Tiến trình dạy học: I Kiểm tra bài cũ:

Một phần của tài liệu Giáo án văn 11. Tuần 1-10 (Trang 25)

I. Kiểm tra bài cũ:

1. Đọc diễn cảm một đoạn thơ mà anh (chị) thích trong “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ). Lí giải vì sao lại thích đoạn thơ đó?

2. Sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện trong bài thơ như thế nào? Đánh giá và nhận xét của anh (chị) về sự ngất ngưởng đó.

II. Bài mới:

Sống trong xã hội mục nát dưới triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung

* GV nêu câu hỏi yêu cầu HS tìm hiểu về thời đại Cao Bá Quát sống.

*HS đọc Tiểu dẫn Sgk

* GV bổ sung thêm một số thông tin về tác giả.

- Qua phần Tiểu dẫn, em có nhận xét gì về Cao Bá Quát?

- Dựa vào Sgk, cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Có ý kiến cho rằng ông sáng tác bài thơ khi đã ra làm quan và cảm thấy thất vọng có thuyết phục không?

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài thơ.

* HS đọc cả phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. - Nhận xét về bản dịch thơ? Nêu cảm nhận chung về tác phẩm? I. Tìm hiểu chung: 1. Thời đại:

- Cao Bá Quát sống ở nửa đầu thế kỉ XIX. Chế độ quan lại mục nát, kẻ sĩ làm quan cảm thấy thân phận nhục nhã  lí tưởng tiến thân có sự khủng hoảng lớn.

2. Tác giả: (Sgk)

- Cao Bá Quát là con người tài năng đức độ, tính cách cứng cỏi, phóng khoáng, có tư tưởng mới mẻ, tiến bộ so với thời đại mình.

- Là nhân tài nhưng không được trọng dụng, bị vùi dập.

3. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Bài thơ được Cao Bá Quát làm khi đi thi “Hội”. Những dải cát miền Trung đã gợi ý cho ông sáng tác bài thơ.

b. Thể loại:

Thơ cổ thể: tương đối tự do, không gò bó vào luật.

II. Đọc - hiểu

1. Đọc – tìm hiểu chung:

- Hình tượng bãi cát tả thực người đi trên bãi cát tượng trưng - Quan niệm về danh lợi

- Hình ảnh bãi cát theo nghĩa tả thực được miêu tả như thế nào?Cơ sở nào để chúng ta xác định được ý nghĩa tả thực đó?

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh bãi cát là gì?

* HS thảo luận nhanh, đại diện trình bày.

- Về mặt nghệ thuật, em nhận xét gì về hình ảnh bãi cát dài? (Dựa vào đặc điểm thi pháp văn học trung đại để trả lời)

- Cuộc hành trình của người đi trên cát diễn ra như thế nào?

- Hình ảnh “mặt trời lặn” có ý nghĩa gì?

- Người đi trên cát mang tâm trạng như thế nào? Vì sao như vậy?

- Từ câu 7 đến câu 10 thể hiện nội dung gì?

- Nhà thơ quan niệm như thế nào về danh lợi? Vì sao khi đi trên cát, nhà thơ lại nghĩ về danh lợi?

* HS thảo luận nhanh, đại diện trả lời.

- Câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi, tính sao đây” thể hiện tâm trạng, hoàn cảnh của người đi trên cát như thế nào?

- Vì sao người đi trên cát hát khúc “đường cùng”?

- Về nghệ thuật, bài thơ có gì đặc sắc?

- Nhịp điệu của bài thơ được tạo nên tư những yếu tố nào?

2. Hình ảnh bãi cát:

- Ý nghĩa tả thực: bãi cát dài mênh mông, vô tận, nối tiếp nhau  dải cát miền Trung tác giả đã đi qua.

- Ý nghĩa tượng trưng:

+ Hành trình thi cử; con đường danh lợi nhọc nhằn, gian nan.

+ Đường đời nhiều chông gai

+ Con đường mòn, con đường cùng của những trí thức thời bấy giờ.

- Giá trị nghệ thuật:

Bãi cát dài: độc đáo, ấn tượng, không ước lệ, vay mượn.

3. Hình ảnh người đi trên bãi cát dài:

a. Cuộc hành trình gian khổ:

- Bước đi khó khăn, trầy trật (đi một bước như lùi một bước).

- Thời gian: mặt trời lặn còn đi.

- Tâm trạng: than thở, ai oán, rơi nước mắt.

 Người đi tìm công danh bị hành hạ cả thân xác lẫn tinh thần nhưng không thể không đi.

b. Quan niệm về danh lợi:

- Người vì danh lợi vẫn luôn ngược xuôi, vất vả.

- Danh lợi như rựợu ngon dễ say người  nên có vô số người say, vô số người cuốn vào vòng danh lợi.

 Nhà thơ băn khoăn, ngờ vực: có phải mình cũng đang đi tìm danh lợi??

c. Sự bế tắc, không lối thoát:

- “Tính sao đây?” băn khoăn đi tiếp hay từ bỏ.

+ đi tiếp: mờ mịt, nguy hiểm + từ bỏ: còn có con đường nào?

đường cùng muôn trùng núi, muôn đợt sóng.

 Người đi đứng lại trren bãi cát, dừng lại giữa cuộc hành trình, đơn độc, bơ vơ, không lối thoát, không phương hướng.

4. Nét đặc sắc về nghệ thuật:

- Dùng nhiều câu hỏi, câu cảm thán nỗi trăn trở, băn khoăn

- Nhịp điệu nhanh, gấp, có phần trúc trắc sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát dài con đường công danh đáng chán.

Hoạt động 3: Củng cố.

Hình ảnh bãi cát, người đi trên bãi cát thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?

Hoạt động 4: Hướng dẫn Luyện tập

Qua bài thơ này, em thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn?

Một phần của tài liệu Giáo án văn 11. Tuần 1-10 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w