1. Tác phẩm Lục Vân Tiên: (sgk)
- Tác phẩm thể hiện mối xung đột giữa thiện và ác, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả về một xã hội tốt đẹp, thấm đượm tình cảm nhân ái, yêu thương.
2. Đoạn trích:
a. Vị trí đoạn trích: - Từ câu 473 đến 504.
- Sự kiện: Vân Tiên, Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm làm thơ, so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua lại nghi Vân Tiên, Tử Trực gian lận ông Quán nhân đó bàn về lẽ ghét thương.
b. Đọc- tìm hiểu điển tích:
II. Đọc hiểu:
Hoạt đông 2: Tìm hiểu nội dung, tư tưởng của đoạn trích.
- Cho HS thấy đoạn trích có hai nội dung rõ rệt: Điều ông Quán thương và điều ông ghét. - Qua kinh sử, ông Quán ghét những ai? Vì sao?
- Những đối tượng ông Quán ghét có điểm gì chung?
- Ông Quán thương những ai? Họ là người như thế nào?
* Yêu cầu HS phân tích một
vài trường hợp. GV thuyết giảng thêm.
- Những đối tượng ông Quán thương có điểm gì chung?
(Mỗi người một hoàn cảnh,
có một số phận riêng nhưng cùng có một điểm chung)
- Anh (chị) hãy nhận xét về tình cảm ghét thương của ông Quán.
- Đâu là cơ sở của lẽ ghét thương của ông Quán? Nói cách khác, vì ai mà ông Quán ghét và thương.
- Nghệ thuật của đoạn trích có gì đặc sắc?
HS thảo luận và đưa ra ý kiến
chung.
- Từ ghét và thương lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
Hoạt động 3: Củng cố.
Nhận xét về tình cảm yêu ghét thể hiện trong đoạn trích. Hoạt động 4: Luyện tập. Bài tập sgk. HS làm bài tập tại lớp Làm việc theo nhóm. a. Lẽ ghét: - Ghét việc tầm phào.
- Đời Kiệt, Trụ mê dâm dân sa hầm sẩy hang. - Đời U, Lệ đa đoan dân chịu lầm than.
- Đời Ngũ, Bá phân vân dân nhọc nhằn. - Đời Phúc, Quý phân băng rối dân
Điểm chung: chính sự suy tàn, vua chúa đam mê tửu sắc khiến dân khổ sở.
b. Lẽ thương:
- Khổng Tử bôn ba khắp chốn. - Nhan Tử dang dở đường công danh. - Gia Cát Lượng uổng phí tài năng. - Đổng Tử có chí không ngôi. - Nguyên Lượng lỡ bề giúp nước. - Hàn Dũ dâng biểu đi đày.
- Liêm, Lạc (Trình Hạo, Trình Di, Chu Đôn Di)
không được tin dùng.
Ông Quán thương những người hiền tài có chí nguyện giúp đời giúp người những không được toại nguyện.
Tình cảm yêu ghét của ông Quán thật rạch ròi, phân minh. Thương sâu đâm nhưng ghét cũng mãnh liệt “vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
2. Tư tưởng của tác giả:
- Quyền lợi của dân, cuộc sống của dân là cở sở của lẽ thương, lẽ ghét.
Tư tưởng vì dân, vì đời của tác giả. 3. Nghệ thuật:
- Phép đối: dùng hình thức tiểu đối ( sa hầm / sẩy hang); ( sớm đầu / tối đánh) câu thơ cân đối, nhịp nhàng.
- Điệp từ: tần số sử dụng cao, mật độ dày (ghét 12 lần; thương 12 lần) thương ghét đan cài, nối tiếp nhau thương sâu nặng; ghét mãnh liệt.
- Bên cạnh những điển tích, lời thơ mộc mạc, giản dị.
III. Tổng kết: (Ghi nhớ:SGK)
IV. Luyện tập:
- Câu thơ hay nhất, thâu tóm được ý nghĩa, tư tưởng đoạn trích là:
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
Biết ghét là tại biết thương: căn nguyên của sự ghét là lòng thương: thương càng nhiều thì ghét cũng càng nhiều.
III. Dặn dò: - Học thuộc đoạn trích, hiểu và nắm được một số điển tích. - Soạn bài: Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) theo hướng dẫn học bài trong Sgk.
Tiết
Ngày soạn
Đọc thêm : CHẠY GIẶC
- Nguyễn Đình Chiểu -
BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN(Hương sơn phong cảnh ca) (Hương sơn phong cảnh ca)
- Chu Mạnh Trinh -
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được hiểm hoạ của đất nước khi thực dân Pháp xâm lược và cảm nhận được nỗi đau vì nước mất nhà tan trong bài thơ “Chạy giặc”.
- Cảm nhân được vẻ đẹp độc đáo của Hương Sơn và niềm say mê của tác giả trước thiên nhiên, thắng cảnh.
B.Phương tiện dạy học: - SGK, STK.
- Thiết kế bài dạy.
- Tranh phong cảnh Hương Sơn. C.Phương pháp dạy học:
Dẫn dắt HS tìm hiểu tác phẩm qua những câu hỏi phần Hướng dẫn đọc thêm sách giáo khoa.
D. Tiến trình dạy học;
I. Kiểm tra bài cũ: Bài Lẽ ghét thương.
1. Suy nghĩ về lẽ ghét thương của nhân vật ông Quán trong đoạn trích.
II. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Chạy giặc.
1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào?
HS thảo luận trong nhóm nhỏ; GV yêu cầu một HS sinh bất kì trả lời.
2. Tâm trạng, tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong bài thơ?
HS làm việc cá nhân.
Hoạt động 2: Đọc hiểu tiểu
dẫn.
HS đọc tiểu dẫn, GV bổ sung thêm một số thông tin về tác giả. - Bài thơ có thể chia làm mấy phần?
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản.
1. Anh (chị) hiểu câu thơ “Bầu trời cảnh Bụt” như thế nào? câu này gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói? Không khí tâm linh thể hiện ở những câu thơ nào?
HS thảo luận, trình bày
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của Hương Sơn? Tác giả miêu tả vẻ đẹp đó như thế nào?
Hoạt động 4: Củng cố
III. Dặn dò:
Tiết
Ngày soạn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Hiểu rõ những ưu khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng nghị luận. - Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
B. Phương tiện dạy học - SGV, STK.
- Bài làm của HS.
C. Phương pháp dạy học
Dùng phương pháp thuyết trình kết hợp phát vấn để chỉ ra những khuyết điểm của HS về các kĩ năng làm bài văn nghị luận.
D.Tiến trình dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ II. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phân tích đề
- Yêu cầu HS nhắc lại đề, chép đề trên bảng.
- GV, nêu yêu cầu mục đích của đề.
Hoạt động 2:HS thảo luận, xây dựng dàn ý.
HS lập dàn ý, lập dàn ý bằng cách đặc ra những câu hỏi.
Hoạt đông 3: Trả bài, nhận xét, đánh giá bài viết.
- Yêu cầu HS tự nhận xét ưu điểm, hạn chế của mình qua kết quả phân tích đề, lập dàn ý và phần lời phê của GV.
- Bài viết đúng trọng tâm của đề bài chưa?
- Ý nào làm được và ý nào chưa làm được? Bài viết mắc những lỗi gì?
I. Phân tích:
Đề bài:
Đọc truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh chống cái xấu, cái ác, cái tiêu cực trong xã hội xưa và nay.