Kế toán trả lãi vốn vay

Một phần của tài liệu Chương 2 kế toán nguồn vốn hoạt dộng của ngân hàng thương mại (Trang 40 - 44)

Hàng tháng kế toán tính lãi trên số dư TK vay để hạch toán vào tài khoản “Lãi phải trả cho tiền vay" (SH 4931 hoặc 4932)”. Đến hạn trả lãi hạch toán trả lãi theo cách thu lãi của TCTD cho vay.

Nợ: - TK trả lãi tiền vay (SH 802)

Có: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931 hoặc 4932) + Khi trả lãi cho TCTD cho vay:

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931 hoặc 4932) Có: - TK thích hợp

3.2. Kế toán vay vốn Ngân hàng Nhà nước

NHTM vay Ngân hàng Nhà nước theo các loại sau: + Vay theo hồ sơ tín dụng

+ Vay chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá + Vay cầm cố các giấy tờ có giá

+ Vay thanh toán bù trừ + ....

Nói chung, hồ sơ xin vay, kỹ thuật hạch toán, tính và trả lãi của các loại cho vay trên về cơ bản cũng giống kế toán vay các TCTD trong nước. Sau đây chúng ta chỉ nghiên cứu đặc điểm kế toán vay theo hồ sơ tín dụng, vay tái chiết khấu và vay thanh toán bù trừ - là 3 loại vay được sử dụng phổ biến nhất.

3.2.1. Đặc điểm kế toán vay theo hồ sơ tín dụng

Vay theo hồ sơ tín dụng thực hiện trên các hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền của NHTM cho khách hàng vay, những hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền này phải đảm bảo chất lượng của khoản vay và là Nợ trong hạn.

Khi có nhu cầu vay vốn, NHTM lập bảng kê chứng từ xin vay tái cấp vốn kèm các hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền. Sau khi được kiểm tra và đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước, các chứng từ này được trả lại NHTM để lưu trữ trong hồ sơ cho vay của NHTM.

Số tiền NHTM được vay theo hồ sơ tín dụng cộng với lãi suất vay của loại này thường nhỏ hơn hay bằng tiền trên hợp đồng tín dụng của NHTM mang đến

xin vay. Mức cụ thể do Ngân hàng Nhà nước quy định tuỳ theo thời kỳ. Hạch toán khi vay theo hồ sơ tín dụng:

Nợ: - TK tiền gửi thanh toán tại NHNN (SH 1113) Có: - TK vay theo hồ sơ tín dụng (SH 4031)

Đến hạn trả nợ kế toán làm thủ tục trả Nợ Ngân hàng Nhà nước. Bút toán phản ảnh trả nợ:

Nợ: - TK vay theo hồ sơ tín dụng (SH 4031)

Có: - TK tiền gửi thanh toán tại NHNN (SH 1113) Hạch toán trả tiền lãi giống vay các TCTD trong nước.

3.2.2. Đặc điểm kế toán vay chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá

Vay chiết khấu và tái chiết khấu được thực hiện trên các loại giấy tờ có giá như tín phiếu Kho bạc, các thương phiếu mà trước đó NHTM đã chiết khấu của khách hàng.

Khi vay vốn, NHTM lập bảng kê chứng từ xin vay tái chiết khấu kèm giấy tờ có giá gửi NHNN để kiểm soát và đăng ký vào sổ theo dõi (các chứng từ có giá NHTM nhận lại để bảo quản).

Số tiền được vay tính theo công thức sau: Số tiền

được vay =

Mệnh giá

chứng từ có giá - Số tiền khấu trừ

Số tiền khấu trừ = Mệnh giá chứng từ có giá x Lãi suất tái cấp vốn + Thủ tục phí

a. Kế toán nhận tiền vay:

Số tiền vay NHNN được chuyển vào TK tiền gửi thanh toán tại NHNN. Căn cứ chứng từ vay kế toán ghi:

Có: - TK vay tái chiết khấu chứng từ có giá (SH 4032)

b. Kế toán trả Nợ và trả lãi:

Đến hạn trả, kế toán lập chứng từ để trả Nợ gốc và lãi từ TK tiền gửi tại NHNN, ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trả gốc:

Nợ: - TK vay tái chiết khấu chứng từ có giá (SH 4032) Có: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

- Trả lãi:

+ Hàng tháng hạch toán lãi phải trả trên tiền vay: Nợ: - TK lãi trả cho tiền vay (SH 802) Có: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931) + Hạch toán trả lãi vay cho NHNN

Nợ: - TK lãi phải trả cho tiền vay (SH 4931) Có: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

3.2.3. Đặc điểm vay thanh toán bù trừ

Khoản vay này của NHTM xảy ra khi thiếu vốn trong thanh toán bù trừ. Tức là số dư tài khoản tiền gửi tại NHNN của NHTM không đủ để chi trả khoản chênh lệch do số phải trả lớn hơn số được thu.

Cuối ngày, sau khi xác định được kết quả thanh toán bù trừ trong ngày, nếu NHTM thành viên có số phải trả lớn hơn số được thu, nhưng tài khoản tiền gửi thanh toán của NHTM đó đã hết số dư thì NH chủ trì sẽ tự động hạch toán cho vay để chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của NH thành viên đi vay (tạo nguồn thanh toán cho ngân hàng thành viên đi vay).

Nhận giấy báo Nợ của NH chủ trì trong phiên thanh toán bù trừ, kế toán NHTM vay hạch toán:

Nợ: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113) Có: - TK vay thanh toán bù trừ (SH 4034)

Khi trả nợ, kế toán lập chứng từ để hạch toán trả Nợ: Nợ: - TK vay thanh toán bù trừ (SH 4034) Có: - TK tiền gửi tại NHNN(SH 1113)

Khoản trả lãi của loại vay này được hạch toán thẳng vào TK chi phí không qua TK lãi phải trả vì thời hạn vay tính theo ngày (vay qua đêm).

Một phần của tài liệu Chương 2 kế toán nguồn vốn hoạt dộng của ngân hàng thương mại (Trang 40 - 44)