1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Chương 2 kế toán nguồn vốn hoạt dộng của ngân hàng thương mại

47 702 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Phần hai Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Chương II Kế toán nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng thương mại Nguồn vốn của NHTM gồm hai nguồn chủ yếu: vốn tự có và vốn huy động. Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và phương pháp hạch toán khác nhau. 1. Kế toán vốn tự có (VTC) 1.1. Một số nét về vốn tự có của ngân hàng thương mại Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ VTC được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: VTC của NHTM bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác (như chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chưa phân phối ). Như vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm 3 bộ phận là: Vốn của NHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn. 1.1.1. Vốn của ngân hàng thương mại 1 a. Vốn điều lệ Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ của NHTM và tối thiểu phải bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Nguồn hình thành vốn điều lệ phụ thuộc vào tính chất sở hữu của từng loại hình ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước cấp 100%, đối với ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước (NHTM cổ phần ) được hình thành do các cổ đông đóng góp dưới hình thức mua cổ phần hoặc các bên tham gia liên doanh đóng góp. b. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định (TSCĐ) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua TSCĐ để xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM. Nguồn hình thành của loại vốn này có thể do ngân sách Nhà nước cấp (đối với NHTM Nhà nước) hoặc tích lũy trong quá trình hoạt động của NHTM. c. Vốn khác Ngoài 2 loại vốn trên, NHTM còn có các loại vốn khác như thặng dư phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không phân phối 1.1.2. Quỹ của ngân hàng thương mại Quỹ của NHTM bao gồm: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; - Quỹ dự phòng tài chính; - Quỹ đầu tư phát triển; - Quỹ khen thưởng; - Quỹ phúc lợi. Những quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luật định, do vậy tỷ lệ trích, nội dung sử dụng quỹ phải theo đúng qui định. 1.1.3. Một số tài sản Nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng - Chênh lệch đánh giá lại tài sản: gồm chênh lệch đánh giá tỷ giá hối 2 đoái, vàng bạc, đá quỹ; chênh lệch đánh giá lại các tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho NHTM (như chứng khoán, tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu ) và đánh giá lại TSCĐ, Nếu chênh lệch đánh giá có kết quả tăng (dư Có) sẽ góp phần làm tăng vốn của NHTM; ngược lại, nếu kết quả đánh giá có số chênh lệch giảm (dư Nợ) sẽ làm giảm vốn của NHTM. - Chênh lệch thu nhập, chi phí trong năm: nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì góp phần tăng vốn; ngược lại. - Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối. 1.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản phản ánh vốn chủ sở hữu bố trí ở loại 6 hệ thống tài khoản của các tổ chức tín dụng. Tùy theo nội dung của từng ngồn vốn, trong loại 6 tài khoản được bố trí thành tài khoản cấp 1, cấp 2 để ghi chép sự hình thành và quá trình sử dụng từng loại vốn. 1.2.1. Tài khoản 60 - Vốn của tổ chức tín dụng (NHTM) Tài khoản cấp 1 số 60 dùng để tập hợp các loại vốn của một NHTM như vốn điều lệ, vốn đầu tư XDCB và mua sắm tài sản, các loại vốn khác. Do mỗi loại vốn có mục đích sử dụng khác nhau nên TK60 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2. - Tài khoản vốn điều lệ (SH601) Tài khoản 601 mở tại hội sở chính của mỗi NHTM. Tài khoản này có một tài khoản chi tiết. Đối với các NHTM cổ phần, ngoài sổ tài khoản chi tiết mở thêm sổ theo dõi danh sách các cổ đông và sổ số tiền góp cổ phần. Kết cấu tài khoản 601: - Vốn điều lệ: Bên Có ghi: - Nguồn vốn điều lệ tăng. Bên Nợ ghi: - Nguồn vốn điều lệ giảm. Số dư Có: - Phản ánh số vốn điều lệ hiện có của NHTM. - Tài khoản vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ (SH602) 3 Tài khoản 602: mở tại hội Sở chính của NHTM dùng để phản ánh nguồn vốn XDCB; mua sắm TSCĐ của NHTM (ngoài vốn điều lệ được sử dụng để XDCB, mua sắm TSCĐ). Tài khoản 602 có 2 tài khoản chi tiết: + Vốn Ngân sách Nhà nước cấp. + Vốn của NHTM. Kết cấu của tài khoản 602 - Vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ Bên Có ghi: - Nguồn vốn XDCB, mua sắm TSCĐ của NHTM được cấp (đối với NHTM Nhà nước), trích từ quỹ đầu tư, phát triển, quỹ phúc lợi. - Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ. Bên Nợ ghi: - Số khấu hao cơ bản TSCĐ nộp NSNN (giảm vốn NSNN cấp). - Giảm vốn do chưa khấu hao cơ bản hết giá trị TSCĐ thanh lý. - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ. - Tài khoản vốn khác (SH609) Tài khoản này được mở tại Hội sở chính của ngân hàng để phản ánh các vốn khác của ngân hàng được hình thành trong quá trình hoạt động. Kết cấu của tài khoản 609: Bên Có ghi: Số vốn được hình thành. Bên Nợ ghi: Số vốn sử dụng. Số dư Có: Phản ảnh số vốn khác hiện có của ngân hàng. 1.2.2. Tài khoản 61 - Quỹ của tổ chức tín dụng Tài khoản 61 dùng để phản ánh các loại quỹ của NHTM theo luật các tổ chức tín dụng và chế độ tài chính của NHTM. Tài khoản 61 được bố trí thành các TK cấp 2: - TK quỹ dữ trữ bổ sung vốn điều lệ (SH 611). 4 - TK quỹ đầu tư phát triển (SH 612). - TK quỹ dự phòng tài chính (SH613). - TK quỹ khác (SH 614). Các TK cấp 2 trên có kết cấu chung như sau: Bên Có ghi: - Số tiền trích lập quỹ hàng năm Bên Nợ ghi: - Số tiền sử dụng quỹ. Số dự Có: - Phản ảnh số tiền hiện còn của từng quỹ. 1.2.3. Tài khoản quỹ 62 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tài khoản 62 dùng để phản ảnh quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập hàng năm theo quy định của pháp luật. Tài khoản 62 được bố trí thành TK cấp 2: + TK quỹ khen thưởng (SH 621). + TK quỹ phúc lợi (SH 622). + TK quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (SH 623). Kết cấu của tài khoản 62 giống kết cấu tài khoản các loại quỹ trên. 1.3. Chứng từ Nghiệp vụ vốn chủ sở hữu là nghiệp vụ phản ảnh quan hệ nội bộ trong NHTM nên khi tiến hành công việc ghi chép tăng, giảm vốn chủ yếu dùng các chứng từ nội bộ như phiếu chuyển khoản tổng hợp, phiếu thu, phiếu chi. Trong một số trường hợp có liên quan đến việc cấp phát vốn của NSNN, chuyển vốn thì sử dụng các loại chứng từ thanh toán chung như ủy nhiệm chi 1.4. Quy trình kế toán 1.4.1. Kế toán vốn điều lệ 1.4.1.1. Kế toán vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà nước 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước nhận cấp phát vốn điều lệ từ Ngân sách Nhà nước thông qua tài khoản tiền gửi của NHTM tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, hoặc chuyển vốn qua thanh toán bù trừ giữa Hội sở chính với Sở giao dịch NHNN. Số vốn này được quản lý tập trung tại Hội sở chính. Khi nhận được giấy báo cấp vốn từ NHNN, kế toán tại Hội sở chính lập chứng từ hạch toán Nợ: - TK tiền gửi tại NHNN (nếu chuyển quan TKTG tại NHNN) -SH1113. - Hoặc tài khoản thanh toán bù trừ (nếu qua TTBT) - SH 5012. Có: - TK vốn điều lệ - SH 601. Việc giảm vốn điều lệ phải căn cứ vào quy định của Nhà nước. Các NHTM không tùy tiện giảm vốn điều lệ. Khi giảm vốn điều lệ kế toán căn cứ vào cấp có thẩm quyền để ghi giảm vốn vào các tài khoản thích hợp. 1.4.1.2. Kế toán vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần Vốn điều lệ của NHTM cổ phần được hình thành do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần. a. Kế toán tăng vốn điều lệ ban đầu do cổ đông mua cổ phần Cổ đông mua cổ phần có thể bằng tiền mặt hoặc trích từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Cũng có thể góp vốn bằng TSCĐ (giá trị quyền sử dụng đất hoặc tài sản khác). Tùy theo cách góp vốn, kế toán lập chứng từ để hạch toán: Nợ: - TK tiền mặt (nếu cổ đông mua cổ phần bằng tiền mặt - SH 1011. - Hoặc TK tiền gửi của cổ đông (nếu cổ đông trích TK tiền gửi để mua cổ phần). - Hoặc TK tài sản cố định (nếu góp bằng TSCĐ) - SH 301. Có: - TK vốn điều lệ - SH 601. 6 b. Kế toán tăng vốn điều lệ bổ sung cho NHTM cổ phần phát hành thêm cổ phần mới Việc phát hành thêm cổ phần mới có thể bán theo mệnh giá, cũng có thể bán cao hơn mệnh giá (do kết quả và uy tín của NHTM cổ phần trên thị trường). Phần vượt mệnh giá cổ phần gọi là thặng dư phát hành, phần này được coi là lợi nhuận và NHTM được giữ lại (hạch toán vào TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ). + Khi phát hành thêm cổ phần với giá bán ngang bằng mệnh giá, kế toán lập chứng từ hạch toán như bút toán tăng vốn điều lệ ban đầu. + Khi phát hành thêm cổ phần với giá bán cao hơn mệnh giá, kế toán lập chứng từ hạch toán: Nợ: - TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi của người mua. (số tiền theo mệnh giá + thặng dư phát hành) Có: - TK vốn điều lệ (theo mệnh giá) - SH 601. Có: - TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (phần thặng dư phát hành - SH 611. Ví dụ: Số cố phần phát hành thêm 1.000 cổ phần, mệnh giá cổ phần 500.000đ, giá bán 1 cổ phần là 600.000đ, giả sử cổ phần phát hành thêm đã bán hết bằng tiền mặt. + Số tiền theo mệnh giá: 500.000đ x 1.000CP = 500.000.000đ + Số tiền thu được theo giá bán CP: 600.000 x 1.000 = 600.000.000đ + Chênh lệch thặng dư phát hành: 600.000.000đ - 500.000.00đ = 100.000.000đ Hạch toán: Nợ: TK tiền mặt: 600T 7 Có: TK vốn điều lệ: 500T Có TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 100T Các trường hợp tăng vốn điều lệ của NHTM cổ phần từ các nguồn khác như bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, đánh giá lại TSCĐ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì kế toán căn cứ vào quyết định tăng vốn điều lệ để lập chứng từ kế toán phản ảnh vào các tài khoản thích hợp. Cũng như NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần không được tùy tiện giảm vốn điều lệ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM cổ phần buộc phải giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau: - Lỗ trong 3 năm liên tiếp, ngân hàng thương mại cổ phần phải quyết định giảm vốn điều lệ tương ứng với số lỗ lũy kế đến năm thứ ba. - Các khoản vốn đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc quyết định là tổn thất trong hoạt động sau khi đã xử lý trích lập dự phòng rủi ro. - Số vốn góp có nguồn gốc không hợp pháp hoặc người góp vốn không đảm bảo tư cách cổ đông theo kết luận của thanh tra. - Giảm giá TSCĐ khi đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật. Việc giảm vốn điều lệ gắn liền với việc giảm mệnh giá hoặc giảm số lượng cổ phần hoặc đồng thời cả hai hình thức này. Khi có quyết định giảm vốn điều lệ kế toán lập chứng từ để phản ảnh vào các tài khoản thích hợp theo nội dung giảm vốn điều lệ. 1.4.2. Kế toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định Vốn đầu tư XDCB, mua sắn TSCĐ được cấu tạo bằng nhiều nguồn khác nhau: + Vốn Ngân sách Nhà nước cấp (đối với NHTM Nhà nước). + Trích từ quỹ đầu tư phát triển và một số quỹ khác theo luật định. + Từ đánh giá lại TSCĐ khi TSCĐ tăng nguyên giá. 8 Nguồn vốn này được quản lý tập trung tại hội sở chính. Khi sử dụng vốn phải đảm bảo đúng mục đích, tuân thủ các quy định theo chế độ tài chính của Nhà nước, ngành. Đối với các công trình XDCB và mua sắm TSCĐ phải có bản thiết kế kỹ thuật, có dự toán gửi cấp có thẩm quyền, và chỉ khi nào dự toán được duyệt mới xây dựng, mua sắm. Sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm phải lập báo cáo quyết toán gửi cấp có thẩm quyền xét duyệt. Tại các ngân hàng khi hạch toán, theo dõi nguồn vốn đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ phải chia thành 2 tiểu khoản: + Tiểu khoản: Nguồn vốn thuộc NSNN. + Tiểu khoản: Nguồn vốn của bản thân ngân hàng. 1.4.2.1. Kế toán tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định - Nhận vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ từ NSNN đối với các NHTM Nhà nước: Kế toán căn cứ giấy báo từ NHNN chuyển sang lập chứng từ, hạch toán: Nợ: - Tài khoản tiền gửi tại NHNN (nếu thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN) - SH 1113. - Hoặc TK thanh toàn bù trừ (nếu TTBT) - SH 5012. Có - TK vốn đầu tư XDCB mua sắm TSCĐ - SH 602. - Nhận vốn từ các quỹ của bản thân NH: Kế toán lập chứng từ hạch toán. Nợ: TK quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ phúc lợi - SD 621 hoặc 622. Có TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602. - Tăng vốn do đánh giá lại TSCĐ: Kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ: TK tài sản cố định - SH 301. Có TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602. 1.4.2.2. Kế toán giảm vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định 9 - Giảm vốn khi nộp khấu hao cơ bản cho NSNN đối với NHTM Nhà nước: Kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ: - TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ - SH 602. Có: - TK tiền gửi Kho bạc Nhà nước (nếu Kho bạc Nhà nước mở TK tiền gửi tại NHTM). - Hoặc TK tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước hay TK thanh toán bù trừ (nếu Kho bạc mở TK tiền gửi tại NHNN). - Giảm vốn do chưa khấu hai hết giá trị TSCĐ thanh lý: Kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ: TK vốn đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ Có: TK tài sản cố định. 1.4.3. Kế toán trích lập và sử dụng các quỹ 1.4.3.1. Kế toán quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Theo quy định, hàng năm các NHTM được trích 5% lợi nhuận sau khi hoàn thành nộp thuế thu nhập doanh nghiệp để hình thành quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn điều lệ thực có của NHTM. Tại hội sở chính, sau khi xác định được kết quả kinh doanh trong năm và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách sẽ lập chứng từ để trích tài khoản "lợi nhuận năm trước" (TK 692) chuyển vào TK "quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ" (TK (611). Nợ: TK lợi nhuận năm trước - SH 692. Có: TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - SH 611. Khi có quyết định sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, kế toán lập chứng từ hạch toán: Nợ: - TK quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ - SH 611. Có: - TK thích hợp (sử dụng TK phù hợp với nội dung quỹ theo 10 Ph n giá tr TSC ch a ầ ị Đ ư kh u hao h t giá trấ ế ị [...]... Bút toán phản ánh chi trả bằng chuyển khoản: Nợ: - TK tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản - người chi trả (SH 422 1.xx) Có: - TK tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng (SH 422 1.xx) (nếu thanh toán cùng ngân hàng) - Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng) Trường hợp chủ tài khoản trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán để chuyển đến một ngân hàng khác (thanh toán. .. tiền mặt) - Hoặc liên hàng đi (nếu chuyển về cho các chi nhánh phụ thuộc) - Hoặc TK thích hợp khác 2 Kế toán vốn huy động 2. 1 Một số vấn đề chung về kế toán vốn huy động 2. 1.1 Khái quát vốn huy động của ngân hàng thương mại Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa... bảng kê thanh toán thư tín dụng, lệnh chi (UNC), uỷ nhiệm thu Căn cứ vào các chứng từ này kế toán kiểm soát và vào sổ kế toán chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính Bút toán phản ảnh nhận tiền gửi bằng chuyển khoản: Nợ: - TK tiền gửi của người chi trả (SH 422 1.xx) (nếu thanh toán cùng ngân hàng) - Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng) Có: - TK tiền gửi của người thụ... 2. 2 .2. 1 Kế toán nhận tiền gửi - Căn cứ vào giấy nộp tiền kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính Hạch toán: Nợ: - TK tiền mặt (SH 1011) Có: - TK tiền gửi có kỳ hạn (SH 422 2.xx) - Khách hàng trích từ tài khoản tiền gửi không kì hạn chuyển sang tài khoản tiền gửi có kì hạn: Căn cứ uỷ nhiệm chi kế toán ghi: Nợ: - TK tiền gửi không kì hạn (SH 422 1.xx) Có: - TK tiền gửi có kì hạn (SH 422 2.xx)... chữ: Ngày tháng năm Kế toán viên TP Kế toán Bảng kê số dư tính lãi do các TTV giữ tài khoản tiền gửi của khách hàng lập Trường hợp đã áp dụng chương trình tính lãi thì bảng kê này do máy tính lập 27 Bút toán phản ánh chi trả lãi tiền gửi: Nợ: TK chi phí - chi trả lãi tiền gửi Có: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng 2. 2 .2 Kế toán tiền gửi có kì hạn Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kì hạn... séc, các loại GTCG, các loại thẻ tiết kiệm 2. 2 Quy trình kế toán 2. 2.1 Kế toán tiền gửi thanh toán Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tài khoản của mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã định 2. 2.1.1 Kế toán nhận tiền gửi 23 Có hai cách nộp tiền vào tài khoản là nộp bằng tiền mặt và nộp bằng chuyển khoản (thanh toán KDTM) a Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt: Người... khách hàng chuyển vào tài khoản tiền gửi không kì hạn: 28 Trong trường hợp này khách hàng làm giấy đề nghị chuyển tiền từ TK tiền gửi có kì hạn sang tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng kế toán lập chứng từ, hạch toán: Nợ: - TK tiền gửi có kì hạn (SH 422 2.xx) Có: - TK tiền gửi không kì hạn (SH 422 1.xx) 2. 2 .2. 3 Kế toán trả lãi tiền gửi có kì hạn Việc trả lãi tiền gửi... chi phí trả lãi 2. 2.4 Kế toán phát hành giấy tờ có giá Người mua giấy tờ có giá sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàng phát hành giấy tờ có giá (có thể mua bằng tiền mặt hoặc mua bằng chuyển khoản) sẽ được nhận các loại giấy tờ có giá thích hợp từ ngân hàng phát hành Căn cứ vào chứng từ nộp tiền, kế toán ngân hàng phát hành giấy tờ có giá hạch toán theo các trường hợp: 2. 2.4.1 Kế toán phát hành... kì hạn (SH 422 2.xx) 2. 2 .2. 2 Kế toán chi trả tiền gửi Khác với tài khoản tiền gửi không kì hạn, khi khách hàng rút tiền ở tài khoản tiền gửi có kì hạn phải rút trọn số tiền của kì hạn - Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ giấy lĩnh tiền mặt ghi: Nợ: - TK tiền gửi có kì hạn (SH 422 2.xx) Có: - TK tiền mặt (SH 1011) - Cũng có thể khách hàng chuyển vào tài... thủ tục mở TK và đăng ký mẫu chữ ký của chủ TK và kế toán trưởng, mẫu con dấu tại các ngân hàng mở TK Ngân hàng được từ chối thanh toán nếu người gửi tiền vị phạm quy định quản lý TK thanh toán và chế độ chứng từ kế toán ngân hàng - Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi 14 Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi . hai Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Chương II Kế toán nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng thương mại Nguồn vốn. thanh toán chung như ủy nhiệm chi 1.4. Quy trình kế toán 1.4.1. Kế toán vốn điều lệ 1.4.1.1. Kế toán vốn điều lệ của ngân hàng thương mại Nhà nước 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước nhận cấp phát vốn. ). Như vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm 3 bộ phận là: Vốn của NHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn. 1.1.1. Vốn của ngân hàng thương mại 1 a. Vốn điều lệ Vốn điều lệ

Ngày đăng: 31/10/2014, 15:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kê số dư tính lãi Số:....................... - Chương 2 kế toán nguồn vốn hoạt dộng của ngân hàng thương mại
Bảng k ê số dư tính lãi Số: (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w