1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN lực ở THÀNH PHỐ cần THƠ

78 636 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

Kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển mạnh, cùng với dân số hơn 1,2 triệu người năm 2011 thành phố Cần Thơ đang có nguồn nhân lực dồi dào nhưng liệu nguồn nhân lực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ

CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

ThS NGUYỄN XUÂN VINH

Sinh viên thực hiện:

TRẦN HẢI HÙNG

MSSV: 4104039 Lớp: Kinh Tế Học K36

Cần Thơ-2013

Trang 2

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Sở Lao động – thương binh và xã hội Cần Thơ và Cục thống kê Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập số liệu phục vụ cho đề tài luận văn

Cuối cùng em xin chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu Kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Sở Lao động – thương binh và xã hội, Cục thống kê Cần Thơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giúp cho thành phố phát triển trong thời gian tới

Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trần Hải Hùng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN



Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với đề tài nghiên cứu khoa học nào Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Cần Thơ, ngày 17 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trần Hải Hùng

Trang 4

iii

BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Xuân Vinh Học vị: Thạc sỹ Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Bộ Môn Kinh Tế Họ tên sinh viên: Trần Hải Hùng Mã số sinh viên: 4104039 Chuyên ngành: Kinh Tế Học Tên đề tài: Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ 1 Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo:………

………

2 Về hình thức: ………

………

3 Ý ngĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:………

………

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:………

5 Nội dung và kết quả đạt được:………

6 Các nhận xét khác:………

………

7 Kết luận:………

………

Cần Thơ, ngày………tháng………năm 2013

Nguyễn Xuân Vinh

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



Cần Thơ, ngày…… Tháng……năm 2013

Trang 6

v

MỤC LỤC  Trang LỜI CẢM TẠ i

LỜI CAM ĐOAN ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BIỂU BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Phạm vi về thời gian 2

1.4.2 Phạm vi về không gian 2

1.4.3 Phạm vi về nội dung 2

1.4.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Nguồn nhân lực 4

2.1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 4

2.1.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực 5

Trang 7

2.1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực 5

2.1.1.4 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 6

2.1.2 Một số khái niệm khác 6

2.1.3 Các chỉ tiêu phân tích nguồn nhân lực 7

2.1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá số lượng nguồn nhân lực 7

2.1.3.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 12

3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẨN THƠ 12

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 12

3.1.2 Đơn vị hành chính 12

3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 13

3.2.1 Cơ cấu kinh tế 13

3.2.2 Giá trị xuất nhập khẩu 15

3.2.3 Cơ sở hạ tầng 16

3.3 TÌNH HÌNH VĂN HÓA – XÃ HỘI 17

3.3.1 Giáo dục – đào tạo 17

3.3.2 Y tế 17

3.3.3 Văn hóa – xã hội 18

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 20

4.1 QUY MÔ NGUỒN NHÂN LỰC 20

4.1.1 Khái quát nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ 20

4.1.1.1 Dân số và nguồn nhân lực 20

4.1.1.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 26

4.1.1.3 Lao động thuộc nguồn nhân lực nhưng không tham gia lao động 26

Trang 8

vii

4.1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực 29

4.1.2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giới tính 29

4.1.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo ngành kinh tế 31

4.2 CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 36

4.2.1 Trình độ học vấn 36

4.2.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật 38

4.2.3 Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế 40

4.2.4 Tình hình sức khỏe của người lao động 41

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ 42 4.3.1 Mô tả mẫu 42

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động 45

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 51

5.1 VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 51

5.2 VỀ VIỆC LÀM, SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 52

5.3 VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG 53

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

6.1 KẾT LUẬN 54

6.2 KIẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

KẾT QUẢ THỐNG KÊ BẰNG PHẦN MỀN SPSS

Trang 9

DANH MỤC BIỂU BẢNG



Trang

Bảng 2.1: Phân loại các yếu tố chiều cao, cân nặng, vòng ngực 8

Bảng 2.2: Phân loại thể lực 8

Bảng 2.3: Diễn giải các biến 10

Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ 13

Bảng 3.2: GDP của thành phố Cần Thơ phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2009 – 2011 13

Bảng 3.3: Giá trị xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011 15

Bảng 4.1: Dân số của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011 20

Bảng 4.2: Dân số trung bình theo quận, huyện 22

Bảng 4.3: Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động 23

Bảng 4.3: Lao động bình quân theo quận, huyện 25

Bảng 4.5: Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động 26

Bảng 4.6: Lao động thuộc nguồn nhân lực nhƣng không tham gia lực lƣợng lao động 27

Bảng 4.7: Tỷ lệ thất nghiệp 29

Bảng 4.8: Lao động đang hoạt động trong khu vực nông – lâm – ngƣ nghiệp 32

Bảng 4.9: Lao động hoạt động trong khu vực II 33

Bảng 4.10: Cơ cấu lao động hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến 34

Bảng 4.11: Lao động hoạt động trong khu vực III 35

Bảng 4.12: Trình độ học vấn của lực lƣợng lao động tham gia vào lao động 37

Bảng 4.13: Lao động qua đào tạo nghề hàng năm 38

Bảng 4.13: Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế 40

4.15: Lao động mất sức 41

Bảng 4.16: Trình độ học vấn của đáp viên 43

Bảng 4.17: Số năm kinh nghiệm của đáp viên 43

Bảng 4.18: Độ tuổi của đáp viên 44

Trang 10

ix

Bảng 4.19: Mối liên hệ giữa thu nhập và giới tính 45

Bảng 4.20: Mối liên hệ giữa thu nhập và trình độ học vấn 46

Bảng 4.21: Mối liên hệ giữa thu nhập và số năm kinh nghiệm 46

Bảng 4.22: Mối liên hệ giữa thu nhập và trình độ chuyên môn 47

Bảng 4.23: Mối liên hệ giữa thu nhập và thể lực 48

Bảng 4.24: Mối liên hệ giữa thu nhập và tuổi 49

Trang 11

DANH MỤC HÌNH



Trang

Hình 3.1: Cơ cấu GDP của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011 14

Hình 4.1: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011 21

Hình 4.2: Tỷ trọng những thành phần lao động thuộc nguồn nhân lực không tham gia lực lƣợng lao động 27

Hình 4.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính 30

Hình 4.4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế 31

Hình 4.4: Tỷ lệ thể lực của đáp viên 44

Trang 12

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 1 SVTH: Trần Hải Hùng

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Từ khi thành lập đến nay, thành phố Cần Thơ với những lợi thế và tiềm năng của mình đã khẳng định được vị thế trong khu vực và thật sự có những phát triển vượt bậc Ngày 26 11 2003 Cần Thơ được nâng cấp thành thành phố trực thuộc Trung Ương, thêm vào đó Cần Thơ được thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận đô thị loại I vào ngày 24 06 2009, đây là hai cột mốc quan trọng công nhận nổ lực của thành phố Cần Thơ trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển Với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,03% năm 2010 và 14,64% năm 2011; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 1.950 USD năm 2011 là 2.346 USD đứng đầu vùng đồng bằng Sông Cửu Long Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và thương mại, đồng thời giảm tỷ trọng các ngành thuộc khu vực nông – lâm – ngư nghiệp Hiện nay, Cần Thơ được xem là trung tâm quan trọng nhất của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long về mọi mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội

Kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đang ngày càng phát triển mạnh, cùng với dân số hơn 1,2 triệu người (năm 2011) thành phố Cần Thơ đang có nguồn nhân lực dồi dào nhưng liệu nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ có đáp ứng được những đòi hỏi bởi sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay hay không, đó

là vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm Từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài

“Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 2 1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ, nhằm nắm bắt được thực trạng về quy mô, chất lượng nguồn nhân lực, tìm các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, từ đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Cần Thơ

Trang 13

Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của

thành phố Cần Thơ trong giai đoạn tới

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Thực trạng về quy mô nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ giai đoạn

Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 01 đến 15/04 năm 2013

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ năm 2009 đến năm

Trang 14

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 3 SVTH: Trần Hải Hùng

1 4 4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu lao động sống ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

1 5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Phương Thảo (2011) “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực

thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2009” Nội dung bài viết tập trung phân

tích thực trạng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lục thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2009, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực ở quận Ninh Kiều Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập ở niên gián thông kê Cần Thơ 2006, 2007, 2008, 2009, Sở lao động – thương binh và xã hội Cần Thơ, Sở giáo dục và đào tạo Cần Thơ Số liệu sơ cấp phỏng vấn người lao động ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ Về phương pháp phân tích, đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối, bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phần mền SPSS để hỗ trợ trong việc phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả

đề tài: Nguồn nhân lực ở Cần Thơ có sự phân bố không đồng điều giữa các quận, huyện, tuy nhiên số lao động sẵn sàng tham gia vào lao động rất cao; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao thông qua số lao động được đào tạo nghề còn thấp dưới 40%, kết quả mô hình cho thấy các yếu tố như: Giới tính, học vấn và trình độ chuyên môn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2 1 1 Nguồn nhân lực

2 1 1 1 Khái niệm nguồn nhân lực

Theo Kinh tế Chính trị, nguồn nhân lực là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng vào để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước

Theo tổ chức lao động quốc tế, nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn

bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động

Kinh tế phát triển cho rằng, nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong

độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động, đang tham gia lao động hoặc không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: Số lượng và chất lượng Về số lượng thể hiện qua tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của pháp luật Về chất lượng, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tri thức,

kỹ năng, tình hình sức khỏe của người lao động Theo khái niệm này, có một số người được tính là nguồn nhân lực nhưng không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, những người trong độ tuổi lao động theo quy định đang đi học hoặc chỉ làm công việc nội trợ,…

Theo quan điểm hiện đại, nguồn lao động là sự kết hợp của hai thành phần: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế và lao động dữ trữ Trong

đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực: Khu vực I nông – lâm - ngư nghiệp, khu vực II công nghiệp - xây dựng và khu vực III các ngành thương mại - dịch vụ; lao động dữ trữ bao gồm: những người

Trang 16

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 5 SVTH: Trần Hải Hùng

nội trợ, học sinh – sinh viên, những người mất sức lao động, người thất nghiệp

và không có nhu cầu làm việc

2 1 1 2 Đào tạo nguồn nhân lực

Theo ông Garry Becker (Nobel 1992) nói rằng: Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực đặc biệt là đầu tư vào giáo dục Trình độ học vấn là điều kiện vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy người lao động sản xuất có hiệu quả hơn, vì khi con người có kiến thức có hiểu biết họ

có thể nhanh chóng áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, đặc biệt trong thời buổi công nghiệp hiện nay máy móc dần dần thay thế lao động chân tay, muốn máy móc vận hành tốt thì người điều khiển nó phải

có những hiểu biết về nó phải làm chủ được nó Ở mỗi cấp học, người học sẽ được trang bị những kiến thức nhất định về khoa học, xã hội, những kiến thức này sẽ được tăng dần theo các cấp học, càng học ở cấp độ cao thì khả năng tiếp cận cái mới dễ dàng hơn, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào quá trình sản xuất kinh doanh và đời sống cũng cao hơn

Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị những kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cho người lao động, để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm hai nội dung: Đào tạo kiến thức phổ thông và đào tạo kiến thức chuyên nghiệp

2 1 1 3 Phát triển nguồn nhân lực

Theo quan niệm của Liên hiệp quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục – đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực nói riêng và chất lượng cuộc sống của người dân nói chung

Có quan niệm cho rằng, phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị con người, cả giá tri vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn đáp ứng được những yêu cầu ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội

Trang 17

Một số tác giả khác lại quan niệm, phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua

hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù có những quan điểm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực nhưng vẫn thể hiện cùng nội dung, phát triển nguồn nhân lục chính là sự biến đổi

về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt: Thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực

2 1 1 4 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội

Như chúng ta đã biết, vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ là những yếu tố quan trọng góp phần thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia Tùy vào tình hình từng nước mà mỗi nước có những phương án kết hợp các yếu tố này khác nhau Chẳng hạn, Nhật Bản là nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên và giá nhân công ở đây rất đắt nên nước này chủ yếu tập trung sử dụng khoa học công nghệ có sự tự động hóa cao, không sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và lao động Còn ở Việt Nam, nguồn vốn và khoa học công nghệ có hạn, nguồn lao động dồi dào nên nước ta thường tập trung vào khai thác sử dụng nguồn nhân lực

Tuy nhiên, dù trong bất kỳ kết hợp nào thì yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất, chi phối các yếu tố còn lại Vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa hoc công nghiệp hiện đại chỉ có thể được khai thác, vận dụng tốt vào quá trình sản xuất thông qua nguồn lực con người Bên cạnh đó, vốn và tài nguyên thiên nhiên

có thể bị cạn kiệt, công nghệ có thể bị lạc hậu hay hao mòn trong quá trình lao động, sản xuất; vì vậy nếu nguồn nhân lực được đầu tư phát triển và khai thác hợp lý sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển

2 1 2 Một số khái niệm khác

Lao động trong độ tuổi lao động: Theo quy định của luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến hết 59 tuổi đối với nam và từ 15 đến hết 54 tuổi đối với nữ

Trang 18

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 7 SVTH: Trần Hải Hùng

Lao động ngoài độ tuổi lao động: Những người lao động chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động quy định của Nhà nước, bao gồm: Nam từ 60 tuổi trở lên, nữ từ

55 tuổi trở lên và thanh thiếu niên dưới 15 tuổi

Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc

2 1 3 Các chỉ tiêu cần phân tích nguồn nhân lực

2 1 3 1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng nguồn nhân lực

Dân số trung bình: Dân số tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu nhất định, thường là một năm

Dân số trung bình = Dân số đầu kỳ + Dân số cuối kỳ

Lao động bình quân: Là lao động bình quân được tính cho một kỳ nghiên cứu nhất định, thường là một năm

Lao động bình quân = Tổng số lao động bình quân tháng của 12 tháng2

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là tỷ lệ phần trăm số người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động= Số dân trong độ tuổi lao độngTổng số dân

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ phần trăm số người giữa tổng số người làm việc và thất nghiệp trong độ tuổi lao động so với số dân trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ tham gia lao động = Lực lượng lao động

Số dân trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động không có việc làm so với tổng số dân trong độ tuổi lao động

Tỷ lệ thất nghiệp = Số người thất nghiệp

Số dân trong độ tuổi lao động Chi tiêu cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Tỷ lệ lao động trong từng khu vực = Số lao động trong từng khu vực

Tổng số lao động

Trang 19

2 1 3 2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Tỷ lệ lao động qua đào tạo là tỷ lệ giữa số lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Tỷ lệ lao động qua đào tạo = Số lao động qua đào tạo

Số lao động làm việc trong nền kinh tế Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế (triệu đồng/người): Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn bình quân một lao động đang làm việc theo giá thực tế

Phân loại thể lực lao động ở các nghề, công việc dựa trên phân loại ba yếu tố: Chiều cao, cân nặng và vòng ngực

Bảng 2.1: PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ CHIỀU CAO, CÂN NẶNG,

Vòng ngực (cm)

Chiều cao (cm)

Cân nặng (kg)

Vòng ngực (cm)

1 Trên 162 Trên 49 Trên 81 Trên 154 Trên 44 Trên 75

2 158 – 162 47 – 49 79 – 81 151 – 154 43 -44 74 – 75

3 154 – 157 45 – 46 76 -78 147 – 150 41- 42 72 – 73

4 150 -153 41 – 44 74 -75 143 – 146 38 – 39 70 – 71

5 Dưới 150 Dưới 41 Dưới 74 Dưới143 Dưới 38 Dưới 70

(Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ)

Cả ba chỉ tiêu điều đạt loại 3

Có một chỉ tiêu thuộc loại 4

Có một chỉ tiêu thuộc loại 5

(Nguồn: Quyết định số 1613/BYT-QĐ)

Trang 20

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 9 SVTH: Trần Hải Hùng

Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động nhưng không có khả năng lao động

và suy giảm sức khỏe

2 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2 2 1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Số liệu thu thập từ Sở Lao động - thương binh và xã hội thành phố Cần Thơ, niên giám thống kê TP Cần Thơ, Sở y tế Cần Thơ, sách báo

Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 80 người lao động, bao gồm những những ngừoi là công nhân viên chức, buôn bán sống và tạm trú ở quận Ninh Kiều thành Phố Cần Thơ Phỏng vấn người lao động thông qua bảng câu hỏi tại các siêu thị, công viên, bến Ninh Kiều, nhà trọ thuộc quận Ninh Kiều

2 2 2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số tuyệt đối, số

tương đối và đưa ra nhận xét đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ

So sánh số tuyệt đối

Là hiệu giữa hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc hay chỉ tiêu năm sau và chi tiêu năm trước Biểu hiện mức độ quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế ở thời điểm cụ thể Dùng phương pháp so sánh số liệu thực tế năm nay so với năm trước đó, xem mức độ tăng giảm như thế nào từ đó tìm ra nguyên nhân sự thay đổi đó

Công thức: Y = Y1 –Y0

Trong đó:

Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Y1: Chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích

Y0: Chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc

Trang 21

Công thức: Y = Y1

Y0 *100 Trong đó:

Y: Là tốc độ tăng trưởng của chi tiêu kinh tế

Y1: Chỉ tiêu năm sau hay chỉ tiêu kỳ phân tích

Y0: Chỉ tiêu năm trước hay chỉ tiêu kỳ gốc

Mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích crosstab để phân tích

tích các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động sống ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ

Y: Biến phụ thuộc thể hiện mức thu nhập (triệu đồng) mà người lao động nhận được sau một thời gian làm việc nhất định (thường là tính theo tháng) Với giá trị 1: Dưới 2 triệu; 2: Từ 2 triệu đến 4 triệu; 3: Từ 4 triệu đến dưới 7 triệu; 4: Từ 7 triệu đến dưới 9 triệu; 5: Từ 9 triệu trở lên

Bảng 2.3: DIỄN GIẢI CÁC BIẾN

GIOITINH Yếu tố giới tính của người lao động có ảnh hưởng

đến thu nhập Với giá trị 1: Nam; 0: Nữ

TRINHDOHOCVAN

Yếu tố trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Với giá trị 1:Tốt nghiệp cấp 1; 2: Tốt nghiệp cấp 2; 3: Tốt nghiệp THPT; 4: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; 5: Tốt nghiệp Cao đẳng; 6: Tốt nghiệp Đại học và sau Đại học

SONAMKINHNGHIEM

Yếu tố số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Với giá trị 1: Dưới 1 năm; 2: Từ 1 năm đến dưới 3 năm; 3: Từ 3 năm đến dưới 5 năm; 4: Từ 5 năm đến dưới 7 năm; 5:

Từ 7 năm trở lên

TRINHDOCHUYENMON Yếu tố trình độ chuyên môn có ảnh hưởng đến thu

nhập của người lao động Với giá trị 1: Lao động

Trang 22

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 11 SVTH: Trần Hải Hùng

qua đào tạo tay nghề; 0: Lao động không qua đào tạo tay nghề

THELUC

Yếu tố thể lực có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Với giá trị 1: Thể lực loại 1; 2: Thể lực loại 2; 3: Thể lực loại 3; 4: Thể lực loại 4; 5: Thể lực loại 5

TUOI

Yếu tố tuổi có ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động Với giá trị 1: 15 – 22 tuổi; 2: 23 – 30 tuổi; 3: 31 – 40 tuổi; 4; 41 -50 tuổi; 5: Từ 51 tuổi trở lên

Kiểm định phương trình hồi quy với giả thuyết:

H0: Các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

0:1 0

i

i H

Bác bỏ giả thuyết H0 khi: P – value < α

Bác bỏ giả thuyết H0 có nghĩa các yếu tố biến độc lập (giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và thể lực) ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (thu nhập hay lương của người lao động)

Chấp nhận giả thuyết H0 khi: P – value ≥ α

Chấp nhận giả thuyết H0, có nghĩa các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Mục tiêu 3: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhuồn

nhân lực của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn tới

Trang 23

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3 1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3 1 1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Cửu Long, bên bờ Tây sông Hậu, có diện tích tự nhiên 1.409 km2, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông giáp sông Hậu, ngăn cách Đồng Tháp và Vĩnh Long Cần Thơ nằm trên trục giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc Trung Ương Cần Thơ nằm giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với hơn 158 sông kênh rạch lớn nhỏ Trong đó, Sông Hậu lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km và chiều rộng khoảng 1,6 km với lượng phù sa hàng năm

là 35 m3 Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn nhiều sông rạch khác như: Sông Cần Thơ, sông Ô Môn, sông Bình Thủy, sông Cái Khế, Bên cạnh các sông rạch

tự nhiên, thành phố cũng có nhiều kênh rạch nhân tạo như: Kênh Xà No, kênh Thị Đội, kênh Bốn Tổng, Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã lấp dần nhiều kênh rạch, khiến cho mật độ kênh rạch trên địa bàn thành phố giảm đi đáng

kể

Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa Nhìn chung khí hậu Cần Thơ khá ổn định, ít thiên tai nhưng sự phân hóa rõ rệt của khí hậu gây khó khăn cho sản xuất và đời sống Nhiệt độ trung bình khoảng

Trang 24

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 13 SVTH: Trần Hải Hùng

Bảng 3.1: CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

(Nguồn: Website thành phố Cần Thơ)

3 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

3 2 1 Cơ cấu kinh tế

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra vào cuối năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và cả nền kinh tế của thành phố Cần Thơ nói riêng Đến năm 2009 nền kinh tế toàn cầu có sự hồi phục tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Cần Thơ nói riêng vẫn gặp khăn, nên tốc

độ tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ chỉ đạt 13,07% giảm 2,14% so với năm

2008 Tuy nhiên, giá trị GDP ở thành phố Cần Thơ có chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2009 – 2011

Bảng 3.2: GDP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ THEO KHU VỰC

KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Khu vực

kinh tế

GDP (Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

GDP (Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

GDP (Triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Khu vực I 4.791.317 12,97 4.918.329 10,55 6.829.892 11,55 Khu vực II 15.736.173 42,58 20.700.826 44,39 25.634.263 43,33 Khu vực III 16.427.415 44,45 21.015.958 45,06 26.694.704 45,12

Quận Cái Răng

Quận

Ô Môn

Quận Thốt Nốt

Huyện Phong Điền

Huyện

Cờ Đỏ

Huyện Thới Lai

Huyện Vĩnh Thạnh

7 phường

7 phường

9 phường

1 thị trấn và

6 xã

1 thị trấn và

9 xã

1 thị trấn và

12 xã

2 thị trấn và

9 xã

Trang 25

Qua bảng số liệu trên, cơ cấu kinh tế ở Cần Thơ có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại luôn ở mức cao Tỷ trọng trong cơ cấu GDP có sự biến động trong giai đoạn 2009-2011, năm 2009 nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 12,97% giảm xuống còn 10,55% năm 2010 và

2011 lại tăng lên 11,55% Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng có sự biến động tương tự như khu vực nông – lâm – thủy sản, năm 2009 chiếm 42,58% tăng lên 44,39% năm 2010 nhưng đến năm 2011 giảm xuống còn 43,33% Riêng khu vực dịch vụ thương mại đều tăng qua các năm, năm 2009 chiếm 44,45% tăng lên 45,12% vào năm 2011

Khu vực I Khu vực II Khu vực III Hình 3.1: Cơ cấu GDP của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011 Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp có giá trị sản phẩm tăng qua các năm,

2009 đạt 4.791.317 triệu đồng tăng lên 2.038.575 triệu đồng đạt 6.829.892 triệu đồng vào năm 2011, có sự tăng trưởng như vậy do ngành sản xuất nông nghiệp chuyển theo hướng công nhiệp hóa, chất lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất

Khu vực công nghiệp – xây dựng, có sự tăng trưởng năm 2009 đạt 15.736.173 triệu đồng và năm 2011 là 25.634.263 triệu đồng tăng 9.898.090 triệu đồng so với năm 2009, do Cần Thơ là một trong những thành phố trọng điểm của cả nước, tốc độ phát triển nhanh, là một vùng đất có tiềm năng phát triển nên thu hút rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài cho các dự án công nghiệp với nguồn kinh phí tăng dần

Khu vực thương mại – dịch vụ tăng 10.267.289 triệu đồng, từ 16.427.415

44,3 9%

45,0 6%

2010

11,5 5%

43,3 3%

45,1 2%

2011

Trang 26

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 15 SVTH: Trần Hải Hùng

dịch vụ ở Cần Thơ có sự phát triển nhanh đa dạng hóa loại hình như cũng nhờ vào Cần Thơ là trung tâm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đầu mối giao lưu giữa các tỉnh khác trong khu vực và cả nước Ngoài ra, Cần Thơ là một trong những nơi có nhiều địa điểm tham quan giải trí lý tưởng đã góp phần làm cho ngành du lịch, khách sạn và nhà hàng phát triển, chỉ riêng ngành khách sạn nhà hàng đã đem lại cho thành phố Cần Thơ 1.505.129 triệu đồng năm 2009 tăng lên 2.404.543 triệu đồng năm 2011 và năm 2011 tăng 536.638 triệu đồng so với năm

2010

3 2 2 Giá trị xuất nhập khẩu

Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã mở rộng quan hệ xuất nhập khẩu với gần

80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Mỹ,

Bảng 3.3: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 USD

(Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

Qua bảng trên, tình hình xuất nhập khẩu của Cần Thơ có những thay đổi chuyển biến theo hướng tích cực Giá trị xuất khẩu tăng dần qua các năm, năm

2009 đạt 869.647 ngàn USD tăng lên 1.274.219 ngàn USD vào năm 2011 và năm

Xuất Khẩu

Nhập Khẩu

Xuất Khẩu

Nhập Khẩu

Xuất Khẩu

Nhập Khẩu

Châu Âu 193.448 51.294 114.178 36.930 139.686 56.681 Châu Á 368.079 395.267 334.819 338.122 440.295 316.687 Châu Mỹ 88.287 20.761 110.178 15.962 194.515 13.500

Trang 27

2011 tăng 180.469 ngàn USD so với năm 2010, trong đó xuất khẩu chủ yếu sang các nước Châu Á đạt 368.079 ngàn USD năm 2009 và năm 2011 là 440.295 ngàn USD tăng 72.216 ngàn USD Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông – thủy sản, với sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị không lớn, do sản phẩm nông sản ở nước ta nói chung thành phố Cần Thơ nói riêng chất lượng còn kém so với tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước khác vì trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cũng như chế biến và bảo quản chưa cao nên giá xuất khẩu không cao Mặc dù lượng nhập khẩu ở Cần Thơ giảm năm

2009 là 500.055 ngàn USD xuống còn 422.502 ngàn USD năm 2011 giảm 77.553 ngàn USD, nhưng giá trị nhập khẩu khá lớn do Cần Thơ nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, vì nước ta nói chung và Cần Thơ nói riêng ngành công nghiệp còn non trẻ, khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh nên những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao phải nhập khẩu và những sản phẩm đó lại có giá cao

3 2 3 Cơ sở hạ tầng

Cần Thơ là trung tâm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, là đầu mối giao thương giữa các tỉnh trong cả nước cả về đường thủy và đường bộ, tạo điều kiện cho quá trình luân chuyển hàng hóa được nhanh chóng và thuận tiện

Đường bộ: Toàn thành phố có 2.762,84 km đường bộ, trong đó có 123,715 km đường quốc lộ, 183,85 km đường tỉnh, 332,87 km đường huyện, 153,33 km đường đô thị, 1.969,075 km đường ấp, xã, khu phố Thành phố Cần Thơ có các đường liên tỉnh: Quốc lộ 61 nối Cần Thơ và Hậu Giang; quốc lộ 91

và 91B từ Cần Thơ đi An Giang; quốc lộ 1A nối Cần Thơ và một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như: Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu Ngày 24/04/2010 cầu Cần Thơ chính thức được đưa vào lưu thông, góp phần thông tuyến thành phố

Hồ Chí Minh đi về Cần Thơ và các tỉnh khác như An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang

Đường thủy: Mạng lưới đường thủy có tổng chiều dài 1.157 km, trong đó

có khoảng 619 km có khả năng vận tải cho loại phương tiện trọng tải từ 30 tấn trở lên Các tuyến đường sông do quận, huyện quản lý gồm 40 tuyến với tổng

Trang 28

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 17 SVTH: Trần Hải Hùng

chiều dài 405,05 km, đảm bảo cho phương tiện trọng tải từ 15 - 60 tấn hoạt động Cần Thơ có ba bến cảng lớn là: Cảng Cần Thơ với diện tích 60.000 m2, cảng Trà Nóc

có diện tích 16 ha, cảng Cái Cui có thể tiếp nhận tàu 5.000 tấn

Đường hàng không: Cần Thơ có Sân bay Cần Thơ là sân bay lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các tuyến quốc nội từ ngày 03/01/2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối năm 2010

3 3 TÌNH HÌNH VĂN HÓA – XÃ HỘI

3 3 1 Giáo dục – đào tạo

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chất lượng ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn số lượng đối với lực lượng lao động Trình độ phát triển giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động phát trong việc dạy và học, số lượng học sinh sinh viên trong các bậc học đều tăng lên đáng kể Số lượng giáo viên giảng dạy trong các trường cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu đó Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, thành phố Cần Thơ có hơn 20 trường đào tạo và trung tâm dạy nghề các loại Trường Đại học Cần Thơ (Quận Ninh Kiều) và Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (Quận Ô Môn) là hai trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo lớn của khu vực và cả nước Hằng năm đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cử nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật, lao động

có tay nghề Trong những năm qua, Cần Thơ đã đào tạo rất nhiều sinh viên và cán bộ có trình độ và năng lực

3 3 2 Y tế

Sự thay đổi về kinh tế - xã hội và đời sống của người dân ngày càng nhanh đã dẫn đến nhu cầu về dịch vụ y tế Điểm nổi bật nhất là xu hướng lựa chọn chất lượng của dịch vụ ngày càng cao, chọn những bệnh viện tuyến trên Điều này phần nào lý giải được sự gia tăng số lượng bệnh viện Năm 2009 số bệnh viện công là 19 và đến 2011 số bệnh viện trên địa bàn là 23 Số trạm y tế xã phường cũng tăng lên từ 81 năm 2009 lên 85 năm 2011.Trong đó, có 75 85 (đạt 88%) trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã (Nguồn: Sở y tế thành phố Cần Thơ)

Trang 29

Sau gần 7 năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, hệ thống y tế ở thành phố Cần Thơ không ngừng được củng cố, tăng cường về sở vật chất, về đội ngủ y - bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế Chất lượng phục vụ y tế ngày càng được cải thiện và nâng cao Thành phố Cần Thơ là một trong bốn thành phố có số nguồn nhân lực về y tế cao năm 2010 là 4.423 nhân viên và đến năm 2011 tăng lên 5.369 (Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

3 3 3 Văn hóa – xã hội

Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều đân tộc khác nhau như: Kinh, Khmer (sống xen kẽ với người Kinh ở quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt), Hoa (quận Ninh Kiều, huyện Phong Điền), nhưng chủ yếu vấn là người Kinh Văn hóa Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô Đặc trưng của văn hóa Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ, Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ những câu hò của các khách thương hồ lúc rãnh rỗi

Ngoài ra, Cần Thơ là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng như: Nguyễn Văn Nhân, Đoàn Văn Trường, Châu Văn Liêm, Út Trà Ôn, Về mặt tín ngưỡng, văn hóa, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ cũng giống như ở Nam Bộ Ở Cần Thơ có một số ngôi đình nổi tiếng như: Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa, Đặc biệt, từ rất lâu Cần Thơ được biết đến qua câu ca dao Việt Nam:

“Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về”

Về mặt truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh truyền hình thành phố Cần Thơ Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng phát triển khá nhanh chóng như: Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh K+, Bên cạnh đó, Cần Thơ có nhiều khu vui chơi giải trí,

Trang 30

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 19 SVTH: Trần Hải Hùng

công viên như: Công Viên Lưu Hữu Phước, khu thi đấu tennis bãi cát, Nhà thi đấu đa năng,

Trang 31

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở THÀNH PHỐ

CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

4 1 QUY MÔ NGUỒN NHÂN LỰC

4 1 1 Khái quát nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ

4 1 1.1 Dân số và nguồn nhân lực

Dân số Cần Thơ tăng dần qua qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2011, thể hiện thông qua bảng sau đây:

Bảng 4.1: DÂN SỐ CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Dân số nam 590.742 49,66 595.833 49,66 600.968 49,70 Dân số nữ 598.813 50,34 603.979 50,34 608.224 50,30

Tổng số dân 1 189 555 100 00 1 199 817 100 00 1 209 192 100 00

(Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

Thông qua bảng 4.1 ta thấy, năm 2009 dân số là 1.189.555 người trong đó dân số nam chiếm 590.742 người chiếm 49,66% và nữ là 598.813 người chiếm 50,34%, năm 2011 Cần Thơ có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,28% giảm 0,45%

so với năm 2009 và dân số đạt 1.209.192 người trong đó tỷ lệ nữ chiếm 50,30% giảm 0,04% so với năm 2009 Trong giai đoạn 2009 – 2011, tỷ trọng dân số nữ luôn cao hơn 50% nhưng tỷ trọng dân số nam đang tăng dần qua các năm, mức chênh lệch giữa nam và nữ không lớn So với năm thành phố trực thuộc Trung Ương thì dân số Cần Thơ đứng thứ tư chỉ trên thành phố Đà Nẵng và đứng thứ mười trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Dân số Cần Thơ có sự phân bố không điều giữa thành thị và nông thôn

Trang 32

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 21 SVTH: Trần Hải Hùng

Hình 4.1: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn của thành phố Cần

Thơ giai đoạn 2009 – 2011Qua biểu đồ trên, dân số của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 – 2011 chủ yếu là dân thành thị, năm 2009 dân thành thị là 783.104 người chiếm 65,83% đến năm 2011 là 799.859 người chiếm 66,15% tăng 16.755 người so với năm

2009 Dân số ở các quận như: Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, Thốt Nốt các quận này dân số toàn là dân thành thị vì ở đây đang phát triển, là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp các tổ chức kinh tế và là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển chủ yếu các ngành công nghiệp xây dựng, dịch vụ và thương mại

Các huyện còn lại có sự biến động trong cơ cấu dân số nhưng không đáng

kể Các huyện như: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai dân số chủ yếu tập trung chủ yếu là dân nông thôn và dân thành thị đang có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2011 Các quận huyện có sự thay đổi cơ cấu dân số như vậy vì thành phố Cần Thơ đang phát triển có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều công ty, xí nghiệp lần lượt được hình thành đã mở rộng thị trường lao động làm cho người dân di cư về khu vực thành thị để tham gia vào thị trường lao động đảm bảo cuộc sống cho họ Ngoài ra, hiện nay người dân trong cả nước

nó chung và thành phố Cần Thơ nói riêng có trình độ dân trí cao, ở thành thị có nhiều nơi làm việc phù hợp với trình độ của họ và sự phát triển nhu cầu về giải

0200.000

Trang 33

trí nên đa phần người dân sẽ di cư đến thành thị làm cho tỷ lệ dân thành thị ngày một tăng cao

Dân số thành phố Cần Thơ không chỉ có sự phân bố không đồng điều giữa thành thị và nông thôn mà còn có sự phân bố không đồng điều giữa các quận, huyện của thành phố trong giai đoạn 2009 – 2011 Điều này được thể hiện rõ thông qua bảng sau đây:

Bảng 4.2 : DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN

Quận, Huyện

Dân số (người)

Tỷ lệ (%)

Dân số (người)

Tỷ lệ (%)

Dân số (người)

Tỷ lệ (%) Quận Ninh Kiều 244.065 20,52 246.743 20,57 249.451 20,63 Quận Ô Môn 130.274 10,95 131.465 10,96 131.972 10,91 Quận Bình Thủy 111.306 9,36 113.289 9,44 116.349 9,62 Quận Cái Răng 86.328 7,26 87.423 7,29 88.432 7,31 Quận Thốt Nốt 159.461 13,41 160.558 13,38 161.563 13,36 Huyện Vĩnh Thạnh 112.888 9,49 113.470 9,46 114.358 9,46 Huyện Cờ Đỏ 124.245 10,44 124.818 10,40 124.789 10,32 Huyện Phong Điền 99.667 8,38 100.166 8,35 100.026 8,27 Huyện Thới Lai 121.321 10,20 121.885 10,16 122.252 10,11

Tổng số 1 189 555 100 00 1 199 817 100 00 1 209 192 100 00

(Nguồn: Niên giám thồng kê Cần Thơ 2011)

Quận Ninh Kiều là quận có diện tích nhỏ nhất trong các quận, huyện của thành phố Cần Thơ với 29,2 km2 chiếm 2,07% diện tích của toàn thành phố và cũng là quận tập trung dân số nhiều nhất chiếm 20,52% tổng dân số của thành phố tương ứng với 244.065 người vào năm 2009, đến năm 2011 dân số tăng thêm 5.385 người lên 249.451 người chiếm 20,63% tổng dân số của thành phố dẫn đến mật độ dân số của quận là 8.543 người/km2, dân số tập trung chủ yếu ở quận Ninh Kiều do đây là trung tâm của thành phố Cần Thơ và cũng là nơi thuận tiện cho việc giao lưu với các quận huyện khác trong thành phố cũng như là nơi phát triển nhất của thành phố Quận Thốt Nốt là quận có dân số đông thứ hai của

Trang 34

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 23 SVTH: Trần Hải Hùng

thành phố với 159.461 người chiếm 13,41% năm 2009 và đến năm 2011 tăng lên 161.563 người chiếm 13,36% ứng với số tăng là 2.102 người dẫn đến mật độ dân

số là 1.371 người/km2 Quận Ô Môn là quận có dân số đông thứ ba của thành phố với 131.972 người chiếm 10,91% tổng dân số cả nước với diện tích nhiên là 125,41 km2 chiếm 11,96% tổng diện tích cả nước, có mật độ dân số là 1.053 người/km2 Tỷ trọng dân số quận Bình Thủy và quận Cái Răng không được cao như quận Ninh Kiều và hai quận còn lại năm 2009 chiếm lần lượt là 9,36% và 7,26% tăng lên 9,62% và 7,31% vào năm 2011, với diện tích tương đối nhỏ là 70,59 km2 và 62,53 km2 chiếm 5,01% và 4,44% tổng diện tích của toàn thành phố, dân số hai quận này tăng dần qua các năm làm mật độ dân số của hai quận này tăng lên, năm 2011 lần lượt là 1.648 người/km2 và 1.414 người/km2

Trong khi đó, huyện Cờ Đỏ có diện tích tự nhiên lớn nhất 310,48 km2chiếm 22,04% diện tích toàn thành phố nhưng dân số tập trung tương đối ít 124.789 người chiếm 10,32% dân số toàn thành phố, dẫn đến mật độ dân số khá thưa 402 người/km2 Các huyện còn Vĩnh Thạnh, Phong Điền, Thới Lai cũng tương tự như huyện Cờ Đỏ có diện tích khá rộng hơn rất nhiều so với quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng nhưng lại có dân số tập trung khá ít nên mật độ dân

số khá thưa, do ở các huyện này chủ yếu sản xuất nông nghiệp, cuộc sống khó khăn, không phát triển như các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, nên người dân có

xu hướng chuyển về sinh sống tại các nơi có ngành công nghiệp phát triển

Dân số và nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Dân số bao gồm dân số trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động

Bảng 4.3: TỶ LỆ DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG

Dân số trong độ tuổi lao động (người) 800.489 808.156 815.988

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (%) 67,29 67,36 67,48

(Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

Trang 35

Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Cần Thơ tăng qua các năm, năm 2009 với số dân là 1.189.555 người, trong đó có 800.498 người trong độ tuổi lao động chiếm 67,29% dân số Năm 2010 với dân số là 1.199.817 người có 808.156 người trong độ tuổi lao động chiếm 67,36% dân số, và năm 2011 dân số

là 1.209.192 người thì có 815.988 người trong độ tuổi lao động chiếm 67,48% dân số, điều này cho thấy thành phố Cần Thơ có nguồn nhân lực khá dồi dào và ngày càng tăng theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngoài ý nghĩa cho biết số người trong

độ tuổi lao động so với dân số, còn cho biết số người gánh đỡ người ngoài độ tuổi lao động Chẳng hạn, năm 2011 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là 67,48% thì tỷ lệ người phụ thuộc (hay dân số ngoài độ tuổi lao động) sẽ là 32,52% dân số, như vậy cứ mỗi người phụ thuộc sẽ được gánh đỡ bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động Cơ cấu dân số như vậy là khá tốt tác động tích cực đến kinh tế xã hội cần được duy trì, tuy nhiên hiện tại nước ta đang trong giai đoạn dân số trẻ và tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2011 của thành phố Cần Thơ là 10,28% tương đối thấp trong thời gian sau có thể cơ cấu dân số Cần Thơ sẽ là dân số già do sinh ngày càng ít, như thế nguồn nhân lực sẽ bị thiếu hụt không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội

Vì nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với dân số nên nếu dân số có

sự biến động nào đều làm nguồn nhân lực biến động theo Tương tự như cơ cấu dân số thì cơ cấu nguồn nhân lực cũng có sự phân chia không đồng điều giữa các quận, huyện

Trang 36

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 25 SVTH: Trần Hải Hùng

Bảng 4.4: LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN NĂM PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN

Quận Huyện

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Quận Ninh Kiều 175.165 21,88 177.587 21,97 179.908 22,05 Quận Ô Môn 87.022 10,87 87.917 10,88 88.275 10,82 Quận Bình Thủy 77.744 9,71 79.465 9,83 81.911 10,04 Quận Cái Răng 58.146 7,26 59.114 7,31 59.997 7,35 Quận Thốt Nốt 103.952 12,99 104.567 12,94 105.335 12,91 Huyện Vĩnh Thạnh 72.360 9,04 72.633 8,99 73.401 9,00 Huyện Cờ Đỏ 81.072 10,13 81.346 10,07 81.327 9,97 Huyện Phong Điền 65.658 8,20 65.887 8,15 65.855 8,07 Huyện Thới Lai 79.370 9,92 79.639 9,85 79.979 9,80

(Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

Tương tự như dân số, quận Ninh Kiều là quận tập trung nhiều lao động nhất của thành phố và tăng dần qua các năm, năm 2009 là 175.165 người chiếm 21,88% nguồn nhân lực tăng lên 179.908 người chiếm 22,05% nguồn nhân lực vào năm 2011 tăng 4.743 người, lao động tập trung ở quận Ninh Kiều là vì quận Ninh Kiều là trung tâm của thành phố có nhiều tổ chức kinh tế, là nơi phát triển phù hợp với việc buôn bán trao đổi hàng hóa Quận Thốt Nốt có nguồn nhân lực tập trung đông thứ hai nhưng tỷ lệ nguồn nhân lực của quận so với toàn thành phố giảm qua các năm, năm 2009 là 103.952 người chiếm 12,99% nguồn nhân lực giảm 0,08% còn 12,91% với số người lao động là 105.335 vào năm 2011 Quận Thốt Nốt có sự sụt giảm này là do nguồn nhân lực của quận tăng chậm hơn nguồn nhân lực của toàn thành phố Quận Cái Răng là quận có số lao động tập trung ít nhất trong tất cả các quận huyện của thành phố, năm 2009 với nguồn nhân lực là 58.146 người chiếm 7,26% nguồn nhân lực toàn thành phố tăng 0,09% lên 7,35% với nguồn nhân lực là 59.997 người vào năm 2011, quận Cái

Trang 37

Răng tập trung nguồn nhân lực ít nhất là do quận Cái Răng là quận có dân số ít nhất Các quận, huyện còn lại nhìn chung có sự thay đổi nhưng không lớn

4 1 1.2 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Bảng 4.5: TỶ LỆ THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Dấn số trong độ tuổi lao động (người) 800.489 808.156 815.988 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế (người) 581.713 588.340 595.006

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế (%) 72,67 72,80 72,92

(Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

Qua bảng 4.5, ta thấy số lao động tham gia lực lượng lao động tăng dần qua các năm, năm 2009 là 581.713 người chiếm 72,67% nguồn nhân lực, năm

2010 là 588.340 người chiếm 72,80% nguồn nhân lực tăng 6.627 người so với năm 2009 và năm 2011 tiếp tục tăng thêm 6.666 người so với năm 2010 ứng với

số lao động là 595.006 người chiếm 72,92% nguồn nhân lực Mặc dù lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng tương đối chậm nhưng cũng là điều vô cùng đáng mong đợi vì sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội Lao động tham gia vào lực lượng tăng là do, trong giai đoạn 2009 – 2011 dân số của thành phố đều tăng, đất nước nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng ngày phát triển người dân ngày càng được nâng cao về trình độ tri thức mà những người có trình độ cao luôn sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động

4 1 1.3 Lao động thuộc nguồn nhân lực nhưng không tham gia lao động

Lao động thuộc nguồn nhân lực nhưng không tham gia vào lao động bao gồm: Nội trợ, học sinh – sinh viên, người mất sức lao động, những người không

có nhu cầu làm việc được thể qua bảng sau:

Trang 38

GVHD: Nguyễn Xuân Vinh 27 SVTH: Trần Hải Hùng

Bảng 4.6: LAO ĐỘNG THUỘC NGUỒN NHÂN LỰC NHƯNG KHÔNG

THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Chỉ tiêu

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Lao động (người)

Tỷ lệ (%)

Nội trợ 83.562 10,44 85.147 10,54 85.717 10,50 Học sinh-sinh viên 80.747 10,09 81.178 10,04 81.689 10,01 Mất sức lao động 8.013 1,00 8.232 1,02 8.461 1,04 Không có nhu cầu

Tổng số 189.217 23,64 191.548 23,70 193.163 23,67

(Nguồn: Niên giám thống kê Cần Thơ 2011)

Hình 4.2: Tỷ trọng những thành phần lao động thuộc nguồn nhân lực không tham

gia lực lượng lao động Qua bảng 4.6 và hình 4.2, ta thấy dân số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế không cao, năm 2011 chỉ chiếm 23,67% dân số trong độ tuổi lao động với 193.163 người Trong số lao động không tham gia vào hoạt động kinh tế chủ yếu là nội trợ năm 2009 là 83.562 người chiếm 44,16% tăng lên 85.717 người chiếm 44,38% vào năm 2011 tăng 2.155 người so với năm 2009, do người nội trợ làm những công việc chăm sóc gia đình chiếm

Trang 39

phần lớn thời gian trong ngày của họ nên họ không tham gia vào các hoạt động kinh tế

Kế đến là học sinh – sinh viên, năm 2009 là 80.747 người chiếm 42,67%

và tiếp tục tăng lên 81.689 người chiếm 42,29% ứng với số tăng 942 người vào năm 2011, học sinh – sinh viên không tham gia vào hoạt động kinh tế bởi vì trong lúc này việc quan trọng nhất của học sinh – sinh viên là trao dồi kiến thức

và thời gian học đã chiếm hết thời gian trong ngày nên họ không tham gia vào lực lượng lao động, nhưng sau thời gian học tập họ sẽ tham gia vào lực lượng lao động và sẽ là lực lượng quan trọng trong đội ngũ lao động của đất nước nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng Số lượng học sinh –sinh viên của thành phố ngày càng tăng trong giai đoạn 2009 – 2011 cho thấy Cần Thơ luôn chú trọng vấn đề giáo dục đào tạo, bởi vì có kiến thức là có tất cả

Số lao động không có nhu cầu làm việc tăng dần qua các năm, năm 2009

là 16.895 người chiếm 2,11% dân số trong độ tuổi lao động tăng thêm 401 người lên 17.296 người chiếm 2,12% dân số trong độ tuổi lao động vào năm 2011 Lao động không có nhu cầu lao động là lượng lao động cần được quản lý, quan tâm nhất Vì đây là gánh nặng của xã hội, có thể là lực lượng gây ra các tệ nạn xã hội, không quan lý chặt chẽ sẽ là mối đe dọa cho trật tự, an ninh xã hội Lượng lao động này tăng là điều không mong muốn của toàn xã hội

Lao động mất sức lao động chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong lượng lao động trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia lực lượng lao động tăng dần qua các năm, năm 2009 là 8.013 người chiếm 4,23% tăng lên 8.461 người chiếm 4,38% vào năm 2011, lực lượng này tăng cũng là điều không mong muốn của xã hội, lao động mất sức lao động là do trong quá trình làm việc tiếp xúc với nhiều chất độc hại trong thời gian dài nên làm sức khỏe của người lao động bị giảm, cũng có thể do người lao động lớn tuổi nên sức khỏe không thể đáp ứng đủ yêu cầu của công việc

4 1 1.4 Tỷ lệ thất nghiệp

Cuối năm 2008, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình sản xuất kinh doanh của nước ta nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng

Ngày đăng: 26/03/2018, 01:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai văn Nam (2008), Giáo trình “Nguyên lý thống kê kinh tế”, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nguyên lý thống kê kinh tế”
Tác giả: Mai văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
2. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình “Kinh tế lượng”, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế lượng”
Tác giả: Mai Văn Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2008
3. Nguyễn Thị Phương Thảo (2011), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2009” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2009
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo
Năm: 2011
4. Phạm Lê Thông (2011), Bài giảng “Kinh tế phát triển” Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế phát triển”
Tác giả: Phạm Lê Thông
Năm: 2011
5. Lưu Tiến Thuận (2012), Tài liệu “Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS” Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng SPSS”
Tác giả: Lưu Tiến Thuận
Năm: 2012
7. Sở Lao động – thương binh và xã hội Cần Thơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w