1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRƯỜNG PHỔ THÔNG

25 7,5K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 313 KB

Nội dung

Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một tiến trình nhằm xây dựng cầu nối giữa tầm nhìn và hành động. Các nhà lãnh đạo thường cố gắng thực hiện sự thay đổi mà chưa chú ý nhiều đến chiến lược của sự thay đổi. Trong nhiều tình huống, mọi người không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thay vì đó, họ thường có thái độ phản kháng. Chuyên đề sẽ giúp người học nắm được cách thức và hướng giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi.

Trang 2

LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

(Leading and Managing School Change) THỜI LƯỢNG: 10 tiết (3,5 tiết LT và 6,5 tiết thảo luận, thực hành, tự đánh giá)

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chuyên đề học viên sẽ :

- Nhận biết và lý giải được tính cần thiết của sự thay đổi, lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều sự thay đổi.

- Vận dụng được những kiến thức cơ bản về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi vào việc đề xuất các giải pháp đổi mới trên cơ sở thực tiễn trường nơi mình đang công tác

- Có được niềm tin và quyết tâm thay đổi để phát triển nhà trường của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập

NỘI DUNG

Hoạt động 1 Tìm hiểu về sự thay đổi ở trường phổ thông

Mục tiêu: Nhận biết sự thay đổi trường phổ thông Việt Nam và liên hệ với sự thay đổi của một số nước.

Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau đây:

- Môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường của bạn ảnh hưởng như thế nào đến

sự thay đổi?

- Mặt mạnh, mặt yếu của trường bạn là gì?

- Bạn đã đọc được những tài liệu nào về sự thay đổi ở trường phổ thông?

- Bạn đã nhìn thấy và hiểu rõ sự thay đổi chưa?

- Bạn có phải là người rất tích cực trong sự thay đổi hay không?

- Kiến nghị của bạn đối với các cấp lãnh đạo và quản lý có liên quan để trường bạn thay đổi và phát triển?

- Theo bạn, mức độ thay đổi ở trường của bạn là: (i) Cần thay đổi; (ii) Phải thay đổi (iii) Nên thay đổi (iv) Có thể cần thay đổi

- Bạn có mong đợi gì về sự thay đổi?

Trang 3

- Bạn đã biết những phản kháng thường gặp khi thực hiện sự thay đổi ở trường phổ thông?

- Bạn đã nhận biết về sự thay đổi ở trường phổ thông như thế nào?

- Bạn đã gặp những khó khăn gì khi thực hiện sự thay đổi?

- Bạn có làm giống như người khác khi thay đổi?

- Bạn đã đón nhận các sáng kiến thay đổi từ mọi nguồn như thế nào?

- - v.v…

1 LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

1.1 Thay đổi là gì?

1.1.1 Thay đổi (Change)

Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào.

− Thay đổi về xã hội: chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách…

− Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, đổi mới phương tiện, công cụ, thay đổi công nghệ…

− Thay đổi về khoa học – công nghệ: vi tính, công nghệ thông tin…

− Thay đổi về giáo dục: chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường học…

1.1.2 Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu

− Số lượng người học tăng lên hay giảm đi.

− Chất lượng giáo dục so với chuẩn là cao hay thấp.

− Cơ cấu đủ hay thừa, thiếu.

− Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi.

Trang 4

− Tài chính tăng hay giảm.

− Giáo viên, cán bộ, nhân viên thay đổi.

1.1.3 Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau

Cải tiến (improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự

vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất

Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới;

còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản chất của sự vật.

Cải cách (Reform) là loại bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể

phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất nhưng toàn diện và triệt

để hơn so với đổi mới.

Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay

đổi căn bản.

1.1.4 Thay đổi một cách bị động

− Không có sự chuẩn bị trước, bị ảnh hưởng một cách tự nhiên, bột phát.

− Không dự kiến được hậu quả.

− Không biết là cần thiết hay không cần thiết.

1.1.5 Chủ động thay đổi

− Dự kiến được kết quả.

− Biết được sự cần thiết.

− Có sự chuẩn bị trước, dự báo được tương lai.

Trang 5

1.2 Sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông

1.2.1 Yêu cầu thay đổi

 Sự phát triển kinh tế - xã hội

- Kinh tế thị trường, kinh tế tri thức.

- Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa.

- Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

- Phổ cập giáo dục.

- Nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng… đặt ra yêu cầu mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường và các nhà quản lý giáo dục…

- Phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội của trường phổ thông như thế nào đang là câu hỏi có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông?

 Sự phát triển của khoa học-công nghệ với tốc độ ngày càng nhanh và mạnh.

- Khả năng ứng dụng các thành tựu mới vào giáo dục và các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống… đòi hỏi giáo dục phải thay đổi để thích ứng và đạt hiệu quả cao hơn.

- Phản ứng với sự thay đổi khoa học-công nghệ của trường phổ thông như thế nào cũng đang là câu hỏi có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông.

Trang 6

1.2.2 Mong muốn thay đổi

- Học có hiệu quả và phù hợp hơn với cá nhân và cộng đồng.

- Nguyện vọng của gia đình và cộng đồng đối với việc học, đối với nhà trường.

- Nhu cầu học đa dạng và phong phú hơn.

- Học tập như là một niềm vui và hướng tới các mục tiêu theo 4 cột trụ của việc học thế kỉ XXI (UNESCO):

 Học để biết; (learn to know)

Nhận biết và tìm được những người muốn thay đổi;

Hãy cởi mở với họ và trở thành đồng minh với họ!

- Nhận thấy tác dụng của thay đổi

 Nhận rõ sự thay đổi có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực

 Cơ hội thay đổi cũng đồng thời với thách thức khi thay đổi

 Các điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi có thể chưa rõ ràng

 Những người đồng ý thay đổi có thể còn quá ít

 Thay đổi có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có cả bất lợi

- Thay đổi là một quá trình tự nhiên

 Con người luôn sống với sự thay đổi: từ trẻ sơ sinh đến trưởng thành và tuổi già.

Tại sao lại thay đổi :

Xã hội chúng ta đang sống đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế tòan cầu, đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “tư duy” Đối với trường học, điều này có nghĩa là bối cảnh của việc dạy học đã thay đổi, có sự quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà trường phải cho ra được những học sinh có thể thể hiện được sự hiểu biết-tri thức và kỹ năng, nghĩa là đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong thực tiễn hoạt động điều hành nhà trường Như vậy, bối cảnh trách nhiệm lớn đòi hỏi phải có sự tổ chức lại họat động của trường phổ thông, thể hiện ở sự thay đổi trong cơ cấu điều hành, ở những thay đổi trong việc dạy và học, ở việc xác định rõ những chuẩn về nội dung

và kết quả giáo dục…

Trang 7

 Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người cũng thay đổi theo thời gian.

 Giáo dục và trường học của Việt Nam cũng thay đổi qua các thời kì.

Thay đổi là tất yếu Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay đổi Nếu biết

lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn Hãy đón nhận sự

thay đổi một cách chủ động và tích cực! Cần thay đổi – phải thay đổi – nên thay đổi –

- Sự phản kháng sẽ giảm đi khi sự thay đổi có tác dụng tích cực nào đó.

- Cần thuyết phục, lôi kéo và chứng minh cho sự thay đổi.

1.2.5 Nguyên nhân của sự thay đổi trường học

- Trường học có mối quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố bên trong và bên

ngoài, như:

 Các nguyên nhân xã hội, kinh tế, khoa học - công nghệ.

 Nguyên nhân từ phía người học.

 Nguyên nhân từ phía người dạy.

 Nguyên nhân từ các cấp quản lý giáo dục và trường học.

 Nguyên nhân từ các cấp quản lý nhà nước và địa phương.

- Cần phải đáp ứng với nhu cầu học luôn biến đổi.

- Cần phải thích ứng và tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh mới.

- Nhiều vấn đề mới đang đặt ra cho nhà trường phải giải quyết.

Lịch sử phát triển giáo dục về cả thực tiễn và lí luận đã cho thấy có mối quan

hệ biện chứng giữa sự phát triển giáo dục với sự phát triển nhân cách, phát triển

kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ, về điều kiện và hoàn cảnh thực hiện giáo dục

Từ mối quan hệ biện chứng đó có thể tìm thấy các vấn đề lí luận và thực tiễn

của việc sự thay đổi giáo dục và quản lý trường học

Khoa học-công nghệ phát triển như “vũ bão” đã thể hiện rõ nét ở các yếu tố sau:

“Bùng nổ” thông tin và sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin.

Việc sử dụng các thế hệ máy tính điện tử và các phương tiện công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống ngày càng được gia tăng nhanh chóng.

Khoa học-công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống đang là cơ hội

và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển và đối với con người của các quốc gia ấy.

Sự phát triển của khoa học-công nghệ với đặc điểm nói trên đòi hỏi nhà trường phải có khả năng thích ứng với thông tin-công nghệ và phương tiện hiện đại

Nhà trường cần thay đổi để tạo điều kiện và phát huy khả năng tự học của HS, để họ có thể học suốt đời; đó là yêu cầu tất yếu đối với con người trong thời đại ngày nay.

Trang 8

1.3 Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông

1.3.1 Thay đổi từ bên trong

- Số lượng học sinh tăng hay giảm.

- Chất lượng dạy học cao hay thấp so với yêu cầu và mong muốn.

- Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi do xuống cấp hay có sự đầu tư mới.

- Năm học mới khác với năm học trước.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự biến động.

Trang 9

1.3.2 Thay đổi từ bên ngoài

- Tuyển sinh thay đổi.

- Yêu cầu đầu ra (tốt nghiệp) thay đổi.

- Tình hình kinh tế-xã hội biến đổi.

- Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện giáo dục.

- Môi trường địa phương có sự biến đổi.

Mô hình nhà trường sẽ thay đổi nhiều

Nhà trường thế kỷ 20

- Chú trọng phát triển những kiến thức cơ bản.

- Việc kiểm tra đánh giá chỉ phản ánh một phần kiến thức học được.

- Học sinh học tập theo kiểu đồng loạt.

- Tính tuần tự từ thấp đến cao.

- Việc giám sát được thực hiện bằng phương thức hành chính.

- Chỉ những học sinh ưu tú học cách tư duy…

Nhà trường thế kỷ 21

- Chú trọng vào việc phát triển thái độ và những kỹ năng tư duy.

- Việc kiểm tra đánh giá và dạy học tạo thành một thể trọn vẹn.

- Giải quyết vấn đề bằng phương thức hợp tác.

Những kỹ năng được học trong bối cảnh của những vấn đề mang tính thực tiễn Hoạt động học của học sinh là chính yếu, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức Học cách tư duy và tự học.

Trang 10

1.3.3 Phân loại sự thay đổi

- Phân loại dựa theo nguyên nhân

 Thay đổi theo yêu cầu từ bên ngoài: chủ trương, chính sách giáo dục mới, sát nhập hay mở rộng trường học, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.

 Thay đổi do nhu cầu bên trong: nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thay đổi cơ câu tổ chức, phát sinh những vấn đề mới…

- Phân loại theo mức độ thay đổi

 Nhiều hay ít

 Lớn hay nhỏ

 Thay đổi từ từ

 Thay đổi cấp thời

Toàn cầu hóa

“… những khía cạnh về công nghệ, chính trị, kinh tế, và văn hóa liên kết các cá

nhân, chính phủ, và các công ty ở các quốc gia với nhau” (Rosa Gomez Dierks)

Những đặc điểm của tòan cầu hóa và những tác động :

Cộng đồng toàn cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thông

Toàn cầu hóa về kinh tế-thương mại tự do

Các công ty đa quốc gia vị lợi ích

Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản

Nói tóm lại toàn cầu hóa đã tạo ra một sự chuyển dịch quy mô lớn về vốn,

công nghệ, ảnh hưởng lớn về văn hóa, đặt ra những thách thức đối với lực lượng

lao động, đối với khả năng thích ứng để tồn tại và phát triển

• Xu thế phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhà trường; đó là :

Xu thế hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng và thân thiện.

Ước muồn về chung sống hòa bình, dân chủ, bình đẳng, công bằng và khả năng gìn giữ hòa bình đang được củng cố.

Các vấn đề có tính toàn cầu như : xung đột về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo; dân

số và sự di cư tìm kiếm việc làm, suy giảm môi trường và sinh thái, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, nạn thất nghiệp đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết.

Cộng đồng tòan cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thông

Tòan cầu hóa về kinh tế-thương mại tự do

Các công ty đa quốc gia vị lợi ích

Tệ nạn xã hội và bạo hành đang có xu hướng gia tăng trong các nhà trường.

• Tất cả các vấn đề trên cần được đặt ra, xem xét và giải quyết bắt đầu từ giáo dục, bằng giáo dục.

Trang 11

1.3.4 Lãnh đạo và Quản lý - Một số dặc tính phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý

12 Chấp nhận rủi ro 12 Giảm thiểu rủi ro

13 Phá vỡ quy tắc 13 Giữ nguyên quy tắc

14 Chấp nhận cạnh tranh 14 Tránh cạnh tranh

15 Con đường mới 15 Con đường đã có

16 Chia sẻ trách nhiệm 16 Chịu trách nhiệm

1.4 Những mục tiêu chung của sự thay đổi

Những nghiên cứu ở các nước về cải cách trường phổ thông đã chỉ ra rằng sự thay đổi nhằm tạo ra những trường học có chất lượng với một số đặc điểm:

- Lấy hoạt động của học sinh làm chính yếu: nhà trường nỗ lực phục vụ tất cả học sinh, tạo ra những cơ cấu hỗ trợ để giúp học sinh, lôi cuốn học sinh vào các công việc của trường, tôn trọng và đề cao những khác biệt về văn hóa và dân tộc của học sinh, và xem hạnh phúc của học sinh là ưu tiên hàng đầu.

- Đưa ra được một chương trình học phong phú và bổ ích: sự phát triển của học sinh và sự đảm bảo một chương trình học phong phú và đa dạng là những mục đích đầu tiên Những trường học có hiệu quả chú tâm vào những mục tiêu nhận thức bậc cao cũng như những mục tiêu nhận thức bậc thấp, đảm bảo một môi trường học tập phong phú và

bổ ích thông qua những quan điểm khác nhau, và có các hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện chương trình và nội dung giáo dục tích cực và dẫn dắt sự phát triển của học sinh một cách phù hợp và đảm bảo có cơ chế cho thông tin phản hồi về kết qủa giáo dục.

- Thúc đẩy việc học tập của học sinh: các giáo viên tuyên truyền những kỳ vọng đến học sinh, đảm bảo cho những buổi dạy có trọng tâm và có tổ chức, làm cho việc dạy

Trang 12

học phù hợp với những nhu cầu của học sinh, phát hiện và điều chỉnh những hiểu biết sai,

và sử dụng những chiến lược dạy học đa dạng.

- Có một bầu không khí nhà trường tích cực: một nét đặc trưng rõ ràng về tổ chức, được đặc trưng bởi những sứ mệnh, giá trị, mục đích và chuẩn kết quả đạt được Nhà trường có ý thức về thứ hạng của mình, mục đích, và đường hướng được nuôi dưỡng bởi sự kiên định ở các giáo viên, một bầu không khí khuyến khích trong đó các học sinh được biểu dương và khen thưởng, một môi trường lấy công việc làm trung tâm, một tinh thần lạc quan và kỳ vọng cao đối với việc học của học sinh Chúng tạo ra một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, và thú vị mang tính văn hóa.

- Nuôi dưỡng, cổ vũ những mối tương tác mang tính đồng nghiệp: gíao viên tham gia vào những quyết định ảnh hưởng đến công việc của họ, được kiểm soát và có quyền tự trị hợp lý để thực hiện công việc, chia sẻ ý thức về mục đích và cộng đồng, nhận được sự công nhận do những đóng góp cho nhà trường, và được đối xử với sự tôn trọng

và phẩm giá bởi những người khác tại nơi làm việc Giáo viên làm việc cùng với nhau như những đồng nghiệp để thực hiện việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch, và hoàn thiện họat động dạy học.

- Quan tâm phát triển đội ngũ một cách quy mô: hệ thống đánh giá giáo viên đựơc sử dụng để giúp giáo viên hoàn thiện hơn nữa những kỹ năng của họ Việc bồi dưỡng tại chức, thực hành ngay trong công việc là hoàn toàn thích hợp để đáp ứng những nhu cầu riêng biệt của các thành viên trong tập thể giáo viên Tất cả mọi giáo viên (kể cả hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng) được dành cho những cơ hội phát triển chuyên môn phong phú nhằm giúp họ phát triển xa hơn Việc xây dựng năng lực theo nghĩa là phát triển đội ngũ là những yếu tố mang tính quyết định cho thành công trong việc vun trồng chất lượng tuyệt hảo trong giáo dục.

- Ủng hộ, cổ vũ cho việc giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: các thành viên của tập thể đội ngũ không sẵn sàng chấp nhận sự dậm chân tại chỗ hay kết qủa công việc tầm thường Họ biến những vấn đề của mình thành những thách thức, thiết kế những giải pháp, và thực hiện chúng Họ bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ với sự tận tụy, sáng tạo, kiên trì, và tính chuyên nghiệp.

- Cuốn hút phụ huynh và cộng đồng tham gia: nhà trường có một mối liên hệ mang tính đối tác với cộng đồng, xây dựng những phương pháp đa dạng đối với việc tuyên truyền cũng như làm việc với phụ huynh và cộng đồng, nắm chắc rằng phụ huynh được lôi cuốn vào tất cả các khía cạnh của việc học tập của con em họ, dạy cho học sinh hiểu rằng chúng có một phần trách nhiệm phải thể hiện trong xã hội và rằng những đóng góp của chúng là cần thiết và được đánh giá cao.

Hoạt động 2 Hiệu trường cần làm những việc gì để lãnh đạo sự thay đổi ở trường phổ thông?

Ngày đăng: 02/11/2014, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban khoa giáo trung ương (2002): Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới. NXB Chính trị quốc gia Khác
2. Cy Charney (2007): Nhà quản lý tức thì. NXB Tri thức Khác
3. Cải cách giáo dục cho thế kỉ XXI (2006). NXB Giáo dục Khác
4. Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới (2005), NXB Thế giới, HN Khác
5. R. Heller (2006): Quản lý sự thay đổi. NXB Tổng hợp TP. HCM Khác
6. Bùi Minh Hiền-Vũ Ngọc Hải-Đặng Quốc Bảo (2006): Quản lý giáo dục. NXB GD 7. Khoa học giáo duc-đi tìm diện mạo mới (2006). NXB Trẻ Khác
12. A.Bruce và K. Langdon (2005): Quản lý dự án. NXB Tổng hợp TP.HCM NIE (Singapore) (2008): Leaders In Education Programme International Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w