1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh kiên giang

39 2,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 803,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 3 1.1. Cơ sở hình thành đề tài 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 1.5. Ý nghĩa 5 1.6. Bố cục nội dung nghiên cứu 5 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG 7 2.1. Dân số và lao động 7 2.2. Tình hình kinh tế của tỉnh Kiên Giang 7 2.3. Tình hình giáo dục - đào tạo của tỉnh Kiên Giang 8 2.4. Những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang 8 2.5 Định hướng phát triển kinh tế 9 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1. Phương pháp nghiên cứu 10 3.2. Thang đo 10 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KIÊN GIANG 19 4.1 Phân tích dữ liệu: 20 4.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh 32 1 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 5.1 Kết luận 36 5.2 Kiến nghị 36 2 Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Việt Nam sẽ sớm chuyển sang giai đoạn mới của công cuộc công nghiệp hóa trong những năm tới và hơn bao giờ hết phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một đòi hỏi mang tính cấp thiết nếu không muốn nói là vấn đề sống còn cho quá trình phát triển của đất nước. Kinh nghiệm thành công của các “Con Rồng Châu Á” cho thấy tầm quan trọng và vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó có nghĩa là con người là mấu chốt của sự thành công cho nên muốn kinh tế - xã hội phát triển thì trước tiên phải phát triển con người, tức phát triển nguồn nhân lực đủ để đáp ứng cho phát triển kinh tế . Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt và lâu dài trong việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy những yếu tố tinh thần gắn với truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nguồn nhân lực và coi chất lượng nguồn nhân lực là một tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước. Sự cất cánh và phát triển thành công của một nước là gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói toàn bộ bí quyết thành công của một quốc gia xét cho cùng đều nằm trong chiến lược đào tạo và phát triển con người, như thực tế ở nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nguồn nhân lực được coi là nền tảng của sự thành công về mặt kinh tế, khoa học – kỹ thuật của các quốc gia. Đã đến lúc chúng ta đặt vấn đề lấy sự phát triển 3 nguồn nhân lực làm động lực cho tăng trưởng kinh tế thông qua sự kết hợp chặt chẽ các chiến lược phát triển kinh tế với chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta phải xem xét thực trạng cũng như xác định một cách rõ ràng định hướng, giải pháp và lộ trình phát triển nguồn nhân lực trong thời điển hiện nay. Chỉ có như vậy chúng ta mới giải quyết tận gốc tình trạng thiếu hụt nhân lực về lượng và chất. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài chính là đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế ở tỉnh Kiên Giang trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực ở địa phương. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, phân tích hiện trạng nguồn nhân lực tại tỉnh Kiên Giang để từ đó khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế. Thứ hai, phân tích thực trạng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cũng như hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua của tỉnh Kiên Giang và mối quan hệ của nó với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Cách thức tiếp cận vấn đề : - Đọc tham khảo. - Phỏng vấn trực tiếp 50 mẫu từ các sinh viên của tỉnh Kiên Giang đang học đại học từ 2007 đến 2010 1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng Sinh viên Kiên Giang đang học Đại học từ năm 2007 đến năm 2010 4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Do khả năng và trình độ có hạn nên đề tài này chỉ giới hạn ở phát triển nguồn lực con người đã qua đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên. 1.5. Ý nghĩa Nhằm xác định được thực trạng thừa thiếu nguồn nhân lực hiện nay, để từ đó đưa ra những mục tiêu và giải pháp đẻ thúc đẩy nền kinh tế ở tỉnh Kiên Giang. 1.6. Bố cục nội dung nghiên cứu Đề tài được chia thành 5 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Phần mở đầu Nêu lên các mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang Phân tích toàn cảnh về nguồn nhân lực của Kiên Giang, những nhân tố về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nêu lên được những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nguồn nhân lực ở Kiên Giang. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu số liệu để phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang thông qua các thang đo ( Likert, định danh,….) Khảo sát, thu thập số liệu sơ cấp để phân tích thực trạng thu hút, chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng lao động ở tỉnh KG Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế ở tỉnh Kiên Giang 5 Đối với chương này sẽ dựa trên kết quả phân tích của chương 3, chúng tôi đề ra các giải phảp về thu hút, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế ở tỉnh Kiên Giang. Chương 5: Kiến nghị và Kết luận Kết luận thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, đề xuất các chính sách thực thi đối với tỉnh. 6 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Dân số và lao động 2.1.1. Dân số Kiên Giang là tỉnh có dân số đông đứng thứ 12 trong cả nước và đứng thứ 2 trong các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chỉ đứng sau tỉnh An Giang. Theo thống kê, sau 10 năm dân số tỉnh Kiên Giang đã tăng thêm hơn 185.500 người, bình quân mỗi năm tăng trên 18.500 người. 2.1.2. Lao động Với dân số đông nên nguồn lao động của tỉnh Kiên Giang cũng khá dồi dào, trong các năm không ngừng tăng lên, năm 2009 với tổng số 1.127.573 người lao động. Trong đó, số người đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân chiếm 875.570 người và nguồn lao động dự trữ chiếm 252.003 người. 2.2. Tình hình kinh tế của tỉnh Kiên Giang Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế của tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong từng thời kỳ, tỉnh đã đầu tư khai thác những tiềm năng sẵn có để đưa nền kinh tế đi lên. Về thành phần kinh tế, khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn và ít thay đổi (93,4%). Trong đó, kinh tế nhà nước chiếm khoảng 26%, kinh tế tư nhân chiếm khoảng 67,4%. Riêng, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thấp, chỉ chiếm khoảng 6,6%. Tuy nhiên, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ 7 trọng nông nghiệp còn 44,2% (giảm 3,24% so với 2008), công nghiệp – xây dựng 24% (tăng 0,82%), dịch vụ 31,8% (tăng 2,42%). 2.3. Tình hình giáo dục - đào tạo của tỉnh Kiên Giang Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, được tỉnh quan tâm phát triển. Hằng năm, tỉnh đã tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo, chiếm trên 20% tổng chi ngân sách. Tập trung huy động tốt các nguồn lực xã hội, thực hiện chương trình kiên cố hoá và mở rộng mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học Nhìn chung, tình hình giáo dục đào tạo của tỉnh còn hạn chế trên nhiều mặt, chất lượng dạy và học nâng lên chậm, một bộ phận đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thấp, học sinh bỏ học cao; truyền thống hiếu học chưa được khơi dậy thành phong trào mạnh mẽ; việc kết hợp gia đình, gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục học sinh chưa được quan tâm đúng mức. 2.4. Những hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang Xuất phát điểm là một Tỉnh đi lên từ nông nghiệp với ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, sản lượng nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP nên phần lớn lực lượng lao động có dân trí thấp, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Sự phát triển kinh tế của Kiên Giang cùng với tiến trình đô thị hóa, nhiều ngành nghề phi nông nghiệp như dịch vụ, du lịch, công nghiệp, … ngày càng phát triển, đặc biệt là Chính phủ có quyết định 178/CP về phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, đòi hỏi lực lượng có chất lượng cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và phẩm chất tác phong công nghiệp 8 2.5 Định hướng phát triển kinh tế Mục tiêu phấn đấu tổng quát trong năm năm tới (2010–2015): Tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khai thác tốt tiềm năng lợi thế đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững, tạo bước tiến bộ về văn hoá – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh vững chắc; phấn đấu tỉnh đạt mức khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trung bình khá trong cả nước. Về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13%/năm trở lên. Về giáo dục và đào tạo: Phát triển nhanh giáo dục và đào tạo nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục một năm mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một; đạt phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi; đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông; đến năm 2020 có 60% lao động trong độ tuổi được đào tạo qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp (theo dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tương ứng với mục tiêu này, tỷ lệ huy động đi nhà trẻ đạt 10% năm 2015, và 25% năm 2020; tỷ lệ huy động mẫu giáo đạt 65% năm 2015 và 85% năm 2020 riêng tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 85% năm 2015 và 97% năm 2020; tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường đạt 97% năm 2015 và 98% năm 2020; tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đến trường đạt 90% năm 2015 và 95% năm 2020; tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường đạt 60% năm 2015 và 85% năm 2020; đến năm 2020 hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh có đủ khả năng tiếp nhận khoảng 30% số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông vào học. 9 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp thu thập từ các đối tượng qua các phương pháp phỏng vấn trực tiếp 50 mẫu từ các sinh viên của tỉnh Kiên Giang đang học đại học từ 2007 - 2010. 3.1.2. Phương pháp phân tích Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, các phương pháp phân tích được áp dụng như sau: Đối với mục tiêu thứ nhất : Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi dùng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng dựa trên dữ liệu thứ cấp thu thập được nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong công cuộc phát triển kinh tế. Đối với mục tiêu thứ hai: Để đạt được mục tiêu này chúng tôi dùng phương pháp phân tích tần số, phân tích nhân tố… để đánh giá việc thu hút, chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, trong tình hình thực tế của tỉnh Kiên Giang. 3.2. Thang đo 3.2.1. Thang đo sử dụng Thang đo định danh được sử dụng trong các câu hỏi có tác dụng thu thập những thông tin về đào tạo, về việc làm của đáp viên. 10 [...]... làm việc cụ thể là các doanh nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, xem yếu tố nào đã thoã mãn và yếu tố nào chưa đáp ứng Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng thể về thực trạng thu hút nhân lực ở tỉnh Kiên Giang đồng thời đưa ra các giải pháp nhăm điều chỉnh và hoàn thiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Mức độ tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp của các đơn vị ở Kiên Giang Bảng 4.1.2.6 Yếu tố cơ hội được... Từ kết quả phân tích thực trạng chất tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, ta thấy các đơn vị của tỉnh đã không ngừng tạo điều kiện cho nhân viên về các yếu tố như là cơ hội nâng cao trình độ tay nghề (35,7%), cam kết lâu dài dành cho nhân viên(42,9%), phản hồi thường xuyên(23,8%),từng bước nâng lên về đào tạo chất lượng nguồn nhân lực Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nhân lực mới tuyển... trung giải quyết Từ sự phân tích về những thành tựu, hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực thời gian vừa qua Để phát triển tốt hơn nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, Kiên Giang trong giai đọan mới đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn sau đây: 32 - Mâu thuẫn giữa việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với việc thu hút sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp,... triển Kinh tê-Xã hội: Nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế trước hết đó là phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn lao động  Phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang 3.2.3 Bản câu hỏi Từ mô hình nghiên cứu ta có bản câu hỏi để kiểm chứng, giúp thu thập thông tin đúng về nguồn nhân lực của tỉnh BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ VIỆC THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC Ở KG Nghiên cứu... c/ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa năng lực cá nhân .Thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo, kỹ năng thực hành cho nhân viên d/ Duy trì nguồn nhân lưc: Chức năng này... lý, phân tích dữ liệu 4.4 Gạn lọc câu trả lời 4.5 Mã hóa dữ liệu 4.5 nhập liệu 4.6 Kiểm tra dữ liệu 4.7 Viết báo cáo 4.7 Trình bày kết quả nghiên cứu Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KIÊN GIANG Qua việc thu thập, phân tích, xử lý các thông tin Từ đó, đưa ra một số giải pháp để thu hút và nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động của tỉnh 19 4.1 Phân tích. .. nghiên cứu Do khả năng và trình độ có hạn nên đề tài này chỉ giới hạn ở phát triển nguồn lực con người đã qua đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên và đề tài cũng chỉ đi sâu vào phân tích các khía cạnh có liên quan đến giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế ở tỉnh Kiên Giang, chứ không bàn đến nguồn nhân lực các lĩnh vực khác 3.2.5 Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu Đối tượng chọn mẫu là... nghiệp trở lên Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh hiện còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị, hoặc là người quản lý chưa nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực có chất lượng đối với sự phát triển của đơn vị Chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo còn yếu, mà nguyên nhân chủ quan nhất chính là do quá trình giáo dục - đào tạo ở các cấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế xã hội đòi hỏi... sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp e/ Thu hút nguồn nhân lực: đảm bảo số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp Để có thể tuyển đúng người vào đúng việc 12 f/ Giáo dục Đào tạo: Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải kể... đại học chiếm tỷ lệ 31 rất thấp Như vậy, tỉnh Kiên Giang cần có những chính sách, chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các đơn vị 4.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh 4.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp 4.2.1.1 Những khiếm khuyết hạn chế Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khoảng 20% số học sinh, sinh viên . 2: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang Phân tích toàn cảnh về nguồn nhân lực của Kiên Giang, những nhân tố về kinh tế - xã hội, vị trí địa lý, dân số, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. luận Kết luận thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, đề xuất các chính sách thực thi đối với tỉnh. 6 Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Dân. của nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế. Thứ hai, phân tích thực trạng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cũng như hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong thời gian qua của tỉnh Kiên Giang

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w