1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC DÂN TỘC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

29 917 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 573,96 KB

Nội dung

Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc• QLNN về dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân

Trang 4

Số liệu các dân tộc trên địa bàn Tp

Trang 5

Số liệu các dân tộc trên địa bàn

Trang 6

Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc

QLNN về dân tộc nhằm đảm bảo và thúc đẩy

sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 7

Mục đích QLNN về lĩnh vực dân tộc

Trang 9

Nguyên tắc QLNN về công tác dân tộc

1 Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng,

đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

2 Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng

bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số

3 Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc,

phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc

4 Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trang 10

Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

• Bình đẳng về chính trị, về kinh tế, về văn hoá, xã hội

• Các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình trạng phát triển không đều Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc Các dân tộc

có trình độ phát triển kinh tế- xã hội cao hơn có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

khó khăn hơn Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không phải chỉ giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho dân tộc khác càng phát triển Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

Trang 11

Phiên chợ vùng cao

Trang 12

Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn

diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc

thiểu số Theo báo cáo cuộc họp ngày 08/7/2014 Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc

hội và Ủy ban Dân tộc, theo đó đã có tổng cộng “130 chính

sách, thể hiện qua 177 văn bản liên quan, chính sách dân tộc

hiện nay khá đầy đủ, toàn diện, đúng và trúng trên các lĩnh vực

và phủ kín địa bàn dân tộc và miền núi Không chỉ từng bước

thay đổi về quan điểm, tư duy xây dựng và triển khai cơ chế,

chính sách dân tộc, Chính phủ còn ưu tiên nguồn lực kết hợp với các nguồn vốn tài trợ để tập trung hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi, trong đó giai đoạn 2006-

2012 con số lên tới 150.000 tỷ đồng”

Trang 13

Chăm lo đời sống vật chất tinh thần

Trang 14

Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn

hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.

Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô

dân số, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và

có văn hoá truyền thống riêng (ngôn ngữ, phong

tục, tập quán, trang phục …), tạo nên bản sắc

văn hoá của từng dân tộc, góp phần làm phong

phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

Bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú

trọng bảo tồn và phát triển trong quá trình giao

lưu, hội nhập chung của cả nước.

Trang 15

Hoạt động sinh hoạt giữ gìn bản sắc

dân tộc

Trang 16

Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục,

tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các giá trị văn hóa của hơn 50 dân tộc được kế

thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa

với nước ngoài được mở rộng; nhiều di sản

văn hóa được giữ gìn, tôn tạo; các phong trào

“đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”,

phát triển rộng khắp…, đáp ứng ngày càng

tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa

dạng, góp phần tích cực vào công cuộc đổi

mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trang 18

Các chính sách dân tộc

Gồm 13 chính sách:

1 Chính sách đầu tư và sử dụng nguồn lực

2 Chính sách đầu tư phát triển bền vững

3 Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

4 Chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số

5 Chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số

6 Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa

Trang 19

10 Chính sách thông tin - truyền thông

11 Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

12 Chính sách bảo vệ môi trường, sinh thái

13 Chính sách quốc phòng, an ninh

Trang 20

Chính sách đối với người có uy

tín ở vùng dân tộc thiểu số

Điều 12 NĐ 05/2011/NĐ-CP “Người có uy tín ở vùng dân tộc

thiểu số được bồi dưỡng, tập huấn, được hưởng chế độ đãi ngộ

và các ưu đãi khác để phát huy vai trò trong việc thực hiện

chính sách dân tộc ở địa bàn dân cư, phù hợp với điều kiện kinh

tế - xã hội của địa phương”.

• Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ thướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg thì đối tượng là người có uy tín ở vùng dân tộc thiểu số được nhà nước quan tâm và hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp họ làm tốt công tác tại địa phương

Trang 21

Biểu dương người có uy tín

trong vùng DTTS

Trang 22

Chính sách phổ biến, giáo dục pháp

luật và trợ giúp pháp lý

Điều 18 NĐ 05/2011/NĐ-CP quy định:

“1 Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn được hưởng các dịch vụ trợ giúp pháp

lý miễn phí theo quy định của pháp luật.

2 Chính quyền các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng và địa bàn vùng dân tộc thiểu số.

3 Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số”.

Trang 23

Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

Theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ thướng Chính phủ thì Đối tượng thụ hưởng chính sách

này người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được

trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật và Địa

bàn áp dụng chính sách là các xã nghèo, thôn bản đặc biệt

khó khăn theo quy định của Chính phủ Những đối tượng

được chính sách này sẽ được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí Bên cạnh đó, các tổ chức thực hiện hỗ trợ pháp lý cũng được nhà nước hỗ trợ một khoảng kinh phí để thực hi ện

nhiệm vụ này Ví dụ như:

Trang 24

Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

1 Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 8.000.000 đồng/xã/năm; 3.000.000

đồng/thôn, bản/năm

2 Thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp

lý tại các xã nghèo; thôn, bản đặc biệt khó khăn: 6.000.000

đồng/xã/năm (500.000 đồng/xã/lần sinh hoạt/tháng); 2.000.000 đồng/thôn, bản/năm

3 Biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số: 2.000.000 đồng/xã/năm; 500.000 đồng/thôn, bản/năm

Trang 25

Hình ảnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

Trang 26

Các chính sách khác về công tác

dân tộc

Được quy định cụ thể trong chương 2 Nghị

định 05/2011/NĐ-CP

Trang 28

Thảo luận

Xin mời các bạn đặt câu hỏi cho nhóm

Trang 29

Kết thúc Chân thành cảm ơn Cô và các bạn./.

Ngày đăng: 29/10/2014, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh hoạt động phổ biến, giáo  dục pháp luật và trợ giúp pháp lý - NGHIÊN CỨU MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC DÂN TỘC  VÀ CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
nh ảnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w