1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS theo quan điểm giao tiếp

28 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 519 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ MINH NGUYỆT DẠY HỌC NHÓM BÀI NGỮ DỤNG HỌC Ở THCS THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THỊ MINH NGUYỆT

DẠY HỌC NHÓM BÀI NGỮ DỤNG HỌC Ở THCS

THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

bộ môn Văn và Tiếng Việt

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT

AM

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Quang Ninh

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Trí - Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phản biện 2: PGS.TS Vũ Nho - Viện KHGD Việt Nam

Phản biện 3: PGS.TS Đỗ Việt Hùng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi giờ, ngày ….tháng …… năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nhiệm vụ của ngữ dụng học (NDH) là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, giữa ngôn ngữ và người sử dụng; thực chất là việc thực hiện chức năng giao tiếp mà ngôn ngữ đảm nhận Việc đưa thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ còn mới mẻ này vào chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông cho học sinh (HS) là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục

1.2 Ở bậc trung học cơ sở (THCS), nhóm bài NDH dù rất hấp dẫn nhưng lại mới

mẻ và khó đối với cả giáo viên (GV) và HS Hệ thống bài học cả phần lí thuyết và thực hành trong sách giáo khoa (SGK) vẫn chưa đáp ứng được tốt nhất mục tiêu của việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường Vì thế, cần thiết phải nhìn lại nội dung nhóm bài NDH trong chương trình Ngữ văn THCS, đổi mới PP (PP) dạy học và xây dựng thêm các bài tập (BT) nhằm phát triển tốt nhất năng lực giao tiếp cho HS 1.3 Trong việc đào tạo con người, không ai có thể phủ nhận giao tiếp là một năng lực quan trọng cần hình thành cho HS Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05 tháng

5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định mục tiêu của môn Ngữ văn là “hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt ” 1.4 Năng lực giao tiếp đã được các nhà khoa học giáo dục Việt Nam xác định là một năng lực chung cần hình thành tốt cho HS trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 Một trong những mục tiêu của chương trình là giúp HS phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ ở tất cả các hình thức: đọc, viết, nói, nghe, trình bày; giúp HS sử dụng tiếng Việt chính xác, mạch lạc, có hiệu quả và sáng tạo trong ngữ cảnh đa dạng Ngoài ra, cũng cần chú ý phát triển năng lực giao tiếp của HS bằng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện phi ngôn ngữ

1.5 Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã khẳng định: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ”; chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cũng đã đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục, trong đó

có đổi mới nội dung, PP dạy học Vì thế, việc đổi mới PP dạy học Ngữ văn, dạy học nhóm bài Ngữ dụng học nằm trong định hướng lớn về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới PP dạy học và kiểm tra đánh giá nói riêng.

Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS theo quan điểm giao tiếp”

Trang 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc dạy học nhóm bài NDH ở THCS theo quan điểm giao tiếp Trong luận án, chúng tôi chỉ đưa ra hai giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nhóm bài NDH theo quan điểm giao tiếp là giải pháp sử dụng các PP dạy học và giải pháp xây dựng hệ thống BT

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Luận án được thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng tài liệu dạy học

và việc dạy học nhóm bài NDH ở THCS hiện nay, đưa ra giải pháp dạy học nhóm bài này ở THCS theo quan điểm giao tiếp nhằm rèn luyện và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS; đáp ứng yêu cầu cấp bách đổi mới PP dạy học trong nhà trường hiện nay và góp phần xây dựng, hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

3.2 Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:

(1) Hệ thống hóa lí luận về dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp trên thế giới và ở Việt Nam

(2) Khảo sát thực trạng tài liệu dạy học: chương trình, SGK, sách giáo viên, giáo án dạy học và việc dạy học nhóm bài NDH đang được triển khai ở THCS (2) Đề xuất một số PP dạy học điển hình cho quan điểm giao tiếp vào dạy học nhóm bài NDH ở THCS và gợi ý quy trình xây dựng một hệ thống BT NDH nhằm phát triển tốt nhất năng lực giao tiếp cho HS

(3) Tiến hành thực nghiệm (TN) sư phạm để đánh giá nghiêm túc tính khả thi của các PP dạy học và hệ thống BT đã đề xuất.

4 Phương pháp nghiên cứu

Các PP nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình triển khai luận án là:

PP điều tra, khảo sát thực tiễn; PP phỏng vấn sâu; PP phân tích, tổng hợp tài liệu;

PP thực nghiệm sư phạm; PP thống kê, xử lí số liệu.

5 Giả thuyết khoa học

Nếu luận án xác định được một hệ thống lí luận thấu đáo về quan điểm giao tiếp trong dạy học, năng lực giao tiếp và đề xuất được các PP dạy học cùng với một

hệ thống BT NDH được xây dựng dưới ánh sáng của quan điểm giao tiếp thì luận

án chắc chắn sẽ có những đóng góp tích cực vào việc dạy học nhóm bài NDH ở THCS theo hướng rèn luyện năng lực giao tiếp cho HS và góp phần vào việc đổi mới PP dạy học Tiếng Việt hiện nay trong nhà trường phổ thông, đồng thời cũng đưa ra những gợi ý có ích giúp cho việc xây dựng chương trình và viết SGK theo định hướng phát triển năng lực người học.

Trang 5

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan

Chương 2 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học nhóm bài ngữ dụng học

ở THCS theo quan điểm giao tiếp

Chương 3 Tổ chức dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS theo quan điểm giao tiếp

Chương 4 Thực nghiệm sư phạm

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm “giao tiếp”

Giao tiếp đã là một vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn sự tham gia nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học trên thế giới thuộc các lĩnh vực khác nhau như tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, triết học, ngôn ngữ học Từ phương diện ngôn ngữ học, giao tiếp được khẳng định là một chức năng xã hội của ngôn ngữ Các nhà ngôn ngữ đã hiểu giao tiếp theo nghĩa rộng, hẹp và đưa ra nhiều mô hình về giao tiếp.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu kế thừa những thành tựu nghiên cứu

về giao tiếp trên thế giới Trong đó, phải kể đến quan điểm về giao tiếp của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán, Diệp Quang Ban

1.2 Khái niệm “năng lực giao tiếp”

Hạt nhân trong việc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp là dạy học ngôn ngữ nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho người học

Trước hết là khái niệm “năng lực”, trên thế giới có khá nhiều định nghĩa về năng lực Tuy có nhiều cách trình bày khác nhau về năng lực từ các nhà giáo dục học, tâm lí học, các chương trình dạy học ở các trường, các bang nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ năng lực là một khái niệm phức hợp với sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các “nguồn lực”: kiến thức, kỹ năng, thái độ, giá trị, động cơ, … nhằm hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh nhất định

Khái niệm “năng lực ngôn ngữ” (laguage competence) và “năng lực giao tiếp” (communicative competence) đã được các nhà ngôn ngữ học sử dụng nhiều thế kỉ nay nhưng cũng là hai trong những thuật ngữ gây tranh cãi nhiều nhất trong ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng Hymes là người đầu tiên đưa ra quan niệm về khái niệm “năng lực giao tiếp” Sau đó, khái niệm này còn được một số tác giả làm sáng

tỏ như Canale & Swain, Halliday, Bachman, Celce – Murcia và mô hình của hệ

Trang 6

thống chung châu Âu (Common European Framework- CEF) Các nhà nghiên cứu

đã đề cập đến những thành tố trong năng lực giao tiếp là: năng lực ngữ pháp/ ngôn ngữ, năng lực diễn ngôn, năng lực văn hóa xã hội, năng lực hành ngôn và năng lực chiến lược.

Ở Việt Nam, về khái niệm năng lực, các nhà nghiên cứu chủ yếu tổng kết lại quan điểm của các chương trình giáo dục trên thế giới Các nhà biên soạn chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông khẳng định năng lực giao tiếp được thể hiện qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

1.3 Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp

Dạy ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp được coi là một luận điểm không thể phủ nhận trong xu hướng ngôn ngữ học xã hội Quan điểm này chú trọng đến nghĩa được truyền đạt, đến việc sử dụng ngôn ngữ trôi chảy hơn là tính đúng đắn của ngữ

pháp H Widdowson trong cuốn sách Teaching language as Communication đã

đưa ra những ví dụ cụ thể trong dạy học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp, khác với hướng dạy cấu trúc Sáu bài viết của các tác giả đại diện cho nhiều quốc gia trong

chuyên san số 9 của Hội Ngôn ngữ ứng dụng thế giới (AILA) Dạy ngôn ngữ trong

thế kỉ XXI - những vấn đề và triển vọng (Language teaching in twenty first Problems and prospects) đều khẳng định hướng dạy học ngôn ngữ trong những năm

century-sắp tới và thế kỉ tiếp theo là chú ý đến hoạt động giao tiếp Cuốn sách

Communicative Language Teaching của J Richard (2000) đã có cái nhìn toàn diện

về dạy học tiếng theo tiếp cận giao tiếp Ngoài ra, còn phải kể đến việc ứng dụng quan điểm giao tiếp vào việc dạy học cụ thể như cách xây dựng BT ngữ pháp của

H Brown, thiết kế test đánh giá của Bachman, xây dựng bài học cụ thể của Celce – Murcia.

Ở Việt Nam, giao tiếp được coi là một quan điểm chi phối đến toàn bộ quá trình dạy học tiếng Điều này được thể hiện trong bài viết của các tác giả Lí Toàn Thắng, Trương Dĩnh, Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Trí, Vũ Thị Thanh Hương, Lê Phương Nga, Hoàng Hoà Bình, Nguyễn Minh Thuyết

Ngoài ra, còn có những công trình nghiên cứu về dạy học các phần, mạch kiến thức, nhóm bài Tiếng Việt cụ thể dưới ánh sáng của quan điểm giao tiếp Về hướng này có bài viết của tác giả Nguyễn Quang Ninh, luận án của Nguyễn Thị Xuân Yến, Nguyễn Thị Hiên

1.4 Dạy học ngữ dụng học trong nhà trường

Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đều thống nhất ở việc khẳng định vai trò quan trọng của kiến thức NDH đối với việc hình thành năng lực giao

tiếp cho người học Trước hết, phải kể đến tác giả Demirezen với bài báo Pragmatics

Trang 7

and language teaching (Dụng học và dạy học ngôn ngữ) Trong bài viết này, tác giả

đã nhấn mạnh lại sự khác biệt giữa dụng học với nghĩa học là ngữ cảnh và khẳng định

sự cần thiết của việc dạy học lí thuyết dụng học trong dạy học tiếng G Kasper với bài

viết Can pragmatic competence be taught?(Năng lực dụng học có cần được dạy?) đã

nhấn mạnh những hiểu biết về NDH là một trong những yếu tố cấu tạo nên năng lực giao tiếp và năng lực dụng học phải được coi trọng như là một mục tiêu dạy học ngoại

ngữ Pragmatics and Eduacation (Dụng học và giáo dục) của nhóm tác giả F.

Lowenthal, F Vandamme là tập sách gồm nhiều bài viết khác nhau, trong đó cũng có một số bài viết thực sự có ý nghĩa đối với việc dạy học ngữ dụng học cho HS Renata Povolna đã khẳng định sự cần yếu về dạy học ngữ dụng học trong đào tạo GV tương

lai ở bài viết Pragmatic awareness in teacher education (Nhận thức dụng học trong

đào tạo giáo viên).

Ở Việt Nam mới chỉ có một số bài viết nghiên cứu trực tiếp về việc giảng dạy

các nội dung NDH cụ thể ở nhà trường phổ thông Bùi Mạnh Hùng có bài Một

cách tiếp cận mới trong việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt ở trường phổ thông Lê

Xuân Mậu có bài Về tính thiết thực của dạy hàm ngôn cho HS Trung học phổ

thông; Hàm ngôn và dạy hàm ngôn Nguyễn Thị Phương Thảo cũng cho rằng nội

dung về hàm ngôn và kĩ năng sử dụng hàm ngôn trong hoạt động giao tiếp rất cần

được dạy chu đáo cho HS ở bậc THPT trong bài viết Dạy hàm ngôn là dạy một

nghệ thuật giao tiếp cho học sinh THPT.

Như vậy, vấn đề dạy học nhóm bài NDH ở THCS theo quan điểm giao tiếp nhằm phát triển đầy đủ các thành tố trong năng lực giao tiếp cho người học đến nay vẫn chưa có ai đề xuất và nghiên cứu.

Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHÓM BÀI NGỮ DỤNG HỌC Ở THCS THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

2.1 Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Trên thế giới, nhiều nhà ngôn ngữ học và giáo dục học ngôn ngữ muốn

khẳng định giao tiếp là một quan điểm, hướng hay cách tiếp cận trong dạy học

(communicative language teaching hoặc communicative aproach) nhấn mạnh vào

sự tương tác - phương tiện và mục đích cuối cùng của việc học

Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ và giáo dục học tiếng mẹ đẻ thường dùng

thuật ngữ quan điểm giao tiếp Giao tiếp còn được nhìn nhận là một nguyên tắc dạy học, PP dạy học tiếng Việt đặc thù Còn thuật ngữ đường hướng giao tiếp

chủ yếu xuất hiện trong các tài liệu dạy học ngoại ngữ Thực chất, những công

Trang 8

trình nghiên cứu trên tuy khác nhau về thuật ngữ nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau ở chỗ cần phải dạy ngôn ngữ theo cách tiếp cận khác truyền thống (hướng cấu trúc)

Trong luận án, chúng tôi xem giao tiếp như một quan điểm dạy học ngôn ngữ Quan điểm dạy học là định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh cho toàn bộ quá trình dạy học: từ xác định mục tiêu giáo dục, xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa, sử dụng các PP, hình thức, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Quan điểm giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ dựa trên nền tảng tư tưởng: ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng

nhất của con người Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là một cách tiếp cận trong dạy học ngôn ngữ nhằm phát triển tối đa năng lực giao tiếp cho người học Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự tổng hợp

của các tri thức, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, thái độ sẵn sàng tham gia vào hoạt động giao tiếp Tất cả điều này phải chuyển thành năng lực hành động thực tiễn, tức là con người có thể giải quyết một cách có hiệu quả những tình huống giao tiếp linh hoạt trong đời sống Quan điểm này được thể hiện:

- Dạy ngôn ngữ thực chất là dạy sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, dạy giao tiếp

- Mục tiêu dạy học tiếng Việt là nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho người học.

- Chương trình dạy học phải được xây dựng có tính toán cho việc phát triển các thành tố trong năng lực giao tiếp và nội dung học tập phải được thiết

kế, sắp xếp, mô phỏng các tình huống giao tiếp thực gắn với văn hoá giao tiếp của dân tộc, nhân loại.

- Trong quá trình dạy học, người học được khuyến khích tham gia tối đa vào các hoạt động giao tiếp và tương tác

- Có một số PP điển hình cho dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp là đóng vai, học thông qua dạy, trò chơi, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án

- Việc kiểm tra đánh giá cũng cần đánh giá năng lực giao tiếp của người học trên các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trình bày

2.2 Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học

Chương trình và SGK ở Việt Nam sau 2015 sẽ đổi mới theo hướng phát triển năng lực của người học Các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã đề xuất 9 năng lực chung cần hình thành, phát triển cho HS THCS, trong đó có năng lực giao tiếp.

Để thực hiện được điều này, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PP dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang PP dạy học tích cực lấy HS làm trung

Trang 9

tâm, tập trung phát triển năng lực người học Đổi mới PP dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra, đánh giá thành tích học tập của HS Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai dự án VNEN cấp THCS với trọng tâm là đổi mới PP dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá kết quả giáo dục của HS theo xu hướng giáo dục hiện đại Đây là cơ sở lí luận và thực tiễn mà chúng tôi sẽ vận dụng để lựa chọn các PP, xây dựng hệ thống BT và thiết kế đề kiểm tra trong dạy học nhóm bài NDH.

2.3 Quan niệm về phương pháp dạy học và bài tập Tiếng Việt

2.3.1 Phương pháp dạy học

Khái niệm PP dạy học rất phức hợp, được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp, với nhiều mức độ khác nhau Theo Meyer1: “PP dạy học là những hình thức và cách thức thông qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.” Lothar Klinberg cũng cho rằng PP dạy học có mặt bên trong là cách thức hoạt động của GV và HS; mặt bên ngoài là hình thức tổ chức các hoạt động dạy học.2 Bởi cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong những hình thức cụ thể Do đó,

trong luận án chúng tôi gọi tên đóng vai, học thông quan dạy, dạy học theo

nhóm đều là các PP dạy học Tuy nhiên, ba PP này thuộc hai bình diện phân

loại khác nhau Đóng vai, học thông qua dạy thuộc nhóm PP được phân loại theo quan hệ giữa thầy và trò với đối tượng học tập Còn dạy học theo nhóm nằm trong các PP được phân loại theo tổ chức hoạt động

2.3.2 Bài tập Tiếng Việt

Chúng tôi quan niệm hệ thống BT Tiếng Việt vừa là phương tiện để thực hành lí thuyết nhằm giúp HS có được kiến thức, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ vừa là cách thức tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ dạy học Để xây dựng hệ thống BT cho nhóm bài NDH theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi dựa trên hai tiêu chí để phân định BT Trước hết là căn cứ vào các thành tố trong năng lực giao tiếp được các nhà nghiên cứu chấp nhận rộng rãi trên thế giới để phân chia thành 4 loại BT lớn Sau đó chúng tôi tiếp tục phân chia hệ thống BT dựa theo thang tư duy của Bloom, có tham khảo mô hình bậc năng lực của Hilbert Meyer.

1 Meier, B., Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua PP và phương tiện dạy

học mới (Tài liệu tập huấn), Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông.

2 Meier, B., Nguyễn Văn Cường (2005), sđd

Trang 10

2.4 Nội dung ngữ dụng học được dạy học ở THCS

2.4.1 Khả năng đáp ứng của ngữ dụng học đối với mục tiêu dạy học Ngữ văn ở THCS

Các vấn đề của NDH đáp ứng được rất tốt cho mục tiêu dạy học Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông là trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, tương đối có hệ thống về tiếng Việt và sử dụng tri thức đó trong hoạt động giao tiếp và tư duy

2.4.2 Việc lựa chọn nội dung dạy học ngữ dụng học trong chương

trình Ngữ văn THCS

Các nhà biên soạn sách giáo khoa (SGK) đã lựa chọn nội dung NDH để dạy học cho HS THCS là: hội thoại, hành động nói, nghĩa tường minh và hàm ý Việc lựa chọn nội dung NDH để dạy học trong chương trình Ngữ văn THCS xuất phát từ quan điểm giao tiếp Bởi vì những nội dung NDH được dạy học không chỉ là các vấn đề quan trọng của ngành NDH mà còn là những kiến thức, kĩ năng cần yếu giúp phát triển và hoàn thiện năng lực giao tiếp cho HS.

2.5 Thực trạng dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS

2.5.1 Tài liệu dạy học

2.5.1.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng của nhóm bài ngữ dụng học trong chương trình

Ngữ văn THCS

Mục tiêu của chương trình Ngữ văn THCS đã nêu rõ: dạy học Ngữ văn trong đó có phần Tiếng Việt là nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS Quan điểm này được thể hiện rõ nhất trong hai yêu cầu của chương trình: phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho HS và ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn Chuẩn kiến thức, kĩ năng của nhóm bài NDH trong chương trình Ngữ văn THCS đã thể hiện được mục tiêu dạy học Tiếng Việt là phát triển năng lực giao tiếp cho HS Bên cạnh ưu điểm nói trên, chuẩn chương trình cũng có điểm hạn chế nhìn từ mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho HS Các tác giả xây dựng chương trình đã dựa vào thang tư duy của Bloom để phân tách thành ba mức độ cần đạt của HS trong chuẩn kiến thức, kĩ năng: biết, hiểu và vận dụng Bảng thống kê cho thấy chương trình Ngữ văn THCS nặng về yêu cầu nắm được kiến thức lí thuyết NDH (có 13/24 yêu cầu, chiếm 54,2%) Mặt khác, nội dung của phần diễn giải cũng chủ yếu tập trung tỉ mỉ làm rõ phần kiến thức nhưng mức độ

vận dụng những tri thức ấy trong thực tế giao tiếp lại chỉ được xác định một cách

khái quát.

2.5.1.2 Nội dung mục “Kết quả cần đạt” trong sách giáo khoa

SGK Ngữ văn THCS đã cụ thể hóa những yêu cầu học sinh cần đạt về kiến thức và kĩ năng của bài học trong mục Kết quả cần đạt được đóng khung ở đầu mỗi bài Ưu điểm nổi bật của SGK là đã quan tâm đúng mức tới yêu cầu về kiến thức và

Trang 11

kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tuy thế, mục “Kết quả cần đạt” ở mỗi bài học NDH chưa thể hiện được nhiều sự liên hệ với thực tế sử dụng ngôn ngữ hàng ngày của HS (yêu cầu nắm kiến thức chiếm 52,94%) Thậm chí, có bài học, mục tiêu cần đạt thuần tuý là tri thức lí thuyết NDH, không đề cập đến kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (như bài “Hành động nói” – Ngữ văn 8).

2.5.1.3 Ngữ liệu và câu hỏi tìm hiểu bài trong nhóm bài ngữ dụng học

Các ngữ liệu được đưa ra trong dạy học nhóm bài NDH ở THCS đều đáp ứng được tiêu chí của một ngữ liệu dạy học tiếng Việt Ưu điểm nổi bật của những ngữ liệu này là đảm bảo được quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn Tuy nhiên, ngoài ngữ liệu trích dẫn từ các văn bản đọc hiểu, SGK có thể lựa chọn, đưa ra ngữ liệu gắn với thực tế giao tiếp và mang đậm nét văn hoá của người Việt để bài học thêm sinh động.

Các câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK rất rõ ràng, khoa học, GV có thể sử dụng để dẫn dắt HS suy nghĩ, phân tích, phát hiện các dấu hiệu đặc trưng của tri thức và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Tuy nhiên, còn có một số câu hỏi cũng gây không ít lúng túng cho cả GV và HS khi dạy học.

2.5.1.4 Hệ thống bài tập của nhóm bài ngữ dụng học trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS

Theo chúng tôi thống kê, BT NDH gồm 66 bài (24 BT trong mục tìm hiểu bài

và 42 bài luyện tập) Số lượng BT NDH như vậy là phù hợp với dung lượng bài học Nhìn chung, các BT NDH trong SGK tương đối phong phú, phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình, phù hợp với tâm lí và trình độ HS BT NDH cũng thể hiện rõ nét nguyên tắc tích hợp trong giáo dục Hệ thống BT tương đối đa dạng được phân loại thành: BT nhận diện, phân tích, vận dụng BT trong SGK hướng tới cả năng lực lĩnh hội và năng lực tạo lập văn bản cho HS.

Bên cạnh ưu điểm, hệ thống BT nhóm bài NDH trong SGK còn có một vài hạn chế BT tình huống trích từ văn bản đọc hiểu chiếm đến 60,6% BT NDH gắn với tình huống giao tiếp thực trong đời sống chiếm một tỉ lệ ít hơn là 39,39% Như vậy, hệ thống BT lấy từ thực tế giao tiếp của HS còn nghèo Một điểm hạn chế nữa

là hệ thống BT của nhóm bài NDH trong SGK chỉ chú ý đến năng lực tiếp nhận mà chưa chú ý đúng mức tới năng lực tạo lập lời nói Ở cả hai lớp trong phần Luyện tập, BT tạo lập chỉ có 4/42 bài (chiếm 9,52%), BT tiếp nhận văn bản là 38/42 bài (chiếm 90,47%)

2.5.1.5 Sách giáo viên

Trang 12

Trong mỗi bài học, sách giáo viên (SGV) có các nội dung: Mục tiêu cần đạt, Những điều cần lưu ý và Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học SGV đã hướng dẫn khá tỉ mỉ và khoa học cho GV cách dạy học phần Tiếng Việt nói chung, nhóm bài NDH nói riêng Tiến trình tổ chức dạy học cho mỗi bài đã đảm bảo được nguyên tắc giao tiếp trong dạy học ngôn ngữ - dạy tiếng Việt trong giao tiếp và bằng giao tiếp Nhưng chính ưu điểm của SGV đã tạo ra sự ỷ lại của một số GV Theo kết quả dự giờ, chúng tôi nhận thấy hầu hết GV đều dạy nhóm bài NDH giống như SGV đã hướng dẫn Thậm chí có người còn coi SGV làm giáo án dạy học của nhóm bài này mà không cần đầu tư gì thêm nữa Nếu như GV chỉ dựa hoàn toàn vào SGV để dạy học thì bài dạy của họ không thể tránh khỏi sự đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn và sáng tạo.

2.5.2 Hoạt động dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS

2.5.2.1 Về phía giáo viên

Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 116 GV ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Yên Bái Nhìn chung, GV đã nắm được tinh thần dạy học tiếng Việt theo hướng giao tiếp Về đánh giá của GV đối với nhóm bài NDH, hầu hết

GV cho là việc dạy học nhóm bài NDH là cần thiết Đánh giá về việc dạy học nhóm bài NDH trong chương trình THCS, có 7,8% thừa nhận là rất khó; 55,2% GV cho là khó; 32,7% đánh giá là bình thường, 4,3% cho là dễ Với câu hỏi về hệ thống BT NDH, có 48,3% chỉ dạy hoàn toàn theo SGK; 47,4% là BT trong SGK chiếm phần lớn, thêm một số BT tự soạn; 4,3% là chủ yếu BT tự soạn, ít BT trong SGK; 0% là BT

do giáo viên hoàn toàn tự soạn PP diễn giảng được hầu hết GV sử dụng trong hoạt động dạy học nhóm bài NDH.

2.5.2.2 Về phía học sinh

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thái độ học tập nhóm bài NDH của 243 HS lớp 9 ở các trường THCS Việc khảo sát được tiến hành bằng các hình thức: dự giờ các tiết dạy học nhóm bài NDH, phỏng vấn trực tiếp HS và phát phiếu điều tra Kết quả cho thấy mức độ hứng thú học nhóm bài này của các em khá thấp (4,9% là rất hứng thú; 13,2% hứng thú; 32,1% là bình thường; 35,8% là chán, 14,0% là rất chán)

2.6 Năng lực giao tiếp của học sinh THCS

HS THCS (lứa tuổi từ 11 đến 15) có một vị trí xã hội mới: không hoàn toàn là trẻ con và cũng chưa phải là người lớn Trẻ ở lứa tuổi thiếu niên đã thực sự trưởng thành về thể chất, về mặt xã hội Nét đặc trưng của trình độ tư duy ở lứa tuổi này là

HS đã ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân Các nhà tâm lí học đều khẳng định HS THCS có năng lực giao tiếp tốt Ngôn ngữ giao tiếp của các em trôi chảy,

Trang 13

tự nhiên và khá sinh động Để đánh giá năng lực giao tiếp của HS THCS một cách độc lập và khách quan, chúng tôi đã phát phiếu điều tra về năng lực giao tiếp cho

200 HS lớp 8 ở Hà Nội và 150 HS lớp 8 ở Yên Bái Chúng tôi dùng công cụ là phiếu đánh giá năng lực giao tiếp của V.P Da-kha-rốp (Zakharov) - một phiếu đánh giá đã được Việt hoá và sử dụng rộng rãi trên thế giới Kết quả cho thấy thực trạng khả năng giao tiếp của HS Hà Nội ở mức trung bình với tổng điểm Σ =

17564, điểm trung bình chung là 8.782 Với HS Yên Bái, thực trạng năng lực giao tiếp của các em ở mức độ “yếu” với tổng điểm Σ = 9757, điểm trung bình chung là 6.50 Điểm tương đồng thú vị trong bảng đánh giá năng lực giao tiếp của HS là kĩ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu của HS Yên Bái và Hà Nội đều xếp thứ 10 (kĩ năng yếu nhất)

Chương 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM BÀI NGỮ DỤNG HỌC Ở THCS

THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 3.1 Các phương pháp dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS theo

quan điểm giao tiếp

Tổ chức dạy học nhóm bài NDH ở THCS theo quan điểm giao tiếp bao gồm nhiều khâu Tuy nhiên, trong luận án, chúng tôi chỉ đưa ra hai giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nhóm bài NDH theo quan điểm giao tiếp: sử dụng các PP dạy học và xây dựng hệ thống BT cho nhóm bài NDH theo quan điểm giao tiếp.

3.1.1 Nguyên tắc lựa chọn phương pháp dạy học nhóm bài ngữ

dụng học theo quan điểm giao tiếp

3.1.1.1 Phương pháp dạy học phải phù hợp với nội dung bài học

3.1.1.2 Phương pháp dạy học phải phù hợp với mục đích bài học

3.1.1.3 Phương pháp dạy học phù hợp với hứng thú của học sinh và kinh nghiệm của

giáo viên

3.1.1.4 Phương pháp dạy học phù hợp với định hướng lớn về đổi mới phương

pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực

3.1.1.5 Phương pháp dạy học tạo điều kiện cho HS được trực tiếp tham gia

vào hoạt động giao tiếp

3.1.1.6 Phương pháp dạy học giúp học sinh rèn luyện tốt các kĩ năng giao tiếp

3.1.2 Hệ thống phương pháp dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS

theo quan điểm giao tiếp

3.1.2.1 Phương pháp đóng vai (Role play)

Trang 14

a) Phương pháp đóng vai là gì?

Chúng tôi quan niệm đóng vai là một PP dạy học trong đó GV tổ chức cho HS hóa thân thành người khác nhằm thực hành những cách ứng xử ở một tình huống giả định Từ đó, giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào sự kiện

cụ thể mà các em trải nghiệm và quan sát được Sau việc “trình diễn”, HS cần thảo luận để rút ra kiến thức và kĩ năng cần đạt của bài học.

PP đóng vai thường được tiến hành theo các bước sau: GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS chuẩn bị đóng vai; HS trình diễn; HS và GV thảo luận nội dung bài học từ vở kịch; GV kết luận, giúp HS rút ra bài học cho bản thân.

b) Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học nhóm bài ngữ dụng học ở THCS

PP đóng vai được chúng tôi vận dụng theo hai hình thức Trước hết là đóng vai thể hiện phần ngữ liệu trong nhóm bài học NDH (diễn tiểu phẩm để sống động hóa ngữ liệu trong SGK) Việc đóng vai trong trường hợp này có ý nghĩa: giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là các phương tiện phi ngôn ngữ để thể hiện thái độ, tình cảm khi giao tiếp (giọng nói, cử chỉ, điệu

bộ, vẻ mặt ) Ví dụ: Đóng vai hai hoạt cảnh về cuộc đối thoại giữa Dế Mèn và

Dế Choắt (bài “Xưng hô trong hội thoại” – Ngữ văn 9) Thứ hai là đóng vai để giải quyết một tình huống giao tiếp đời thường PP đóng vai ở đây phát triển năng lực giao tiếp cho HS ở chỗ HS phải ý thức rằng đã nói (hay viết) thì phải biết nói với ai, cho ai, nói như thế nào để đạt được mục đích, phù hợp với văn hóa của cộng đồng Ví dụ tình huống: An gọi điện đến nhà Hưng Bố Hưng là người nghe máy An tưởng là Hưng nên đã xưng hô chưa phù hợp, làm bố Hưng không hài lòng An đã nói với bố Hưng như thế nào tiếp đó? Các em hãy đóng vai cho tình huống trên trong 3 phút

Điểm khác biệt giữa hai hình thức này là: đóng vai để thể hiện ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt thì HS đã có sẵn kịch bản, lời thoại, đã được gợi ý về bối cảnh, phông nền sân khấu và thường được chuẩn bị trước tiết học; còn đóng vai như một tình huống dạy học thì đây là một tình huống tương đối mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại, thời gian chuẩn bị biểu diễn ít hơn, đòi hỏi HS phải chủ động, sáng tạo, thể hiện cách ứng xử, giao tiếp của mình.

c) Những lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học

Kịch bản phải được xây dựng căn cứ theo mục tiêu, nội dung của bài học nhằm đảm bảo tính đúng lúc, đúng chỗ của việc sử dụng PP đóng vai.

Hơn nữa, để trình diễn một vở kịch phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị và diễn.Vì thế, PP này chỉ nên biểu diễn trong giờ học với những kịch bản ngắn và

Ngày đăng: 29/10/2014, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w