Thực trạng hiệu quả thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank...39 2.2.2.1 Quy trình thanh toán hàng nhập thep phương thức tín dụng chứng từ ...39
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH
***
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài : NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THANH TOÁN QUỐC
TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thị Thu Thảo.Sinh viên: Lê Thị Phương
Khoa: Ngân hàng – Tài chính
Lớp : Tài chính quốc tế 48
Mã SV: CQ482290
Hà Nội
MỤC LỤC
Trang 2BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) 5
1.1.1 Khái niệm và giải thích thuật ngữ 5
1.1.2 Đặc điểm của giao dịch L/C 6
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ L/c 7
1.1.4 Thư tín dụng 8
1.1.5 Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng L/C đối với các bên tham gia 9
1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại 10
1.2.1 Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 10
1.2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 12
1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng 12
1.2.2.2 Chỉ tiêu định tính 13
1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 15
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 15
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 16
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK 18
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam – TechComBank 18
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank 18
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank 21
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 24
Trang 32.1.2.2 Hoạt động tín dụng 25
2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng 26
2.1.2.4 Hoạt động đầu tư gián tiếp 27
2.1.3 Techcombank Hoàn Kiếm 29
2.1.4 Trung tâm thanh toán quốc tế và xử lý nghiệp vụ Techcombank – Chức năng và cơ cấu tổ chức 31
2.2 Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank 32
2.2.1 Thực trạng hiệu quả thanh toán L/C xuất 32
2.2.2 Thực trạng hiệu quả thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Techcombank 39
2.2.2.1 Quy trình thanh toán hàng nhập thep phương thức tín dụng chứng từ .39
2.2.2.2 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng Techcombank 45
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank thông qua một số chỉ tiêu 48
2.3.1 Chỉ tiêu định lượng 48
2.3.2 Chỉ tiêu định tính 50
2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank 55
2.4.1 Ưu điểm trong việc phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank 55
2.4.2 Những hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank 57
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 62
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK 66
3.1 Định hướng phát triển và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cho ngân hàng Techcombank 66
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng
Trang 4phương thức L/C của Techcombank 67
Trang 53.2.1 Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên thực
hiện hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 67
3.2.2 Đẩy mạnh công tác marketing trong hoạt động TTQT của Techcombank 69
3.2.3 Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới 71
3.2.3.1 Đối với các doanh nghiệp NK: 71
3.2.3.2 Đối với các doanh nghiệp XK: 72
3.3 Một số kiến nghị. 73
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước 73
3.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước 74
3.4.4 Kiến nghị với khách hàng là các DN XNK của Việt Nam 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 6BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
TTQT Thanh toán quốc tếNHTM Ngân hàng thương mạiTMCP Thương mại cổ phần
thương mại TTXLNV Trung tâm xử lý nghiệp vụ TT&TTTM Thanh toán và tài trợ thương mại CVKH Chuyên viên khách hàng
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C 7
Bảng 2.1.2.1 Các chỉ số tài chính cơ bản của năm 2005-2009 21
Biểu đồ 2.1.2.1 – Nguồn vốn của Techcombank 2005-2009 – Đơn vị : Tỷ VND 21
Bảng 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank 2008-2009 22
Biều đồ 2.1.2.2 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank năm 2008-2009 .23
Biểu đồ 2.1.2.3 - Lợi nhuận sau thuế của Techcombank năm 2008 – 2009 23
Biều đồ2.1.2.4 và 2.1.2.5 - Tỷ trọng thu nhập của Techcombank 2008-2009 24
Biểu đồ 2.1.2.1.1 Vốn huy động huy động của TCB giai đoạn 2005– 2009 25
Bảng 2.1.2.4.1 – Hoạt động đầu tư của Techcombank 2005-2009 28
Biều đồ 2.1.2.4.1 - Cơ cấu đầu tư của techcombank năm 2005 – 2009 28
Bảng 2.1.3.1 - Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của Techcombank – Hoàn Kiếm 29
Biểu đồ 2.1.3.1 - Phát sinh tăng doanh số L/C xuất nhập khẩu 30
Biểu đồ 2.1.3.2 - Doanh số TTQT của Techcombank năm 2006 – 2009 30
Bảng 2.2.1.1 – Số lượng và giá trị L/C phát sinh tăng năm 2006-2009 37
Biểu đồ 2.2.1.1 - Doanh số thanh toán L/C xuất tại Techcombank 2006-200 38
Bảng 2.2.2.2.1- giá trị L/C được mở qua các năm 2006-2007-2008 46
Biểu đồ 2.2.2.2.1 - Giá trị L/C nhập khẩu được mở qua các năm 2006-2009 46
Bảng 2.3.1.1 – chỉ tiêu định lượng đánh giá hoạt động TTQT theo L/C 2005 – 2009 Đơn vị : Triệu USD 48
Biểu đồ 2.3.1.1 - Tổng doanh thu thanh toán quốc tế qua các năm 2005-2009 49
Biểu đồ 2.3.1.2 - Tỷ lệ Lợi nhuậnTTQT theo phương thức L/C / Doanh thu TTQT theo phương thức L/C 49
Biểu đồ 2.3.1.3 - Doanh thu TTQT theo phương thức L/C/ Tổng doanh thu TTQT .50
Biểu đồ 2.3.2.1 - Tổng nguồn vốn ngoại tệ Techcombank từ 2005-2009 51
Biểu đồ 2.3.2.2 - Doanh số kinh doanh ngoại tệ ngân hàng Techcombank 2005-2009 52
Biểu đồ 2.3.2.3 - Cơ cấu tổng dư nợ ngân hàng Techcombank 2004-2009 53
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, khi quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã hoàn thành thì hoạt động XNK của Việt Nam đã được đổi mới và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như: Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh hàng XK, giảm mạnh việc quản lý theo hạn ngạch, chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương được bãi bỏ, thu hẹp tối thiểu diện mặt hàng cấm nhập, cấm xuất, bãi bỏ các thủ tục phiền hà trong XNK, xuất nhập cảnh tham quan du lịch, hợp tác và liên doanh, xoá bỏ chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương Tất cả những thành tựu đó cũng góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM phát triển mạnh mẽ Giữa các chủ thể tham gia hoạt động TTQT luôn tồntại những sự khác biệt về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội Do đó việc tìm ra mộtphương thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được quyềnlợi và nghĩa vụ của các bên tham gia là một đòi hỏi bức thiết Phương thức tín dụngchứng từ ra đời như một tất yếu khách quan vì nó đã đáp ứng được những yêu cầu
từ cả hai phía nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu Với những ưu điểm vượt trội, ngàynay phương thức tín dụng chứng từ đã được sử dụng một cách rộng rãi trên toàn thếgiới
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, sau một thời gian thực tập tạiPhòng thanh toán quốc tế - chi nhánh ngân hàng Techcombank - 72 Trần Hưng Đạo
- quận Hoàn Kiếm – Hà Nội,), em nhận thấy rằng tín dụng chứng từ là phương thứcthanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay Bởi lẽ nó đáp ứng được nhu cầucủa hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiền, người mua nhận được hàng và cótrách nhiệm trả tiền
Trong những năm qua, sự phát triển vượt bậc của Techcombank nói chung vàhoạt động TTQT tại Techcombank nói riêng đã nâng tầm vị thế của Techcombanktrên thị trường trong nước cũng như trên trường quốc tế Cung cấp dịch vụ thanhtoán quốc tế theo cả bốn phương thức thanh toán quốc tế, nhưng chiếm đa số về sốhợp đồng và doanh số TTQT tại Techcombank vẫn là thanh toán theo phương thứctín dụng chứng từ
Xuất phát từ vấn đề trên, em đã quyết định chọn viết đề tài “ Nâng cao hiệu
Trang 9quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt nam - TECHCOMBANK ” để viết báo cáo.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến cô giáo Nguyễn Thị ThuThảo – cô giáo hướng dẫn báo cáo thực tập này của em Cô đã có những lờikhuyên, những buổi gặp mặt, những chỉ dẫn kịp thời cho em trong suốt thời gianthực tập này
Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt, bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cácanh chị, các cô chú Trung tâm xử lý nghiệp vụ và thanh toán quốc tế Ngân hàng
Techcombank, cảm ơn anh Nguyễn Văn Trung – giám đốc trung tâm, cảm ơn các
cán bộ, phòng ban của trung tâm đã tạo mọi điều kiện tận tình hướng dẫn và cho emhọc hỏi, quan sát nhiều điều, đó chính là điều quan trọng nhất giúp em hoàn thànhtốt báo cáo thực tập này Do kiến thức tích lũy chưa đầy đủ, kinh nghiệm thực tiễnchưa nhiều nên báo cáo kiến tập của em không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,
em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để báo cáonày có ý nghĩa thiết thực hơn
Trang 10CHƯƠNG I HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Thanh toán quốc tế là hoạt động đã có từ lâu đời xuất phát từ sự hình thànhcủa hoạt động xuất nhập khẩu Cùng với sự phát triển của phương tiện thanh toán từhàng sang tiền và ngày nay là séc, hối phiếu, điện chuyển tiền… vai trò của NHtrong thanh toán quốc tế cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn Ban đầu, NH chỉđóng vai trò như trung gian thanh toán, đổi tiền nước xuất khẩu sang tiền nước nhậphoặc ngược lại Về sau NH đã được ủy thác quyền được yêu cầu nhà nhập khẩuthanh toán và cho đến ngày nay NH trở thành gạch nối không thể thiếu giữa nhàxuất khẩu và những nhà nhập khẩu cách xa nhau về mặt địa lý bằng những dịch vụcho mượn uy tín như mở L/c, bảo lãnh hoặc tài trợ thương mại
Định nghĩa về thanh toán quốc tế rất đa dạng chẳng hạn như theo tác giả Lại
Ngọc Quý – Luận án tiến sỹ kinh tế(2000) thì “TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ
chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại tài chinh, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng”
Còn theo như tác giả Nguyễn Văn Tiến – Giác trình thanh toán quốc tế - Nhà
xuất bản Thống kê cho rằng “ Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi
trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”
Tuy được định nghĩa và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng để mộthoạt động được gọi là hoạt động thanh toán quốc tế thì cần có những đặc điểm sau:
- Là việc thanh toán các khoản tiền
Trang 11- Khoản nợ này phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tíndụng
- Liên quan đến các cá nhân, tổ chức của các nước khác nhau
- Được thực hiện qua NHTM
Ngày nay, đối với nền kinh tế, TTQT nổi lên như chiếc cầu nối giữa kinh tếtrong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy xuấtnhập khẩu, hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài Ngoài ra TTQTcòn đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển hỏa động dịch vụ,tăng cường thu hút kiều hối và một trong những vai trò quan trọng nhất của TTQT
đó chính là thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế
Đối với ngân hàng thương mại, sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế
sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng chẳng hạn như việc thanh toán quốc tếphát triển sẽ giúp NHTM thu hút tạo mối quan hệ với nhiều khách hàng Có rấtnhiều lý do để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đến ngân hàng trong hoạt độngngoại thương của mình Trong xu thế hội nhập kinh tế, việc mua bán trao đổi hànghóa giữa các quốc gia với nhau ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên khoảng cách
về địa lý và khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa chính là yếu tố tạo nên rủi ro cho hoạtđộng ngoại thương, Để hiểu biết được uy tín của bạn hàng và phong tục tập quáncủa nước bạn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải có quy mô đủ lớn để cóchi nhánh hoặc bạn hàng lâu năm tại nước đó, việc này đòi hỏi chi phí lớn và thờigian nhiều Trong tình hình đó, ngân hàng thương mại sẽ là những lựa chọn lýtưởng do NHTM là những trung gian tài chính chuyên nghiệp có bề dày hoạt động,tiềm năng tài chính lớn và sự nắm bắt rõ thị trường Việc cung cấp một dịch vụthanh toán quốc tế tốt sẽ đem lại mối quan hệ và những khách hàng tiềm năng choNHTM cho các dịch vụ khác của ngân hàng như tín dụng, đầu tư Hơn nữa, hoạtđộng TTQT phát triển còn tăng khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận cho NHTM.Trong quá trình sử dụng dịch vụ TTQT khách hàng còn phát sinh nhu cầu sử dụngcác dịch vụ khác như tài trợ, bão lãnh, mua bán ngoại tệ dẫn đến sự phát triển củacác nghiệp vụ tài trợ bảo lãnh và các dịch vụ quốc tế khác Việc phát triển hoạtđộng thanh toán quốc tế sẽ làm tăng doanh thu cho ngân hàng qua các khoản phí thuđược như phí thanh toán, phí sửa đổi, phí thanh toán, phí bảo lãnh Ngoài ra, hoạtđộng TTQT đóng vai trò bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác nên nó đượcxem như gián tiếp tạo ra lợi nhuận cho các hoạt động này
Trang 12Hoạt động TTQT thường được thực hiện qua bốn phương thức cơ bản baogồm:
- Phương thức chuyển tiền : là phương thức trong đó khách hàng ( người trả
tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất đinh bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
- Phương thức mở tài khoản: là phương thức trong đó người bán mở một tài
khoản để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch
vụ Định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên, người mua trả tiền cho người bán
- Phương thức nhờ thu: là phương thức trong đó người xuất khẩu sau khi giao
hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập
- Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C) : Thư tín dụng (L/C) là một cam kết
thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C
Trong TTQT thường có bốn phương tiện thanh toán chủ yếu đó là:
- Hối phiếu: ( theo luật hối phiếu Anh 1882) là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điềukiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này chỉ khi nhìn thấyphiếu hoặc đến một ngày xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định chomột người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả chongười cầm phiếu
- Lệnh phiếu : hay còn gọi là Kỳ phiếu là loại chứng từ trong đó người ký phátcam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người được hưởnglợi chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một ngườikhác Như vậy lệnh phiếu ngược lại với hối phiếu
- Séc: là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoảng ( khách hàngcủa Ngân Hàng) ký phát ra lệnh cho Ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tàikhoản của mình để trả cho người được chỉ định có tên ghi trên séc hoặc người cầmséc
1.1 Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Trang 131.1.1 Khái niệm và giải thích thuật ngữ
Trong các phương thức thanh toán quốc tế mỗi phương thức đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định Những điểm mạnh và điểm yếu này sẽ được tận dụng phát huy trong từng trường hợp cụ thể Ví dụ như với những giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con hoặc những bạn hàng lâu năm có uy tín, phương thức mở tài khoản hoặc nhờ thu sẽ được coi là ưu việt hơn vì tiết kiệm được thời gian và chi phí Mặt khác, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ lại đem lại sự bảo đảm được thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu đã thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng và xuất trinh được bộ chứng
từ hợp lệ Bởi vậy, chúng ta không thể kết luận được phương thức nào là ưu việt hơn phương thức nào mà mỗi phương thức đều có vai trò nhất định của mình.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tỷ trọng thanh toán bằng XNK bằng L/C luôn chiếm ưu thế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đang được xem như là phương thức thanh toán quan trọng trong thương mại quốc tế Chương này sẽ đi sâu tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C)
Tại điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau :
“Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi hoặc mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH
về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp ”- PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình thanh toán quốc tế
1.1.2 Đặc điểm của giao dịch L/C
Thư tín dụng tuy được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhưng một khi đã được thành lập thì thư tín dụng lại có là hợp đồng độc lập giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng Tính độc lập ở đây được thể hiện ở việc nghĩa vụ trả tiền của ngân hàng phát hành cho người bán không phụ thuộc vào việc hàng hóa giao có đúng chủng loại và quy cách như trong hợp đồng hay không, ngân hàng có nghĩa vụ phải trả đủ số tiền cho nhà xuất
Trang 14khẩu khi nhà nhập khẩu xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo Trong trường hợp người mua không trả tiền cho ngân hàng, ngân hàng vẫn phải hoàn thành trành trách nhiệm trả tiền cho nhà xuất khẩu
L/C là hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và người xuất khẩu Mọi quyền lợi của nhà nhập khẩu đã được ngân hàng phát hành đại diện
Ngân hàng chỉ giao dịch trên bề mặt chứng từ và không dự trên thực tế hàng hóa Mọi sự tranh chấp về hàng hóa thực tế sai với quy định trong hợp đồng được giải quyết trực tiếp giữa người mua và người bán
Chứng từ được coi là không phù hợp với các điều khoản được quy định trong L/C nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong L/
C hoặc chứng từ mâu thuẫn nhau
Người yêu cầu mở L/C
( Applicant )
Ngân hàng thông báo (Advising bank )
Trang 15người nhập khẩu ký hợp đồng thương mại với nhau Nếu người xuất khẩu yêu cầuthanh toán hàng hoá theo phương thức tín dụng chứng từ thì trong hợp đồng thươngmại phải có điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
(2) : Người nhập căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tạingân hàng phục vụ mình
(3) : Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp lệhay chưa Nếu đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo qua ngânhàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển 01 bản gốccho người xuất khẩu
(4) : Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và 01 bản gốc L/C, ngân hàngthông báo chuyển L/C cho người thụ hưởng
(5) : Người xuất khẩu khi nhận được 01 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội dungL/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng Nếukhông họ sẽ yêu cầu ngân hàng chỉ sửa theo đúng yêu cầu của mình rồi mới tiếnhành giao hàng
(6) : Sau khi chuyển giao hàng hoá, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng
từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến ngân hàng phát hành thông quangân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán Ngoài ra, người xuất khẩu cũng
có thể xuất trình toàn bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng được chỉ định thanhtoán được xác định trong L/C
(7) : Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợpvới quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Nếungân hàng thấy không phù hợp thì sẽ tiến hành từ chối thanh toán và trả lại hồ sơcho người xuất khẩu
(8) : Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người xuấtkhẩu và yêu cầu thanh toán
(9) : Người phát hành kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành hoàn trả tiền chongân hàng
1.1.4 Thư tín dụng.
a Khái niệm
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng của phương thức tín dụng
Trang 16chứng từ Nếu không mở thu tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xáclập được và người xuất khẩu sẽ không giao hàng cho người nhập khẩu.
Vậy thư tín dụng là gì ?
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập ra trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư tín dụng.
b Vai trò của thư tín dụng
Thư tín dụng là văn bản mang tính pháp lý nó là căn cứ pháp lý để ngân hàngquyết định việc trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu, là cơ sở để người mua
có trả tiền cho Ngân hàng hay không Ngoài ra, thư tín dụng là một công cụ hiệuquả trong việc cụ thể, chi tiết, hoàn thiện hoá những nội dung mà hợp đồng chưabàn tới, khắc phục những sai sót, những điều khoản không có lợi trong hợp đồngnếu xét thấy việc huỷ hợp đồng là có lợi
Tuy được thành lập trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi được mở nóhoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán Điều này có nghĩa là khi thanh toán, cácngân hàng chỉ căn cứ vào các bộ chứng từ phù hợp mà thôi Tính chất độc lậptương đối của thư tín dụng đã chi phối toàn bộ các khâu của quá trình thanh toán,quy định toàn bộ nghĩa vụ của các bên tham gia
Bản thân phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn so với phương thứckhác, song nó không phải là phương thức đảm bảo tránh được các rửi ro cho cácbên tham gia, trong đó có ngân hàng
c Chức năng của thư tín dụng
Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ hoản hảo xuất trình đòi tiền theo một
L/C bao gồm những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việcngười bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và đó là cơ sở để ngân hàng thực hiệnviệc thanh toán
Chức năng tín dụng: Thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng ngân
hàng phát hành cấp cho nhà nhập khẩu Trong trường hợp ngân hàng phát hành yêucầu nhà nhập khẩu ký quỹ 100% thì thực chất ngân hàng không cấp cho nhà nhậpkhẩu một khoản tín dụng nào mà chỉ cho nhà nhập khẩu sự uy tín của mình
Chức năng đảm bảo thanh toán: Ngoài hai chức năng trên thư tín dụng còn
Trang 17có chức năng đảm bảo thanh toán Ngân hàng phát hành thay mặt nhà nhập khẩuđứng ra cam kết thanh toán trực tiếp với nhà xuất khẩu mà không phụ thuộc vào ýmuốn chủ quan của nhà nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu có xuấttrình được bộ chứng từ hoàn hảo hay không
1.1.5 Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng L/C đối với các bên tham gia
- Nhà nhập khẩu
Việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ mang lại cho nhànhập khẩu những lợi ích mà những phương thức thanh toán khác không có Phươngthức thanh toán L/C giúp nhà nhập khẩu có thể tin tưởng rằng việc hàng giao sẽđúng thời hạn và đúng chất lượng như những điều khoản trong hợp đồng vì đâychính là điều kiện để nhà xuất khẩu có bộ chứng từ hoàn hảo và nhận được tiềnthanh toán từ ngân hàng phát hành Ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra tính đúngđắn và hoàn hảo của bộ chứng từ trên bề mặt và chịu trách nhiệm khi để xảy ra saisót Ngoài ra, có rất nhiều loại L/C và nhà nhập khẩu có thể lựa chọn loại L/C phùhợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình Chẳng hạn như nhà nhập khẩu cầnnhập một mặt hàng có tính chu kỳ về số lượng và giá trị hàng hóa thì nhà nhập khẩu
có thể mở L/C tuần hoàn để giảm được chi phí mở L/C nhiều lần và các chi phí giaodịch liên quan Khi nhà nhập khẩu muốn ứng một lượng tiền trước cho nhà xuấtkhẩu để thực hiện sản xuất hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu mở L/C có điềukhoản đỏ
- Nhà xuất khẩu
Đối với nhà xuất khẩu, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem như là phương thức an toàn do hạn chế được đa số rủi ro trong việc thanh toán L/C chính là một cam kết của ngân hàng phát hành thay mặt người nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng và xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo Nhà nhập khẩu không có quyền can thiệp vào quá trình thanh toán của ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành cũng không có quyền từ chối thanh toán nếu nhà xuất khẩu đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình Từ những ưu điểm nêu trên, L/C sẽ mở ra những cơ hội làm ăn mới cho nhà xuất khẩu ngay cả khi hoàn toàn không có thông tin gì về người mua do việc thực hiện thanh toán đã được ngân hàng phát hành đứng ra bảo lãnh
Trang 18- Ngân hàng
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục,ngoài ra ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn ( khi có ký quỹ ) Khithực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như chovay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp
vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng
cố và mở rộng
Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị rằngbuộc trách nhiệm của mình đối với người mua và người bán với tư cách là mộtthành viên tham gia vào phương thức thanh toán
1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
- Khái niệm hiệu quả của TTQT
Đối với hoạt động TTQT thị trường chính là nơi chỉ ra hoạt động TTQT của ngân hàng có đạt hiệu quả hay không Nhưng hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng là gì? Có những nhân tố nào trên thị trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT và ngân hàng cần làm như thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT? Làm rõ được bản chất hiệu quả hoạt động TTQT, những biểu hiện của nó và trả lời được những câu hỏi trên có ý nghĩa về mặt
lý luận và thực tiễn Vì có hiểu đúng được bản chất của hiệu quả hoạt động TTQT thì mới có cơ sở để xác định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TTQT, để từ đó xác định phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM cần phải xem xét toàn diện trên cả 3 giác độ: nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng bởi vì giữa
3 yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau:
-Đối với nền kinh tế: hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK , thúc đẩu hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, thúc đẩu và mở rộng các hoạt động dịch vụ
Trang 19như du lịch, hợp tác quốc tế, tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm góp phần cải thiện cán cân thanh toán, ổn định nền kinh tế
-Đối với NHTM: Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng, thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, mở rộng thị trường hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, đa dạng hóa nguồn thu nhập, tăng doanh thu từ dịch vụ TTQT, tăng thu nhập cho ngân hàng Khi cung cấp những dịch vụ TTQT, ngoài những khoản tiền phí theo biểu phí dịch vụ, ngân hàng sẽ có cơ hội thu được các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi các bên tham gia hoạt động TTQT có nhu cầu mua bán hoặc chuyển đổi hoặc cơ hội chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp trong suốt thời gian thanh toán
-Đối với khách hàng: hiệu quả của hoạt động TTQT của NHTM được đánh giá thông qua việc thúc đẩy tổng kim ngạch XNK của doanh nghiệp, các thương vụ được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và nâng cao uy tín của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động TTQT đã được nghiên cứu ở dưới nhiều góc độ đa dạng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng sinh lợi hoặc giảm tiêu chi phí để nhằm tang doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh tác giả Lê Thị Phương Liên trong luận
án tiến sỹ kinh tế 2006 đã đưa ra khái niệm rằng : “Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT”
- Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Dựa trên khái niệm về hiệu quả hoạt động TTQT ta có thể dễ dàng đưa
ra một khái niệm cơ bản về hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng
từ rằng : “Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là
Trang 20một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT theo phương thức này”
- Doanh thu TTQT theo phương thức L/C bao gồm: Doanh thu từ phí mở L/C, chỉnh sửa L/C, doanh thu từ mua bán ngoại tệ cho TTQT theo phương thức L/C, doanh thu từ cho vay hoạt động TTQT theo phương thức L/C
- Chi phí TTQT theo phương thức L/C bao gồm: Chi phí tiền công, tiền lương cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT theo phương thức L/C, chi phí quản lý khác, chi phí khấu hao máy móc, rủi ro trong TTQT theo phương thức L/C, chi phí điện, nước,
1.2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
1.2.2.1 Chỉ tiêu định lượng
- Thời gian thanh toán
Là khoảng thời gian kể từ khi chỉ đinh thanh toán được đưa ra cho đến khi các chủ thể than gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản
Trong thanh toán theo phương thức L/C thì thời gian thanh toán được hiểu là khoảng thời gian tính từ khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo cho nhà ngân hàng phát hành cho đến khi nhà xuất khẩu nhận được tiền
- Chi phí giao dịch bao gồm: Chi phí về thời gian giao dịch, chi phí thủ tục giao dịch phải thực hiện
- Doanh thu từ phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C
Để tính được doanh thu từ phí cho hoạt động TTQT ta cần biết được doanh thu của các doanh thu dịch vụ nhỏ được tính bằng giá cả dịch vụ thứ i nhân với số lượng dịch vụ thứ I được thược hiện trong kỳ.
Để tính được doanh thu từ phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C ta cần biết được doanh thu của các dịch vụ liên quan đến L/C chẳng hạn như phí
Trang 21mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí thông báo và xác nhận L/C
- Lợi nhuận ròng của hoạt động TTQT bằng phương thức L/C
Lợi nhuận ròng là biến số được tính bằng hiệu số giữa chi phí phát sinh trong kỳ và doanh thu của các dịch vụ liên quan đến L/C
Lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C = Doanh thu TTQT theo phương
thức L/C – Chi phí TTQT theo phương thức L/C
Để đạt được mục tiêu tăng lợi nhuận ngân hàng thương mại có thể dung nhữngbiện pháp để tăng doanh thu hoặc sử dụng các biện pháp để giảm chi phí phát sinh
- Lợi nhuận/ doanh thu
Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C so với doanh thu TTQT theo phương thức L/C được tính
= Lợi nhuận theo phương thức L/C / Doanh thu TTQT theo phương thức L/C
Tỷ lệ này cho biết trong một đồng doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C ngân hàng thu được thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận
- Doanh thu TTQT theo phương thức L/C / Tổng doanh thu TTQT
Hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa doanh thu TTQT theo phương thức L/C so với tổng doanh thu hoạt động TTQT
Tỷ lệ doanh thu TTQT theo phương thức L/C so với tổng doanh thu TTQT
Trang 22=DT TTQT theo phương thức L/C / DT TTQT
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng của doanh thu do hoạt đọng TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mang lại so với tổng doanh thu của hoạt động TTQT
- Chi phí TTQT theo phương thức L/c / Doanh thu TTQT theo phương thức L/
- Tăng cường và củng cố vốn ngoại tệ cho NH
Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hay chi ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu các ngân hàng thương mại đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO là tài khoản bằng tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài Hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số ngoại
tệ được thực hiện qua tài khoản NOSTRO càng lớn Đặc biệt khi các doanh nghiệp xuất khảu trong nước đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài thì lượng ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO tại các ngân hàng thương mại nước ngoài càng lớn Đây chính là hiệu quả tăng cường vốn nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng thông qua hoạt động TTQT Với vai trò là phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế lượng vốn ngoại tệ thu về từ các L/C xuất sẽ là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho các ngân hàng qua tài khoản NOSTRO
- Tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho ngân hàng
Từ việc hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tăng cường và củng cố vốn ngoại tệ cho ngân hàng, ngân hàng do đó sẽ có thêm nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ như hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ
- Tăng cường hỗ trợ dịch vụ các ngân hàng khác
Trang 23Khi cung cấp dịch vụ TTQT, các NHTM còn cơ hội thu được lợi nhuận
từ những hoạt động liên quan như hoạt động bảo lãnh, chiết khấu hối phiếu Mối quan hệ được lượng hóa giữa doanh số TTQT bằng phương thức L/C với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng sẽ cho biết mối quan hệ hỗ trợ của hoạt động TTQT theo phương thức L/C đến việc tăng cường hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác như bảo lãnh, chiết khấu hối phiếu Ngoài ra, khi nhà NK cần mở L/C để nhập khẩu một khối lượng hàng hóa, dịch vụ nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện hoạt động đó, lúc này để nhập khẩu được nhà NK phải cần đến sự hỗ trợ tài chính của NHTM Trên cơ sở các điều kiện nhất định được thỏa thuận, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản tiền đã cho vay này Việc phát triển mạnh hoạt động TTQT, đặc biệt là theo phương thức L/C sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển dịch tài trợ ngoại thương mạnh mẽ, từ đó thu được lợi nhuận cho ngân hàng Do đó, hoạt động TTQT theo phương thức L/C đã tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu
- Phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế
Trong một giao dịch thanh toán quốc tế, NHTM có mối quan hệ với khách hàng, NH đại diện cho mình tại nước ngoài, NH đại diện cho nhà xuất hoặc nhập khẩu Thực hiện tốt việc thanh toán với thời gian nhanh và độ chính xác cao sẽ tăng được uy tín cho ngân hàng không những trên thị trường trong nước mà trên cả trường quốc tế Điều này không chỉ mang lại cho ngân hàng doanh thu hay lợi nhuận trước mắt mà nó còn mang lại cho ngân hàng những cơ hội hợp tác lớn hơn trong tương lai khi mà uy tín và thương hiệu của NHTM đã được khẳng định qua thời gian hợp tác làm việc.
1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ
Bất cứ NHTM nào cũng hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT Điều này có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành, khả năng cạnh tranh nhằm thu được lợi nhuận cao, mở rộng hoạt động kinh doanh
Trang 24và nâng cao uy tín, vị thế của ngân hàng Để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, NHTM phải hiểu rõ các nhân tố tác động đến hiệu quả TTQT và xu hướng tác động tích cực, tiêu cực hay đa chiều của các nhân tố này, trên cơ sở đó sẽ đưa ra được những giải pháp để khuyến khích, tăng cường các nhân tố có ảnh hưởng tích cực và hạn chế những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực Thông thường, có thể chia các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ thành hai nhóm : Nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
-Môi trường chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới
Mọi sự biến động về chính trị và xã hội trong nước và trên thế giới đều
có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng do ngân hàng chính là cầu nối của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế bên ngoài và đối với hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động được diễn ra giữa các đối tác ở những nước khác nhau Đặc biệt hơn, sự
ổn định chính trị, xã hội trong nước và bên ngoài có sự ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động thanh toàn quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ Trong một môi trường chính trị, xã hội trong nước và trên thế giới ổn định, ngân hàng có điều kiện tập trung phát triển hoạt động của mình, mang lại doanh thu và tích lũy cao Ngược lại trong điều kiện chính trị và xã hội bất ổn định sẽ là một cản trở cho ngân hàng trong hoạt động của mình
Môi trường chính trị, xã hội ở đây chính là sự ổn định về chính trị và xã hội Một nước có chiến tranh, đảo chính và khủng bố được xem như là một nước có môt trường chính trị xã hội không ổn định Có thể vì rủi ro chiến tranh hoặc đảo chính, nhà xuất khẩu không thể giao hàng như thời hạn và việc thanh toán sẽ bị chậm trễ Trong trường hợp quốc gia của nhà nhập khẩu có những biến cố chính trị xảy ra, tiền thanh toán không thể chuyển ra nước ngoài Những rủi ro trên không được công ty bảo hiểm chấp nhận và coi đó là những rủi ro bất khả kháng.
-Môi trường kinh tế
Trang 25Môi trường kinh tế được xem như là nhân tố có tính ảnh hưởng lớn nhất
và trực tiếp nhất đến hiệu quả hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói chung của một NHTM Môi trường kinh tế được đề cập ở đây là chính sách điều hành quản lý kinh tế vĩ môi của nhà nước, mỗi một sự thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, doanh nghiệp Việc nhà nước giảm hoặc hoàn thuế XNK sẽ có những tác dụng tích cực đến hoạt động TTQT của ngân hàng Ngược lại, việc nhà nước sử dụng các biện pháp kết hối hoặc các biện pháp khác giảm cung ngoại tệ trên thị trường sẽ làm ngoại tệ trở nên khan hiếm và
sẽ gây sự khó khăn trong hoạt động TTQT của NHTM
-Môi trường pháp lý
Vai trò của môi trường pháp lý thể hiện ở chỗ nó tạo cơ sở pháp lý để các bên trong nước thực hiện nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt hoạt động TTQT Môi trường pháp lý ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuãn giữa luật quốc gia và tập quán luật pháp quốc tế Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều phải chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia đó, luật pháp quốc gia nước sở tại và thậm chí có thể phải chịu sự ảnh hưởng của tập quán và luật pháp quốc
tế TTQT bằng phương thức L/C là một hoạt động kinh tế của NHTM, không những chịu sự chi phối của luật pháp trong nước, luật pháp nước sở tại mà còn chịu sự chi phối của các quy tắc, chuẩn mực , thông lệ quốc tế như UCP500, UCP600, ISBP…
-Kiến thức về thương mại quốc tế của các doanh nghiệp XNK
Kiến thức về thương mại quốc tế của các doanh nghiệp XNK đóng vai trò đẩy nhanh tiến độ công việc và hạn chế rủi ro tác nghiệp giữa ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp XNK
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm những nhân tố từ nội tại của mỗi
Trang 26NHTM như: khả năng tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực quản trị rủi ro, uy tín và mạng lưới, hoạt động marketing và trình độ công nghệ…
-Năng lực tài chính
Được biểu hiện thông qua tiềm lực về vốn của ngân hàng, năng lực tài chính lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, trang bị máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thanh toán, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
-Năng lực quản trị điều hành
Quy chế quản lý, quy trình hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế và phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển thể hiện năng lực quản trị điều hành Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C được thể hiện ở quy trình nghiệp vụ thanh toán của các L/C xuất và L/C nhập Một quy trình đạt hiệu quả cao là quy trình tiết kiệm được thời gian và chi phí mà vẫn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện yêu cầu
-Năng lực quản trị rủi ro
Rủi ro là khó lường và do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nguyên nhân khách quan từ những chính sách vĩ mô của nhà nước, sự thiếu hiểu biết
về thương mại quốc tế hay hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng, hoặc có thể
do những nguyên nhân chủ quan từ các chính sách của ngân hàng như sự thiếu hụt không đồng bộ của các cơ chế chính sách quy trình nghiệp vụ cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng Hậu quả của nó sẽ làm xấu đi tình hình tài chính của các ngân hàng và làm ảnh hương đến uy tín cũng như thương hiệu của NH Bởi vậy, quản lý rủi ro tốt sẽ đảm bảo hoạt động TTQT của NHTM an toàn, hiệu quả
-Công nghệ thanh toán
Trước sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NH thì một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó là áp dụng các thành tựu mới của KHCN và hoạt động kinh doanh
NH Công nghệ ngân hàng tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng thể hiện trên
Trang 27các mặt tiết kiệm chi phí, đẩy nhanh tốc độ thanh toán và lưu chuyển tiền tệ
CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN
cơ cấu nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường Xuất phát với mạng lưới có 113 chinhánh và phòng giao dịch trải khắp 21 tỉnh thành lớn của Việt Nam gồm 4.000 nhânviên với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, hiện nay Techcombank đã trở thànhngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổphần với gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch với số vốn điều lệ hiện nay 3.165
tỷ đồng, tổng tài sản hơn 59.360 tỷ đồng tính đến T10/2009
Techcombank hiện đang phục vụ hơn 20.000 khác hàng doanh nghiệp vừa vànhỏ với phương châm trở thành “ siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói ” hỗ trợ tối đahoạt động kinh doanh trong nước cững như nước ngoài bao gồm tài khoản tiền gửi,tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoạihối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưư đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu
Trang 28theo các thoả thuận ký với các tổ chức quốc tế Với các doanh nghiệp nhà nước nhànước và tư nhân có quy mô lớn, Techcombank đang cung cấp một loạt các dịch vụ
hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế
và các dịch vụ ngân hàng điện tử
Cùng lúc đó, Techcombank cũng đang phục vụ hơn 200.000 khác hàng dân
cư Với khác hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngânhàng đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tàikhoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, bảo quản tài sản, đầu tư, bảo lãnh trênnền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus rất thuận tiện và có nhiều tiện ích
và giá trị gia tăng cho khác hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợtiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp
Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong nhữngngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chínhkhác.Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn,chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiềukhách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịchlớn trên thế giới
Mục tiêu của ngân hàng Techcombank là trở thành một trong những ngânhàng lớn nhất và được ưa thích nhất Việt Nam : Techcombank đem lại “ sự thânthiện đến sự tin cậy ”
Chức năng chủ yếu của Techcombank :
Huy động vốn trung và dài hạn, ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ từ nguồntrong và ngoài nước dưới các hình thức chủ yếu như :
Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanhtoán của tất cả các tổ chức, dân cư
Phát hành các chứng chỉ tiền gửi và cá loại giấy tờ có giá
Vay vốn của các tổ chức tín dụng trên các thị trường
Các nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ ngân hàng chủ yếu là :
Cho vay ngắn trung dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành
Chiết khấu các hình thức có giá
Các nghiệp vụ bảo lãnh
Trang 29Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối.
Dịnh vụ thanh toán trong và ngoài nước
Trong suốt hơn 15 năm thành lập và phát triển , Techcombank đã và đangphấn đấu hết mình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng cao chất lượng nghiệp vụ, mởrộng quy mô kinh doanh Và cũng trên chặng đường đầy nỗ lực đó, Techcombank
đã từng bước khẳng định mình, đạt được những thành tựu đáng tự hào, những cộtmốc tiêu biểu:
- Ngày 12/04/06, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chínhthức công bố Techcombank là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại ViệtNam do người tiêu dùng bình chọn
- Ngày 26/04/2006, Techcombank đã được Citibank trao giải thưởng "Ngânhàng có thành tích xuất sắc trong hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005".Đây là lần thứ hai Citibank trao giải thưởng này cho Techcombank
- Tháng 5/2006, Wachovia trao danh hiệu “Ngân hàng có thành tích xuất sắctrong hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005” cho Techcombank
- Ngày 16/8/2006 Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đãcông bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tạiViệt nam được xếp hạng bởi Moody’s
- Tháng 3/2007, Techcombank là ngân hàng Việt nam đầu tiên và duy nhấtđược Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầutrong giải pháp phát triển thị trường
- Tháng 9/2007, Techcombank đã nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuấtsắc năm 2006” từ Citibank
- Ngày 6/1/2008, Techcombank nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - TopTrade Services 2007” của Bộ Công Thương
- Ngày 23/2/2008, Techcombank được trao tặng người tiêu dùng bình chọndanh “Dịch vụ được hài lòng nhất” Chương trình do Báo Sài Gòn Tiếp Thị vàTrung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức
“Năm 2008, một năm sóng gió mà nền kinh tế nước ta đã phải đối mặt với
Trang 30những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới và những khó khăn nội tạinhư: lạm phát tăng mạnh, cán cân thương mại thâm hụt khá lớn, thị trườngchứng khoán liên tục suy giảm…và sau đó là suy giảm kinh tế Trong bốicảnh đó, Hội đồng quản trị Techcombank đã cùng Ban điều hành theo sát diễnbiến thị trường, phát huy tối đa năng lực, trí tuệ trong công tác quản trị, điềuhành để đưa Techcombank vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển vững mạnh,
an toàn, hiệu quả và gia tăng quy mô năng lực hoạt động kinh doanh.” (tríchlời chủ tịch hội đồng quản trị trong báo cáo thường niên)
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank
Bảng 2.1.2.1 Các chỉ số tài chính cơ bản của năm 2005-2009
0
39.54 2
17.32 6
10.66 6
9 Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần
( Trích nguồn – Báo cáo thường niên Techcombank 2005 – 2009 )
Biểu đồ 2.1.2.1 – Nguồn vốn của Techcombank 2005-2009 – Đơn vị : Tỷ VND
Trang 31( Trích nguồn – Báo cáo thường niên Techcombank 2005 – 2009 )
Bảng 2.1.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank 2008-2009
(Đơn vị : Triệu VND)
Thu nhập lãi và các khoản có tính chất lãi 6.218.777 2.326.002 Chi phí lãi và các khoản có tính chất lãi -4.458.034 -1.400.728
Trang 32Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư góp vốn 1.835
(Nguồn :Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
Trang 33Biều đồ 2.1.2.2 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank năm
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
Biểu đồ 2.1.2.3 - Lợi nhuận sau thuế của Techcombank năm 2008 – 2009
kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ngân hàng Techcombank)
Biều đồ2.1.2.4 và 2.1.2.5 - Tỷ trọng thu nhập của Techcombank 2008-2009
Trang 35Cơ cấu huy động vốn của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tốt, đặc biệt tỷ trọng lượng tiền gửi từ dân cư tăng đáng kể song tỷ trọng này vẫn nhỏ hơn tỷ trọng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế Tuy mức lãi suất huy động của Techcombank thấp hơn tương đối so với một số ngân hàng khác nhưng vẫn thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn từ dân cư do khách hàng tin tưởng vào uy tín của Techcombank Nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng thì việc đầu tư san sẻ trên tất cả các lĩnh vực tài chính, sản xuất, kinh doanh… đã tỏ ra có hiệu quả, giúp Techcombank giảm thiểu rủi ro, tạo dựng sự tin cậy đối với các nhà đầu tư
Biểu đồ 2.1.2.1.1 Vốn huy động huy động của TCB giai đoạn 2005– 2009
Đơn vị: tỷ đồng
§
Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank giai đoạn 2005 - 2009
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng Những năm đầu thành lập từ chỗ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho các
Trang 36doanh nghiệp nhỏ với tổng dư nợ là 20 tỷ VNĐ ngày 27/9/1993 đến nay TCB
đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế đặc biệt chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân Tốc độ tăng của tổng dư nợ luôn đạt mức cao trong những năm gần đây, năm 2007 là 6117 tỷ VNĐ tăng 64% so với năm 2006 và năm 2008 có mức tăng trưởng vượt bậc là 204% (12478 tỷ VNĐ) so với năm 2007 Năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống, tiếp theo là suy thoái kinh tế trên toàn thế giới vào cuối năm 2008 nên hầu hết các ngân hàng có mức tăng về số lượng tuyệt đối tổng dư nợ không cao nhưng Techcombank vẫn đạt 17049 tỷ VNĐ đây là con số đáng mơ ước của nhiều ngân hàng TMCP là nhờ khả năng lãnh đạo có bài bản, đầu tư chậm nhưng đúng hướng tránh đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn.
Nhu cầu của khách hàng được đáp ứng nhanh và chính xác, bên cạnh những sản phẩm truyền thống Techcombank còn triển khai cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay du học, cho vay cổ phần hoá…Chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ cho vay của Techcombank là cho vay ngắn hạn còn lại là những hợp đồng cho vay trung hạn và dài hạn.
2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng
* Thanh toán quốc tế
- Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tại một nơikhác bất kỳ chi nhánh nào của Techcombank
- Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tối đa 01 ngày.Phát hành trực tiếp đến 8427 chi nhánh ngân hàng tại 88 quốc gia trên thế giới
- Uy tín cao của Techcombank trong thanh toán quốc tế được các ngân hàng toàncầu thông báo và xác nhận như Citibank, HSBC, ABN AMBRO, SMBC, Ing BHF,Standard Chartered Bank, Fortis Bank, Credit Suisse…
-Đạt tỷ lệ điện chuẩn cho hoạt động TTQT lên tới trên 99%, Techcombankđảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chiphí cạnh tranh nhất qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT
- Techcombank là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết và
Trang 37thực hiện hợp đồng hỗ trợ DN xuất khẩu với ADB Ký kết này tạo cơ hội chokhách hàng của Techcombank được ADB bảo lãnh thanh toán và vay vốn với lãisuất ưu đãi.
- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá
bộ chứng từ
Techcombank là ngân hàng TMCP hoạt động tương đối mạnh trong lĩnh vựcdịch vụ thanh toán quốc tế do tính năng động của ngân hàng tư nhân và được sựgiúp đỡ từ ngân hàng nước ngoài (trực tiếp là ngân hàng HSBC)
* Kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ trong giai đoạn này cũng đã thu được nhiều kết quả tích cực Lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng liên tục qua các năm và vượt kế hoạch đề ra Năm 2005 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ tăng 75% so với năm 2004 và con số này các năm
2006, 2007 lần lượt là 100% và 40%.
* Bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh của ngân hàng tăng mạnh nhưng chất lượng của hoạt động bảo lãnh vẫn được đảm bảo do Techcombank chỉ ký kết hợp đồng bảo lãnh với những khách hàng uy tín hoặc bắt ký quỹ 100%, giảm tối thiểu việc phải xuất vốn của ngân hàng để thực hiện hợp đồng bảo lãnh Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng Kỹ thương vẫn chưa phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh nào Tổng số dư bảo lãnh liên tục tăng qua các năm Nếu năm 2005 số
dư bảo lãnh là 784,96 tỷ VNĐ thì các năm 2006, 2007 lần lượt là 1330 và 1365,25 tỷ VNĐ Doanh thu từ phí bảo lãnh cũng tăng trưởng mạnh trung bình 70%/năm
* Hoạt động kinh doanh thẻ
Năm 2003 là năm đầu tiên ngân hàng Kỹ thương Techcombank triển khai sản phẩm thẻ ATM F@stAccess-Connect 24 Đây là kết quả hợp tác giữa ngân hàng Techcombank và ngân hàng Ngoại thương cùng 11 ngân hàng
Trang 38thành viên khác Cho đến hết năm 2009, toàn hệ thống đã phát hàng hơn 60.936 thẻ, triển khai lắp đặt 1.100 POS và 250 máy ATM Đây là một kết quả tăng trưởng khá phản ánh quyết tâm cao của toàn hệ thống.
2.1.2.4 Hoạt động đầu tư gián tiếp
Các hoạt động đầu tư, góp vốn của TCB được thực hiện đa dạng theo nhiều hình thức như mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hoá, mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn, quỹ đầu
tư chứng khoán, giao dịch trung tâm giao dịch chứng khoán
Bảng 2.1.2.4.1 – Hoạt động đầu tư của Techcombank 2005-2009
Biều đồ 2.1.2.4.1 - Cơ cấu đầu tư của techcombank năm 2005 – 2009
Nguồn: Báo cáo thường niên của techcombank năm 2005 – 2009
Bảng 2.2 thể hiện một sự táo báo và rất hợp lý của Techcombank, trong nhữngnăm 2008 và 2009, nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ trên đà tăng trưởng
Trang 39của nền kinh tế toàn cầu thì Techcombank không tham gia vào hoạt động đầu tưnhiều, mà chỉ rót vốn cầm chừng và dè dặt Nhưng khi nền kinh tế trầm xuống vàrơi vào khủng hoảng năm 2008, thì Techcombank lại đổ một lượng vốn tương đốilớn vào hoạt động đầu tư nhất là hoạt động góp vốn (và cụ thể là hoạt động đầu tưvào chứng khoán Khi giá chứng khoán rớt giá trầm trọng) Đó chính là bước đi hếtsức đúng đắn của Techcombank nhằm chờ cơ hội khi chính phủ vực dậy thị trườngchứng khoán thì Techcombank sẽ thu về lượng lớn lợi nhuận
2.1.3 Techcombank Hoàn Kiếm.
Năm 2008 là một năm có nhiều biến động với nền kinh tế toàn cầu nói chung
và nền kinh tế đất nước nói riêng Trước tình hình đó, Techcombank đã có địnhhướng hoạt động phát triển cho toàn ngành như tích cực cơ cấu tài sản Nợ – Cótheo hướng bền vững, xử lý nợ quá hạn tồn đọng, chú trọng phát triển dịch vụ ngânhàng và huy động vốn Bước sang năm 2009 với tình hình kinh tế trong xu thế hồiphục và các nhà kinh tế cho rằng chúng ta đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng,Techcombank tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động TTQT Năm 2008, Techcombank tiếp tục mở rộng các nghiệp vụ thanh toán quốc
tế Cuối năm 2008 ngân hàng đã có quan hệ đại lý với và thanh toán với 710 ngânhàng và chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài Tuy nhiên hoạt động thanh toán XNKnăm 2008 có chiều hướng giảm so với năm 2007 do có khủng hoảng về kinh tế trênthế giới Bước sang năm 2009 với tình hình kinh tế trong xu thế hồi phục và các nhàkinh tế cho rằng chúng ta đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng, Techcombank tiếptục phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động TTQT
Bảng 2.1.3.1 - Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của
Tech-combank – Hoàn Kiếm
(Đơn Vị: 1000USD)
Số món
Doanh số
Số món
Doan
h số
Số món
Doan
h số
Số món
Doan
h số L/C nhập 1,756 256,00 2,10 346,0 1,650 214,0 2,374 367,0
Trang 40khẩu 0 6 00 00 00 L/C xuất
khẩu
965 54,000 1,01
2
126,0 00
975 142,0
00
1,264 174,0
00 Doanh số