Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.

Một phần của tài liệu Giáo án văn 11. Tuần 1-10 (Trang 47)

- Hướng dẫn HS ôn tập trên lớp: Tổ chức làm việc theo nhóm; tổng kết, nhấn mạnh kiến thức cơ bản, trọng tâm.

D. Tiến trình dạy học:

I. Kiểm tra bài cũ:

II. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Lập bảng hệ thống những tác giả, tác phẩm đã học.

- Kẻ bảng tổng kết lên bảng. - Yêu cầu HS điền thông tin vào - Gọi lần lượt từng HS

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập.

- Giao việc cho từng nhóm - Thảo luận, chuẩn bị ở nhà - Thuyết trình trên lớp

* Nhóm1: Những biểu hiện của nội dung yêu nước trong văn học từ thế kỉ XVIII đến XIX? Nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này có biểu hiện gì mới? * Nhóm2: Câu hỏi 2 Sgk

Nội dung nhân đạo trong văn học thế kỉ XVIII – XIX.

* Nhóm3: Câu hỏi 3,4 Sgk.

* Nhóm4: Những đặc điểm của văn học trung đại. (theo hướng dẫn Sgk)

* Khái quát nội dung chính trình bày trên giấy rorki.

Hoạt động 3: Các nhóm cử đại diện lần lượt thuyết trình.

- Thời gian từ 5 đến 6 phút

1. Bảng tổng kết:

- Nêu đúng và đầy đủ các nội dung của bảng tổng kết:

+ Tác giả: 10 + Tác phẩm(đoạn trích) 14 + Thể loại: 9 + Nội dung cơ bản: nêu ngắn gọn

2. Nội dung yêu nước:

Những điểm mới so với giai đoạn trước:

- Ý thức về vai trò của hiền tài đối với đất nước(Chiếu cầu hiền)

- Tư tưởng canh tân đất nước - Tâm sự u hoài, nỗi lòng u uẩn

- Chủ nghĩa yêu nước mang âm hưởng bi tráng.

3. Nội dung nhân đạo:

- Trào lưu nhân đạo: xuất hiện nhiều tác phẩm mang nội dung nhân đạo sâu sắc và phát triển một cách rầm rộ.

- Những biểu hiện có tính chất truyền thống + Cảm thông sâu sắc trước bi kịch; trân trọng khát vọng của con người.

+ Đề cao nhân phẩm, tài năng

+ Tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm con người.

+ Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa - Những biểu hiện mới:

+ Quyền sống của con người trần thế + Ý thức về cá nhân đậm nét hơn.

4. Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”. trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

- Miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống nơi phủ chúa.

+ Cuộc sống cực kì xa hoa

+ Âm u, thiếu sinh khí, thiếu sự sống và sức sống

5. Giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. của Nguyễn Đình Chiểu.

Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét

- GV đánh giá, tổng kết

Hoạt động 5: Củng cố.

- Nội dung yêu nước và nội dung nhân đạo.

- Đặc điểm về hình thức nghệ thuật.

+Đề cao đạo lí, nhân nghĩa + Nội dung yêu nước. - Về nghệ thuật:

+ Tính chất trữ tình, đạo đức + Mang đậm màu sắc Nam Bộ

6. Đặc điểm của văn học trung đại:

- Tư duy nghệ thuật: thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, công thức

- Quan niệm thẩm mĩ: hướng về cái đẹp trong quá khứ, ưa sử dụng điển tích

- Bút pháp nghệ thuật: ước lệ, tượng trưng. - Thể loại: thể loại mới được học:

+ Hát nói + Văn tế + Điều trần

* Luyện tập: Bài tập trắc nghiệm. III. Dặn dò:

- Nắm được hai nội dung chính yêu nước và nhân đạo; nội dung cơ bản của từng tác phẩm.

- Ôn tập phần VH TĐ VN ở lớp 10 để có một cái nhìn toàn diện về văn học trung đại trước khi bước vào văn học hiện đại.

- Trả bài viết số 2.

Tiết:

Ngày soạn:

Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Nhận rõ những ưu khuyết của bài làm; so sánh với bài làm văn số 1; từ đó củng cố thêm các kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận, nhất là nghị luận văn học

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý trong bài văn nghị luận.

B. Phương tiện dạy học: - SGK, SGV

- Bài làm của HS

- Bảng phụ: Dàn ý bài văn

C. Phương pháp dạy học:

Một phần của tài liệu Giáo án văn 11. Tuần 1-10 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w