Trả bài, nhận xét, đánh giá: 1 Ưu điểm:

Một phần của tài liệu Giáo án văn 11. Tuần 1-10 (Trang 49)

1. Ưu điểm:

- Nắm được nội dung hai bài thơ.

- Khắc hoạ được hình ảnh người phụ nữ trong hai bài thơ đó

- Biết khắc phục những hạn chế của bài số 1 - Một vài bài viết thể hiện được sự giống và khác nhau của hai người phụ nữ.

2. Hạn chế:

- Nhiều bài viết còn sơ sài; lần lượt phân tích 2 bài thơ; diễn xuôi bài thơ.

- Đa số các bài viết thiếu cảm xúc.

- Chưa khắc phục được các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn.

IV.Sửa chữa lỗi bài viết; Biểu dương nhắc nhở.

- Chủ yếu là các lỗi về diễn đạt + Dùng sai từ

chữa

- Đọc bài làm khá. + Viết câu thiếu thành phần* Bài làm tương đối tốt * Bài làm mắc nhiều lỗi, điểm kém.

TUẦN 10Tiết: Tiết:

Ngày soạn:

Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người phải sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình Hai đứa trẻ.

B. Phương tiện dạy học

- SGK, SGV - Thiết kế bài dạy - Thiết kế bài dạy

C. Phương pháp dạy học

- Lưu ý HS về bút pháp Thạch Lam trước khi đi vào tác phẩm - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm những đoạn tiêu biểu

- Chú ý chi tiết hai đứa trẻ cố thức đợi tàu.

D. Tiến trình dạy học: I. Kiểm tra bài cũ

- Văn học VN thời kì TK XX – 1945 có những đặc điểm nào?Khái quát về quá trình hiện đại hoá nền văn học.

- Trình bày những hiểu biết về hai xu hướng văn học: lãng mạn va hiện thực. II. Bài mới:

Ngữ văn 11 (chuẩn) GV:Trần Bích Liêũ

Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu dẫn.

“Đối với tôi, văn chương không

phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”

I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 1. Tác giả:

* Tiểu sử:

- Thạch Lam (1910 - 1942), tên Nguyễn Tường Vinh, sau đó là Nguyễn Tường Lân, là em của Nhất Linh và Hoàng Đạo.

- Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. - Có quan niệm văn chương lành mạnh và tiến bộ.

* Đề tài: Thường viết về cuộc sống cơ cực, bế tắc của người dân nghèo.

* Phong cách:

- Có lối viết tinh tế, nhẹ nhàng, truyền cảm, văn phong trong sáng, giản dị.

- Truyện không có cốt truyện(hoặc đơn giản), ít xung đột, mâu thuẫn, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh. - Kết hợp hài hoà giữa lãng mạn và hiện thực. * Những tác phẩm chính:

- Truyện ngắn: Gió đầu mùa; Nắng trong vườn; Sợi tóc.

- Tiểu thuyết: Ngày mới

- Tuỳ bút: Hà Nội băm sáu phố phường. 2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

In trong tập: Nắng trong vườn. b. Thể loại: Truyện ngắn c. Đọc văn bản:

II. Đọc hiểu:

1. Phố huyện trước khi tàu đến: a. Thời gian: a. Thời gian:

- Thời gian: vân động: chiều - tối - đêm  là khoảng thời gian diện mạo cuộc sống bộc lộ đầy đủ, rõ ràng nhất.

b. Không gian: Phố huyện nghèo * Âm thanh: * Âm thanh:

- Tiếng trống thu không - Tiếng ếch nhái

- Tiếng muỗi vo ve - Tiếng chõng nan cót két - Tiếng cười khanh khách - Tiếng đàn bầu

 Những âm thanh quen thuộc, báo hiệu thời gian; những âm thanh buồn bã, mệt mỏi và tẻ nhạt của một cuộc sống nghèo khổ, lụi tàn.

* Bóng tối:

- Bóng tối trên dãy tre làng, trong mắt Liên - Đường phố, các nhõ con chứa đầy bóng tối - Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường ra chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giáo án văn 11. Tuần 1-10 (Trang 49)

w