1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng tâm lý bệnh nhân

27 4,7K 104

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Trang 1

Bài 11

TÂM LÝ BỆNH NHÂN

Trang 2

• Trình bày khái niệm về bệnh tật và bệnh nhân

• Trình bày 6 biểu hiện tâm lý thường gặp ở BN

• Trình bày 3 trạng thái tâm lý của BN

• Trình bày 3 nhân cách tiền bệnh lý

• Trình bày 4 loại nhận thức của BN

• Trình bày 7 loại phản ứng của BN và

ứng xử tương ứng của người thầy thuốc

Trang 3

BỆNH TẬT và BỆNH NHÂN

• Bệnh là quá trình rối loạn sự sống do tổn thương các cấu trúc, các chức năng dưới ảnh hưởng của các nhân

tố bên ngoài và bên trong

• Bệnh làm giảm hoàn toàn hoặc một phần khả năng thích nghi với môi trường và hạn chế tự do trong hoạt động sống

• Bệnh: thực thể, cơ năng hoặc hoàn toàn do căn

nguyên tâm lý

Bệnh tật

Trang 4

Bệnh nhân

• Bệnh nhân là người bị bệnh, bị rối loạn sự thoải mái cơ thể, tinh thần và xã hội, bị rối loạn tính thích nghi sinh học, tâm lý, xã hội, với cảm giác bị phụ thuộc vào bệnh và với cảm nhận tự do bị hạn chế

• Bệnh nhân làm cho gia đình (cha mẹ, vọ, chồng, con cái …) lo lắng và chính họ cũng lo lắng cho gia đình

• Tập thể, cơ quan và xã hội cũng lo lắng về sức

khỏe của bệnh nhân; sự vắng mặt của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến công tác, sản xuất

Trang 5

Các biểu hiện tâm lý

thường gặp ở bệnh nhân

1 Sợ hãi

Bản năng tự vệ (sợ chết, sợ không khỏi bệnh ….)

Sợ do thầy thuốc, nhân viên y tế thiếu thận trọng

2 Lo âu, sao xuyến

Cảm nhận được nguy cơ khó tránh nhưng không định được đó là gì, thường bực bội, bất lực trước nguy cơ ấy Biểu hiện kèm theo: sao xuyến, hồi hộp, ngộp thở, khó ngủ, mệt mỏi, khó chịu toàn thân.

BN cảm thấy bất lực, tùy thuộc người khác (thân

nhân, thầy thuốc, nhân viên y tế …)

Trang 6

Các biểu hiện tâm lý

thường gặp ở bệnh nhân (tt)

3 Trầm cảm

Tâm trạng buồn chán, ảm đạm khi mơ hồ cảm thấy

sự đổi khác của cơ thể Cảm giác bị bỏ rơi, mất tự tin, có thể đưa đến tự sát.

Trang 7

Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân (tt)

5 Vị kỷ

Hướng mọi suy nghĩ vào bệnh tật và bản thân mình

Bệnh nhân chú ý vào các diễn biến của bệnh tật, theo dõi các nhận xét của người khác về mình, không bỏ qua sắc mặt, cái lắc đầu của thầy thuốc và nhân viên y tế.

6 Thoái hồi

Quay trở lại thời sơ sinh , là phản ứng tự vệ để sinh tồn Khi bệnh đỡ và dần khỏi, thoái hồi sẽ mất đi

Trang 8

Các biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân (tt)

7 Không gian và thời gian hẹp lại

Người bệnh lấy mình làm trung tâm , chỉ quan tâm đến

khung cảnh mình đang sống Họ không chịu hiểu rằng thầy thuốc còn rất nhiều việc phải làm, tỏ ra khó chịu khi phải

chờ lâu Họ như trẻ con, muốn có nhiều người chơi với

mình, muốn được chiều chuộng, quan tâm …

Trang 9

CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ

Loạn TK chức năng Biến đổi tâm lý Loạn tâm thần

Rối loạn Ổ hưng phấn Rối loạn

TK cao cấp ưu thế ở não ý thức

Trang 10

Loạn thần kinh chức năng

Gián đoạn và rối loạn quá trình hoạt động của

hệ thần kinh cao cấp dẫn đến hội chứng suy

nhược, nghi bệnh, hystaria, ám ảnh, lo sợ.

Ý thức không bị rối loạn : bệnh nhân có thái

độ phê phán đối với bệnh tật và sức khỏe của

mình

Trang 11

Biến đổi tâm lý

Thay đổi hứng thú, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tri giácQuan hệ chọn lọc với người xung quanh

Mong muốn được cứu chữa

Ích kỷ, đầu óc lộn xộn

Cảm giác sự sống bị đe dọa …

Trang 12

Loạn tâm thần

(Loạn thần kinh thực thể)

Nhiều yếu tố tác động vào:

Giai đoạn và đặc điểm của bệnh Nhân cách

Các yếu tố nhiễm độc, nhiễm trùng Hoàn cảnh bên ngoài

Trang 13

NHẬN THỨC và THÁI ĐỘ

CỦA BỆNH NHÂN

Nhân cách tiền bệnh lý

Tầng sinh học (thần kinh cao cấp)

Cơ sở sinh lý phản ứng với bệnh (cường độ, phản ứng cân bằng ….)

Giai đoạn cảm giác, nhận thức

Trang 14

Tầng tâm lý

Quá trình, trạng thái, đặc điểm tâm lý tác động lẫn nhau

Chức năng phản ánh đối với bệnh tật

Giai đoạn đánh giá, nhận thức

Tầng xã hội

Nhu cầu, động cơ, phương hướng, nhân sinh

quan, thế giới quan sẽ xác định hành vi, từ đó thái

độ của bệnh nhân đối với bệnh tật

Trang 15

Các kiểu nhân cách tiền bệnh lý

• Nhân cách bình thường

• Nhân cách đậm nét (hướng nội, hướng ngoại,

hưng phấn, ức chế, không ổn định, cứng nhắc)

• Nhân cách bệnh thái (gần như bệnh lý)

• Nhân cách bệnh lý (mất bù trừ, không thích nghi, hưng phấn, ức chế …)

• Nhân cách bệnh tâm thần

Trang 16

Tính chất của bệnh

• Cấp tính, bán cấp tính, mạn tính

• Mức độ: nhẹ, vừa, nặng.

• Thể tiềm tàng, toàn phát

• Giai đoạn: phát bệnh, lui bệnh, khỏi bệnh

• Theo chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm, da liễu …

Trang 17

Hoàn cảnh khi bị bệnh

• Bản thân : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội …

• Gia đình : tình cảm ông bà, cha mẹ, anh chị

em ….

• Cộng đồng: cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, làng xã (mối quan hệ bạn bè, đồng

nghiệp, lãnh đạo … )

Trang 18

CÁC LOẠI NHẬN THỨC CỦA BỆNH NHÂN

1 Nhận thức đúng đắn, bình thường

• Hưng phấn cân bằng ức chế

• Tiếp thu mau lẹ ý kiến của bác sĩ, chỉ dẩn của điều dưỡng; nhưng nông cạn, vội vã và dễ thay đổi ý kiến, hoang mang, dao động

• Rất tín nhiệm thầy thuốc, biết được bệnh của mình

sẽ tiến triển ra sao, bản thân phải phấn đấu thế nào

để góp phần cùng thầy thuốc chữa khỏi bệnh …

• Với loại BN này, thầy thuốc cần nhận xét thận trọng, lời nói phải có trọng lượng, không hứa xuông

Trang 19

2 Nhận thức quá mức

• Dễ bị kích thích, quan trọng hóa tình trang sức khỏe,

bệnh tật của mình, dễ nổi nóng, dễ phản ứng trên lời nói, nét mặt, đòi hỏi phục vụ cao, chẩn đoán nhanh, hết bệnh nhanh ….

• Chỉ tin ở mình, nhạy cảm với cảm giác đau, cô đơn, dễ buồn phiền, dễ mất hi vọng, dễ phản ứng, dễ thay đổi ý kiến, hoang mang, dao động, tự ý tô đậm các triệu chứng,

sự nghiêm trọng của bệnh.

• Với loại BN này, thầy thuốc cần phân tích, gợi ý, uốn nắn những suy nghĩ quá tầm, bình tĩnh, nén giận, không tự ái, tránh gây gỗ to tiếng …

Trang 20

3 Nhận thức yếu

của bệnh, ít quan tâm đến khám nghiệm, điều trị

• Ưu tư, mặc cảm, khép kín, tự giải quyết cho mình, không chú ý nghe lời khuyên răn của thầy thuốc;

nhưng khi đươc nângđỡ tinh tần, giải thích, phân tích cặn kẽ, họ biết tiếp thu Tích cực thực hiện chỉ dẫn của thầy thuốc

• Thầy thuốc cần gần gũi, động viên, nâng đỡ tinh thần bệnh nhân

Trang 21

4 Nhận thức không ổn định

thường, liều lĩnh hoặc sợ hãi bệnh tật

• Có lúc lại bi quan, lo lắng, sợ chết, sợ biến chứng

• Không tn tưởng mình nên dần dần cũng không tin thầy thuốc

• Nếu được giải thích, cảm thông, BN vẫn giữ được ý thức đúng mức, khắc phục những nhược điểm của mình

Trang 22

CÁC PHẢN ỨNG CỦA BỆNH NHÂN

• Nhận thức đúng đắn, dễ tiếp thu, cởi mở với

người khác, lắng nghe ý kiến của thầy thuốc,

hợp tác trong quá trình điều trị

Phản ứng nội tâm, bình tĩnh chờ đợi

• Suy nghĩ có nội tâm, nghiêm chỉnh tiếp thu (có

nghiên cứu), phát biểu đúng lúc, có tổ chức, trầm

lặng, khó tính

Trang 23

Bàng quang

• Coi thường bệnh tật, thờ ơ với tất cả

• Thầy thuốc bảo sao nghe vậy, không sốt sắng điều trị

• Ít kêu ca, phàn nàn, âm thầm chịu đựng

• Với loại BN này, thầy thuốc cần chú ý động viên, thường xuyên trò chuyện để họ có ý thức quan tâm đến bệnh tật của mình, động viên vai trò tích cực, chủ động phòng chống bệnh của họ

Trang 25

Nghi ngờ

• Luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng, sợ không tìm được thầy thuốc giỏi

• Nghi ngờ chẩn đoán, kết quả điều trị, kết quả xét

nghiệm, X quang; hoặc nghe lời người khác, từ đó

hoang mang, dao động

• Với loại BN này, thầy thuốc cần có tác phong, thái độ gây ấn tượng mạnh mẽ để giúp họ củng cố niềm tin

Trang 26

Tiêu cực

• Bi quan, lúc nào cũng nghĩ bệnh mình không chữa được, sẽ tàn tật, sẽ chết, bác sĩ giỏi, thuốc hay cũng chẳng ích gì

• Thầy thuốc cần nâng đỡ, động viên, thể hiện lòng yêu thương chu đáo, không gây mầm mống bi quan, tuyệt vọng cho bệnh nhân Phải nuôi trong lòng bệnh nhân một tia hi vọng, dù là rất nhỏ

Trang 27

• Với loại BN này, thầy thuốc cần nhẹ nhàng,

thương yêu, phân tích, giúp đỡ, động viên tính tổ chức kỷ luật; đồng thời cương quyết với những biểu hiện sai lầm, vô tổ chức, vô kỷ luật trong điều trị Nếu cần, cho suất viện, điều trị tại nhà, tại xí nghiệp

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w