Và nếu doanh nghiệp đó tham gia bảo hiểm hoả hoạn thì họ hoàn toàn có thể đưa ra bản hợp đồng bả o hiểm đó như một bằng chứng đảm bảo để vay vốn.Các ngân hàng cũng như các trung gian tài
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HỎA HOẠN 3
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm hỏa hoạn: 3
1.1.1 Khái niệm: 3
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn: 5
1.2 Nội dung của bảo hiểm hỏa hoạn: 9
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm: 9
1.2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 12
1.2.3 Phí bảo hiểm và phương pháp xác định phí bảo hiểm 14
1.2.3.1 Phí bảo hiểm: 14
1.2.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ phí bảo hiểm: 16
1.3 Quy trình kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn 24
1.3.1 Công tác khai thác 24
1.3.2 Giám định và bồi thường tổn thất 27
1.3.3 Tái bảo hiểm 30
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn 32
1.4.1 Hiệu quả hoạt động khai thác 32
1.4.2 Hiệu quả hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất 32
1.4.3 Hiệu quả hoạt động giám định bồi thường 33
1.4.4 Hiệu quả chung 34
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM HOẢ HOẠN BẮT BUỘC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVI) 35
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam 35
2.1.1 Vài nét về công ty: 35
Trang 22.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam
những năm qua: 40
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm hỏa hoạn tại PVI: 43
2.2 Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại PVI: 47
2.2.1 Công tác khai thác: 47
2.2.1.1.Đơn bảo hiểm: 48
2.2.1.2.Quy trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm: 49
2.2.2 Công tác giám định và bồi thường: 62
2.2.2.1.Giám định: 62
2.2.2.2.Công tác bồi thường: 65
2.2.3 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất: 68
2.2.3.1.Phòng chống: 68
2.2.3.2 Phòng chống trục lợi bảo hiểm: 69
2.2.4 Công tác tái bảo hiểm: 73
2.3 Phân tích và đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh : 75
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 76
2.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 78
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM HỎA HOẠN BẮT BUỘC TẠI PVI 80
3.1 Phương hướng phát triển trong giai đoạn đến năm 2015: 80
3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty: 80
3.1.2 Dự báo thị trường bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc ở Việt Nam: 83
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại PVI 84
3.2.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp: 84
3.2.1.1 Thực hiện chiến lược tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả: 84
3.2.1.2.Gắn trách nhiệm của mình đối với khách hàng: 86
Trang 33.2.1.3.Phân loại thị trường hợp lý: 86
3.2.1.4.Phát huy mọi thế mạnh của doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam: 87
3.2.1.5 Kiểm tra giám sát công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 88
3.2.1.6 Nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường 91
3.2.1.7 Tăng cường quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước 93
3.2.1.8 Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý, cộng tác viên 93
3.2.2.Điều kiện để thực hiện các giải pháp: 94
3.2.2.1 Từ phía Nhà nước 94
3.2.2.2 Từ phía các ngân hàng thương mại 95
3.2.2.3 Từ phía khách hàng 95
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCT DKVN Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Phòng NVKD Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng
Bảng 1: Biểu phí áp dụng chung cho tất cả các ngành 17
Bảng 2: Biểu phí áp dụng cho cửa hàng, kho tàng 17
Bảng 3: Phân loại theo loại hình sản xuất kinh doanh 18
Bảng 4: Tỷ lệ phí giảm áp dụng cho các thiết bị chữa cháy 21
Bảng 5: Tỉ lệ giảm phí áp dụng đối với các mức miễn thường 23
Bảng 6: Trường hợp khai thác trực tiếp 54
Bảng 7: Trường hợp khai thác qua môi giới, đại lý 54
Bảng 8 Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy giai đoạn 2006- 2010 56
Bảng 9 Chi đề phòng hạn chế tổn thất cho nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PVI 58
Bảng 10: Tỷ lệ giảm phí theo mức miễn thường 61
Bảng 11: Chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại PVI 67
Bảng 12: Chi đề phòng và hạn chế tổn thất tại PVI 69
Bảng 13 Cơ cấu doanh thu qua các năm (2007 – 2009) 75
Bảng 14: Cơ cấu chi phí nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại PVI 77
Bảng 15: Chênh lệch thu chi nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại PVI 78
Hình Hình 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy PVI 38
Hình 2 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu 40
Hình 3: Sơ đồ thông báo và giải quyết sự cố 65
Hình 4: sơ đồ tái bảo hiểm tại PVI 74
Sơ đồ Sơ đồ 1 : Các bước cơ bản cần có trong quy trình khai thác 49
Sơ đồ2 khai thác bảo hiểm hỏa hoạn: 50
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Hỏa hoạn chính là mối đe dọa thường trực rất lớn và tác động sâu sắc đến hoạtđộng sản xuất nói riêng và cuộc sống xã hội nói chung Chính vì lý do đó mà bảohiểm hỏa hoạn ra đời có vai trò và tác dụng to lớn bảo hiểm hỏa hoạn cũng nhưnhiều lọai hình bảo hiểm khác, thực hiện theo nguyên tắc số đông bù số ít, gây quỹbồi thường để bù đắp kịp thời những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra, ổn định tài chínhcho người đươch bảo hiểm và ổn định xã hội Mặt khác, do tính chất kết hợp nêutrên, bảo hiểm hỏa hoạn còn có khả năng thúc đẩy các cơ quan, đơn vị tham gia bảohỉểm thực hiện công tác PCCC, tăng cường tính tự chủ của các đơn vị trong việcphục hồi khả năng tái sản xuất kinh doanh sau hỏa hoạn và tạo ra sự ổn định lớntrong nền kinh tế
Tại Việt Nam, kể từ sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về luật kinhdoanh bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm bắt đầt hoạt đông sôi động và phát triển, cónhiều nghiệp vụ mới bắt đầu triển khai, trong đó có bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi rođặc biệt Đây là nghiệp vụ có tiềm năng phát triển và là một trong những nghiệp vụquan trọng của nhiều công ty bảo hiểm, đặc biệt là Tổng công ty cổ phần bảo hiểmDầu khí Việt Nam (PVI)
Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm hỏa hoạn và các giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này, sau một thời gian thực tập tại phòng TàiSản – Kỹ Thuật của PVI, được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của công ty và sự
hướng dẫn nhiệt tình của TS – Nguyễn Thị Hải Đường, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)” để làm chuyên đề thực
Trang 7Chương I: Khái quát chung hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn Chuơng II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại PVI.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại PVI.
Chuyên đề này sẽ hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn bắtbuộc trong điều kiện thực tiễn PVI hiện nay Từ đó, chuyên đề cũng đưa ra một sốgiải pháp cơ bản, phù hợp với tình hình thực tiễn công ty giúp nâng cao hoạt độngcủa nghiệp vụ này
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, thiết thực của TS – NguyễnThị Hải Đường và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng Tài Sản – Kỹ Thuậtcủa PVI Đông Đô đã giúp em hoàn thành chuyên đề này
Trang 8NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT CHUNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH BẢO HIỂM HỎA HOẠN
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm hỏa hoạn:
1.1.1.K hái niệm:
Cháy: Lômônôxôp là người đầu tiên đã chứng minh bản chất của quá trình
cháy là sự hoá hợp giữa các chất cháy với không khí Đến năm 1773, nhà hoá họcngười Pháp Lavoadie đã khẳng định rõ hơn cháy là một phản ứng ô xy hoá, là sựhoá hợp giữa chất cháy với oxy của không khí
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay thì bản chất củacháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng Như vậy, có 3 dấu hiệu
để nhận biết ra cháy là: có phản ứng hoá học, có toả nhiệt và phát ra ánh sáng
Nổ: Có hai loại nổ chính sau:
- Nổ lý học: Nổ lý học là nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên qua cao,
vỏ thể tích không chịu nổi áp lực nên bị nổ Các nhà khoa học coi hiện tượng nổ này
là một việc san bằng bất thình lình sự khác nhau về áp lực giữa hai khối khí hơi
- Nổ hoá học: Nổ hoá học là hiện tượng nổ do cháy quá nhanh gây ra Nổhoá học có đầy đủ 3 yếu tố của hiện tượng cháy là: có phản ứng hoá học, có toảnhiệt và phát ra ánh sáng Vậy, thực chất nổ hoá học là hiện tượng cháy với tốc độnhanh, toả ra nhiều sức nóng và sinh ra nhiều hơi
Nổ hoá học thường gây thiệt hại có tính cơ học cho môi trường xung quanhnhư phá huỷ hay lan sang rất mạnh
Hoả hoạn: Trong đơn bảo hiểm cháy tiêu chuẩn không định nghĩa rõ hoả
hoạn là như thế nào vì người ta đều hiểu nó theo nghĩa thông dụng Theo nghĩathông dụng, sẽ được hiểu là hoả hoạn khi bao gồm đầy đủ cả 3 yếu tố sau:
- Phải thực sự phát ra lửa
- Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng
- Lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra chứ không phải là cố ý, cóchủ định của người được bảo hiểm Tuy nhiên, hoả hoạn do sự bất cẩn của ngườiđược bảo hiểm vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
Trang 9Đơn vị rủi ro: Đơn vị rủi ro là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác
với khoảng cách không cho phép lửa cháy lan từ nhóm này sang nhóm khác
Đơn vị rủi ro còn có thể là một hay một nhóm ngôi nhà Các ngôi nhà đượccoi là tách rời nhau về mặt không gian thì khoảng trống phân cách giữa hai ngôi nhà
ít nhất bằng chiều cao của ngôi nhà cao hơn Theo quy định chung hiện nay thìkhoảng cách gần nhất là không dưới 12m
Khoảng trống tối thiểu theo quy định chung là:
- Giữa các kho bãi ngoài trời có chứa nguyên vật liệu dễ cháy là 20m
- Giữa các khối nhà trong đó có chứa các vật liệu dễ cháy với các ngôinhà khác là 15m
- Giữa các đối tượng khác là 10m
Tường ngăn cách đơn vị rủi ro được hiểu là cấu trúc xây dựng để phân chiangôi nhà thành từng đơn vị rủi ro, do đó loại tường này phải có kỹ thuật chốngcháy cao hơn tường chống cháy, ví dụ như giới hạn chịu lửa không dưới 2,5 giờ…
Tổn thất toàn bộ: Trong bảo hiểm hoả hoạn có hai loại tổn thất toàn
bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính
Tổn thất toàn bộ thực tế là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hỏnghoàn toàn hoặc số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn
Tổn thất toàn bộ ước tính là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hỏngđến mức nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa phục hồi đó cón lớn hơn haybằng số tiền bảo hiểm
Về bảo hiểm và bảo hiểm hỏa hoạn:
Bảo hiểm là một hoạt động kinh tế quan trọng trên cơ sở xây dựng quỹ bảohiểm dưới hình thức nhất định để bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho những tổnthất về con người và tài sản xảy ra do tai nạn, rủi ro bất ngờ Trong khi đó, hoả hoạn
là loại rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào và thiệt hại do nógây ra thường rất lớn và phức tạp
Bảo hiểm hoả hoạn chính là sự bảo đảm cho những tổn thất trực tiếp do cháygây ra Nếu những tổn thất do cháy gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm thì người đượcbảo hiểm sẽ được nhận được một khoản tiền bồi thường từ các nhà bảo hiểm
Trang 101.1.2 Vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn:
* Đối với Nhà nước và nền kinh tế
Các doanh nghiệp bảo hiểm là các trung gian tài chính lớn nên từ nguồn quỹnhàn rỗi huy động được từ sự đóng góp người tham gia bảo hiểm họ sẽ sử dụng mộtcách hết sức linh hoạt và năng động Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó sẽ được cácdoanh nghiệp bảo hiểm đem vào kinh doanh như cho vay, mua trái phiếu, kinhdoanh bất động sản, tham gia thị trường chứng khoán, đầu tư vào các dự án cáchoạt động kinh tế cũng nhờ đó mà sôi động, hiệu quả hơn, nền kinh tế của một nướcluôn chắc chắn có một nguồn vốn đầu tư đáng kể Như vậy có thể nói doanh nghiệpbảo hiểm đã tạo ra một bàn tay vô hình thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Bên cạnh đó, bảo hiểm hỏa hoạn còn có ý nghĩa quan trọng trong việcgiữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội vì nó tránh được sự bất ổn, lo lắng cho chínhngười được bảo hiểm và cả hệ thống tài chính, ngân hàng và các quỹ tài chính trunggian khác Bởi vì, khi các doanh nghiệp vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh,
họ luôn phải có tài sản thế chấp để chứng minh khả năng thanh khoản đối với cácngân hàng Và nếu doanh nghiệp đó tham gia bảo hiểm hoả hoạn thì họ hoàn toàn
có thể đưa ra bản hợp đồng bả o hiểm đó như một bằng chứng đảm bảo để vay vốn.Các ngân hàng cũng như các trung gian tài chính có thể yên tâm cho vay vốn là vì
họ biết rằng nếu có rủi ro xảy ra với doanh nghiệp họ cho vay vốn thì các doanhnghiệp đó sẽ nhận được bồi thường từ phía các công ty bảo hiểm và do đó có khảnăng trả được nợ hơn các doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm
Như trước đây, khi xảy ra hoả hoạn là Nhà nước buộc phải gánh vác cáckhoản chi khổng lồ đó Nhưng khi các doanh nghiệp đã tham gia bảo hiểm hoả hoạnthì Nhà nước đã có thể tiết kiệm được các khoản chi khắc phục hậu quả tổn thất,tránh được những biến động chi tiêu ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước Hơn nữa,bảo hiểm hoả hoạn cũng góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước khi mà hoạt độngtái bảo hiểm được thực hiện tốt giữa các nhà bảo hiểm trong nước và quốc tế Thịtrường bảo hiểm phát triển sẽ thu hút nhiều hơn sự tham gia bảo hiểm của các nhàxuất nhập khẩu trong và ngoài nước cũng như sự chú ý của các nhà đầu tư
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài đóng một vai trò hết sức to lớn Trong khi đó, những chủ đầu tư này đã
Trang 11quen với việc tham gia bảo hiểm hỏa hoạn sẽ rất an tâm khi đầu tư vào Việt Namnếu các công ty bảo hiểm trong nước cung cấp đầy đủ các dịch vụ để họ tham giabảo hiểm hoả hoạn đối với lĩnh vực mà họ kinh doanh Như vậy, việc triển khai bảohiểm hoả hoạn chính là một kênh thu hút đầu tư hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi vàthúc đẩy quá trình mở rộng phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Tóm lại, bảo hiểm hoả hoạn đã góp phần quan trọng trong việc ổn định vàphát triển kinh tế xã hội Thông qua việc giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt cácbiện pháp PCCC, đề phòng hạn chế tổn thất, từ đó giúp doanh nghiệp có thể yêntâm đầu tư, mở rộng sản xuất Đồng thời cũng giúp người dân xung quanh tránhđược sự lo lắng, hoang mang để ổn định cuộc sống, tạo một nếp sống văn minh và
an toàn Nguồn phí thu được sẽ được đầu tư trở lại nền kinh tế, làm phong phú thêmcác hoạt động kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong xãhội
Bảo hiểm hoả hoạn là loại hình bảo hiểm tài sản nhằm áp dụng đối với cácnhà máy, xí nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội Khi tiến hành triểnkhai bảo hiểm hoả hoạn, mặc dù các nước trên thế giới có khác nhau về tình hìnhkinh tế chính trị, xã hội, văn hoá nhưng đều phải tính đến các đặc điểm chung sau:
Giá trị được bảo hiểm thường rất lớn như các công trình kiến trúc, các máymóc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng, phương tiện vận tải, hàng hoá, vật tư trong kho,
bể xăng… Đây là những tài sản rất có giá trị, có khi lên tới hàng chục, hàng trăm tỷđồng Trong khi đó thì mặc dù đã hết sức cảnh giác đề phòng hạn chế tổn thất và cónhững biện pháp phòng cháy chữa cháy hiện đại, tiên tiến thì rủi ro hoả hoạn vẫn rất
dễ xảy ra, không thể lường trước được Thêm vào đó, thiệt hại do hoả hoạn là rấtlớn, không chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp hay
tổ chức
Đối tượng và phạm vi bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn là khárộng Đối tượng bảo hiểm hầu hết là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợppháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và các cá nhân thuộcmọi thành phần kinh tế trong xã hội Phạm vi bảo hiểm cũng rất phong phú, baogồm các rủi ro chính như cháy, nổ, sét… mà những rủi ro đó rất dễ xảy ra trongcuộc sống hàng ngày
Trang 12Nghiệp vụ bảo hiểm có tính kỹ thuật trong hoạt động rất phức tạp,thể hiện ở mọi khâu của nghiệp vụ như: cách xác định phân chia rủi ro, cách tínhphí, giám định, bồi thường…
Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến biểu phí vì đối tượng của bảo hiểmhoả hoạn là rất đa dạng về chủng loại và mức độ rủi ro Trên thực tế, một số yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến biểu phí như: vật liệu xây dựng, cách phân chia đơn vị rủi ro,phòng cháy chữa cháy, bao bì đóng gói, chủng loại hàng hóa… Các yếu tố này trựctiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến việc gia tăng hoặc giảm thiểu mức độ rủi ro cháy.Trong trường hợp rủi ro cháy được giảm càng nhiều thì người được bảo hiểm càngđược giảm phí, nhà bảo hiểm giảm khả năng phải bồi thường, hoạt động kinh tếcũng nhờ đó mà không bị ngừng trệ
* Đối với cá nhân và tổ chức tham gia bảo hiểm
Bảo hiểm hoả hoạn là một loại hình bảo hiểm tài sản nhằm áp dụng đối vớicác xí nghiệp, khách sạn, nhà máy, văn phòng, nhà hàng… thuộc mọi thành phầnkinh tế Giá trị bảo hiểm hoả hoạn thường là rất lớn, khi xảy ra rủi ro thì tổn thấtkhông chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
Vì vậy, việc các đơn vị này tham gia bảo hiểm là tất yếu và có như vậy mới đảmbảo ổn định kinh doanh của các doanh nghiệp này
Khi quy mô sản xuất ngày càng mở rộng như hiện nay thì giá trị tài sản củacác doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên Vì vậy, khi có rủi ro xảy ra, thiệt hại sẽthật khôn lường và sẽ ảnh hưởng lâu dài không chỉ tới bản thân doanh nghiệp đó màcòn ảnh hưởng tới tất cả các doanh nghiệp khác có liên quan Khi đó, sự ra đời củacác công ty bảo hiểm sẽ không những giúp các doanh nghiệp ổn định tình hình sảnxuất kinh doanh mà còn giúp các chủ thể khác trong nền kinh tế ổn định cuộc sống.Thông qua việc bồi thường một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời và thoả đáng,bảo hiểm đã giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục được hậu quả thiệt hại
Vì vậy có thể nói bảo hiểm là lá chắn kinh tế để ổn định kinh doanh và bảo toàn vốncho các doanh nghiệp khi xảy ra các sự cố bảo hiểm Mặt khác, quỹ bảo hiểm nhànrỗi sẽ được các công ty bảo hiểm đem đi đầu tư sinh lời vừa để bảo toàn và cũngvừa nhằm thu lợi nhuận, để phát triển và tăng trưởng quỹ bảo hiểm
Ở không ít quốc gia trên thế giới người ta coi hoả hoạn không khác gì giặc
Trang 13ngoại xâm vì thiệt hại hoả hoạn gây ra là vô cùng to lớn và không thể lường trướcđược Đặc biệt, hoả hoạn còn mang tính chất tích luỹ rủi ro, những thiệt hại do cháygây ra không chỉ để lại hậu quả trước mắt còn mà về lâu về dài Do vậy, nếu chỉ đểmột cá nhân hoặc một doanh nghiệp thực hiện khắc phục hậu quả thiệt hại là khôngthể làm được.
Để đề phòng và hạn chế hậu quả do cháy gây ra, người ta sử dụng hai biệnpháp chính là PCCC và bảo hiểm Bên cạnh các biện pháp PCCC truyền thống thìviệc tham gia bảo hiểm cũng được coi như là một trong những biện pháp PCCC tốtnhất hiện nay Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc chi trả bồi thường từ cáccông ty bảo hiểm có ý nghĩa vô cùng to lớn Vì như trước đây, các doanh nghiệpchưa tham gia bảo hiểm hoả hoạn, khi xảy ra sự cố, họ chỉ nhận được một khoản bùđắp, cứu trợ tượng trưng rất nhỏ của Nhà nước và cũng chỉ áp dụng đối với cácdoanh nghiệp Nhà nước Còn trong quá trình tư nhân hoá đang ngày càng phát triểnnhư hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia bảo hiểm hoả hoạn vàkhi xảy ra sự cố bảo hiểm thì họ cũng nhanh chóng nhận được các khoản bồithường lớn để có thể ổn định và tiếp tục sản xuất kinh doanh Còn đối với các doanhnghiệp Nhà nước, khi chuyển đổi cơ chế thị trường, họ sẽ không còn có nhiều sự hỗtrợ của Nhà nước như trước đây nữa nên trong trường hợp xảy ra rủi ro, họ khôngđược quyền khi giảm vốn Vì vậy, có thể nói bảo hiểm là lá chắn cuối cùng để đảmbảo cho sự bảo toàn vốn của các doanh nghiệp khi sự cố bảo hiểm xảy ra
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức giúp họ yên tâmtrong cuộc sống, trong hoạt động sản xuất kinh doanh Bảo hiểm cũng thể hiện tínhcộng đồng, tương trợ, nhân văn sâu sắc Việc tham gia bảo hiểm hoả hoạn còn giúptạo tâm lý yên tâm trong sản xuất kinh doanh, giúp các nhà thầu và các nhà đầu tưmạnh dạn hơn trong đầu tư Do đó, nó cũng gián tiếp góp phần tạo thêm công ănviệc làm cho người lao động Nó cũng đồng thời giải toả được sự lo lắng bất ổn củangười dân sống xunh quanh khu vực thường xuyên có hoả hoạn hoặc có nguy cơxảy ra hoả hoạn cao
Hơn nữa, bảo hiểm hoả hoạn còn góp phần đề phòng các rủi ro có thể xảy ra,giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp vì thông qua việc tham gia bảohiểm hoả hoạn, chính người tham gia sẽ có ý thức hơn về việc tự bảo vệ tài sản của
Trang 14mình cũng như của cả cộng đồng Ngoài ra, các công ty bảo hiểm khi tiến hành kinhdoanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, họ cũng không muốn rủi ro tổn thất xảy ra đểphải bồi thường nên họ luôn tích cực tìm kiếm các biện pháp để đề phòng hạn chếtổn thất Bằng một khoản trích theo một tỷ lệ nhất định từ nguồn phí thu được, cáccông ty bảo hiểm sẽ thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả thông qua côngtác thống kê tình hình tổn thất hàng năm, xác định nguyên nhân gây cháy, tư vấncác khu vực có nguy cơ cao xảy ra hoả hoạn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia bảohiểm có được các biện pháp đề phòng hạn chế một cách hữu hiệu nhất Họ cũng cóthể đào tạo những chuyên gia đánh giá rủi ro Những chuyên gia này một mặt giúpcác doanh nghiệp biết cách đề phòng hạn chế tổn thất mà còn gợi ý giúp các họ ápdụng các trang thiết bị PCCC thích hợp với điều kiện hoàn cảnh của công ty Bêncạnh đó, công ty bảo hiểm còn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, tạo cơ sở vật chất vàsẵn sàng hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp PCCC tốthơn
1.2.Nội dung của bảo hiểm hỏa hoạn:
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm:
* Đối tượng bảo hiểm:
Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn là tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu vàquản lý hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các tổ chức và cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội Đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn
là rất phong phú, có thể được chia thành như sau:
- Máy móc trang thiết bị, phương tiện lao động
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng
- Nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm
- Vật tư, hàng hoá trong kho
- Các loại tài sản khác như: kho, chợ, của hàng, văn phòng, khách sạn
Việc phân chia đối tượng bảo hiểm như trên không những giúp cho các công
ty bảo hiểm đánh giá và quản lý rủi ro chính xác hơn mà còn giúp cho việc tínhphí bảo hiểm đơn giản và hợp lý hơn Đồng thời, nó cũng giúp cho người tham giabảo hiểm dễ dàng hơn trong việc xây dựng các phương án phòng cháy chữa cháy
Thiệt hại do cháy không chỉ là các tổn thất vật chất trực tiếp mà nó còn
Trang 15có cả những tổn thất gián tiếp phi vật chất như các tổn thất gây ra cho người thứ bathuộc về trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm Tổn thất đó có thể là thiệthại về kinh doanh, thiệt hại cho người xung quanh… Do đó, trên thực tế, công tybảo hiểm còn có thể nhận bảo hiểm thêm: trách nhiệm dân sự, thiệt hại kinhdoanh… với điều kiện là các thiệt hại này là do hậu quả của cháy.
* Phạm vi bảo hiểm:
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn tráchnhiệm của công ty bảo hiểm Khi xảy ra rủi ro cháy, người được bảo hiểm sẽ đượcbồi thường những thiệt hại và các chi phí khác có liên quan sau:
- Những chi phí cần thiết để hạn chế tổn thất tài sản được bảo hiểm trong
và sau khi cháy như: chi phí chữa cháy, chi phí bảo quản trong và sau khi cháy
- Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhậnbảo hiểm hoặc danh mục kèm theo giấy chúng nhận bảo hiểm nếu người được bảohiểm đã nộp phí và những thiệt hại đó xảy ra trước 16h ngày cuối cùng của thời hạnbảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm, gây ra cho tài sản
- Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy
Khi rủi ro cháy xảy ra, muốn xác định các tổn thất đó là thuộc phạm vi bảohiểm hay không để từ đó có phương án đền bù chính xác và thoả đáng, các nhà bảohiểm phải xác định rõ các rủi ro bảo hiểm và các rủi ro không được bảo hiểm
* Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm hảo hoạn thì các rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
Rủi ro chính: “cháy” – Rủi ro A Thực chất rủi ro này bao gồm: cháy, sét
và nổ
- Cháy sẽ được bảo hiểm trong trường hợp hội tụ đầy đủ 3 yếu tố sau:
+ Phải thực sự có phát ra lửa
+ Lửa đó không phải lửa chuyên dùng
+ Lửa đó phải là ngẫu nhiên hay bất ngờ phát ra
Khi đã có đầy đủ các yếu tố trên và có những thiệt hại về vật chất thì thiệt hại
đó sẽ được bồi thường, dù đó là do cháy hay do nhiệt hay khói gây ra
- Sét: là tác động trực tiếp của tia chớp vào tài sản được bảo hiểm Ngườiđược bảo hiểm chỉ được bồi thường khi tài sản bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do
Trang 16sét đánh gây cháy Nếu sét đánh mà không gây cháy hay không phá huỷ trực tiếp tàisản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường Ví dụ như sét đánh phá huỷtrực tiếp các thiết bị điện tử thì các thiết bị này vẫn được bồi thường nhưng nếu sétđánh vào một trạm biến thế điện và làm cho dòng điện tăng đột ngột, dẫn đến thiệthại cho các thiết bị điện tử này thì công ty bảo hiểm không phải bồi thường trongtrường hợp này.
- Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh, tạo ra một áp lực lớn kèm theo một tiếngđộng mạnh, phát sinh bởi một sự giãn nở nhanh và mạnh của các chất rắn, chấtlỏng, chất khí.Nổ trong bảo hiểm hoả hoạn bao gồm:
+ Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
+ Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc sưởi ấm trong một ngôi nhàkhông phải nhà xưởng hay làm các công việc sử dụng hơi đốt
+ Các trường hợp nổ gây cháy được bảo hiểm, chỉ còn lại những thiệt hạitổn thất do nổ mà không gây cháy
+ Tổn thất do nổ mà không gây cháy thì không được bồi thường, trừ nhữngtrường hợp nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt
+ Tổn thất do nổ có nguồn gốc từ cháy thì thiệt hại ban đầu do cháy gây rathì được bồi thường nhưng tổn thát do hậu quả của nổ thì không được bồi thường
- Các rủi ro phụ:
Các rủi ro phụ này chỉ có thể được bảo hiểm khi đi kèm các rủi ro chính,
và việc có tham gia hay các bảo hiểm các rủi ro này hay không tuỳ thuộc vào quyếtđịnh của người tham gia bảo hiểm Các rủi ro phụ bao gồm:
+ Máy bay và các phương tiện hàng không khác hay các thiết bị trên cácphương tiện đó rơi vào làm cho tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại Các thiệt hại loạinày đều được bồi thường dù không có xảy ra hoả hoạn
+ Nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bể xưởng…
+ Lửa ngầm dưới đất: mọi thiệt hại do lửa ngầm dưới đất gây ra đều đượcbồi thường dù có xảy ra cháy hay không
+ Động đất: mọi tổn thất do động đất gây ra đều được phía công ty bảo hiểmbồi thường dù động đất không gây ra cháy
+ Giông bão: Dù giông bão không gây ra cháy nhưng những thiệt hại do
Trang 17giông bão gây ra đều được bồi thường.
+ Vỡ tràn nước từ các bể chứa: nhưng loại trừ tài sản bị phá huỷ do nướcchảy, rò rỉ từ hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy tự động
+ Những tổn thất có liên quan đến phóng xạ, hay nhiễm phóng xạ
+ Những tổn thất về hàng hoá nhận uỷ thác, tiền bạc, chứng khoán, bản thảo,
sổ sách kinh doanh, bản vẽ, tài liệu thiết kế… trừ khi đã có thoả thuận là trả thêmphí bảo hiểm cho những tổn thất trong trường hợp này
+ Tài sản bị cướp hay mất cắp nhưng nếu chứng minh được là bị mất cắpthì vẫn được bồi thường
+ Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba
+ Những thiệt hại tổn thất mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào
do phải ngừng kinh doanh, ô nhiễm môi trường… trừ thiệt hại về tiền thuê nhà đượcxác nhận trong giấy bảo hiểm là được bảo hiểm
+ Chất nổ không bao gồm nguyên nhiên liệu xăng dầu, người, động thực vậtsống
+ Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơnbảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá só tiền bồi thường theo đơn bảo hiểmhàng hải
+ Những thiệt hại tổn thất trong mức miễn thường Thông thường, trong ápdụng mưc miễn thường có khấu trừ tối thiểu là 2% số tiền bảo hiểm trên một đơn vịrủi ro/vụ tổn thất nhưng tối thiểu không dưới 100 USD/vụ và tối đa là 2000USD/vụ
1.2.2 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm
* Giá trị bảo hiểm:
Trang 18Giá trị bảo hiểm (GTBH) được hiểu là giá trị của tài sản được bảo hiểm Giátrị này có thể là giá trị thực tế hoặc giá trị mua mới.
Tài sản trong bảo hiểm hoả hoạn thường có giá trị rất lớn như công trình, khotàng, bến bãi… Vì có nhiều loại tài sản khác nhau như vậy nên việc xác định GTBH
và số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản đôi khi rất phức tạp và khó khăn Để cóthể xác định GTBH một cách chính xác, người ta phân chia tài sản ra thành 2 loại:
- Những tài sản mang tính kiên cố và tương đối tĩnh (nhà xưởng, văn phòng,nhà ở, máy móc thiét bị…), căn cứ vào 3 chỉ tiêu sau:
+ Giá trị ban đầu hoàn toàn - khấu hao nếu có
+ Chi phí thực tế cộng dồn
+ Thoả thuận về chi phí và giá trị giữa các bên tham gia
- Những hàng hoá thường xuyên luân chuyển, khi xác định GTBH người tachia thành 2 loại:
+ Bảo hiểm theo giá trị trung bình: Vì hàng hoá trong các kho bãi, cửa hàngluôn luân chuyển nên không thể xác định được giá trị của số hàng hoá đó trong mộtthời điểm nhất định nên trong trường hợp này thì người được bảo hiểm sẽ ước tính
và thông báo cho nhà bảo hiểm giá trị của số hàng hoá trung bình có trong kho,bãi… trong thời hạn bảo hiểm Và giá trị trung bình này được coi là số tiền bảohiểm Giá trị trung bình này cũng được làm cơ sở để tính phí bảo hiểm và công tybảo hiểm cũng bồi thường tổn thất thực tế nhưng không vượt quá giá trị trung bình
đã khai báo
+ Bảo hiểm theo giá trị tối đa: công ty bảo hiểm trong trường hợp này
sẽ nhận bảo hiểm cho tài sản với mức giá trị tối đa tại thời diểm mà chủ sở hữu tàisản có giá trị tối đa so với các thời điểm trong nước Vì trong trường hợp này thì giátrị tài sản có thể tăng đột biến nên nhà bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể gặpnhau để thoả thuận thêm về số tiền bảo hiểm
Trong trường hợp này thì người được bảo hiểm cũng ước tính và thông báocho công ty bảo hiểm giá trị của hàng hoá tối đa có thể đạt được vào một thời điểmnào đó trong thời hạn bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa nàynhưng không được thu hết ngay toàn bộ phí mà chỉ được thu 75% Đến cuối nămbảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ phải quyết toán nốt số tiền phí bảo hiểm còn lạidựa trên giá trị hàng hoá thực tế hàng tháng hay hàng quý Khi có thiệt hại tổn thấtthì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá
Trang 19Nếu thiệt hại xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và đã được bồi thường vượt quágiá trị tối đa bình quân thì lúc này việc tính phí bảo hiểm sẽ không dựa vào giá trịtối đa nữa mà sẽ dựa vào số tiền bồi thường đã trả (nghĩa là coi số tiền bồi thườngchính là số tiền bảo hiểm) Nên trong mọi trường hợp thì số tiền bồi thường vẫnkhông được vượt quá số tiền bảo hiểm Và nếu người được bảo hiểm bồi thườngnhiều lần thì tổng số tiền bồi thường cũng không được vượt quá số tiền bảo hiểm.
Tuy nhiên, để không phải điều chỉnh lại cuối thời hạn bảo hiểm, số tiền bảohiểm, phí bảo hiểm và tiện cho công tác tái bảo hiểm thì các nhà bảo hiểm và ngườiđược bảo hiểm nên chọn bảo hiểm theo giá trị trung bình
* Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của người bảo hiểm trongtrường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ Người được bảo hiểm cũng cóthể tham gia bảo hiểm tài sản của mình với số tiền lớn hơn giá trị bảo hiểm nhưngkhông vượt quá giá trị bảo hiểm Cũng như nói ở trên, số tiền bảo hiểm chính là căn
cứ để tính phí bảo hiểm và cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm chính là giá trị bảohiểm
Trong bảo hiểm hoả hoạn thì các nhà bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểmtheo kiểu chọn điểm Nghĩa là không nhận bảo hiểm cho bộ phận tài sản, nhữngcông đoạn sản xuất có nhiều rủi ro nhất vì khả năng phải bồi thường cho ngườiđược bảo hiểm là rất cao và rất dễ xảy ra trục lợi bảo hiểm Tuy nhiên, công ty bảohiểm cũng có thể chấp nhận bảo hiểm tới 50% giá trị tài sản
1.2.3 Phí bảo hiểm và phương pháp xác định phí bảo hiểm
1.2.3.1 Phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải nộp cho cơ quanbảo hiểm, để bảo hiểm những rủi ro mà họ tham gia Phí bảo hiểm chính là giá cảcủa dịch vụ bảo hiểm Tính toán mức phí phù hợp với yêu cầu của khách hàng vàđảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu củatất cả các công ty bảo hiểm Nó là một trong những nhân tố quyết định tính sốngcòn của doanh nghiệp trong thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.Xét về mặt lý thuyết, phí bảo hiểm bao gồm hai phần phí: cơ bản và phụ phí.Phí bảo hiểm = phí cơ bản + phụ phí
Trong đó: phí cơ bản được xác định dựa trên xác suất xảy ra rủi ro và số tiền bảohiểm
Trang 20Phần phụ phí thường bằng 30% thực phí bảo hiểm
Trong thực tế phí bảo hiểm gồm 2 phần: phí gốc và VAT
Trong đó: phí bảo hiểm được doanh nghiệp giữ lại còn VAT nộp cho nhà nước,thông thường VAT = 10% phí bảo hiểm
Phí cơ bản được xác định như sau:
Phí cơ bản = Tỉ lệ phí bảo hiểm * Số tiền bảo hiểm
Tỉ lệ phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm sẽ là những cơ sở để xác định phí bảohiểm
* Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là cơ sở đầu tiên và rất quan trọng để xác định phí bảo hiểm
mà người tham gia bảo hiểm phải đóng góp Trong cùng một điều kiện, thì phí bảohiểm sẽ tỷ lệ thuận với giá trị của tài sản được bảo hiểm
* Tỷ lệ phí bảo hiểm
Tuỳ vào từng loại công trình khác nhau, điều kiện phòng cháy chữa cháy(PCCC) khác nhau thì sẽ có tỉ lệ phí khác nhau Muốn xác định tỷ lệ phí bảo hiểmphải dựa trên cơ sở sau:
- Vật liệu công trình: người ta chia làm 3 loại
+ Loại 1: vật liệu khó bắt lửa và có khả năng chịu nhiệt tốt như bê tông, cốtthép, đá ;loại này sử dụng cho công trình loại D (Discount class: là công trình phảiđạt các yêu cầu về bộ phận chịu lửa và bộ phận không chịu lực)
+ Loại 2: vật liệu trung gian là loại vật liệu hỗn hợp chứa nhiều chất hoá họctrộn với vật liệu thiên nhiên, khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng; loạinày sử dụng cho công trình loại N (Neutral class: không đạt tiêu chuẩn như loại Dnhưng ít nhất các bộ phận chịu lực và các cấu kiện khác cũng phải làm bằng vật liệukhó cháy)
+ Loại 3: vật liệu nhẹ, nhìn chung loại vật liệu này dễ bắt lửa và được sử dụng
để xây dựng công trình loại L (là loại công trình không đạt được các yêu cầu nhưloại D và N)
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Đây là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến việc xác định tỷ lệ phí.Công tác phòng cháy chữa cháy là một yếu tố quan trọng nhất làm giảm khảnăng xảy ra tổn thất Nếu công tác phòng cháy chữa cháy được đảm bảo, trang thiết
bị tốt để hạn chế thấp nhất những rủi ro xảy ra thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính
Trang 21Mặt khác ngày càng có nhiều các công ty bảo hiểm phi nhân thọ xuất hiệnlàm cho tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nên các công ty bảo hiểm còn phảidựa vào tỷ lệ phí của các công ty bảo hiểm khác để xác định tỷ lệ phí cho công tycủa mình sao cho hợp lý và đảm bảo tính cạnh tranh.
1.2.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở số liệu thống kê tổn thất xảy ra
trong một khoảng thời gian trước, thường từ 3 đến 5 năm Phí bảo hiểm phải đóngđược xác định trên cơ sở tỷ lệ phí và số tiền bảo hiểm
Có hai phương pháp xác định tỷ lệ phí theo phân loại và danh mục:
- Theo phân loại
Đây là cách kết hợp các đơn vị có thể so sánh với nhau và cùng một loại, sau
đó tính tỉ lệ mỗi loại phản ánh số tổn thất và các chi phí khác của loại đó Cách nàyphù hợp với các tài sản như nhà cửa, công trình kiến trúc Nhưng khi xác định theoloại này cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ phí:
+ Vật liệu xây dựng bằng gì?
+ Khả năng phòng cháy chữa cháy
+ Những vật bố trí xung quanh, bên ngoài (những công trình đặc biệt dễ cháy
để gần lửa lan nhanh tới tài sản được bảo hiểm)
+ Người sử dụng (chủ ở hay cho thuê)
- Theo danh mục
Phân tích từng loại tài sản một cách riêng biệt cho dù tính phí theo phươngpháp phân loại hay theo danh mục thì quá trình tính phí đều phải tuân theo nhữngbước nhất định không thể thiếu Các bước xác định phí bảo hiểm bao gồm:
Bước 1: Chọn tỷ lệ phí thích hợp trong biểu phí
Trước hết cần xác định xem đối tượng bảo hiểm thuộc ngành sản xuất nào,sau đó chọn tỉ lệ phí quy định cho ngành sản xuất kinh doanh đó trong biểu phí.Biểu phí cơ bản là bảng thống kê xác suất rủi ro của từng loại hình tài sản Để cóđược biểu phí cơ bản, các công ty bảo hiểm phải nghiên cứu trên cơ sở thống kêtình hình thực tiễn xảy ra rủi ro ở địa phương hay ở quốc gia mà công ty tiến hànhtriển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn Hiện nay biểu phí bảo hiểm hoả hoạn ởViệt Nam được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam của công tytái bảo hiểm Munich (MunichRe)
Trang 22Bảng 1: Biểu phí áp dụng chung cho tất cả các ngànhLoại công trình
1,52,0
Nhà sản xuất đang xây dựng với số tiền bảo hiểm
tăng dần theo tiến độ thi công
Với số tiền bảo hiểm cố định
1,51,2
Cửa hàng bách hoá có diện tích trên 2000m2
Các công ty bán hàng theo đơn đặt hàng quabưu điện Cửa hàng bách hoá, trung tâm thươngmại, siêu thị
1,01,52,33,55,0
(Nguồn: Bộ tài chính)
Đối với các loại kho, mức độ được đánh giá tuỳ theo diện tích của kho, chiềucao của kho Các kho 943-: -945 phải cộng thêm 50% phí nếu diện tích chứa hàngvượt quá 7500m² hoặc chiều cao xếp hàng vượt quá 7,5m mà không có các phươngtiện phòng cháy chữa cháy tự động như Sprinkler, hệ thống chữa cháy bằng CO2v.v
- Tỷ lệ phí bảo hiểm còn phụ thuộc vào hình thức bao gói của hàng hóa Bao
bì hàng hoá chia làm 5 loại:
Trang 23Để nhận biết ta dựa vào các dấu hiệu sau:
+ Nếu hàng hoá được chứa trên giá gỗ thì được xếp vào loại đóng gói p3+ Nếu hàng hoá được chứa trong hoặc vận chuyển bằng container, làm bằngvật liệu dễ cháy thì được xếp vào loại p4
Hàng hoá đóng gói không quá 20% diện tích bề mặt của hàng hoá thì xếp vàoloại p3
Ngoài ra, các loại hình sản xuất kinh doanh còn được phân ra thành các nhóm
từ 0 đến
9, quy định cụ thể tỷ lệ phí cho từng ngành sản xuất kinh doanh
Bảng 3: Phân loại theo loại hình sản xuất kinh doanh
Bước 2: Điều chỉnh tăng giảm tỷ lệ phí đã chọn
* Xác định bậc chịu lửa của công trình
Xác định bậc chịu lửa của công trình tức là xác định công trình thuộc loạikiến trúc nào, xem chúng được xây dựng bởi vật liệu gì và khả năng chịu lửa củamỗi công trình đó
* Các yếu tố làm tăng giảm mức độ rủi ro;
- Các yếu tố làm tăng mức độ rủi ro
Trang 24Các công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng khả năng xảy ra tổn thất.
Ví dụ: Dây chuyền sơn trong một phân xưởng sản xuất, thiết bị xấy khô, chiếtxuất, chế biến gỗ, gia công nhân tạo
Tuy nhiên phụ phí này sẽ không được tính thêm, nếu các máy móc thiết bị phụtrợ thêm được lắp trong phòng ngăn cách với bên ngoài bằng tường chống cháyđồng thời có máy báo cháy và chiếm không quá 10% diện tích của các đơn vị rủi ro.Tuỳ từng trường hợp cụ thể nhà bảo hiểm tự đánh giá và đưa ra tỷ lệ tăng phí,nhưng trong mọi trường hợp tỷ lệ tăng tối đa chỉ là 15%
+ Có các điều kiện đặc biệt không thuận lợi đối với các rủi ro được bảo hiểm:
Có các nguồn lửa mà không được ngăn cách chống cháy, có lò sưởi đốt bằngdầu, khí trong phòng làm việc, có thiết bị sưởi ấm bằng tia hồng ngoại Tuy nhiên sẽkhông tính thêm phí nếu không có các vật dễ cháy được sản xuất hay cất giữ gần đó
Có dây chuyền sản xuất tự động hóa (không có người điều khiển) nhưngkhông được trang bị các thiết bị báo cháy tự động thích hợp và đúng tiêu chuẩn
Thiết kế không đạt yêu cầu hoặc công việc sửa chữa không đạt chất lượngyêu cầu
Thiếu các trang thiết bị báo cháy chữa cháy cần thiết
Đối với những loại công trình như thế này phí bảo hiểm cần phải tăng và mứctăng phí tuỳ theo đánh giá của nhà bảo hiểm trên cơ sở có sự thoả thuận nhất trí củangười tham gia bảo hiểm
+ Các công trình có trung tâm máy tính
Công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách chống cháy,không có hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng biệt và phù hợp thì tỷ lệ tăng phí tối
đa không quá 5%
+ Có khả năng xảy ra phá hoại (cố tình gây cháy)
Trường hợp này rất khó xác định và khó đạt được thoả thuận giữa nhà bảohiểm và người tham gia Tuỳ theo sự đánh giá của nhà bảo hiểm và sự thoả thuậngiữa 2 bên để tăng tỷ lệ phí, nhưng mức tăng tối đa không quá 5%
+ Căn cứ trên cơ sở những tổn thất trong quá khứ
Nếu trong năm năm trước, tổng số tiền bồi thường vượt quá 150% số phí bảohiểm đã nộp thì nhà bảo hiểm tăng ít nhất là 10% phí
Trang 25- Các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro
Trong các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro thì biện pháp phòng cháy chữacháy được đặt lên hàng đầu Nếu như thực hiện tốt nó sẽ giúp giảm đáng kể nhữngrủi ro, thiệt hại do hoả hoạn gây ra, mặt khác nó cũng là một yếu tố quan trọng đểgiảm phí bảo hiểm hoả hoạn
+ Các thiết bị phòng cháy, báo cháy
Có hệ thống báo cháy tự động được nối thẳng với trạm cứu hoả công cộng:giảm 8% phí
Có hệ thống báo cháy tự động được nối thẳng với phòng thường trực, độicứu hoả của xí nghiệp, trạm công an hay cơ quan có trách nhiệm về bảo đảm antoàn về phòng cháy chữa cháy: giảm 6% phí
Có bộ phận báo cháy thuộc hệ thống báo cháy tự động được lắp đặt cố địnhđược giảm 5% phí
Việc trực kiểm tra canh gác thực hiện 24/24 giờ, cứ 2 giờ một lần có ngườikiểm tra và liên lạc ngay bằng điện thoại hay bấm nút ngay khi cần phát lệnh báođộng: giảm 5% phí
Chú ý: Trong trường hợp có đủ các phương tiện nói trên chỉ áp dụng
mức giảm cao nhất là: 8% phí
+ Các thiết bị và phương tiện chữa cháy
Trang 26Bảng 4: Tỷ lệ phí giảm áp dụng cho các thiết bị chữa cháy
Có hệ thống dập cháy bằng CO2
- Thủ công
- Tự động
15-2030-40
4 Có hệ thống chữa cháy Halon tự động 25-40
Có hệ thống chữa cháy dạng khô
- Thủ công
- Tự động
7-1012-20
7 Có hệ thống tự động dập tắt tia lửa điện tối đa 15
9
Có đội cứu hoả riêng
- Có ô tô chữa cháy và nhân viênchuyên nghiệp
- Bán chuyên nghiệp
15-207-10
(Nguồn: Bộ tài chính)
Trang 27Tất cả các hệ thống chữa cháy chỉ được coi là đủ điều kiện giảm phí khi nóđược cơ quan chức năng kiểm tra và công nhận.
Chú ý: Đối với hệ thống phun nước (Sprinkler)
- Có ít nhất hai hệ thống cấp nước độc lập với nhau, giảm tối đa là 50% phíbảo hiểm
- Nếu chỉ có một hệ thống cấp nước mà kĩ thuật cho phép: giảm tối đa là 30%phí bảo hiểm
* Khi một đơn vị rủi ro có nhiều hệ thống chữa cháy khác nhau thì mức giảmphí cao nhất được giữ nguyên còn các mức giảm khác chỉ được tính 50%
Tổng các mức miễn giảm phí về các thiết bị, phương tiện phòng cháy chữacháy cho mỗi đơn vị rủi ro được bảo hiểm không được vượt quá 70%
* Xét mức tăng giảm phí theo tỉ lệ tổn thất trong quá khứ
+ Nếu 5 năm gần nhất số tiền bồi thường cho người được bảo hiểm nhỏ hơn20% tổng số phí bảo hiểm thu được thì có thể giảm tới 15% phí bảo hiểm, nếu dưới50% thì có thể giảm tới 10% phí bảo hiểm
+ Ngược lại nếu trong 5 năm gần nhất số tiền bồi thường bằng 120% số phíbảo hiểm thu được thì tăng 10% phí bảo hiểm, nếu bằng 150% thì tăng 15%
Nếu khách hàng muốn lựa chọn những mức miễn thường cao hơn để giảm phíbảo hiểm thì áp dụng các tỉ lệ phí giảm theo mức miễn thường sau:
Trang 28
Bảng 5: Tỉ lệ giảm phí áp dụng đối với các mức miễn thường
Tỉ lệ giảm phí tương ứng với số tiền bảo hiểm tính bằng USD
Mức miễn
thường
Dưới 6 triệu
6-15 (triệu)
15-30 ( triệu)
30-60 (triệu)
60-90 (triệu)
90-125 (triệu)
+ Thực hiện tăng, giảm phí theo điều kiện phòng cháy chữa cháy
+ Thực hiện tăng, giảm phí theo tỉ lệ tổn thất trong quá khứ
+ Thực hiện giảm phí theo mức miễn thường
b Tính thực phí phải thu
Phí bảo hiểm = Tỉ lệ phí bảo hiểm * Số tiền bảo hiểm
Phí bảo hiểm phải thu của khách hàng = Phí bảo hiểm gốc + VAT
VAT= 10% phí bảo hiểm gốc
Trong trường hợp một cơ sở có nhiều đơn vị rủi ro thì cách tính phí thôngthường là tính chi tiết cụ thể cho từng đơn vị rủi ro, theo các bước sau đó gộp lại VD: tính phí bảo hiểm cho phân xưởng A, biết
Trang 29- Loại công trình: D
- Số tiền bảo hiểm 5 triệu USD
- Mức miễn thường tự chọn là 3000USD, được giảm 3% phí
- Có các thiết bị làm tăng mức độ rủi ro : tăng 15% phí
- Có bộ phận báo cháy : giảm 5%
- Có đội cứu hoả riêng được trang bị ô tô cứu hoả: giảm 15%
- Gần đội cứu hoả công cộng : giảm 5%
Cách tính phí bảo hiểm như sau:
- Điều chỉnh phí theo loại công trình D được giảm : 10% phí bảo hiểm còn lại
Phí bảo hiểm còn lại = 0,1863%- (0,1863%*30%) = 0,13041%
- Điều chỉnh phí theo mức miễn thường giảm 3%
- Phí bảo hiểm còn lại = 0,13041%- (0,13041%*3%) = 0,1264977%
- Phí bảo hiểm cuối cùng khách hàng phải nộp:
dự phòng bồi thường mới đủ lớn để công ty có thể bồi thường được những rủi rolớn, từ đó mà nâng cao vị thế của công ty trên thị trường Do đó, trong công tác khaithác bảo hiểm nhất thiết cần phải có một quy trình khai thác hợp lý và cần thiết
Trang 30* Quy trình khai thác bảo hiểm hoả hoạn như sau:
(1)Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn tư vấn khách hàng
Trong bước này, công ty bảo hiểm sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ chào bảohiểm bao gồm: báo cáo kinh doanh của công ty, tờ quảng cáo về nghiệp vụ, các quytắc bảo hiểm và các biểu mẫu
(2) Bước 2: Các yếu tố rủi ro liên quan đến việc xác định tỷ lệ phí
- Yêu cầu bảo hiểm cho các rủi ro
- Cấu trúc xây dựng của đối tượng bảo hiểm (vị trí địa điểm của các rủi ro
và các vật thể xung quanh)
- Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Nghành nghề lĩnh vực kinh doanh
- Công tác an ninh bảo vệ của đơn vị
(3) Bước 3: Điều tra rủi ro
Về nguyên tắc, trước khi chào phí bảo hiểm thì các khai thác viên của công
ty phải đến hiện trường quan sát,chụp ảnh, mô tả những yếu tố quan trọng, các điềukiện xung quanh có thể ảnh hưởng đến việc tính tỷ lệ phí
(4) Bước 4: Chào phí bảo hiểm và hướng dẫn khách hàng kê khai bảo hiểm.
Như vậy, các bước tính phí trong bảo hiểm hoả hoạn là:
- Chọn tỷ lệ phí cơ bản.(1)
- Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản (1) theo các yếu tố tăng phí và theo các yếu
tố tăng giảm phí quy định trong biểu phí.(2)
- Điều chỉnh phí tính được ở (2) của từng đơn vị rủi ro lần lượt theo các yếu
Như vậy, việc tính phí bảo hiểm hoả hoạn phải bắt buộc theo các trình
tự trên, không được tính gộp các yếu tố làm tăng giảm phí xong rồi mới điều chỉnh
tỷ lệ phí cơ bản theo các mức tăng giảm phí gộp
Trang 31* Thủ tục tham gia bảo hiểm hoả hoạn:
Muốn tham gia bảo hiểm hoả hoạn cho những tài sản của mình, khách hàngphải cung cấp các chứng từ sau:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm
- Bảng danh mục chi tiết các tài sản
- Sơ đồ phòng cháy chữa cháy
- Sơ đồ mặt bằng thể hiện vị trí tài sản được bảo hiểm
Trong đó, cần lưu ý tài sản được bảo hiểm phải được kê khai chi tiết từng hạng mục tài sản theo từng đơn vị rủi ro
* Cấp đơn bảo hiểm:
Sau khi khách hàng đã chấp nhận tỷ lệ phí và cung cấp bảng danh mục tàisản, khai thác viên sẽ tiến hành cấp đơn bảo hiểm
- Đối với mục rủi ro: ghi loại rủi ro và kí hiệu bên cạnh
- Mục mức khấu trừ phải được ghi rõ bằng số tuyệt đối
- Đối với bảng danh mục tài sản thì phải ghi rõ số hợp đồng, địa điểm của tàisản được bảo hiểm, có xác nhận của khách hàng và công ty
- Mọi chi tiết sửa dổi trên hợp đồng phải được quản lý, kiểm tra chạt chẽ
(5) Bước 5: Hoàn tất hồ sơ bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm hợp lệ phải có đầy đủ các chứng từ sau:
- Giấy yêu cầu tài sản từ phía khách hàng
- Giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp
- Sửa đổi bổ sung nếu có
- Các điều khoản và điều kiện
- Bảng danh mục tài sản
Trong quá trình khai thác, ngoài các công việc trên thì một việc không thể thiếu khi cán bộ khai thác tư vấn cho khách hàng trước khi tham gia bảo hiểm đó là: Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Đề phòng hạn chế tổn thất được hiểu là các hoạt động cụ thể của con ngườiđược thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo và
có thể xảy ra, gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm Tuy công tác đề phòng hạn chếtổn thất không phải là khâu có ý nghĩa quyết định đến sự thắng bại tồn tại hay phá
Trang 32sản cuả công ty nhưng nó cũng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến kết quả kinhdoanh Nếu công tác này được thực hiện tốt và có hiệu quả thì tổn thất sẽ được giảmbớt và do đó số tiền phải bồi thường cũng sẽ giảm Đồng thời cũng giúp nâng cao
uy tín của công ty như một công ty cung cấp các dịch vụ bảo hiểm chất lượng nhất,
và qua đó sẽ giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được thêm khách hàngmới
Công tác đề phòng hạn chế tổn thất trong bảo hiểm hoả hoạn là một điều đặcbiệt quan trọng và cũng vô cùng khó khăn Trong quá khứ, người ta đã từng coi hoảhoạn như là một rủi ro không thể tránh khỏi Ngày nay, với các thiết bị PCCC hiệnđại, tiên tiến thì cháy đã có thể khắc phục được phần nào nhưng cháy vẫn là thảmhoạ đối với con người Cháy có thể lan rất nhanh và gây thiệt hại không chỉ cho đốitượng tham gia bảo hiểm mà còn có thể phá huỷ hay làm hư hỏng các tài sản khác.Trên thực tế, người tham gia bảo hiểm cũng không mong muốn rủi ro xảy ra vớimình để được nhận bồi thường vì cháy không những làm họ thiệt hại trước mắt vềtài sản mà còn gây gián đoạn kinh doanh mà những thiệt hại do gián đoạn kinhdoanh thường là lớn hơn rất nhiều số tiền bồi thường mà họ có thể nhận được
Công tác đề phòng hạn chế tổn thất chi phối rất lớn đến số tiền mà công tybảo hiểm phải đền bù cho khách hàng của họ Vì công tác đề phòng hạn chế tổn thấtnày được quan tâm thường xuyên, đánh giá đúng mức thì sẽ giúp công ty giảm đượctối đa xác suất rủi ro, do đó giảm tỷ lệ bồi thường và nâng cao độ an toàn Do đó,đối với công tác này thì nhà bảo hiểm phải nắm bắt được tốt các rủi ro có thể xảy ra,đánh giá được các rủi ro đó để từ đó đưa ra được các phương án quản lý rủi ro phùhợp nếu tổn thất xảy ra
1.3.2 Giám định và bồi thường tổn thất
* Công tác giám định
Giám định cũng là một khâu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì nó tạo nên uytín của nhà bảo hiểm đối với khách hàng, do đó cũng là một biện pháp quảng cáohiệu quả Giám định là việc xác định nguyên nhân gây ra tổn thất thuộc trách nhiệmbồi thường hay không và tính toán chính xác mức độ tổn thất thực tế và số tiền bồithường thuộc trách nhiệm bảo hiểm Từ kết quả của công tác giám định này, cácnhà bảo hiểm sẽ có căn cứ để giải quyết bồi thường nhanh chóng, chính xác và công
Trang 33bằng cho khách hàng trong trường hợp tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.Thông qua công tác giám định này, các nhà bảo hiểm cũng có thể đề xuất, tư vấncho người tham gia bảo hiểm những biện pháp hợp lý để hạn chế tới mức thấp nhấthậu quả của tổn thất đã xảy ra và ngăn ngừa các tổn thất có thể phát sinh sau cháy.Khi tổn thất xảy ra người tham gia bảo hiểm phải ngay lập tức thông báo kịp thờibằng văn bản, điên thoại, fax… cho nhà bảo hiểm Nội dung của thông báo phảiđảm bảo đầy đủ các nội dung sau:
- Địa điểm xảy ra tổn thất
- Đối tượng thiệt hại
- Dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất
Công ty bảo hiểm ngay sau khi nhận được thông báo phải cử ngay cán
bộ nhân viện đến hiện trường để làm công tác giám định Nhân viân bảo hiểm có trách nhiệm sau khi giám định phải lưu ý làm rõ các vấn đề sau:
- Thời điểm xảy ra cháy và các kết thúc cháy
- Xác định nguyên nhân gây ra cháy
- Thống kê toàn bộ số tài sản bị thiệt hại
- Lấy lời khai của các nhân chứng
- Xem xét lại toàn bộ công tác phòng cháy chữa cháy và hạn chế thiệt hại khicháy xảy ra
Từ đó, nhân viên bảo hiểm sẽ tiến hành lập biên bản giám định và biên bảnnày phải đảm bảo có đầy đủ các chữ ký của các bên: Cảnh sát phòng cháy chữacháy, công an, chính quyền sở tại, kiểm toán, phòng thuế vụ Căn cứ vào biên bảnnày thì công ty bảo hiểm đưa ra được số tiền bảo hiểm dự trù phải trả
Nếu tổn thất xảy ra là lớn, phức tạp và có sự yêu cầu của các công ty nhậntái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm phải thuê các công ty giám định tổn thất độclập để thực hiện công tác này Tuy nhiên trong quá trình giám định thì công ty giámđịnh độc lập này cũng phải phối hợp với các giám định viên của công ty bảo hiểmgốc
* Công tác bồi thường tổn thất
Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của các nhà bảo hiểm khi xảy ra rủi ro tổnthất thuộc trách nhiệm bảo hiểm Dựa trên các kết quả giám định, cán bộ bồi thường
Trang 34thiệt hại sẽ xác định mức độ thiệt hại thực tế của từng đối tượng, từ đó đưa ra số tiềnbồi thường chính xác, thoả đáng cho những tổn thất xảy ra Việc xác định số tiềnbồi thường phải căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế, số tiền bảo hiểm, giá trị bảohiểm, và các mức miễn thường.
Giá trị thiệt hại thực tế được xác định như sau:
- Đối với nhà cửa: căn cứ vào chi phí sửa chữa
- Đối với thành phẩm: Căn cứ là giá thành sản xuất, nhưng trong trường hợpgiá thành sản xuất cao hơn giá bán thì lại phải căn cứ vào giá bán
- Đối với bán thành phẩm: căn cứ vào chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy
Đối với bảo hiểm hoả hoạn, công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào biên bản giámđịnh để xét bồi thường theo một trong hai cách sau:
Cách 1:Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ phí
Trong trường hợp nếu người tham gia bảo hiểm chưa nộp đầy đủ mức phí đã
ấn định mà đã xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường của bảo hiểm được tính toánnhư sau:
STBT = Giá trị tổn thất * (phí bảo hiểm đã đóng / số phí bảo hiểm lẽ raphải đóng)
Cách 2: Bồi thường theo quy tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm
Mục đích là tránh cho công ty bảo hiểm phải chịu những phiền toái về khiếunại đồng thời ngăn ngừa người tham gia bảo hiểm trục lợi bảo hiểm Theo cách này,việc bồi thường được quy định như sau:
- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất STBH bằng với GTBH của tài sản thìSTBT ngang bằng với giá trị tổn thất thực tế
- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất số tiền bảo hiểm (STBH) nhỏ hơn
Trang 35giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì số tiền bồi thường (STBT) được tính:
STBT = GTTT thực tế * (Số tiền bảo hiểm /Giá trị bảo hiểm)
- Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trênthị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm theo đánh gía thì số tiềnbồi thường là: Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm
STBT = GTTT thực tế * Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất
- Nếu tại thời điểm tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng trong khi bảo hiểm mà tàisản được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì công ty bảo hiểm cũng chỉchịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểmtheo tỷ lê Cụ thể:
Giá trị tài sản đánh giá khi tham gia bảo hiểm tỷ lệ:
STBT = GTTT thực tế bảo / Giá trị tài sản tại thời điểm hiểm
1.3.3 Tái bảo hiểm
Như đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của bảo hiểmhoả hoạn Ở phần này em xin được nêu ra mối quan hệ chặt chẽ giữa tái bảo hoảhoạn và các công ty bảo hiểm
Thật vậy, số tiền bảo hiểm của các tài sản khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn
là rất lớn, nó không chỉ là sự sống còn của mỗi công ty, doanh nghiệp chủ sở hữu
mà nó còn quyết định đến cả sự sống còn của các công ty bảo hiểm Năng lực tàichính của các công ty bảo hiểm không thể chi trả được hết các rủi ro liên tiếp với sốtiền bồi thường cực kỳ lớn so với tiềm lực tài chính của công ty Bởi vậy, nhu cầutái bảo hiểm trong bảo hiểm hoả hoạn là một nhu cầu tất yếu của các công ty bảohiểm Hơn thế nữa, ngành bảo hiểm là một trong những khối ngành tài chính quantrọng đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, nó có thể mang tính ổn định củanền kinh tế một quốc gia, bởi vậy Nhà nước chỉ cho phép các công ty bảo hiểm chịutrách nhiệm một phần nhất định tuỳ theo khả năng cạnh tranh Trong kinh doanhbảo hiểm bị hạn chế rất nhiều và tái bảo hiểm là biện pháp tốt nhất mà các công tylựa chọn
Công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì nhu cầu về bảo hiểm nóichung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng cũng phải theo kịp để đáp ứng nhu cầu ngày cànglớn đó Điều đó thể hiện sự phát triển không ngừng của xã hội và ngành bảo hiểm
Trang 36Về cơ bản tái bảo hiểm hoả hoạn cũng giống như tái bảo hiểm khác, nó cũngđược chia theo các hình thức tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi Nhưngchúng ta cần chú ý là trong tái bảo hiểm hoả hoạn thì yếu tố kỹ thuật là yếu tố cầnnắm rõ để có thể đánh giá, triển khai nghiệp vụ và đến khi bồi thường được chínhxác Chúng ta có thể tóm tắt sự khác biệt của tái bảo hiểm hoả hoạn so với các loạitái bảo hiểm khác:
- Số phí của nghiệp vụ thuờng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng phí bảo hiểmcủa các công ty
- Số lựợng rủi ro gây ra hoả hoạn tương đối rộng
- Thường phải chịu rủi ro trên mức trung bình do các hiểm hoạ tự nhiên.Bởi vậy, trong việc xem xét các điều kiện, điều khoản của hợp đồng tái bảohiểm thì các điểm khác biệt đó thường rất ít Chúng ta đi phân tích một số điềukhoản sau:
Điều kiện cho việc nhượng tái bảo hiểm:
Các hiệp hội và tổ chức soạn sẵn mẫu đơn và biểu phí để công ty bảo hiểmthực hiện Trong hợp đồng các công ty bảo hiểm gốc sẽ cung cấp cho các công tytái bảo hiểm những điều kiện và nguyên tắc tính phí bảo hiểm cho dịch vụ nhượngtái bảo hiểm theo hợp đồng nhượng tái bảo hiểm này và các công ty tái bảo hiểmphải tuân theo nguyên tắc và tỷ lệ phí này
Năng lực nhận bảo hiểm:
Tái bảo hiểm hoả hoạn thường có tính cân đối Một hợp đồng tái bảo hiểmhoả hoạn thường có tỷ lệ giữa tổng phí bảo hiểm và năng lực nhận tái là 1-1 hoặc1-2 Tuy nhiên những rủi ro trong bảo hiểm có thể tái tục hàng năm thì tính daođộng của nó thường nhiều hơn và ít có sự cân đối giữa số tiền bảo hiểm và năng lựcnhận bảo hiểm Chúng ta còn phải dựa và đặc điểm từng loại hợp đồng để nhận táibảo hiểm một cách hợp lý
Khả năng nhận bảo hiểm có thể tăng thêm bằng cách bao gồm các hợp đồngtái bảo hiểm mức dôi thứ hai vượt quá khả năng nhận khi số lượng rủi ro nhượng là
đủ lớn và quan hệ giữa khả năng tăng thêmvà tần số rủi ro là cân đối Việc sử dụnghình thức tái bảo hiểm tạm thời cho số tiền bảo hiểm vượt quá giới hạn mức dôi thứnhất là hợp lý hơn, bởi vì những chương trình bảo hiểm hoả hoạn thường rủi ro lớnhơn và chỉ cần một tổn thất lớn có thể tiêu huỷ kết quả hoạt động trong nhiều năm
Trang 37Tư vấn giải quyết bồi thường:
Vì đặc thù của bảo hiểm hoả hoạn nên trong công tác khiếu nại bồi thuờngcác công ty tái bảo hiểm có các điều khoản hướng dẫn thật chi tiết
Các công ty bảo hiểm gốc phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm nhữngthông số chi tiết có liên quan đến hợp đồng, đồng thời khi có tổn thất xảy ra thì cầnphải thông báo cho công ty tái bảo hiểm gấp để kịp thời phối hợp với công ty bảogốc để giải quyết hậu quả
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn
1.4.1 Hiệu quả hoạt động khai thác
Hiệu quả của hoạt động khai thác không như các hiệu quả của các khâu khác,
nó được thể hiện trực tiếp qua doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm
Kết quả khâu này thể hiện chủ yếu ở một số chỉ tiêu như sau:
- Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm (số hợp đồng bảo hiểm đã được kíkết, số giấy chứng nhận bảo hiểm, số đơn bảo hiểm đã cấp),
- Số phí bảo hiểm thu được,
- Số tiền bảo hiểm,
- Số tiền bảo hiểm bình quân/đơn,
- Tốc độ phát triển của phí bảo hiểm…
Hoạt động khai thác mà tốt thì số lượng khách hàng tham gia càng đông, sốphí bảo hiểm nhờ đó mà cũng tăng nhanh, số tiền bảo hiểm cũng tăng… Nhìn chungđây là khâu mà hiệu quả của nó có tác động lớn nhất tới hiệu quả kinh doanh chungcủa toàn doanh nghiệp Vì vậy, hiệu quả của hoạt động khai thác này cần phải đượcđánh giá một cách chính xác và đúng đắn nhất vì đó chính là cơ sở chính để doanhngiệp đưa ra những kế hoạch và phương pháp khai thác trong những năm tiếptheo.Hiệu quả của khâu này có thể được tính theo công thức sau:
Hiệu quả khai thác = Kết quả khai thác trong kỳ/ Chi phí khai thác trong kỳ
1.4.2 Hiệu quả hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất
Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động đề phòng hạn chế tổn thất là mộtđiều rất khó khăn và phức tạp Tuy nhiên, nếu đánh giá được hiệu quả của công tácnày thì sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp bảo hiểm vì nó không những giúpgiảm chi phí mà còn là cơ sở để đề ra các biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả
Trang 38cho doanh nghiệp trong những năm sau Ta có thể đánh giá hiệu quả của công hoạtđộng đề phòng hạn chế tổn thất qua hai cách sau:
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra trong khâu này với số vụ tổn thấtxảy ra với số tiền bồi thường thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm Vì như ta đã biết,hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế tổn thất không được phản ánh trực tiếp lêndoanh thu như hiệu quả của hoạt động khai thác mà nó lại được thể hiện gián tiếpqua số tiền bồi thường Số tiền chi cho đề phòng hạn chế tổn thất sẽ góp phần giúpkhách hàng của công ty thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy, giảm thiểurủi ro, thiệt hại dẫn tới số tiền bồi thường cũng vì thế mà giảm Nếu so sánh tươngquan thì số tiền bỏ ra chi cho hoạt động đề phòng hạn chế này là nhỏ hơn rất nhiều
so với số tiền bồi thường tiết kiệm được do thực hiện tốt các biện pháp đó Như vậy,tổng chi cho hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cũng giảm, từ đó mà gópphần vào sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty
- So sánh đánh giá các vụ tổn thất xảy ra do các nguyên nhân khác nhau, sovới cùng kỳ hoặc so với kỳ trước khi thực hiện các biện pháp phòng tránh
Theo cách này thì tuy cùng một nguyên nhân xảy ra tổn thất nhưng số vụ tổnthất và mức độ thiệt hại giữa các kỳ là nhau Có được điều đó là do côngty bảohiểm đã tiến hành các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất giữa các kỳ là khácnhau Ở kỳ nào mà công ty áp dụng tốt các biện pháp phòng tránh, hạn chế tổn thấttốt thì không những số vụ tổn thất có xu hướng giảm mạnh mà mức độ thiệt hạicũng giảm Và ngược lại, số vụ tổn thất với mức độ thiệt hại lớn lại gia tăng vào các
kỳ mà công tác đề phòng hạn chế tổn thất không được quan tâm, chú ý
Như vậy, hiệu quả của công tác đề phòng hạn chế cần phải được nhìn nhậnmột cách khách quan và chính xác để từ đó công ty có những quan tâm đúng đắn
và hợp lý hơn đối với công tác này Hiệu quả của công tác này có thể được tính theocông thức sau:
Hiệu quả đề phòng hạn chế = Lợi nhuận trong kỳ / chi phí đề phòng hạnchế tổn thất trong kỳ
1.4.3 Hiệu quả hoạt động giám định bồi thường
Không như hiệu quả của hoạt động khai thác được thể hiện ngay trongdoanh thu bảo hiểm mà hiệu quả của khâu giám định bồi thường này lại được thểhiện trực tiếp qua số tiền bồi thường, tức là chi phí bỏ ra trong kỳ của doanh nghiệp
Trang 39Kết quả của hoạt động giám định bồi thường tổn thất có thể được đánhgiá qua một số chỉ tiêu như :
- Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ
- Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ
- Số vụ tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ
- STBT thực tế trong kỳ
- Thời gian xử lý ban đầu…
Hiệu quả của hoạt động giám định bồi thường có ảnh hưởng trực tiếp đến sốtiền bồi thường, và do đó cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanhnghiệp bảo hiểm Vì vậy, muốn tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững thìdoanh nghiệp bảo hiểm cần hết sức quan tâm, chú trọng nâng cao hiệu quả của côngtác này
Hiệu quả của hoạt động giám định bồi thường có thể được tính theo côngthức sau:
Hiệu quả GĐBT = Kết quả GĐBT / Chi phí GĐBT
1.4.4 Hiệu quả chung
Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, kinh doanh bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.Lợi nhuận có ảnh hưởng sống còn đến sự tồn tại hay phá sản của mọi daonh nghiệp.Lợi nhuận vừa là mục tiêu đồng thời cũng là phương thức để doanh nghiệp tồn tạitrong nền kinh tế thị trường Trong khi đó, lợi nhuận lại được tính bằng công thức: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Như vậy, hai yếu tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểmcuối cùng cũng là doanh thu và chi phí Để đánh giá chính xác hiệu quả chunghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta phải đồng thời sử dụng cả haiyếu tố trên vì tuy doanh thu có cao nhưng chi phí bỏ ra lớn thì lợi nhuận cuối cùngcủa doanh nghiệp cũng là nhỏ
Để có thể tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể tínhtheo hai cách sau:
- Hiệu quả kinh doanh = Doanh thu/chi phí
- Hiệu quả kinh doanh = Lợi nhuận/chi phí
Trang 40CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM HOẢ HOẠN BẮT BUỘC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM
DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVI)
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam
2.1.1.Vài nét về công ty:
Trong những năm qua, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lạinhiều thành tựu to lớn cho nền kinh tế, xã hội nước ta Tốc độ phát triển kinh tếngày càng cao, lạm phát bước đầu được kiểm soát, đầu tư nước ngoài tăng, đời sốngnhân dân được cải thiện Trong công cuộc đổi mới này, ngành Dầu khí là một trongcác ngành công nghiệp mũi nhọn đã và đang góp phần to lớn vào việc tăng trưởngkinh tế của đất nước
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động bảo hiểm ở Việt nam đãchuyển đổi từ cơ chế độc quyền sang cơ chế thị trường Mở đầu bằng sự ra đời củaNghị định 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1993, tiếp theo là sự ra đời của một sốcông ty bảo hiểm mới, thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã có sự chuyển biến đáng
kể Hoạt động bảo hiểm bắt đầu sôi động, chất lượng phục vụ khách hàng được cáccông ty bảo hiểm quan tâm hơn, nghiệp vụ bảo hiểm được mở rộng, điều kiện bảohiểm được cải tiến Tuy nhiên, nhu cầu bảo hiểm hiện nay ở nước ta còn rất nhiều
mà khả năng của các công ty bảo hiểm hiện tại còn chưa đáp ứng kịp, nhất là tronglĩnh vực đầu tư, dầu khí
Chính vì vậy, trên cơ sở Nghị định 38/CP ngày 30/05/1995 phê chuẩn điều lệ
tổ chức hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt nam và Nghị định 100/CP ngày18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, ngày 23/01/1996 theo quyếtđịnh 12/BT của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Công ty Bảo hiểmDầu khí (PVI) chính thức ra đời
Công ty Bảo hiểm Dầu khí có tên giao dịch quốc tế là PETROVIETNAMINSURANCE (PVI), là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dầukhí Việt nam
Công ty Bảo hiểm Dầu khí có các chức năng và nhiệm vụ sau:
* Chức năng: