1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương hà tĩnh

18 464 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài “…Tuyệt nhiên không có một lí thuyết hay mô hình kinh tế nào là khuôn mẫu, là mực thước cho sự thành công chắc chắn trong kinh doanh cũng chẳng hề có một chiếc đũa thần hay viên ngọc ước nào dành sẵn cho những ai thích mộng mơ giữa chốn thương trường đầy giông gió. Chấp nhận thị trường có nghĩa là chấp nhận sự ngự trị tự nhiên của quy luật thị trường vừa mang tính sòng phẳng vừa chứa đựng chính trong lòng nó đầy tính bất trắc đến nghiệt ngã.”( Nguyễn Tấn Bình). Những lời nói ấy viết ra dường như để dành riêng để nói về một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt với những chủ thể kinh doanh đặc biệt được người ta biết đến với cái tên hệ thống ngân hàng thương mại cạnh tranh khốc liệt, nghiệt ngã và chứa đựng đầy rủi ro – đó chính là những đặc tính nổi bật lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng. Trước nhu cầu về vốn của nền kinh tế nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra đời và hoạt động trong sự cạnh tranh gay gắt. Hoạt động tín dụng không chỉ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước mà còn cạnh tranh với cả ngân hàng nước ngoài mạnh về tiềm lực kinh tế, nhiều kinh nghiệm và lợi thế kinh doanh các dịch vụ đa năng vì vậy rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng là rất lớn. . Đặc biệt, trong quá trình hội nhập quốc tế và tham gia tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì sự cạnh tranh diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chính vì vậy đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải cải tổ, sắp xếp lại tổ chức, trang thiết bị hiện đại, thay đổi lại cung cách làm việc, tăng thêm các dịch vụ ngân hàng và hoạt động kinh doanh phải thực sự hiệu quả thì mới tồn tại và đứng vững. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã và đang khẳng định vị trí vai trò của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Hà Tĩnh là đơn vị cung cấp vốn tín dụng cho sự nghiệp phát triển của nền kinh tế. Một trong những đóng góp tích cực cho những thành quả đó là sự nỗ lực vươn lên khẳng định vị trí của mình của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh trong hệ thống Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Thông qua huy động vốn và cho vay, ngân hàng gián tiếp kích thích tiết kiệm và đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh cũng gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, đối tượng hoạt động của ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh rộng, đối tượng khách hàng của ngân hàng rất đa dạng thuộc tất cả các thành phần kinh tế. chính vì vậy thị trường tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, hiệu quả đạt được là 1 không tương xứng với mức độ rủi ro thực tế đã và đang là nguyên nhân tạo ra nguy cơ đe dọa an toàn hoạt động tín dụng trong ngân hàng. Trong điều kiện kỹ thuật phòng ngừa, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng còn rất hạn chế ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để hạn chế những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng???. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, qua thực tiễn nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Hà Tĩnh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Hà Tĩnh” I.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu tổng quan tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh, chỉ rõ kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp về tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. I.3.2 Phạm vi nghiên cứu ● Nội dung: Nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngân hàng, xác định rủi ro và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. ● Thời gian: → Tài liệu được thu thập từ 2008-2009 → Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 12/04/2010 đến 30/04/2010 ● Về không gian: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu - Những hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời điểm hiện nay? Hoạt động tín dụng bao gồm những hoạt động gì? - Tình hình sử dụng nguồn vốn của ngân hàng như thế nào? (doanh số cho vay theo kỳ hạn và theo từng đối tượng,…) 2 - Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ngân hàng? Tại sao lại phải quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng? Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng? PHẦN II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh) là một trong số những Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Trước đây, Vietcombank Hà Tĩnh chỉ là một phòng Giao dịch, thuộc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Vinh. Đến tháng 6 năm 1994, phòng Giao dịch có quyết định chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh. Vietcombank Hà Tĩnh trở thành thành viên thứ 17 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất có mặt ở Hà Tĩnh. Trải qua 15 năm hoạt động, Vietcombank Hà Tĩnh đã có được những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay Vietcombank Hà Tĩnh đã có trụ sở làm việc riêng với 110 cán bộ công nhân viên chức (85% trình độ đại học) và 4 phòng Giao dịch khắp nơi trên địa bàn Hà Tĩnh. Với lợi thế về vốn, công nghệ và các sản phẩm dịch vụ mang nhiều tiện ích, Chi nhánh đã có một thị phần tương đối ổn định. Vietcombank Hà Tĩnh là Chi nhánh đi đầu trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và liên tục được phong tặng là chi bộ Đảng trong sạch, vững mạnh. Năm 2005, Chi nhánh được Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tặng cờ đơn vị dẫn đầu về công tác phát triển mạng lưới. Ngày 2 tháng 6 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành một ngân hàng thương mại cổ phần. Hòa nhịp phát triển chung của toàn hệ thống, Chi nhánh Vietcombank Hà Tĩnh với tư cách là một ngân hàng cổ phần, bước vào thời kỳ thực hiện đề án tái cơ cấu. Trọng tâm của đề án này là nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro, tiếp tục đổi mới công nghệ và đưa nhiều tiện ích để phục vụ khách hàng tốt hơn. Vietcombank Hà Tĩnh từng bước xây dựng cho mình một chiến lược phát triển phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay. 2.2 Tổ chức bộ máy ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. Căn cứ vào quyết định số 116 ngày 31/05/1994 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh chính thức 3 được thành lập. Chi nhánh đã coi việc xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng và là nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Chi nhánh đặt vấn đề chất lượng cán bộ lên hàng đầu, tuyển dụng đến đâu, đào tạo nghiệp vụ ngay đến đó. Hiện ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh có 110 cán bộ công nhân viên chức với 45 nam và 65 nữ, trong đó 85% đạt trình độ đại học, 80% có trình độ cơ bản về vi tính, ngoại ngữ 1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hà Tĩnh là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hà Tĩnh bao gồm một Ban giám đốc, gồm 4 người (1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc) và 9 phòng ban liên quan, quy định cụ thể về chức năng và nhiệm vụ riêng của mỗi phòng: - Phòng Quan hệ khách hàng gồm 12 người, là phòng nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng để khai thác vốn, đồng thời quảng cáo, tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Phòng Hành chính – Nhân sự gồm 6 người, thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo, quản lý nhân sự tại các Chi nhánh. - Phòng Kế toán – Thanh toán gồm 10 người, xử lý hoạch toán trên các giao dịch và thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng - Phòng Ngân quỹ gồm 4 người, có chức năng quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của pháp luật. - Phòng Quản lý nội bộ gồm 6 người, tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động của ngân hàng, quản lý giám sát danh mục cho vay đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. - Tổ Tổng hợp gồm 5 người, cung cấp và quản lý thông tin liên quan đến ngân hàng. - Phòng Kiểm tra nội bộ gồm 7 người, chịu trách nhiệm thanh tra kiểm soát tình hình hoạt động của ngân hàng và cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng. - Phòng Giao dịch gồm 45 người, thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. - Phòng Kinh doanh dịch vụ gồm 11 người, là phòng tư vấn dịch vụ, bảo lãnh thị trường chứng khoán và các dịch vụ liên quan. Các phòng ban đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và nằm dưới sự điều hành của Ban giám đốc và các trưởng phó phòng liên quan. Cơ cấu tổ chức tại Vietcombank Hà Tĩnh được mô tả bằng sơ đồ sau đây: 1 Nguồn: Theo Phòng Hành chính Nhân sự - Vietcombank Hà Tĩnh) 4 Cơ cấu bộ máy hành chính tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Hà Tĩnh đã tạo ra môi trường làm việc linh hoạt, thoải mái và tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban phát huy tốt sở trường và nghiệp vụ. Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh 2.3 Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng thu nhập tăng qua các năm và hoạt động kinh doanh đưa lại số lãi khá lớn. Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh bao gồm:  Hoạt động huy động vốn cho vay  Hoạt động đầu tư tín dụng  Hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ Với các hoạt động kinh doanh nói trên ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã đạt được những thành quả đáng kể trong những năm vừa qua. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG KINH DOANH DỊCH VỤ PHÒNG KẾ TOÁN THANH TOÁN PHÒNG NGÂN QUỸ TỔ TỔNG HỢP PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG QUẢN LÝ NỢ 5 PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh 3.1.1 Hoạt động huy động vốn tín dụng Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng là 1285 tỷ đồng tăng 36,6% (+ 344 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Trong đó vốn huy động VNĐ chiếm tỷ trọng 68% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 30,9%(+206 tỷ đồng) so với 31/12/2008. huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng 32% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 50,4%(+138 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Nguồn vốn huy động tăng khá là do chi nhánh đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với các nhân, tổ chức kinh tế cả VNĐ và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, triển khai chương trình “ Gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm đối với VNĐ và USD”. Ngoài ra, chi nhánh còn triển khai chương trình huy động “ tiết kiệm linh hoạt lãi thưởng” cho khách hàng cá nhân. Tăng cường đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới giao dịch một cách tốt nhất đến từng tổ chức kinh tế, từng người dân trên địa bàn nên nguồn vốn luôn tăng so với năm trước Bảng 1: Tình hình huy động vốn tín dụng tại ngân hàng ViêtcomBank Hà Tĩnh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện Tăng/giảm so với 31/12/2009 31/12/2009 31/12/2008 Tăng/giảm +/-% 1. Huy động vốn 1.284.845 940.864 343.981 36,6% Tiền gửi Tổ chức kinh tế 343.964 223.362 120.602 54% Tiền gửi tiết kiệm 927.868 682.545 245.323 35,9% Số dư giấy tờ có giá 13.013 34.957 -21.944 - 62,8% Trong đó: VND 873.705 667.447 206.258 30,9% Ngoại tệ (quy VND) 411.139 273.417 137.722 50,4% 6 2. Vay vốn trung ương 829.822 478.538 351.284 73,4% Ngắn hạn 715.000 285.000 430.000 150,9% Trung, dài hạn (quy VND) 114.822 193.538 -78.716 - 40,7% (Nguồn: Số liệu phòng kế toán – VietcomBank Hà Tĩnh) 3.1.2 Về công tác tín dụng 3.1.2.1 Tình hình dư nợ cho vay: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã thực hiện cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như chính sách phát triển kinh tế của tĩnh Hà Tĩnh. Với các hình thức cho vay đa dạng nhằm phục vu một cách tốt nhất cho khách hàng như: cho vay vốn lưu động cho các phương án sản xuất kinh doanh như: Thương mại dịch vụ, cho vay XNK, sản xuất kinh doanh,… cho vay theo dự án đầu tư phát triển, cho vay tiêu dùng. Chính vì vậy trong những năm qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng VietcomBank Hà Tĩnh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 Tăng/giả m ±% Tổng dư nợ cho vay 1,216,521 1,708,339 491,818 40.4% Nợ hữu hiệu 1,182,360 1,692,366 510,006 43.1% Nợ quá hạn 34,161 15,973 (18,188) -53.2% Cho vay đồng VN 919,316 1,464,575 545,259 59.3% Nợ quá hạn 14,553 9,998 (4,555) -31.3% Ngắn hạn 537,621 835,866 298,245 55.5% Trung, dài hạn 381,695 628,709 247,014 64.7% Cho vay ngoại tệ 297,205 243,764 (53,441) -18.0% Nợ quá hạn 19,608 5,975 (13,633) -69.5% Ngắn hạn 59,921 9,582 (50,339) -84.0% Trung, dài hạn 237,284 234,182 (Nguồn: Số liệu phòng kế toán – VietcomBank Hà Tĩnh) 7 Tính đến 31/12/2009 tổng dư nợ cho vay 1 078 tỷ đồng tăng 40,4%(+492 tỷ đồng) so với 31/12/2008 .Trong đó dư nợ cho vay VNĐ 1 464 tỷ đồng tăng 59,3%(+545 tỷ đồng) so với 31/12/2008, chiếm tỷ trọng 85,7% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay ngoại tệ quy VNĐ 234 tỷ đồng giảm 18%(-53 tỷ đồng quy VNĐ) so với 31/12/2008, tỷ trọng chiếm 14,3% trong tổng dư nợ. Về cơ cấu tín dụng theo kì hạn cũng có sự thay đổi rõ rệt tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ 49,1% lên 49,5% trong tổng dư nợ, tăng 41,5% (+248 tỷ quy VND) so với 31/12/2008. Tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn quy VND chiếm 50,5% trong tổng dư nợ, tăng 39,4% (+244 tỷ quy VND) so với 31/12/2008. Về Chất lượng tín dụng: Theo số liệu chương trình phân loại nợ tự động quá hạn đến 31/12/2009 là 16 tỷ quy VND, giảm 53,2% (-18 tỷ đồng) so với 31/12/2008, chiếm 0,94% trong tổng dư nợ. 3.1.2.2 Phân loại Dư nợ nhóm 1 “Nợ đủ tiêu chuẩn”: 1.692 tỷ quy VND, chiếm 99,065% trong tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 2 “Nợ cần chú ý”: 3,9 tỷ quy VND, chiếm 0,228% trong tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 3 “Nợ dưới tiêu chuẩn”: kết chuyển sang nhóm khác và thu nợ hết. Dư nợ nhóm 4 “Nợ nghi ngờ”: 63 triệu quy VND, chiếm 0,004% trong tổng dư nợ. Dư nợ nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn” 12 tỷ quy VND, chiếm 0,703% trong tổng dư nợ. Bảng 3: Tình hình phân loại nợ của Ngân hàng VietcomBank Hà Tĩnh ĐVT: Triệu đồng Phân loại nợ 2008 2009 Tăng/giả m ±% Nhóm 1 "Nợ đủ tiêu chuẩn" 1,182,360 1,692,366 510,006 43.1% Nhóm 2 "Nợ cần chú ý" 1,203 3,897 2,694 223.9% Nhóm 3 "Nợ dưới tiêu chuẩn" 284 - (284) - 100.0% Nhóm 4 "Nợ nghi ngờ" 106 63 (43) -40.6% Nhóm 5 "Nợ có khả năng mất vốn" 32,568 12,013 (20,555) -63.1% Tổng dư nợ 1,216,521 1,708,339 491,818 40.4% (Nguồn: Số liệu phòng kế toán – VietcomBank Hà Tĩnh) 3.1.2.3 Doanh số cho vay và Thu nợ 8 Doanh số cho vay năm 2009 là 2 946 tỷ đồng tăng 43,8% (+897 tỷ đồng) so với năm 2008, trong đó doanh số cho vay VND 2 805 tỷ đồng tăng 45,5% (+877 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số cho vay ngoại tệ 141 tỷ đồng tăng 16,1% (+20 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số cho vay ngắn hạn 2 572 tỷ đồng tăng 44,1% (+787 tỷ đồng) so với năm 2008 và doanh số cho vay trung, dài hạn 374 tỷ đồng tăng 41,3% (+109 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số thu nợ năm 2009 là 2 454 tỷ đồng tăng 45,5% (+768 tỷ quy VND) so với năm 2008, trong đó doanh số thu nợ VND là 2 259 tỷ đồng tăng 38,8% (+632 tỷ đồng) so với năm 2008. Doanh số thu nợ Ngoại tệ là 195 tỷ đồng tăng 230,1% (+136 tỷ quy VND) so với năm 2008. Doanh số thu nợ ngắn hạn là 2 324 tỷ đồng tăng 45,5% (+727 tỷ quy VND) so với năm 2008 và doanh số thu nợ trung, dài hạn là 130 tỷ đồng tăng 46,3% (+41 tỷ đồng) so với năm 2008. Bảng 4: Doanh số cho vay, thu nợ của ngân hàng CPTM Ngoại thương Hà Tĩnh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện Tăng/giảm so với 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 Tuyệt đối +/-% Doanh số cho vay 2.945.692 2.049.041 896.651 43,8% VND 2.804.456 1.927.417 877.039 45,5% Ngoại tệ (USD) 141.236 121.624 19.612 16,1% Ngắn hạn 2.571.807 1.784.525 787.282 44,1% Trung, dài hạn 373.885 264.516 109.369 41,3% Doanh số thu nợ 2.453.874 1.686.217 767.657 45,5% VND 2.259.197 1.627.234 631.963 38,8% Ngoại tệ (USD) 194.677 58.983 135.694 230,1% Ngắn hạn 2.323.901 1.597.372 726.529 45,5% Trung, dài hạn 129.973 88.845 41.128 46,3% (Nguồn: Số liệu phòng kế toán – VietcomBank Hà Tĩnh) 9 Hoạt động đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn của chi nhánh trong năm 2009 chú trọng vào việc cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế quan trọng như: kinh doanh thương mại; dịch vụ - du lịch; thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu; xây dựng cơ bản; thu mua nguyên liệu nhựa và giấy; cho vay đồng tài trợ…vv như: Công ty cổ phần xây dựng công trình 475; công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Kiêm Dung; công ty cổ phần muối Hà Tĩnh; công ty cổ phần sách và thiết bị trường học Hà Tĩnh; công ty cổ phần du lịch Hà Tĩnh; công ty cổ phần vật tư Nông nghiệp Hà Tĩnh; công ty khai thác chế biến và xuất khẩu Titan Hà Tĩnh…vv và rất nhiều công ty khác nữa. Dư nợ cho vay doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2009 là: 1.441,225 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là: 1334,182 tỷ đồng tăng 174,3% so với năm 2008 đối với cho vay doanh nghiệp và tăng 32% đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa so với cuối năm 2008. Bảng 5: Dư nợ cho vay doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện Năm 2009 So sánh năm 2008 Năm 2008 Tăng/giảm % Dư nợ cho vay doanh nghiệp 1441,225 1004,000 437,225 43,5% Trong đó: Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1334,182 490,000 854,182 174,3% (Nguồn: Số liệu phòng kế toán – VietcomBank Hà Tĩnh) Dư nợ đối với lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn theo QĐ 67/TTg ngày 30/03/1999 tại thời điểm 31/12/2009 là: 5,92 tỷ đồng. Đối với cho vay thuộc lĩnh vực này chi nhánh cho vay không nhiều ( do đối tượng chính tập trung ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đối với lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu: nhìn chung trong những năm qua có những bước khôi phục của nền kinh tế song sự phát triển chưa bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nền kinh tế trong gian đoạn hội nhập nên chịu tác động nhiều từ nền kinh tế thế giới đặc biệt là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Vì vậy, hoạt động cho vay đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh chỉ đạt: 46,82 tỷ đồng, giảm 8,29 tỷ đồng so với năm 2008. 10 [...]... hỏi mỗi ngân 17 hàng thương mại phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, công tác quản lí, quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục tăng cường về chất lượng cũng như hiệu quả Nếu thiếu một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu thì không một ngân hàng nào tồn tại lâu dài... hoảng kinh tê cuối năm 2008 nhưng Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Hà Tĩnh là một ngân hàng có uy tín cao, hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên rủi ro đối với tín dụng cho là không cao Chính vì vậy, ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro ít hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn của nó Bảng 6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng VietcomBank Hà Tĩnh ĐVT: Triệu đồng Thực STT hiện... như hiện nay thì hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà TĨnh nói riêng gặp khá nhiều rủi ro Do vậy để tồn tại và phát triển các Ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau Song việc ngăn chặn rủi ro một cách tuyệt đối là hoàn... đồng, trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 993 tỷ đồng; doanh số thu nợ trung, dài hạn đạt 7940 tỷ đồng Ngoài ra, số lượng khách hàng của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh cũng có sự gia tăng mạnh nhờ vậy mà doanh số cho vay và lợi nhuận của Ngân hàng có sự gia tăng đáng kể ► Về đối tượng vay: Theo hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, về cơ bản Chi nhánh Ngân hàng. .. % -27.8% 1 Số phải trích trong năm 26,834 32,352 -5,518 -17.1% 2 Số thực trích trong năm Sử dụng dự phòng xử lý trong 28,414 44,194 -15,780 -35.7% 3 năm 0 6 6 (Nguồn: Số liệu phòng kế toán – VietcomBank Hà Tĩnh) 3.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VCB Hà Tĩnh Do đặc tính kinh tế trên địa bàn, hầu hết khách hàng vay vốn đều là khách hàng với quy mô hoạt động... vậy, trong quá trình kinh doanh mỗi Ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro mức độ nhất định có thể chấp nhận dược đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc Có thể nói những kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh bước vào giai đoạn mới có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn Từ đó, đòi hỏi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh. .. ngân hàng nào tồn tại lâu dài Có thể nói quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng Với nhận thức hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó việc nghiên cứu cơ chế phát sinh rủi ro và tìm hiểu các biện pháp hạn chế rủi ro là rất cần thiết và có tính thiết thực cao Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn... thỏa thuận giữa Ngân hàng thương mại và khách hàng Theo đó Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và đúng quy định nói trên Tổng doanh số cho vay đạt 152 tỷ đồng; tổng doanh số thu nợ đạt 140 tỷ đồng; dư nợ đến thời điểm 31/12/2009 đạt 12,39 tỷ đồng 3.2.5 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Kiểm tra công tác tín dụng, cùng với phòng khách hàng rà soát... các đơn vị thi công trong nguồn vốn hoạt động Cụ thể như dự án nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm của công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh Chi nhánh đã thực hiện đầu tư với doanh số năm 2009 đạt 92,31 tỷ đồng, dư nợ tại thời điểm 31/12/2009 là 85,299 tỷ đồng…vv 3.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh 3.2.1 Về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay Chi... khoản vay đã cam kết giải ngân thì việc hạn chế giải ngân trong giai đoạn cuối năm là điều rất khó cho ngân hàng và tạo ra không ít khó khăn cho khách hàng trong việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ trên địa bàn rất lớn, các khách hàng nhập khẩu hàng hoá và máy móc thiết bị để đầu tư nhà máy như Công ty cổ phần gang thép, công ty cổ phần thuỷ điện Hương Sơn, . hoạt động tín dụng của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh, chỉ. quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương chi nhánh Hà Tĩnh. I.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu I.3.1 Đối tượng nghiên cứu Vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng. các ngân hàng thương mại khác ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh cũng gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, đối tượng hoạt động của ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh rộng, đối tượng khách hàng của ngân hàng

Ngày đăng: 01/11/2014, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w