Hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank

MỤC LỤC

Quy trình nghiệp vụ L/c

Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ hoản hảo xuất trình đòi tiền theo một L/C bao gồm những chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng minh việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và đó là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc thanh toán. Chức năng tín dụng: Thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng ngân hàng phát hành cấp cho nhà nhập khẩu .Trong trường hợp ngân hàng phát hành yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ 100% thì thực chất ngân hàng không cấp cho nhà nhập khẩu một khoản tín dụng nào mà chỉ cho nhà nhập khẩu sự uy tín của mình.

Ý nghĩa kinh tế của việc sử dụng L/C đối với các bên tham gia - Nhà nhập khẩu

Ngân hàng phát hành thay mặt nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán trực tiếp với nhà xuất khẩu mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu có xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo hay không. Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ..Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.

Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại

Khái niệm hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ - Khái niệm hiệu quả của TTQT

Khi cung cấp những dịch vụ TTQT, ngoài những khoản tiền phí theo biểu phí dịch vụ, ngân hàng sẽ có cơ hội thu được các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi các bên tham gia hoạt động TTQT có nhu cầu mua bán hoặc chuyển đổi hoặc cơ hội chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp trong suốt thời gian thanh toán. Nghiên cứu hiệu quả hoạt động TTQT dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng sinh lợi hoặc giảm tiêu chi phí để nhằm tang doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh tác giả Lê Thị Phương Liên trong luận án tiến sỹ kinh tế 2006 đã đưa ra khái niệm rằng : “Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT.

Một số chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả của TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

    Từ việc hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tăng cường và củng cố vốn ngoại tệ cho ngân hàng, ngân hàng do đó sẽ có thêm nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ như hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, quyền chọn tiền tệ. Mối quan hệ được lượng hóa giữa doanh số TTQT bằng phương thức L/C với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của ngân hàng sẽ cho biết mối quan hệ hỗ trợ của hoạt động TTQT theo phương thức L/C đến việc tăng cường hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác như bảo lãnh, chiết khấu hối phiếu.

    Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

    Nhóm nhân tố khách quan

    Mọi sự biến động về chính trị và xã hội trong nước và trên thế giới đều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng do ngân hàng chính là cầu nối của nền kinh tế nội địa với nền kinh tế bên ngoài và đối với hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động được diễn ra giữa các đối tác ở những nước khác nhau. Môi trường kinh tế được đề cập ở đây là chính sách điều hành quản lý kinh tế vĩ môi của nhà nước, mỗi một sự thay đổi trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, doanh nghiệp.

    Nhóm nhân tố chủ quan

    Được biểu hiện thông qua tiềm lực về vốn của ngân hàng, năng lực tài chính lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, trang bị máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình thanh toán, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Rủi ro là khó lường và do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nguyên nhân khách quan từ những chính sách vĩ mô của nhà nước, sự thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế hay hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng, hoặc có thể do những nguyên nhân chủ quan từ các chính sách của ngân hàng như sự thiếu hụt không đồng bộ của các cơ chế chính sách quy trình nghiệp vụ cho hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.

    HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TECHCOMBANK

    Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam – TechComBank

      Với khác hàng cá nhân, Techcombank cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, bảo quản tài sản, đầu tư, bảo lãnh trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khác hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp. Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác.Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.

      ROA) (%)

      Hoạt động huy động vốn

      Năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống, tiếp theo là suy thoái kinh tế trên toàn thế giới vào cuối năm 2008 nên hầu hết các ngân hàng có mức tăng về số lượng tuyệt đối tổng dư nợ không cao nhưng Techcombank vẫn đạt 17049 tỷ VNĐ đây là con số đáng mơ ước của nhiều ngân hàng TMCP là nhờ khả năng lãnh đạo có bài bản, đầu tư chậm nhưng đúng hướng tránh đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao nhưng rủi ro lớn. Nhu cầu của khách hàng được đáp ứng nhanh và chính xác, bên cạnh những sản phẩm truyền thống Techcombank còn triển khai cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay mua ôtô trả góp, cho vay du học, cho vay cổ phần hoá…Chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ cho vay của Techcombank là cho vay ngắn hạn còn lại là những hợp đồng cho vay trung hạn và dài hạn.

      Hoạt động phi tín dụng

      Doanh số bảo lãnh của ngân hàng tăng mạnh nhưng chất lượng của hoạt động bảo lãnh vẫn được đảm bảo do Techcombank chỉ ký kết hợp đồng bảo lãnh với những khách hàng uy tín hoặc bắt ký quỹ 100%, giảm tối thiểu việc phải xuất vốn của ngân hàng để thực hiện hợp đồng bảo lãnh. Đây là kết quả hợp tác giữa ngân hàng Techcombank và ngân hàng Ngoại thương cùng 11 ngân hàng thành viên khác.

      Hoạt động đầu tư gián tiếp

      Nhưng khi nền kinh tế trầm xuống và rơi vào khủng hoảng năm 2008, thì Techcombank lại đổ một lượng vốn tương đối lớn vào hoạt động đầu tư nhất là hoạt động góp vốn (và cụ thể là hoạt động đầu tư vào chứng khoán. Khi giá chứng khoán rớt giá trầm trọng). Trước tình hình đó, Techcombank đã có định hướng hoạt động phát triển cho toàn ngành như tích cực cơ cấu tài sản Nợ – Có theo hướng bền vững, xử lý nợ quá hạn tồn đọng, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng và huy động vốn.

      TTQT

      Bước sang năm 2009 với tình hình kinh tế trong xu thế hồi phục và các nhà kinh tế cho rằng chúng ta đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng, Techcombank tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động TTQT. Bước sang năm 2009 với tình hình kinh tế trong xu thế hồi phục và các nhà kinh tế cho rằng chúng ta đã đi qua đáy của cuộc khủng hoảng, Techcombank tiếp tục phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động TTQT.

      964,000 (Nguồn Báo cáo thường niên Techcombank 2005-2009)

      Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank

        •Khi người thụ hưởng đã nhận được LC/điều chỉnh LC gốc do Techcombank thông báo và kiểm tra nội dung thấy có tài khoản không phù hợp hoặc không đúng với yêu cầu của mình thì có thể gửi đề nghị bằn văn bản yêu cầu Techcombank tra soát với NHPH nếu không liên hệ trực tiếp với người mở LC yêu cầu điều chỉnh. Hoạt động thanh toán hàng hoá xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh tuy chưa thật đều đặn, an toàn và hiệu quả cao song đã góp phần vào sự tăng trưởng cua hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng của ngân hàng.

        Bảng 2.2.1.1 – Số lượng và giá trị L/C phát sinh tăng năm 2006-2009 Đơn vị : 1000 USD
        Bảng 2.2.1.1 – Số lượng và giá trị L/C phát sinh tăng năm 2006-2009 Đơn vị : 1000 USD

        CNTT

        Sau khi L/C đã được phát hành, nếu có nhu cầu sửa đổi, khách hàng gửi đơn đến Techcombank, thanh toán viên nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng, kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì nhập dữ liệu sửa đổi trên mẫu điện MT707 tuân thủ theo cách lập và sử dụng tập tin MT707.  Khi khách hàng/đơn vị phát hiện thấy mọi sai sót trong khâu xử lý giao dịch, CVTTQT lập yêu cầu sửa đổi/tra soát gửi tới CVTT & TTTM để tiến hành lập điện tra soát, yêu cầu sửa đổi/bổ sung gửi đến ngân hàng đại lý nơi Techcombank đã thực hiện lệnh thanh toán hoặc ngân hàng hưởng để yêu cầu sửa đổi lại nội dung đã sai lầm.

        NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

        NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN