh vượng – VPBank :

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển :

Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại

Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thànhlập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99năm.Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo giấy phépthành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993

Hội sở chính : số 8, Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

* Vốn điều lệ :

Từ khi bắt đầu thành lập, VPBank đã có số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷVNĐ Sau đó, do nhu cầu phát triển theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăngvốn điều lệ Đến tháng 8 năm 2006, vốn điều lệ VPBank đã đạt 500 tỷ VNĐ Tháng 9 năm 2006 nhận được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước cho phépbán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC –một ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên 750 tỷđồng Đến giữa năm 2007 vốn điều lệ đã được tăng lên là 1500 tỷ VNĐ , cuốinăm 2008 số vốn điều lệ của ngân hàng đã là 2.117,47 tỷ VNĐ.Và ngày3/8/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 5762/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thayđổi mức vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt NamThịnh Vượng (VPBank) Theo đó, Thống đốc chấp thuận việc VPBank tăng vốn

Trang 24

điều lệ từ 2.117,47 tỷ VNĐ lên 4.000 tỷ VNĐ, tăng 1.883,53 tỷ đồng theo

phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông VPBank thông quangày 16/3/2010

* Mạng lưới hoạt động :

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Vpbank luôn chú ý đến việc

mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Tínhđến hết năm 2010, hệ thống VPBank đã có tổng cộng hơn 150 chi nhánh vàphòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh thành trên cả nước, đưa VPBank đứng vàotop 5 các ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn nhất hiệnnay Ngoài ra VPBank cũng mở thêm hai công ty trực thuộc đó là Công ty Quản

lý tài sản VPBank (VPBank AMC) và Công ty TNHH Chứng khoán VPBank(VPBS) Tính đến hết năm 2010, VPBank có tổng tài sản đạt 57.960 tỷ đồng,nguồn vốn huy động đạt 24.433 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 25.324 tỷ đồng

* Đội ngũ nhân viên:

VPBank không ngừng gia tăng số lượng nhân viên trong thời gian qua Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chủ yếu là những người trẻ ( hơn 70% cán bộnhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 ) nhiệt tình và ham học hỏi, mongmuốn gắn kết và phát triển cùng VPBank

Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B LêThánh Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người Cùng với việc phát triển

và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lêntương ứng.Đến cuối năm 2010 số lượng nhân viên của VPBank đã là gần 3000người trong đó có hơn 90% có độ tuổi dưới 40 và hơn 80% có trình độ đại học

và trên đại học Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sứcmạnh của ngân hàng Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâmnâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự VPBank thường xuyên tổ chứccác khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chonhân viên

Trang 25

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt đông :

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳhạn và không kỳ hạn.Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển các tổ chứctrong nước Vay vốn của các TCTD khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiết khấu thương phiếu, trái phiếu

và giấy tờ có giá Hùn vốn liên doanh theo luật định

- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế Huy động các loạivốn từ nước ngoài và thực hiện các dịch vụ ngân hàng có liên quan đến nướcngoài khi được ngân hàng nhà nước cho phép

- Hoạt động bao thanh toán

Trang 26

2.1.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý :

ĐẠI HĐ CỔ ĐÔNG

Trung tâm tin

Trung tâm đào

Các chi nhánh Công ty quản

lý TS VPBank

Công ty chứng khoán VPBank Các phòng giao

dịch

Trang 27

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank

Trong đó chức năng của các phòng ban chính như sau :

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quản lý cao nhất của VPBank có toànquyền nhân danh ngân hàng quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích, hoạtđộng và phát triển của ngân hàng

- HĐQT gồm 5 thành viên là cơ quan quản lý ngân hàng,có toàn quyềnnhân danh ngân hàng để quyết địng thực hiện những quyền và nghĩa vụ khôngthuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông

- Ban kiểm soát gồm 3 thành viên là cơ quan có thẩm quyền thay mặt Đạihội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giám sát HĐQT (HĐQT), Tổng Giám đốc trongquản lý và điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ trong việc thựchiện các nhiệm vụ được giao, cụ thể là trong kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợppháp trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; việc thực hiện các quychế quảm lý nội bộ đã được ban hành của Công ty; việc ghi chép sổ kế toán vàbáo cáo tài chính; việc thực hiện kế toán quản trị nhằm bảo vệ lợi ích của Công

ty và cổ đông của Công ty

- Phòng kiểm toán nội bộ : giám sát, kiểm tra kiểm toán nội bộ hoạt độngcủa ngân hàng nhằm đảm bảo cho các bộ phận thực hiện đúng các quy định củapháp luật, các quy chế của ngành và các quy định nội bộ của VPBank, hạn chếrủi ro trong hoạt động và bảo vệ tài sản, đảm bao tính toàn diện và tin cậy của hệthống

- Phòng tổ chức hành chính : Có chức năng tham mưu cho giám đốc vềcác lĩnh vực : Tổ chức đào tạo cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, tuyểndụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng tổng hợp thi đua, công táchành chính quản trị

- Phòng kế toán : Có chức năng tổ chức các nghiệp vụ thanh toán, tàichính, hạch toán các nghiệp vụ theo quy định của ngân hàng, tổ chức hạch toántổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn trong ngân hàng Đồngthời chỉ đạo công tác kế toán của các chi nhánh, theo dõi tiền gửi của các chi

Trang 28

nhánh và tổ chức thanh toán điện tử trên các chi nhánh trong cùng hệ thống vàthanh toán bù trừ của các ngân hàng trong cùng địa bàn

Giúp ban giám đốc lập kế hoạch tài chính tháng , quý, năm để làm cơ sởcho các bộ phận trong toàn hệ thống thực hiện, quản lý hướng dẫn công tác tàichính kế toán cho các chi nhánh

- Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối : Giúp giám đốc chỉ đạo điều hànhkinh daonh ngoại tệ Thực hiện nghệp vụ thanh toán quốc tế, thu hút và chi trảngoại hối

- Phòng giao dịch ngân quỹ : Chức năng của phòng này là tham mưu chogiám đốc chỉ đạo điều hàng ngân quỹ theo quy định, quy chế của Ngân HàngNhà Nước Việt Nam Tổ chức tốt việc thu chi tiền cho khách hàng giao dịch tạitrụ sở và các phòng giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản

- Phòng A/O cá nhân ( hay phòng phục vụ khách hàng cá nhân ) : Phụtrách các khách hàng cá nhân, quản lý khách hàng vay cá nhân và chăm sóckhách hàng cá nhân

- Phòng A/O doanh nghiệp (hay phòng phục vụ khách hàng doanhnghiệp): Phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp, quản lý các khoản vay vàchăm sóc khách hàng

- Phòng thẩm định TSĐB : Thẩm định các tài sản khách hàng mang thếchấp bằng cách tính toán, xác định giá trị của tài sản

2.1.2 Phòng kiểm toán nội bộ :

2.1.2.1 Tổ chức hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ hội sở của ngân hàng VPBank.

- VPBank quyết định thành lập bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ củaVPBank số 294/QĐ – HĐQT ngày 24 – 12-1997

- Khi mới thành lập hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ được tổ chứcthành “ phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ “ có chức năng giám sát, kiểm tra,KTNB hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo các bộ phận thực hiện đúng quyđịng của pháp luật, các quy chế quản lý của ngành và quy định nọi bộ của

Trang 29

VPBank, hạn chế rủi ro trong hoạt động và bảo vệ an toàn tài sản, đảm bảo tínhtoàn diện và tin cậy trong hệ thống ngân hàng

Hiện nay chức năng chủ yếu của phòng là thực hiện kiểm tra, kiểm toántoàn diện trên tất cả các phòng và lĩnh vực hoạt động của VPBank, nhằm hỗ trợcho HĐQT, ban kiểm soat, ban điều hành hoàn thành chức năng quản trị, kiểmsoát, quản lý kinh doanh và điều hành của mình, góp phần thực hiện mục tiêukinh doanh của ngân hàng

* Bộ máy tổ chức hoạt động cùa phòng kiểm toán nội bộ hội sở :

1 Phòng KTNB được thành lập, quản lý tập trung thống nhất tại hội sở vàđược tổ chức thành hai khu vực : KTNB khu vực phía Bắc và KTNB khu vựcphía Nam Khu vực phía Bắc bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 tổtrưởng ( giám sát từ xa ) và 22 nhân viên phục trách từ Khánh Hòa trở ra ; khuvực phía nam gồm 1 phó phòng, 1 tổ trưởng và 12 nhân viên

2 Nhân sự của bộ máy KTNB VPBank bao gồm người đứng đầu phòngKTNB của Vpbank là trưởng phòng KTNB, phó trưởng phòng KTNB và cácKTVNB thuộc biên chế lao động của VPBank Trưởng phòng là người phụ trách

và điều hành bộ máy KTNB của VPBank trên toàn hệ thống Phó phòng và cácKTVNB là bộ máy giúp việc vho trưởng phòng và có thể được bố trí làm việctại các chi nhánh trong trường hợp KTVNB làm việc tại các chi nhánh, KTVNB

sẽ chịu sự chỉ đạo, điều hành về nhân sự của trưởng phòng KTNB hội sở và phảichấp hành quy định về mặt hành chính của chi nhánh đó

3 Nhân viên KTNB được phân thành hai loại :

a KTVNB : KTV chính thức có kinh nghiệm làm việc dưới 3 năm

b Chuyên viên KTNB : có năng lực làm việc cao, có kinh nghiệm làmKTNB hoặc có liên quan đến nhiệm vụ kiểm toán từ 3 năm trở lên

4 Tùy theo quy mô của VPBank, bộ máy KTNB sẽ được thay đổi chophù hợp để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng phải có ít nhất mộtKTVNB tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố nơi có chi nhánh VPBank

Trang 30

5 Việc phân công, ủy quyền số lượng nhân sự cho phòng KTNB dotrưởng phòng KTNB đề nghị và trưởng ban kiểm soát phê duyệt

* Tiêu chuẩn đối với người làm công tác KTNB :

1 Đối với nhân viên KTNB, phải có đủ tiêu chuẩn sau :

a, Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhậnkhách quan

b, Có kiến thức hiểu biết chung về pháp luật, nghiệp vụ ngân hàng vàquản trị kinh doanh

c, Có bàng cử nhân các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ vàluôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện KTNB

d,Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin

e Có kiến thức, kỹ năng về KTNB

f, Đã qua lớp đào tạo cán bộ do VPBank tổ chức

2 Đối với trưởng phòng và phó trưởng phòng KTNB :

Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nói trên trưởng phòng và phó trưởngphòng KTNB tối thiểu phái có bằng cử nhân thuộc các chuyên ngành ngân hàng,

kế toán, tài chính và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối thiểu

là 3 năm

2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của phòng KTNB :

(Theo quy chế KTNB ban hành ngày 12 2 – 2009)

* Nhiệm vụ của phòng KTNB :

1 Thực hiện đầy dủ và có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của hoạt động KTNB

2 Lập kế hoạch kiểm toán hang năm bao gồm kế hoạch về hoạt độngkiểm toán, kế hoạch nhân sự, kế hoạch về tuyển dụng và đào tạo nhân sự củaphòng KTNB và thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo chấtlượng và hiệu quả

3 Kiểm tra, rà soát đánh giá 1 cách độc lập, khách quan với tất cả các đơn

vị, bộ phận, các hoạt động của VPBank ( cơ chế, thủ tục, chính sách, quy trình

và các vấn đề trong hoạt động ) dựa trên mức độ rủi ro ( cao, trung bình, thấp )

Trang 31

và mục đích ảnh hưởng tói hoạt động của VPBank Đối với tất cả những vấn đề

có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của VPBank, KTVNB cần thông báo kịpthời về bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của ngân hàng vàđưa ra những kiến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa và khắc phục những vấn đềnày

4 Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót, kiến nghĩ xử lýnhững vi phạm, đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quảcủa hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

5 Đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắcphục những điểm yếu đã được báo cáo, các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thốngkiểm tra, kiểm soat nội bộ và theo dõi đến khi vấn đề này được xử lý thỏa đáng

6 Lập Báo cáo kiểm toán, thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả kiểmtoán nội bộ cho các bên hữu quan trong và ngoiaf TCTD theo đúng các chínhsách, quy trình và quy định của VPBank theo pháp luật

7 Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp KTNB và phạm

vi hoạt động của KTNB để có thể theo kịp sự phát triển của hoạt động của ngânhàng

8 Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác KTNB

9 Thiết lập hồ sơ về trình độ, năng lực và các yêu cầu cần thiết đối vớinhân viên KTNB để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lập kế hoạch và tổ chức đào tạo một cách liên tụcnhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho nhân viên KTNB

10 Duy trì việc tham vấn, trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toánđộc lập, thanh tra nhà nước nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả, là đơn vị điềuphối, phối hợp với cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đếnchức năng, nhiệm vụ của phòng KTNB

11 Tư vấn cho người điều hành, HĐQT, TCTD và các bộ phận nghiệp vụthực hiện các dự án xây dựng, áp dụng mới hoặc sửa đổi những qui trình nghiệp

vụ quan trọng, cơ chế quản lý, điều hành, qui trình nhận dạng, đo lường, đánh

Trang 32

giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thông tin, hạchtoán kế toán, thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnhhưởng tới tính độc lập của KTVNB

4 Có quyền yêu cầu các đơn vị, bộ phận điều hành tác nghiệp cung cấpđầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu, hồ sơ, giải trình các công việc đãlàm, đang làm, xuất trình các văn bản chỉ đạo và các tài liệu liên quan khác cầnthiết cho công tác KTNB

5 Được tiếp cận, phỏng vấn tát cả các cán bộ, nhân viên VPBank, cáccông ty trực thuộc VPBank về các vấn đề liên quan đến nội dung kiểm toán

6.Chủ động thành lập các đoàn KTNB để tiến hành công tác KTNB định

kỳ theo kế hoạch KTNB đã được phê duyệt, các đoàn kiểm toán khi cần thiết

7 Được tham dự và nhận các biên bản họp của ban lãnh đạo có liên quanđến công việc của KTNB

8 Được cung cấp các văn bản liên quan đến chế độ, chính sách, các quyếtđịnh chung của nhà nước và của VPBank về hoạt động kinh doanh của ngânhàng

9 Được cung cấp các báo cáo định lỳ và đột xuất của các đơn vị, bộ phậnđiều hành và tác nghiệp, các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của toàn

hệ thống VPBank

Trang 33

10 Được truy nhập vào mạng máy tính của VPBank trên toàn hệ thốngtheo phân cấp để thực hiện công tác KTNB

11 Được giám sát, đánh giá, theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục

và hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị bộ phận đối với các vấn đề mà KTNB đãghi nhận và có khuyến nghị

12.Được tham gia vào qua trình xây dựng, hoàn thiện, cải tiến hệ thốngKTNB

2.1.2.3 Phương thức kiểm tra, KTNB :

A- Giám sát gián tiếp :

Thực hiện trên cơ sở phân tích các báo cáo kiểm toán, thống kê các vănbản chỉ đạo hoạt động kiểm tra, KTNB tại VPBank

Hàng ngày sau khi khóa sổ kế toán phòng kế toán hội sở và các chi nhánhcung cấp file dữ liệu, bảng cân đối kế toán chi tiết sang máy tính của phòngKTNB

KTNB tiến hành phân tích các chỉ tiêu an toàn và báo cáo cho TổngGiám Đốc, Giám Đốc chi nhánh về các rủi ro trong hoạt động ( nếu có ) đồngthời báo ngay cho Kiểm soát viên trưởng

Các chỉ tiêu giám sát gián tiếp thực hiện theo quy định của Tổng GiámĐốc về từng lĩnh vực hoạt động

Trang 34

B – Kiểm tra trực tiếp :

Việc kiểm tra trực tiếp được tiến hành thông qua việc kiểm tra trên cơ sởcác hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan của đơn vị được kiểm tra

1 Kiểm tra thường xuyên :

Hàng ngày KTV tiến hang kiểm tra tất cả các phát sinh của ngày hômtrước đối với một số mặt nghiệp vụ như : Giải ngân tín dụng, thanh toán quốc tế,kinh doanh ngoại tệ … Các nghiệp vụ phải kiểm tra thường xuyên sẽ được xácđịnh trong từng thời kỳ tùy theo tình hình hoạt động của VPBank

2 Kiểm tra định kỳ :

- Tiến hành theo kế hoạch đã được kiểm soát viên trưởng phê duyệt

- Phải được tiến hành sau một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc quy

mô, tính chất và mức độ rủi ro của từng nôi dung

+ Hoạt động có mức độ rủi ro cao, quy mô lớn định kỳ kiểm tra là 3 tháng+ Rủi ro và quy mô trung bình định kỳ là 6 tháng

+ Rủi ro và quy mô nhỏ, ít có biến động định kỳ là 12 tháng

- Kiểm tra, kiểm toán toàn diện một phòng hoặc một đơn vị trực thuộc chỉthực hiện khi có quyết định của kiểm soát viên trưởng và tối đa 1 năm/ lần

* Nội dung chính kiểm tra, kiểm toán báo cáo định kỳ :

- Kiểm tra huy động và sử và sử dụng vốn, thu lãi và chi lãi

- Kiểm tra tính hiệu quả và an toàn trong tất cả các hoạt động nghiệp vụkinh doanh của ngân hàng ( tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ,kinh doanh tiền gửi, kho quỹ )

- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của tất cả các nghiệp vụ kinhdoanh trong việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng

- Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ, quy định về tíndụng, quản lý ngoại hối, lãi suất, tài chính kế toán, kho quỹ, quản lý tài sản,…của NHNN, VPBank

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ,thủ tục quản lý của toàn bộ cũng như phần nghiệp vụ kinh doanh

Trang 35

- Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, chính sách, các chuẩn mực kếtoán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thồng tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợpthông tin, lưu trữ tài liệu kế toán

- Kiểm tra tính kịp thời đầy đủ, khách quan, tin cậy của số liệu kế toán,các báo cáo tài chính, kinh tế, báo cáo thống kê

3 Kiểm tra đột xuất :

Thực hiện trong các trường hợp :

Có sự vi phạm nghiêm trọng trong các quyết định nội bộ của VPBank, viphạm nghiêm trọng pháp luật nhà nước, quy chế của ngân hàng nhà nước

Có dấu hiệu lừa đảo, biển thủ

Có nguy cơ rủi ro thất thoát tài sản

Lập kế hoạch kiểm tra đột xuất trình kiểm soát viên trưởng phê duyệttrước khi tiến hành kiểm toán

* Các phần kiểm toán chủ yếu :

- Nghiệp vụ tín dụng (với đa phần các chi nhánh)

- Nghiệp vụ kế toán, bao gồm cả kế toán nội bộ, kế toán giao dịch, an toànkho quỹ, chuyển tiền nhanh qua WU (với hội sở và các chi nhánh VPBank)

- Nghiệp vụ bảo lãnh (với đa phần các chi nhánh)

- Nghệp vụ thanh toán quốc tế (chủ yếu với các chi nhánh trên 2 địa bànlớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh và một số chi nhánh ngoài địa bànnày có phát sinh thanh toán quốc tế)

- Nghiệp vụ thẻ (đối với trung tâm thẻ)

- Nghiệp vụ pháp chế và thu hồi nợ (tại hội sở chính)

- Nghiệp vụ tin học ứng dụng (tại hội sở chính và các chi nhánh)

- Chứng khoán (đối với Công ty TNHH Chứng khoán VPBank-VPBS)

- Quản lý và khai thác tài sản nợ, kinh doanh bất động sản ( Đối với công

ty quản lý tài sản VPBank –VPBank AMC )

Trang 36

Phân tích chọn mẫu, lận chương trình kiểm toán chi tiết

Thực hiện kiểm toán tại đơn vị

Lập báo cáo KT

Lưu hồ sơ KT

Đánh giá chất lượng kiểm toán

Kiểm tra giám sát khắc phục của đơn

vị sau KT

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7

Sơ đồ 2.2: Quy trình KTNB theo đợt

Kế hoạch thời gian cụ thể của cuộc kiểm toán (Tính theo tổng ngày côngcủa đoàn kiểm toán) :

Công ty trực thuộc Chi nhánh, phòng

giao dịch

Bước 2 20 đến 30 ngày 10 đến 25 ngàyBước 3 10 đến 25 ngày 10 đến 25 ngày

Bước 1 : Thu thập dữ liệu thông tin và lập kế hoạch kiểm toán chung

1 Thu thập, xem xét dữ liệu và thông tin liên quan đến đơn vị được kiểm toánXem xét các thông tin này làm cơ sở đánh giá rủi ro và tính tọng yếu từ đóxác định nội dung quan trọng cần tập trung

Thông tin chung về đơn vị được kiểm toán : Mô hình, tổ chức hoạt động,lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thay đổi nhân sự chủ chốt, số liệu hoạt độngtổng thể tại ngày kết thúc tháng gần nhất so với thời điểm thu thập, kế hoạchkinh doanh của đơn vị, hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị

Trang 37

- Thông tin liên quan thanh tra, kiểm tra : Thu thập, xem xét những vấn đềchính trong các báo cáo KTNB, kiểm toán độc lập, thanh tra NHNN đã thựchiện với đơn vị được kiểm toán trong các giai đoạn gần nhất mà đợt kiểm toánliền trước chưa xem xét

- Thông tin liên quan đến chính sách : Đánh giá thông tin chung cũng nhưcác chính sách của NHNN cũng như của VPBank trong các lĩnh vực liên quan

và những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại đơn vị

- Thông tin liên quan đến thay đổi trong quá trình, qui định nghiệp vụ củaVPBank có ảnh hưởng liên quan

- Kết quả về đánh gia rủi ro theo từng nghiệp vụ và tổng thể các hoạt độngcủa đơn vị tại thời điểm lập kế hoạch kiểm toán năm ( đã được ban kiểm soatphê duyệt ) và tại thời điểm cuối quý gần nhất so với thời điểm thu thập ( phòngKTNB tự thực hiện )

2 Lập kế hoạch kiểm toán chung ( mẫu biểu số 01/KTĐV )

- Lập mục tiêu, phạm vi, quy mô và nội dung chính của đợt kiểm toán

- Kế hoạch tổng thể, thời gian kiểm toán, nguồn nhân lực : xác địnhtrưởng đoàn kiểm toán, nhân sự cho từng mảng nghiệp vụ cần kiểm toán ( đảmbảo quy tắc đọa đức nghề nghiệp của VPBank )

- Phân công nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro chi tiết trước khi thựchiện việc kiểm toán trực tiếp tại trụ sở đơn vị được kiểm toán

- Kế hoạch, tiến độ thời gian cho tất cả các bước tiếp theo

Bước 2 : phân tích chọn mẫu, lập chương trình kiểm toán

1.Phân tích các dữ liệu chi tiết tại đơn vị trong giai đoạn kiểm toán

Phân tích và đánh giá chi tiết các tình hình hoạt động kinh doanh đượcthực hiện tại đơn vị thông qua các số liệu trên báo cáo tài chính, cân đối phátsinh, hệ thống báo cáo của đơn vị trong giai đoạn kiểm toán, áp dụng phươngpháp phân tích như sau:

Trang 38

- Phương pháp phân tích bao quát: là phương pháp phân tích số liệu,thông tin tỷ suất quan trọng qua đó tìm ra những xu hướng biến động, để pháthiện ra những thay đổi trọng yếu, những biến động bất thường và tìm ra nhữngmối quan hệ đó mâu thuẫn với thông tin liên quan khác, có sự chênh lệch lớn sovới giá trị đã dự kiến, tìm ra những khoản mục, nội dung có rủi ro lớn Phươngpháp này bao gồm những so sánh chủ yếu:

+ Phân tích, so sánh về lượng trên cùng chỉ tiêu ( phân tích ngang ) Ví

dụ : so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước, so sánh số liệu thực tế với kế hoạch, sosánh số liệu giữa các đơn vị thành viên, so sánh chỉ tiêu của đơn vị với bìnhquân toàn ngân hàng

+ Phân tích tỷ suất (phân tích dọc) : so sánh, xác định tỷ lệ tương quangiữa các chỉ tiêu, khoản mục kinh tế với nhau Ngoài ra còn sử dụng để xác địnhmối liên quan giữa các thông tin tài chính và phi tài chính

- Phương pháp cân đối: Là phương pháp dựa trên các cân đối (phươngtrình) kế toán và các cân đối khác để kiểm toán các yếu tố cấu thành quan hệ cânđối đó Mục đích để tìm ra những quan hệ kinh tế, tài chính …bị mất cân đốihoặc những biểu hiện bất thường khác

- Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản: Làphương pháp xác địnhcác nội dung cơ bản hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị, chútrọng xem xét các hoạt động mới phát sinh hoặc có tính nhạy cảm tại đơn vị

+ Đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểmtoán thông qua các quyết định nội bộ về phân cấp, ủy quyền trong hoạt động củatừng nghiệp vụ, mô hình tổ chức hoạt động, chắc năng, nhiệm vụ đơn vị đó, cóthể sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát về kiểm soát nội bộ với từng quy trìnhnghiệp vụ trước khi kiểm toán trực tiếp tại đơn vị

+ Xác định những điểm yếu, điểm mạnh, khó khăn và cơ hội trong hoạtđộng của đơn vị Mục đích dự đoán các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt độngnghiệp vụ khi đơn vị phải vượt qua áp lực kinh doanh

Trang 39

Kết quả là xác định được các vấn đề trọng yếu, những vấn đề tiềm ẩn tínhrủi ro để tập trung mục tiêu và chọn mẫu kiểm toán trong từng mảng nghiệp vụtại đơn vị.

2 Chọn mẫu kiểm tra trực tiếp tại đơn vị :

- Xác định nội dung các nghiệp vụ chi tiết cần tập trung kiểm tra

- Xác định các tiêu chí chọn mẫu phù hợp đối với mối nghiệp vụ

- Xác định số lượng mẫu chọn và độ tập trung trên cơ sở tiêu chí đã đượcxây dựng

- Danh sách chi tiết các hồ sơ, chứng từ chọn mẫu của từng loại nghiệp vụkinh tế và diễn giải đầy đủ lý do chọn mẫu và các thông tin kèm theo

- Xác định nội dung và phương pháp kiểm toán đối với mỗi nọi dungkiểm toán, mỗi loại hồ sơ đã chọn mẫu

3 Lập chương trình kiểm toán ( mẫu biểu số 03/KTĐV ) :

- Chi tiết các mục tiêu của cuộc kiểm toán, từng phần công việc kiểm toán

- Nội dung công việc kiểm toán, danh sách hồ sơ chọn mẫu

- Các mẫu biểu báo cáo cần yêu cầu tại đơn vị được kiểm toán cập nhật vàcung cấp

- Phương pháp kiểm toán

- Bảng các câu hỏi phỏng vấn ( nếu cần )

- Xác định các khía cạnh kỹ thuật, rủi ro, tiến trình các nghiệp vụ cầnkiểm toán

- Xác định cụ thể về thời gian, khổi lượng công việc cho mỗi thành viêntrong nhóm kiểm toán (bao gồm cả việc kiểm toán tại đơn vị và hoàn thiện báo cao)

Bước 3 : Thực hiện kiểm toán tại đơn vị

Nhóm kiểm toán thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị với nội dung vàthời hạn dự định theo chương trình kiểm toán

- Tiếp tục đánh giá hệ thông kiểm soát nội bộ tại đơn vị bằng các biệnpháp: phỏng vấn, quan sát, đối chiếu hồ sơ, tài liệu tại các bộ phận khác nhautrong đơn vị có liên quan đến nghiệp vụ đang kiểm toán, kiểm tra chọn mẫu một

Trang 40

số nghiệp vụ để xem xét có phù hợp với kết quả đã thu thập được từ bảng câuhỏi (nếu có).

- Kiểm tra hồ sơ chọn mẫu và các nội dung kiểm toán khác

- Ghi nhận những vấn đề phát hiện, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp

- Thu thập hồ sơ, chứng từ cần thiết để làm bằng chứng kiểm toán

- Trong quy trình kiểm toán, thành viên nhóm kiểm toán phát hiện các vấn

đề có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, sai phạm hệ thống hoặc có dấu hiệu gianlận,…cần mở rộng phạm vi kiểm toán, cần báo cáo trưởng nhóm kịp thời đểtrưởng nhóm có những quyết định phù hợp

- Thực hiện kiểm toán bổ sung các vấn đề phát sinh khác theo sự chỉ đạocủa trưởng (phó) phòng KTNB hoặc trưởng nhóm kiểm toán tại đơn vị

- Thực hiện trao đổi giữa thành viên nhóm kiểm toán và cán bộ, nhânviên thực hiện tại đơn vị để giải quyết vấn đề liên quan tới hồ sơ

- Kết thức đợt kiểm toán tại đơn vị: Tiến hành họp lãnh đạo đơn vị đểthông báo và trao đổi về kết quả công việc mà nhóm kiểm toán đã làm và nhữngphát hiện cơ bản trong qua trình kiểm toán Đưa ra các kiến nghị và thống nhấtthời gian có thể khắc phục cho các vấn đề chính nhưng đã phát hiện trong quátrình kiểm toán

Bước 4 : Lập báo cáo kiểm toán.

Lập theo trình tự sau:

1.Báo cáo sơ bộ:

Chậm nhất hết ngày thứ 5 kể từ ngày kết thúc đợt kiểm toán tại đơn vị,trưởng nhóm kiểm toán phải gửi báo cáo kiểm toán sơ bộ tới trưởng phòngKTNB với những nội dung chính : Tóm tắt số liệu hoạt động cơ bản của đơn vị,những vấn đề chính phát hiện qua kiểm toán, những trao đổi với đơn vị đượckiểm toán về những phát hiện chính này

Trường hợp báo cáo sơ bộ còn có một số vấn đề cần làm rõ hơn, trên cơ

sở yêu cầu của trưởng ban kiểm soát, trưởng phòng KTNB thì trưởng nhóm phảitiến hành bổ sung từ xa

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2: Quy trình KTNB theo đợt - hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng vpbank – ngân hàng việt nam thịnh vượng
Sơ đồ 2.2 Quy trình KTNB theo đợt (Trang 36)
Bảng 2.1 : Chi tiết các hợp đồng chọn mẫu kiểm toán - hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng vpbank – ngân hàng việt nam thịnh vượng
Bảng 2.1 Chi tiết các hợp đồng chọn mẫu kiểm toán (Trang 49)
Bảng 2.4: Phân loại tín dụng theo thời hạn - hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng vpbank – ngân hàng việt nam thịnh vượng
Bảng 2.4 Phân loại tín dụng theo thời hạn (Trang 55)
Bảng 2.5 : Phân loại tín dụng theo các tiêu chuẩn chọn riêng lẻ - hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng vpbank – ngân hàng việt nam thịnh vượng
Bảng 2.5 Phân loại tín dụng theo các tiêu chuẩn chọn riêng lẻ (Trang 57)
Bảng 2.6. Mẫu chọn theo từng sản phẩm vay - hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại ngân hàng vpbank – ngân hàng việt nam thịnh vượng
Bảng 2.6. Mẫu chọn theo từng sản phẩm vay (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w