Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý, cộng tác viên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại công ty bảo hiểm dầu khí việt nam (Trang 96 - 100)

Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, là nhân tố quyết định thành công hay thất bại của công ty nói chung và từng nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ có nhiều yêu cầu từ đối tác nước ngoài và là một nghiệp vụ khá mới mẻ, do đó đòi hỏi cán bộ vừa giỏi về nghiệp vụ và ngoại ngữ đồng thời thành thạo về máy vi tính thì mới có thể xâm nhập thị trường một cách trực tiếp đỡ tốn kém, không phải thông qua con đường môi giới. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các đại lý, cán bộ, cộng tác viên của công ty, sau mỗi đợt tập huấn cần kiểm tra sát hạch nhằm đạt được các yêu cầu đề ra.

3.2.2.Điều kiện để thực hiện các giải pháp:

3.2.2.1. Từ phía Nhà nước

* Dần hoàn thiện hệ thống pháp lý

Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời từ năm 2001 đã tạo rất nhiều thuận lợi cho hoạt động của các công ty bảo hiểm nói chung nhưng hiện nay trên thị trường không chỉ có các công ty nội địa mà còn có cả sự xuất hiện của các văn phòng đại diện nước ngoài, các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh … Sự cạnh tranh trở nên phức tạp hơn và vô cùng quyết liệt. Như vậy, việc Nhà nước sớm hoàn thiện hành lang pháp lý không những sẽ ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, mà đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của các công ty bảo hiểm.

Nhà nước cần sớm hoàn thiện và đưa ra các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm như luật cạnh tranh nhằm tạo khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh phi nhân thọ nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn nói riêng. Bằng các quy định pháp luật này, một mặt Nhà nước có thể tạo được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, một mặt cũng thông qua đó bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, Bộ Tài Chính và Hiệp hội bảo hiểm cũng cần phải nhanh chóng xây dựng một cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu hoạt động thực tế của các công ty bảo hiểm. Điều này là hết sức có ý nghĩa trong điều kiện thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống việc cạnh tranh hạ phí qua mức tiêu chuẩn như hiện nay ở một số công ty. Cũng thông qua cơ chế này mà giảm tối thiểu tranh chấp kiếu nại về bảo hiểm, từ đó mà nâng cao được uy tín của thị trường bảo hiểm Việt Nam trên thị trường bảo hiểm quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường củng cố vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kiểm tra việc thi hành các quy tắc tài chính kế toán của các doanh nghiệp bảo hiểm này.

* Có các chính sách đầu tư thích hợp

Trong các yếu tố có ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm gần đây, ta có thể thấy rằng chính sách đầu tư của Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và của PVI nói riêng. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần có các chính sách để

khuyến khích, phát triển năng lực sản xuất trong nước, tạo ra các nghành sản xuất mới có hiệu quả và cải thiện môi trường đầu tư. Bằng các đòn bẩy về đầu tư, tài chính, tiền tệ như vậy, một mặt ta vừa có thể phát huy được nội lực các doanh nghiệp trong nước, một mặt lại vừa có thể thu hút thêm được các nguồn đầu tư nước ngoài. Có như vậy nền kinh tế mới ngày càng phát triển, nhu cầu bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm hoả hoạn mới ngày càng gia tăng. Còn ở tầm vi mô thì Nhà nước cần có các chính sách đầu tư thích hợp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hoả hoạn như ưu đãi thuế, cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy về tình hình đầu tư để các doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp, hiệu quả hơn.

3.2.2.2. Từ phía các ngân hàng thương mại

- Cần tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thâm nhập sâu hơn vào hoạt động của mình và ngược lại, bản thân các ngân hàng cũng cần thâm nhập sâu hơn vào hoạt động của các công ty bảo hiểm. Đồng thời giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng có thể thành lập các liên doanh về bảo hiểm.

- Mở rộng viêc các ngân hàng thương mại làm đại lý cho các công ty bảo hiểm. Ngược lại các công ty bảo hiểm sẽ mở tài khoản và gửi tiền tại các ngân hàng đó.

- Các ngân hàng cần đưa nghiệp vụ bảo hiểm thành môn học trong các lớp bồi dưỡng nghệp vụ của mình.

3.2.2.3. Từ phía khách hàng

- Khách hàng cần tìm hiểu để tự nâng cao nhận thức của mình về tác dụng và vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn đối với bản thân.

Trên thực tế, ở Việt Nam, nhận thức của người dân về bảo hiểm hỏa hoạn là chưa cao. Ở một số nơi, người dân còn có nhận thức lệch lạc về bảo hiểm hỏa hoạn. Do đó việc nâng cao nhận thức của người dân về tác dụng và vai trò của bảo hiểm hỏa hoạn là một việc làm không thể thiếu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như bản thân mỗi người dân Việt Nam.

- Mỗi khách hàng cần phối hợp tích cực với các công ty bảo hiểm trong việc bảo vệ tài sản của mình cũng như hạn chế tổn thất khi xảy ra hỏa hoạn chứ không được trút hết trách nhiệm cho nhà bảo hiểm.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn bắt buộc mặc dù mới triển khai nhưng đang có tốc độ phát triển rất nhanh và là một trong những nghiệp vụ có doanh thu cao, đạt hiệu quả kinh doanh lớn. Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam hiểu rõ hơn hết tiềm năng cũng như xu hướng phát triển của nghiệp vụ này. Với chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015, PVI đã nghiên cứu và đề ra cho mình những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh trong ngành. Xuất phát từ nhận thức: kinh doanh bảo hiểm có hiệu quả cần phải dựa trên nền tảng kiến thức sâu về kỹ thuật chuyên môn để phân tích, đánh giá chính xác mức độ rủi ro, công ty đã chú trọng công tác nghiên cứu để tìm ra phương án bảo hiểm tối ưu nhất, góp phần làm giảm chi phí bảo hiểm, chi phí khắc phục rủi ro cho các đơn vị trong ngành và khách hàng của mình, coi trọng mục tiêu tăng lợi nhuận thông qua các hoạt động đầu tư để tạo điều kiện giảm phí bảo hiểm cho khách hàng. Trong thời gian tới, PVI sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nghiệp vụ, từng bước thực hiện cơ chế khoán doanh thu nhằm mục đích gắn thu nhập của người lao động với kết quả hoạt động kinh doanh, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tập trung đào tạo các chuyên gia bảo hiểm theo hướng chuyên ngành sâu, từng bước đa dạng hoá các nguồn doanh thu của công ty bằng việc mở rộng hoạt động khai thác bảo hiểm hoả hoạn ra những thị trường có tính chuyên ngành kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm – Trường đại học kinh tế quốc dân. 2. Tạp chí “Thông tin thị trường bảo hiểm- tái bảo hiểm”

Số 2, tháng 4- 2008 Số 3, tháng 8- 2009 Số 1, tháng 1- 2010 Số 3, tháng 3- 2010

3. “Chiến lược khách hàng- con đường dẫn tới thành công”/tháng 6/2009/Asia Insurance Review

4. Thời báo kinh tế Việt Nam số 120 ngày 28/7/2010

5. Tạp chí dầu khí số 4- năm 2009/ “Bảo hiểm- Lĩnh vực kinh doanh mới của Petrovietnam”/Lê Hùng- giám đốc PVI

6. “Bản thoả thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt và bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp” của Bộ Tài chính áp dụng từ ngày 1/6/2001.

7. Quy trình hướng dẫn khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt của PVI.

8. Báo cáo kết quả kinh doanh,báo cáo tài chính hàng năm của PVI 9. Báo cáo thường niên các năm của VINARE

10. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 01/08/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật kinh doanh bảo hiểm.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc tại công ty bảo hiểm dầu khí việt nam (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w