Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh kiên giang (Trang 32 - 39)

4.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp

4.2.1.1 Những khiếm khuyết hạn chế

Quy mô ngành nghề và chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, khoảng 20% số học sinh, sinh viên tuyển mới hàng năm bằng hình thức không chính quy, còn khoảng 40% học sinh tốt chưa tốt nghiệp trung học phổ thông nên chưa có cơ hội được học nghề từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh hiện còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị,

hoặc là người quản lý chưa nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực có chất lượng đối với sự phát triển của đơn vị.

Chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo còn yếu, mà nguyên nhân chủ quan nhất chính là do quá trình giáo dục - đào tạo ở các cấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế xã hội đòi hỏi.

4.2.1.2 Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết

Từ sự phân tích về những thành tựu, hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực thời gian vừa qua. Để phát triển tốt hơn nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, Kiên Giang trong giai đọan mới đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn sau đây:

- Mâu thuẫn giữa việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với việc thu hút sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế.

- Mâu thuẫn giữa khả năng có hạn của nguồn ngân sách với yêu cầu phát triển ngày càng cao của hệ thống giáo dục – đào tạo

- Mâu thuẫn giữa tiềm năng sẵn có với khả năng khai thác của nguồn nhân lực hiện có.

Đây là những vấn đề quan trọng đặt ra cho Kiên Giang trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh từ năm 2010 đến năm 2015.

4.2.2 Giải pháp pháp phát triển nguồn nhân lực

4.2.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một vấn đề hết sức khó khăn trong thời kỳ hội nhập, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để tăng cường khả năng đáp ứng của giáo dục với phát triển nguồn nhân lực, nước ta cần tập trung các giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách đổi mới quản lý giáo dục: cần thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa phương và các cơ sở giáo dục. Nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cấp về nội dung đào tạo, tài chính, nhân sự; đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục nhằm huy động ngày càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: tỉnh nên có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng; tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo.

4.2.2.2 Giải pháp về thu hút nguồn nhân lực

Đây là một giải pháp quan trọng đối với Kiên Giang – một Tỉnh vùng sâu vùng xa của tổ quốc với nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Do vậy, để thực hiện tốt việc thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài, cần lưu ý một số điểm sau đây: Thu hút nguồn nhân lực là vấn đề khó khăn, do đó việc tạo môi trường thuận lợi, cởi mở, thông thoáng là rất quan trọng. Cụ thể, tỉnh cần quan tâm đến các khía cạnh như: đảm bảo điều kiện làm việc tốt, hợp tác lâu dài, đảm bảo quyền tự chủ cao trong công việc theo đúng nguyên tắc (được quyền phản hồi thường xuyên), đảm bảo có cuộc sống ổn định và ngày càng tốt hơn và hơn hết là nên cần tôn trọng năng lực cá nhân của mỗi người để phát huy tối đa năng lực của họ. - Cần có chính sách kêu gọi nhân tài của tỉnh sau khi học tập về phục vụ quê hương nhất là học tập ở nước ngoài. Đồng thời, tỉnh phải có chính sách hỗ trợ và thu hút nhân tài từ các nơi khác đến làm việc cho Kiên Giang.

- Bên cạnh đó, tỉnh cần kết hợp việc quản lý kết quả học tập của sinh viên đang theo học tại các trường đại học, với việc phát hiện các sinh viên đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, để tỉnh tiếp tục đầu tư thu hút.

- Chế độ đầu tư học tập cho sinh viên có thể vận dụng như chế độ cho sinh viên vay vốn hoặc cao hơn, sinh viên sẽ nhận tiền trợ cấp đào tạo của tỉnh trong suốt thời gian học tập tại trường. Bên cạnh các chính hỗ trợ trực tiếp về tài chính, tỉnh sẽ có các chính sách hỗ trợ về vật chất, tinh thần khác như: nơi ở ký túc xá ưu tiên dành cho sinh viên nhận đầu tư; hè, tết có xe đưa rước sinh viên về làng. Sau khi sinh viên ra trường và thực hiện cam kết về phục vụ địa phương trong một khoảng thời gian hợp lý, thì số tiền “vay theo lãi suất ưu đãi” sẽ thành nguồn “viện trợ không hoàn lại”. Còn nếu như sinh viên phá vỡ cam kết sẽ chỉ phải hoàn trả lại số tiền đã nhận đầu tư.

- Tỉnh phải có cơ chế tiếp nhận và phân công sinh viên sau khi ra trường phù hợp với ngành nghề đào tạo, môi trường làm việc thuận lợi trong việc đề bạt, bổ nhiệm khi có năng lực phù hợp với thực tế công việc.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Đối với Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung “thách thức đang là trước mắt và cơ hội là tiềm năng”, để vươn ra được với thế giới không còn cách nào khác là chúng ta vừa khai thác lợi thế về tài nguyên, con người, cơ chế chính sách, sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị… nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành thông dụng vốn và lao động giải quyết một lượng lớn nguồn nhân lực đồng thời phát triển những ngành đòi hỏi hàm lượng chất xám cao, tranh thủ công nghệ nước ngoài rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước. Để thực hiện được điều mong muốn đó, nguồn vốn nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quyết định hơn cả nguồn vốn và công nghệ trong giai đọan hiện nay.

Từ đó, thay đổi từ suy nghĩ đến hành động cụ thể trong việc xem trọng con người, vì con người vừa là động lực lại vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Từ đó xem giáo dục, đào tạo con người là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cơ bản để hình thành nên nhân cách con người, bản chất của chất lượng nguồn nhân lực.

5.2 Kiến nghị

Đối với Chính phủ:

Sớm ban hành quy định bắt buộc một số lĩnh vực ngành nghề mà người sử dụng lao động khi nhận người lao động vào làm việc phải có bằng hoặc chứng chỉ nghề.

Đối với Tỉnh: Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khi đổi mới công nghệ

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Tỉnh cần xây dựng chính sách thu hút và sử dụng nhân tài một cách hợp lý Bên cạnh đó tỉnh phải có chính sách động viên, khen thưởng, hỗ trợ học tập đối với những sinh viên của Tỉnh đang học tại các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, có kế hoạch tiếp nhận bố trí sử dụng các em sau khi học xong về Tỉnh nhà công tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Khương Ninh (2008), Kinh tế học vi mô, NXB Giáo Dục

2. Lưu Thanh Đức Hải (2007), Bài giảng Nghiên cứu Marketing, Đại học Cần Thơ

3. Trần Minh Trọng (2007), Quản trị nguồn nhân lực, (Lưu hành nội bộ).

4. ục thống kê Kiên Giang (2008), Niên giám thống kê, NXB Thống kê.

5. Nguyễn Tấn Thịnh (2005), Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng nguồn nhân lực tỉnh kiên giang (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w