1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông

60 1,9K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 749 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài khóa luận Việt Nam đang tiến tới một xã hội lao động hiện đại với sự chiếm ưu thế của kinh tế tri thức và bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.“Với nước ta, hiện đang tồn tại cả ba nền kinh tế: kinh tế lao động, kinh tế tài nguyên, kinh tế tri thức” [4, tr. 2]. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam (1996) đã khẳng định:“Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Chính vì thế, tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào thực tiễn sản xuất và đời sống là một trong những mục tiêu giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay. Một trong những quan điểm xây dựng và phát triển chương trình toán THPT: “Tăng cường thực hành và vận dụng, thực hiện dạy học toán gắn với thực tiễn” [1]. Theo đó, “tăng cường và làm rõ mạch toán ứng dụng và ứng dụng toán học” [8, tr. 95] là một trong những tư tưởng cơ bản của chương trình toán THPT hiện nay. Như vậy, vấn đề tăng cường rèn luyện khả năng, thói quen ứng dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học vào các môn học khác, vào những tình huống đa dạng của đời sống thực tiễn là một mục tiêu, một nhiệm vụ quan trọng của dạy học toán. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học toán ở nhà trường phổ thông đang rơi vào tình trạng coi nhẹ thực hành và vận dụng toán học vào cuộc sống. Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn: “ mối liên hệ toán học với thực tiễn, hay nói rộng hơn, mối liên hệ giữa “toán” và “phi toán” là yếu, học sinh ít được rèn luyện về mặt toán học hoá các tình huống bắt đầu từ những vấn đề đơn giản” [12, tr. 153]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là GV dạy toán phổ thông chưa quan tâm tới việc tăng cường khai thác mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn trong giảng dạy. Năm 2012 Việt Nam bắt đầu tham gia Chương trình quốc tế đánh giá HS (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo. Một trong những năng lực cần được đánh giá ở HS phổ thông là năng lực toán học, trong đó yêu cầu cốt lõi của năng lực toán học là HS biết đem những kiến thức toán học, những hiểu biết về vai trò của toán học đối với thực tiễn để đưa ra những phán xét có cơ sở trong việc sử dụng và gắn kết toán học theo các cách đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Như vậy, yêu cầu vận dụng toán học vào thực tiễn 1 trong dạy học toán phổ thông Việt Nam trong giai đoạn tới càng được đặt ra ở mức độ cao hơn. Trước thực tế này, hơn bao giờ hết, yêu cầu về tính kế hoạch và hiệu quả của việc“làm rõ mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn” [8, tr.62] đối với GV toán phổ thông trong dạy học toán cần được đặt ra một cách thường xuyên hơn. “Xác suất thống kê” (XSTK) là một chủ đề thuộc chương trình môn Toán THPT. Đây là phần kiến thức có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực của đời sống thực tiễn và giúp cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn” được đặt ra một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học chủ đề này hiện nay ở trường THPT cho thấy: Việc phân tích sâu ý nghĩa, bản chất thực tiễn của các kiến thức nhằm lý giải cho HS thấy được kiến thức chủ đề này là“cực kỳ quan trọng và không thể thiếu được của các nhà khoa học, kĩ sư, các nhà kinh tế” [2, tr.113] chưa được GV tiến hành thường xuyên. Do đó, mặc dù đã học XSTK nhưng khả năng vận dụng kiến thức XSTK vào thực tiễn của HS còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là GV thiếu các tài liệu định hướng việc dạy học XSTK ở trường phổ thông theo quan điểm tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn. Như vậy, việc nghiên cứu, xây dựng một số biện pháp sư phạm thực hiện việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường phổ thông là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì những lí do trên chúng tôi chọn: “Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu khóa luận Phân tích vai trò của việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán THPT. Đề xuất các biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học chủ đề XSTK góp phần làm gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng toán học trước tình huống thực tiễn. Đưa ra những chỉ dẫn thực hiện các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học chủ đề XSTK ở THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Làm rõ vai trò của việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán ở trường THPT đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 3.2. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chủ đề XSTK trong chương trình môn Toán THPT cải cách hiện hành. 3.3. Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học chủ đề XSTK ở trường THPT với việc tăng cường khai thác nội dung thực tế. 2 3.4. Nghiên cứu các dạng bài thi, cấu trúc đề thi đánh giá kiến thức toán học phổ thông của Chương trình quốc tế đánh giá học sinh PISA, tiếp cận cách ra đề thi đánh giá kiến thức môn Toán của HS theo PISA. 3.5. Xác định các định hướng, các nguyên tắc làm căn cứ để từ đó xây dựng các biện pháp khai thác những nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT. 3.6. Xây dựng một số biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT, góp phần làm gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng toán học trước tình huống thực tế. Trình bày những chỉ dẫn thực hiện các biện pháp đã đề xuất. 3.7. Thử nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận • Tập hợp, đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống các nguồn tài liệu, các đề tài nghiên cứu, các giáo trình tham khảo liên quan tới khóa luận • Nghiên cứu các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT. • Nghiên cứu nội dung kiến thức chủ đề XSTK trong Chương trình SGK Toán THPT. • Làm rõ vai trò của việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán ở trường THPT đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. • Nghiên cứu cách thức đánh giá kiến thức toán học phổ thông của Chương trình quốc tế đánh giá học sinh PISA. 4.2. Phương pháp điều tra, quan sát Dự giờ, điều tra, phỏng vấn, trao đổi với một số GV toán THPT về vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT bằng hình thức lấy ý kiến đóng góp qua phiếu thăm dò. 4.3. Tổng kết kinh nghiệm Tổng kết kinh nghiệm của các GV giỏi THPT về việc dạy học XSTK ở trường THPT. 4.4. Phương pháp thử nghiệm sư phạm Tổ chức thử nghiệm sư phạm dạy học các biện pháp ở một số tiết học trong môn Toán lớp 10, lớp 11 (chương trình nâng cao) nhằm kiểm nghiệm tính 3 khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung thực tế trong chủ đề XSTK ở trường THPT. - Phạm vi nghiên cứu: Chủ đề XSTK ở trường THPT. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Dạy học toán THPT với việc khai thác nội dung thực tế 1.2. Về chương trình XSTK ở trường THPT 1.3. Thực trạng vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 1.4. Về hình thức đề thi, các dạng câu hỏi đề thi của Chương trình quốc tế đánh giá kiến thức toán học của HS (PISA) Kết luận chương Chương 2. Một số biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT 2.1. Định hướng xây dựng các biện pháp 2.2. Đề xuất một số biện pháp Kết luận chương Chương 3. Thử nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích thử nghiệm 3.2. Nội dung thử nghiệm 3.3. Tổ chức thử nghiệm 3.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm Kết luận chương 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa lí luận - Làm rõ thêm vai trò quan trọng của việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học môn Toán nói chung, dạy học chủ đề XSTK ở trường THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất ba biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học chủ đề XSTK góp phần làm gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng toán học trước tình huống thực tiễn; đưa ra những chỉ dẫn thực hiện các biện pháp đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học chủ đề XSTK ở THPT. 4 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Các biện pháp sư phạm đã đề xuất sẽ góp phần nâng cao nhận thức và chất lượng dạy học chủ đề XSTK theo định hướng tăng cường vận dụng toán học vào thực tế ở THPT, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường THPT đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay. - Các ví dụ minh hoạ trong khóa luận là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên sư phạm toán và GV toán THPT quan tâm tới vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học. Chương 1 5 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. DẠY HỌC TOÁN THPT VỚI VIỆC KHAI THÁC NỘI DUNG THỰC TẾ 1.1.1. Về mục tiêu giáo dục THPT và mục tiêu của bộ môn toán trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.“Với nước ta, hiện đang tồn tại cả ba nền kinh tế: kinh tế lao động, kinh tế tài nguyên, kinh tế tri thức” [4, tr.2]. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam (2006) đã khẳng định: “Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vấn đề phát huy nguồn lực con người đã và đang đặt ra cho giáo dục nước ta, trong đó có giáo dục phổ thông trọng trách lớn, điều này được cụ thể hoá thành mục tiêu giáo dục phổ thông trong Luật Giáo dục:“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005, chương II, mục 2, điều 27). Nói riêng: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Luật giáo dục, chương II, mục 2, điều 27). Tình hình mới của kinh tế, xã hội Việt Nam cũng đặt riêng cho giáo dục toán học những yêu cầu mới. Những yêu cầu đó được phản ánh qua mục tiêu bộ môn Toán trong nhà trường phổ thông: • Cung cấp cho HS những kiến thức, kỹ năng, phương pháp toán học phổ thông, cơ bản, thiết thực. • Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả năng suy luận đặc trưng của toán học cần thiết cho cuộc sống. • Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động 6 khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên. • Tạo cơ sở để HS tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [8, tr.40]. Riêng đối với cấp THPT, môn Toán có vai trò và ý nghĩa quan trọng, đó là tiếp nối chương trình Trung học cơ sở, cung cấp vốn văn hoá toán học phổ thông một cách có hệ thống bao gồm các kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy toán học. Những kiến thức, kỹ năng toán học cùng với phương pháp làm việc trong môn Toán trở thành công cụ để người học học tập những môn học khác, bước đầu tiếp cận các lĩnh vực khoa học khác nhau, là công cụ để HS đi vào thực tế cuộc sống [1]. Trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay, môn Toán càng trở thành môn học có vai trò quan trọng để chuẩn bị tiềm lực con người có học vấn phổ thông. Vì vậy, vận dụng toán học vào đời sống thực tế càng trở thành một trong những yêu cầu có tính nguyên tắc trong dạy học toán ở trường THPT hiện nay. 1.1.2. Về nội dung thực tế trong toán học 1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản a) Thực tế, thực tiễn Theo từ điển Tiếng Việt (tr. 957), “thực tế là tổng thể nói chung những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội, về mặt có quan hệ với đời sống con người; thực tiễn là những hoạt động của con người, trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội (nói tổng quát)”. Như vậy, ta thấy thực tiễn là một tồn tại của thực tế nhưng không chỉ tồn tại khách quan mà trong đó hàm chứa hoạt động của con người cải tạo, biến đổi thực tế với một mục đích nào đó. b) Tình huống thực tế Theo từ điển Tiếng Việt (tr.979), “Tình huống là sự diễn biến của tình hình về mặt cần phải đối phó”. Theo [8] “Một tình huống được hiểu là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể, trong đó, chủ thể có thể là con người, khách thể có thể lại là một hệ thống nào đó” [8, tr.185]. Trong đó: “Hệ thống được hiểu là một tập hợp các phần tử cùng với những quan hệ giữa những phần tử của tập hợp đó” [8, tr.185]. Dựa trên quan điểm này chúng tôi cho rằng: “Tình huống thực tế là một 7 tình huống mà trong đó khách thể chứa đựng những phần tử là những yếu tố thực tế”. 1.1.2.2. Nội dung thực tế trong toán học Từ những phân tích trên chúng tôi quan niệm rằng nội dung thực tế trong toán học là nội dung phản ánh các tình huống đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và trong xã hội, có quan hệ với các diễn biến trong đời sống thực của con người. Các tình huống của cuộc sống thực bao gồm các tình huống thuộc các lĩnh vực ngoài toán học và các tình huống giải toán.Theo đó nội dung thực tế trong toán học bao gồm các nội dung thuộc các lĩnh vực ngoài toán học và các nội dung thuộc diễn biến của quá trình hoạt động toán học. Hơn nữa, khi xem xét các mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn, giáo sư Nguyễn Bá Kim đã chỉ rõ mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn có tính toàn bộ, tính phổ dụng và tính nhiều tầng [8, tr.63]. Như vậy, suy cho cùng, mọi kiến thức của toán học đều thể hiện mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn (một cách trực tiếp hay gián tiếp). Theo cách hiểu như vậy, thì ta thấy rằng mọi kiến thức toán học đều là sự phản ánh thực tế ở một mức độ nào đó. Trong khóa luận này chúng tôi chủ yếu quan tâm tới việc khai thác nội dung thực tế một cách trực tiếp (ở tầng bậc sát thực tế nhất) các nội dung này chủ yếu được phản ánh dưới dạng các bài toán có chứa đựng yếu tố thực tế đòi hỏi phải sử dụng các kiến thức toán học để giải quyết nhằm làm sáng tỏ vai trò quan trọng của toán học trong đời sống, xã hội loài người và sự phát triển mạnh mẽ của toán học có nguồn gốc thực tiễn và cuối cùng để phục vụ thực tiễn. 1.1.3. Vai trò của việc khai thác nội dung thực tế đối với việc dạy học toán THPT Khai thác nội dung thực tế trong dạy học toán ở trường THPT là cơ sở để người học toán nâng cao năng lực ứng dụng toán học vào thực tế, vừa đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu bộ môn, vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện qua môn Toán, cụ thể: • Góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiến tạo tri thức. Trong dạy học toán, để HS tiếp thu tốt, cần tiến hành các hoạt động gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, trung gian hay kết thúc). Với gợi động cơ mở đầu và gợi động cơ kết thúc có thể sử dụng các yếu tố thực tế ở xung quanh HS, ở xã hội rộng lớn, ở những môn học và khoa học khác để tiến hành gợi động cơ [8, tr.133]. Đối với hoạt động củng cố kiến thức cũng có hình thức 8 củng cố bằng ứng dụng [8, tr.167]. Những hoạt động gợi động cơ học tập và củng cố kiến thức nói trên ngoài tác dụng cho HS thấy được sự gần gũi của toán học với thực tiễn còn có tác dụng giúp họ hình dung được phần nào sự hình thành và phát triển của toán học cùng với đặc điểm của nó, từ đó dần tiến tới việc hoạt động học tập môn Toán một cách độc lập, tự kiến tạo kiến thức cho bản thân. • Góp phần củng cố các kỹ năng toán học, kỹ năng vận dụng toán học. Toán học là “chìa khóa” của hầu hết các hoạt động của con người. Thông qua việc khai thác các nội dung thực tế trong dạy học toán, HS sẽ được rèn luyện những kĩ năng trên các bình diện khác nhau: - Kĩ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn Toán. - Kĩ năng vận dụng tri thức toán học vào các môn học khác nhau. - Kĩ năng vận dụng toán học vào đời sống. Ngoài ra, vận dụng toán học vào thực tế trong dạy học toán làm tăng lượng thông tin giữa thực tiễn và toán học, một trong những điều kiện để phát triển ở người học năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn. • Góp phần phát triển các năng lực trí tuệ. Các hoạt động trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá, các phẩm chất trí tuệ như tính linh hoạt, tính độc lập, tính sáng tạo, kỹ năng tư duy lôgíc và sử dụng ngôn ngữ chính xác, một số phương thức tư duy: tư duy thuật giải, tư duy thống kê, tư duy hàm, của người học có điều kiện để phát triển tốt hơn qua việc họ huy động kiến thức và tiềm năng sáng tạo, tuân thủ một số quy trình trong thực hiện các hoạt động vận dụng toán học vào thực tế. • Góp phần rèn luyện, phát triển văn hoá toán học cho HS. “Văn hoá toán học là một chỉnh thể gồm tư duy toán học và nhiều phẩm chất cho phép người làm toán lao động đầy sáng tạo, có hiệu quả, đầy hứng thú; những phẩm chất đó vẫn còn tác dụng ngay khi chủ thể đã quên kiến thức toán học hoặc đi ra ngoài phạm vi hoạt động có ứng dụng kiến thức toán học” [13, tr.571]. Khai thác nội dung thực tế góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách, thái độ làm việc khoa học: tính cẩn thận, chính xác, thái độ phê phán, thói quen làm việc có tính kiểm tra, thói quen làm việc theo quy trình, ý thức tối ưu hoá trong lao động • Góp phần nâng cao hứng thú học toán, định hướng nghề nghiệp cho HS. 9 Toán học là môn học quan trọng được sử dụng như là tiêu chuẩn để chọn lọc người vào một số trường và một số nghề. Hơn nữa, qua tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng của toán học, người học thấy được giá trị, cái hay, cái đẹp của toán học trong các lĩnh vực thực tế (vật lý, sinh học, kinh tế, …), từ đó mong muốn đem hiểu biết về toán học của bản thân để tìm hiểu sâu các vấn đề trong lĩnh vực đó. Đây là một trong những con đường khởi đầu cho việc tạo dựng tương lai và sự nghiệp của người học toán và yêu thích toán. Về vấn đề này, Pôlya đã nói: “Nếu thầy giáo truyền đạt lại với nghệ thuật khá sư phạm, thì có thể giúp cho các nhà khoa học tương lai hay kỹ sư tìm được phương hướng của mình, nó cũng có thể góp phần vào sự mở mang trí tuệ của những học sinh về sau không chuyên dùng toán vào công tác chuyên môn của mình” [16, tr.260]. 1.2. VỀ CHƯƠNG TRÌNH XSTK Ở TRƯỜNG THPT 1.2.1. Mục tiêu 1.2.1.1. Mục tiêu chung Chương trình XSTK ở THPT nhằm: Cung cấp một số kiến thức ban đầu, cơ bản về thống kê và xác suất; Vận dụng được các kiến thức vào việc giải các bài toán XSTK đơn giản và một số bài toán thực tiễn; Hình thành cho HS ý thức và kĩ năng vận dụng XSTK vào cuộc sống; Có khả năng suy luận có lí, hợp lôgic trong những tình huống cụ thể; Có khả năng tiếp nhận và biểu đạt các vấn đề một cách chính xác; Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành trực giác xác suất và rèn luyện tư duy thống kê cho HS; Rèn luyện đức tính ham hiểu biết, yêu khoa học, năng động sáng tạo, cần cù vượt khó, có ý chí và lòng hăng say tự học, có ý thức và thói quen vận dụng tri thức XSTK vào các môn học khác và vào trong thực tiễn cuộc sống; Góp phần hình thành phẩm chất và phong cách lao động khoa học cần thiết của con người mới xã hội chủ nghĩa. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể a) Chủ đề thống kê ở THPT - Về kiến thức: + Hiểu các khái niệm: tần số, tần suất của mỗi giá trị trong một mẫu số liệu, bảng phân bố tần số - tần suất, bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. + Hiểu các biểu đồ tần số, tần suất hình cột, biểu đồ tần số hình quạt và đường gấp khúc tần số, tần suất. + Hiểu được các số đặc trưng của mẫu số liệu: số trung bình, số trung vị, mốt và ý nghĩa của chúng 10 [...]... vấn đề: Dạy học toán THPT với việc khai thác nội dung thực tế; Chương trình XSTK ở trường THPT; Thực trạng vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Hình thức đề thi, các dạng câu hỏi đề thi của Chương trình quốc tế đánh giá kiến thức toán học của HS (PISA) Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên cho thấy: Khai thác nội dung thực tế trong dạy học Toán... phạm của người thầy 1.3 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KHAI THÁC NỘI DUNG THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC XSTK Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở một số lớp tại hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Cụ thể như sau: * Đối với GV: Để điều tra thực trạng về việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học, chúng tôi đã tiến hành... xác định trong 2.1 và thực trạng về việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để đề xuất các biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT Các biện pháp chúng tôi đề xuất là: Biện pháp 1: Tăng cường các ví dụ và tình huống thực tế trong xây dựng củng cố kiến thức Biện pháp 2: Khai thác các bài toán có lời văn mang nội dung. .. cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, nhưng đa số họ khi bắt tay vào làm việc đó thì đều gặp phải những khó khăn nhất định Một trong những khó khăn là họ thiếu những tài liệu định hướng việc khai thác nội dung thực tế trong toàn bộ các khâu của quá trình dạy học, do đó việc tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK... PHÁP KHAI THÁC NỘI DUNG THỰC TẾ TRONG DẠY HỌC XSTK Ở TRƯỜNG THPT 2.1 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP Trong mục này chúng tôi đưa ra một số định hướng làm căn cứ cho việc xây dựng các biện pháp thực hiện việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT, nhằm góp phần làm gia tăng ở HS khả năng kết nối các ý tưởng toán học trước tình huống thực tiễn 22 Định hướng 1: Các biện pháp khai thác. .. ý nghĩa thực tế của các con số sau khi thực hiện tính toán các bài toán thực tế Thiếu các tài liệu để tìm hiểu và định hướng về vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học Số ý kiến 8/12 (66,7%) 7/12 (58,3%) 8/12 (66,7%) 9/12 (75%) Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy: Hầu hết GV đều gặp khó khăn trong việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học chương trình XSTK ở trường phổ thông Một trong các... cơ sở kế thừa những kinh nghiệm tiên tiến trong và ngoài nước theo một hệ thống nhất quán về phương diện toán học và phương diện sư phạm, chương trình SGK đã được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước Vì vậy việc khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT phải được thực hiện trên cơ sở nội dung SGK và phân phối chương trình hiện hành Các vấn đề có nội dung thực tiễn phải được thực. .. việc dạy chủ đề XSTK và dạy các chủ đề toán khác - Thiếu kinh nghiệm xây dựng các nội dung thực tế của chủ đề, chưa có thói quen khắc sâu ý nghĩa thực tế của các con số sau khi thực hiện tính toán các bài toán thực tế - Thiếu các tài liệu để tìm hiểu và định hướng về vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học - Việc đánh giá kết quả học tập môn Toán hiện nay (phục vụ cho đánh giá ở trường phổ thông. .. thực hành đều có thể khai thác để rèn luyện vận dụng toán học vào thực tế Nhiều nội dung liên hệ toán học với thực tế chỉ được khai thác có hiệu quả khi xây dựng thành những bài ngoại khóa ngoài giờ theo chủ đề xác định Nhiều kiến thức XSTK trong toán học có thể được vận dụng một cách hiệu quả trong các môn học khác như Sinh học, Vật lí, Địa lí Định hướng 2: Các biện pháp khai thác nội dung thực tế. .. hợp thực hiện thông qua khai thác nội dung các loại bài toán có gắn với thực tế Nhiều bài toán có thể gắn với thực tế, các bài toán về XSTK lại càng gắn nhiều với thực tế Khai thác loại bài toán này, ngoài tác dụng củng cố còn kết hợp thực hiện một cách hiệu quả việc rèn luyện khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS Định hướng 3: Các biện pháp khai thác nội dung thực tế phải được kết hợp thực . thực tế trong dạy học XSTK ở trường phổ thông là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì những lí do trên chúng tôi chọn: “Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường. pháp khai thác những nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT. 3.6. Xây dựng một số biện pháp khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK ở trường THPT, góp phần làm gia tăng ở HS khả. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Dạy học toán THPT với việc khai thác nội dung thực tế 1.2. Về chương trình XSTK ở trường THPT 1.3. Thực trạng vấn đề khai thác nội dung thực tế trong dạy học XSTK

Ngày đăng: 31/10/2014, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông (Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Nhà XB: NXB Giáo dục
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, môn Toán
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
[3] Đỗ Tiến Đạt (2011), Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – môn toán, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông, tr 276 -287 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – môn toán
Tác giả: Đỗ Tiến Đạt
Năm: 2011
[4] Phạm Minh Hạc (2000), Kinh tế tri thức và giáo dục đào tạo, phát triển người, Nghiên cứu giáo dục (9/2000), tr 4 -5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tri thức và giáo dục đào tạo, phát triển người
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2000
[5] Nguyễn Thị Phương Hoa - Vũ Thị Kim Chi - Nguyễn Thùy Linh (2009), Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)(mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính), Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội số 25, tr 209 -217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA)(mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Hoa - Vũ Thị Kim Chi - Nguyễn Thùy Linh
Năm: 2009
[6] Đỗ Mạnh Hùng (1993), Nội dung và phương pháp dạy học một số yếu tố của lý thuyết xác suất cho học sinh chuyên toán bậc phổ thông trung học, Luận án phó tiến sĩ Khoa học sư phạm – tâm lý. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội dung và phương pháp dạy học một số yếu tố của lý thuyết xác suất cho học sinh chuyên toán bậc phổ thông trung học
Tác giả: Đỗ Mạnh Hùng
Năm: 1993
[7] Phạm Văn Kiều (1996), Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, NXB ĐHSP – ĐHQG Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết xác suất và thống kê toán học
Tác giả: Phạm Văn Kiều
Nhà XB: NXB ĐHSP – ĐHQG Hà Nội
Năm: 1996
[8] Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2006
[9] Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông
Tác giả: Bùi Văn Nghị
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009
[10] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên) – Nguyễn Huy Đoan (chủ biên) – Nguyễn Xuân Liêm –Đặng Hùng Thắng –Trần Văn Vuông (2008), Đại số 10 (nâng cao) NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại số 10 (nâng cao)
Tác giả: Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên) – Nguyễn Huy Đoan (chủ biên) – Nguyễn Xuân Liêm –Đặng Hùng Thắng –Trần Văn Vuông
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
[11] Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên) – Nguyễn Huy Đoan (chủ biên) – Nguyễn Xuân Liêm- Nguyễn Khắc Minh – Đặng Hùng Thắng (2008), Đại số và giải tích 11 (nâng cao), NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại số và giải tích 11 (nâng cao)
Tác giả: Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên) – Nguyễn Huy Đoan (chủ biên) – Nguyễn Xuân Liêm- Nguyễn Khắc Minh – Đặng Hùng Thắng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
[12] Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu toán học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu toán học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 1997
[13] Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng (đồng chủ biên) (2009), Phương pháp dạy và học đại học, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy và học đại học
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn – Lê Khánh Bằng (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2009
[14] Cao Văn – Trần Thái Ninh (2004), Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê toán
Tác giả: Cao Văn – Trần Thái Ninh
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
[15] Blekman I.I, Mưskix A.D, Panovko Ia.G (1985), Toán học ứng dụng. Người dịch: Trần Tất Thắng, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán học ứng dụng
Tác giả: Blekman I.I, Mưskix A.D, Panovko Ia.G
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1985

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê kết quả kiểm tra 1 - Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông
Bảng th ống kê kết quả kiểm tra 1 (Trang 17)
Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau khi TN của nhóm TN1 Nhóm HS - Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông
Bảng th ống kê kết quả kiểm tra sau khi TN của nhóm TN1 Nhóm HS (Trang 52)
Bảng thống kê kết quả sau khi TN của nhóm TN 2 - Khai thác nội dung thực tế trong dạy học xác suất thống kê ở trường Trung học phổ thông
Bảng th ống kê kết quả sau khi TN của nhóm TN 2 (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w