Những vấn đề về lý thuyết và thực hành của Tâm lý học bệnh nhân, trong chừng mực nhất định, không những giúp bác sĩ đi sâu tìm hiểu sự phát sinh, phát triển của bệnh; có những chẩn đoá
Trang 1Bài 9 TÂM LÝ BỆNH NHÂN
ThS.BS Lê Thị Hồng Nhung Chủ nhiệm Bộ môn Tâm lý & Đạo đức Y khoa
I KHÁI NIỆM
Khi bị bệnh, các hiện tượng tâm lý con người bị rối loạn, các quá trình tâm lý bị ảnh hưởng, một số đặc điểm tâm lý cá nhân có thể thay đổi
Sư thay đổi tâm lý bệnh nhân diễn ra trên hai bình diện:
− Bình diện thứ nhất: mối quan hệ hỗ tương giữa tâm lý người bệnh - bệnh tật, là mối quan
hệ bên trong
− Bình diện thứ hai: mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh - môi trường xung quanh, là mối quan hệ bên ngoài
Tâm lý học nghiên cứu tâm lý bệnh nhân trong hai mối quan hệ trên → Tâm lý học bệnh
nhân.
Những vấn đề về lý thuyết và thực hành của Tâm lý học bệnh nhân, trong chừng mực nhất định, không những giúp bác sĩ đi sâu tìm hiểu sự phát sinh, phát triển của bệnh; có những chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp, toàn diện mà còn giúp bệnh nhân có nhận thức và thái
độ đúng đắn về bệnh tật của mình; tích cực hợp tác cùng bác sĩ trong dự phòng và điều trị bệnh
II BIỂU HIỆN TÂM LÝ Ở BỆNH NHÂN
Bệnh tật tác động đến tâm lý bệnh nhân và ngược lại chịu sự ảnh hưởng nhất định về tâm lý của bệnh nhân
Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc đời sống tâm lý của bệnh nhân
Bất kỳ một bệnh dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến tinh thần bệnh nhân và người xung quanh (lo âu sự thay đổi về kinh tế, sinh hoạt, hạnh phúc gia đình…)
Bệnh tật làm thay đổi tâm lý bệnh nhân từ nhẹ (thay đổi nhẹ về cảm xúc…) đến nặng (biến đổi
mạnh mẽ sâu sắc, toàn bộ nhân cách bệnh nhân) Bệnh càng nặng, càng kéo dài → Sự biến đổi tâm lý ngày càng trầm trọng
Bệnh tật có thể làm bệnh nhân thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn → cáu kỉnh, khó tính, nóng nảy; từ người chu đáo, thích quan tâm người khác → người ích kỷ; từ người vui tính, hoạt bát → người đăm chiêu, uể oải, nghi bệnh; từ người lịch sự, nhã nhặn → người khắt khe, hoạnh họe người khác; từ người có bản lĩnh độc lập → người mê tín dị đoan tin vào bói toán…
Ngược lại bệnh tật cũng có thể làm cho bệnh nhân yêu thương, quan tâm, có ý chí mạnh mẽ…
Trang 2 Mỗi người có thái độ khác nhau trước bệnh tật: cam chịu, lo lắng sợ hãi, đấu tranh khắc phục bệnh tật Ngoài ra có bệnh nhân thich thú với bệnh tật của mình, giả vờ bị bệnh, giả vờ không
bị bệnh…
1 Cấu trúc căn nguyên tâm lý bệnh nhân
Nhân cách: có thể bị biến đổi → tác động tình trạng bệnh tật : nặng, nhẹ
Cảm xúc
Môi trường: tác động nhân cách bệnh nhận
Hành vi, tác phong: bệnh nhân có kế hoạch, dự kiến, quyết định đối với bệnh tật
CẤU TRÚC CĂN NGUYÊN TÂM LÝ CỦA BỆNH (GOIBAN)
2 Nhận thức bệnh nhân
Giảm trí nhớ và tượng tưởng; đãng trí, không tập trung chú ý
Giảm khả năng sáng tạo, khả năng lao động
Tri thức
Kỹ năng
Kỹ xảo
Kinh nghiệm
Xu hướng
Khí chất
Năng lực
Tính cách
NHÂN CÁCH BỆNH NHÂN Biến đổi bệnh lý Nổ lực ý chí
Thông tin
trước đây
về bệnh
tật
Kế hoạch phương hướng quy định
Cảm xúc
Hình ảnh lâm sàng bên trong
của bệnh Trí tuệ Cảm giác
Những ảnh hưởng lên diễn biến
bệnh Dương tính Âm tính
Tác động bên ngoài lên bệnh nhân Biểu hiện bên ngoài của tâm trạng, nhân cách
Thông
tin về
bệnh
Yếu tố vật lý
Yếu tố
xã hội
Nhân viên y tế
Vận động
Hành
vi tác phong
Thái độ
Môi trường
Trang 3 Các chức năng nhận thức cấp cao: phân tích, tổng hợp bị suy yếu.
Khi xung động cảm xúc tăng, ý chí giảm đi bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng “tự động tâm lý”: các ý nghĩ, liên tưởng trở nên lộn xộn, dễ bị ám thị…
Sự liên tưởng bị biến đổi: mở rộng liên tưởng, hồi tưởng, mong ước…
2.1 Đúng, bình thường:
− Hưng phấn = Ức chế
− Bệnh nhân chịu ảnh hưởng rất tốt đối với bác sĩ, phân biệt được đúng sai
− Dễ tín nhiệm bác sĩ
− Nhận thức đúng đắn về bệnh tật của mình (tình trạng tiến triển của bệnh, kết quả, bản thân mình phải phấn đấu ra sao để khỏi bệnh )
− Có bệnh nhân thuộc kiểu thần kinh cân bằng, chậm: suy nghĩ cân nhắc, có chiều sâu,
Thái độ bác sĩ:
− Không nên hứa suông, kiên trì, thận trọng, nói sao làm vậy, phải chứng minh bằng thực
tế, tinh thần, thái độ, phong cách, tài năng của mình, nói ít làm nhiều, phải tác động tâm
lý bệnh nhân
− Khi đã tạo được lòng tin nơi bệnh nhân thì rất vững chắc, nhưng nếu đánh mất niềm tin thì khó bù đắp được, thậm chí định kiến, xa lánh thầy thuốc
2.2 Cường điệu:
− Hưng phấn > Ức chế
− Dễ kích thích, quan trọng hóa tình trạng sức khỏe và bệnh tật của mình
− Dễ nổi nóng, kích động, phản ứng qua nét mặt
− Đòi hỏi phải được phục vụ cao, chẩn đoán ngay, bệnh phải thuyên giảm ngay
− Chủ quan, chỉ tin vào mình
− Biểu hiện quá đáng, quá mức trong cư xử, nhận xét
− Nhạy cảm với cảm giác đau, cô đơn, dễ buồn phiền, dễ mất hy vọng, dễ phản ứng, dễ thay đổi ý kiến, chính kiến, không kiên định, dễ hoài nghi hoang mang dao động
− Tô đậm triệu chứng, tầm nghiêm trọng của bệnh
− Tích cực chữa bệnh, thực hiện đầy đủ y lệnh bác sĩ
Thái độ bác sĩ:
− Phân tích, gợi ý, uốn nắn những suy nghĩ quá tầm, những lo lắng hoang mang sợ hãi vô căn cứ
− Bình tĩnh, không tự ái, không dễ bị kích động, không to tiếng với bệnh nhân
− Kiên quyết, không khoan nhượng nhưng phải mềm mỏng, thuyết phục
2.3 Yếu:
Trang 4− Coi thường bệnh tật, đánh giá thấp tính nguy kịch, trầm trọng của bệnh, xem nhẹ triệu chứng, ít quan tâm các xét nghiệm…
− Không chú ý lời dặn của bác sĩ, lừa dối sức khỏe của chính mình
− Ưu tư, mặc cảm, khép kín, tự giải quyết cho mình
− Nếu được thầy thuốc giải thích, phân tích cặn kẽ bệnh nhân sẽ tiếp thu tích cực chỉ dẫn thầy thuốc
Thái độ bác sĩ:
− Nâng đỡ tinh thần tích cực lạc quan của bệnh nhân nhưng không quan trọng hóa vấn đề
vì dễ làm bệnh nhân lo lắng quá đáng
− Gần gũi, động viên, giúp đỡ bệnh nhân để giải quyết các mặc cảm kệ bệnh tật
2.4 Không ổn định, loạn nhận thức:
− Ý thức thay đổi: có lúc coi thường xem nhẹ bệnh; có lúc bi quan, lo lắng, sợ chết, sợ biến chứng
− Không tin mình bị bệnh → không tin vào chẩn đoán, điều trị của bác sĩ
− Xấu hổ, sợ mất uy tín → dấu bệnh
− Coi như không bị bệnh
− Có lúc uể oải, không muốn tiếp xúc, có lúc nóng nảy, khó tình, dễ phản ứng, không tự kềm chế
Thái độ bác sĩ:
− Nếu được tìm hiểu, giải thích cảm thông vẫn giữ được ý thức đúng, khắc phục nhược điểm của mình
Nhận thức về bệnh phụ thuộc rất nhiều về tuổi tác, mỗi độ tuổi có những biến đổi về nhân thức khác nhau:
− Đối với lứa tuổi trẻ em, học sinh thường hoang mang lo sợ, dễ phản ứng, sợ đau
− Đối với tuổi thanh niên thường coi thường bệnh, đánh giá cao sức khoẻ của mình, chú ý nhiều đến thẩm mỹ
− Đối với tuổi trưởng thành thì tâm lý vững vàng hơn và ổn định hơn nên phản ứng với bệnh tật và nhận thức của mình đối với bệnh thường đúng mực hơn và mang dấu vết nhân cách đã hình thành vững chắc
− Đối với người lớn già thì kiểu cường điệu nhận thức chiếm ưu thế và phổ biến Bệnh nhân thường bi quan tới tác hại của bệnh, đánh giá thấp sức khoẻ khả năng chống đỡ của mình, bệnh nhân dễ lo sợ hoang mang khó tính
3 Biểu hiện tâm lý bệnh nhân
3.1 Sợ hãi:
− Là phản ứng tự nhiên phù hợp quy luật biểu lộ khả năng tự vệ
Trang 5− Biểu hiện: sợ chết, sợ không khỏi bệnh
− Đôi khi do nhân viên y tế ảnh hưởng: lộ bí mật tình trạng bệnh, cường điệu hóa, dọa dẫm bệnh nhân
− Thường gặp ở bệnh nhân lần đầu tiên đến bệnh viện, đặc biệt đối với những bệnh nhân ở
xa chưa tiếp xúc môi trường mới
Để giải quyết nỗi sợ, cần:
− Nhẹ nhàng, thái độ đúng mực, ôn tồn giải thích cho bệnh nhân những gì cần thiết để bệnh nhân yên lòng
− Nhiệt tình, chu đáo, chăm sóc bệnh nhân
− Chẩn đoán đúng bệnh
3.2 Lo âu:
− Là phản ứng của con người khi thấy tự ti, bất lực, bị lệ thuộc vào người khác, phải nhờ
vả, không tự lo liệu được cho bản thân
− Hồi hộp, ngạt thở, khó chịu, mệt…
Để giải quyết lo âu, cần:
− Chân tình, bình dị để xoa dịu sự lo lắng của bệnh nhân
3.3 Trầm cảm:
− Tâm trạng buồn chán, mặc cảm mất mát, bị bỏ rơi
− Không còn tự tin ở chính mình
− Nhân cách trở nên yếu đuối
− Trầm cảm nặng có thể dẫn đến tự sát
Để giải quyết cần:
− An ủi, động viên tinh thần bệnh nhân
3.4 Bực tức:
− Là phản ứng tự nhiên, mỗi khi phải khó chịu, bị bó buộc, không làm được mọi việc như
ý mình
− Biểu hiện: cau có, khó tính, bắt bẻ, hăm dọa
− Tùy nhân cách, những biểu hiện trên biểu hiện ở những mức độ khác nhau: kín đáo, rõ nét
Để giải quyết cần:
− Chấp nhận như một hiện tượng hợp quy luật tâm sinh lý
− Bình tĩnh, hòa nhã, tế nhị, kiên trì giải thích cho bệnh nhân một cách ôn tồn
3.5 Vị kỷ:
Trang 6− Bệnh nhân hướng mọi suy nghĩ vào bệnh tật của mình, quan tâm tối đa vào thân xác mình
− Chú ý những gì liên quan đến bệnh của mình, diễn biến bệnh, chăm chú mọi nhận xét về sức khỏe của họ
Để giải quyết cần:
− Không thành kiến hoặc ấn tượng
− Chăm sóc, giải thích chu đáo
3.6 Thoái lui:
− Tình trạng quay lại thời kỳ trẻ thơ
− Là phản ứng tự vệ của bệnh nhân
− Biểu hiện thoái lui ở nhiều mức độ nặng nhẹ tùy thuộc nhân cách từng người:
+ Không gian và thời gian thu hẹp: Bệnh nhân lấy mình làm trung tâm, không quan tâm
đến cái gì khác hơn khung cảnh mình đang sống Do đó bệnh nhân khó hiểu được rằng nhân viên y tế còn có rất nhiều việc phải làm ngoài việc điều trị và chăm sóc riêng cho
cá nhân họ
+ Lệ thuộc và ỷ lại: biểu hiện quan trọng của tình trạng thoái lui, nếu nặng có thể trở
thành bệnh do nằm bệnh viện lâu ngày (Hospitolism), có những rối loạn tâm lý và thực thể Do đó đối với những bệnh phải điều trị lâu dài, qua khỏi thời kỳ nhập viện vì cấp tính nên điều trị ngoại trú để bệnh nhân tái thích nghi với xã hội, tránh sự thoái lui về mặt tâm lý
− Khi bệnh nhân đỡ bệnh và khỏi bệnh thì các biểu hiện thoái lui mất đi
Để giải quyết cần:
− Không phê phán, chê bai hay giảng luân lý
− Thông cảm, vui vẻ nhẹ nhàng uốn nắn
2 Trạng thái tâm lý bệnh nhân:
Trạng thái tâm lý của bệnh nhân và trạng thái bệnh thực thể có mối quan hệ khắng khít
4.1 Biến đổi tâm lý:
− Trạng thái tâm lý nhẹ nhất
− Gặp ở tất cả bệnh nhân
− Biến đổi tâm lý còn trong giới hạn bình thường
− Biểu hiện: thay đổi hứng thú, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tri giác từ thế giới bên ngoài đến bản thân và chức năng cơ thể, quan hệ có tính chọn lọc với người xung quanh, mong muốn được cứu chữa tập trung chú ý vào bệnh tật, đầu óc lộn xộn, ứ đọng nhiều ý nghĩ, thay đổi giọng nói, nét mặt, thay đổi điệu bộ một cách đặc biệt, dễ xúc cảm, cảm giác sống bị đe dọa, thay đổi hồi tưởng về quá khứ
4.2 Loạn thần kinh chức năng:
Trang 7− Suy nhược.
− Nghi bệnh, ám ảnh
− Rối loạn phân lý
− Ý thức bệnh nhân không bị rối loạn
− Bệnh nhân có thái độ phê phán đối với bệnh tật và sức khỏe của mình
4.3 Loạn tâm thần:
− Không có khả năng phán đoán thế giới xung quanh, hành vi của bệnh nhân bị rối loạn, mất khả năng phê phán đối với bệnh tật
− Biểu hiện: hội chứng hoang tưởng, rối loạn ý thức
3 Phản ứng của bệnh nhân
5.1 Hợp tác:
− Nhận thức đúng đắn tình trạng bệnh của mình
− Biết lắng nghe ý kiến của bác sĩ, hợp tác với bác sĩ và nhân viên y tế trong quá trình điều trị, thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ
− Tin tưởng vào chuyên môn bác sĩ
− Dễ tiếp thu, gần gũi, cởi mở với người khác
5.2 Nội tâm:
− Phản ứng đúng đắn, nghiêm túc, có suy nghĩ nội tâm
− Nghiêm chỉnh tiếp thu (có nghiên cứu) ý kiến bác sĩ; không phản ứng lung tung, nói đúng lúc đúng chỗ
− Khi đưa ra nhận xét thì khó thay đổi, tính tình trầm lặng, khó tính, nghiền ngẫm từng lời nói của bác sĩ
− Nếu bác sĩ có uy tín, tác động tâm lý tốt sẽ được bệnh nhân tin tưởng; nhưng nếu sai sót với bệnh nhân thì khó khôi phục được niềm tin và sự kính phục
− Khi tiếp xúc bệnh nhân phải thận trọng, có thái độ đúng mực, tác phong làm việc nghiêm túc; trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng để tạo niềm tin cho bệnh nhân
5.3 Bàng quan:
− Xem thường bệnh tật, thờ ơ với tất cả
− Bác sĩ bảo sao nghe vậy, không phấn đấu điều trị bệnh, lơ là → nếu bệnh không được cứu chữa sẽ trầm trọng thêm
− Ít kêu ca phàn nàn, âm thầm chịu đựng
− Bác sĩ phải thường xuyên động viên, chuyện trò để bệnh nhân có ý thức quan tâm bệnh tật của mình, động viên, khơi dậy tính tích cực của bệnh nhân
Trang 8− Bác sĩ chỉ ra những diễn biến của bệnh, hậu quả của sự xem thường bệnh tật, giúp bệnh nhân có thái độ đúng mực với bệnh
5.4 Hốt hoảng:
− Thần kinh không ổn định, không cân bằng, dễ hoang mang dao động, dễ phản ứng, không kềm chế được
− Bác sĩ phải kiên trì tác động nhận thức bệnh nhân, giải thích rõ ràng tỉ mỉ diễn tiến của bệnh, động viên, an ủi, chia sẻ sự lo lắng với bệnh nhân, giúp bệnh nhân tin tưởng ổn định
5.5 Nghi ngờ:
− Luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng, sợ không tìm được bác sĩ giỏi, không kiếm được thuốc, nghi ngờ chẩn đoán, kết quả xét nghiệm, điều trị, hay nghe người khác → dễ hoang mang dao động
− Bác sĩ phải gây được phản ứng mạnh mẽ về chẩn đoán điều trị có hiệu quả, giúp bệnh nhân củng cố niềm tin
5.6 Tiêu cực:
− Dễ bi quan, luôn cho là bệnh của mình không chữa được, sẽ tàn phế, sẽ chết, có tư tưởng chờ chết
− Bác sĩ phải gần gũi, nâng đỡ, động viên, khuyến khích bệnh nhân, thể hiện lòng yêu thương chu đáo, không gây phản ứng hoặc những suy nghĩ bi quan, tuyệt vọng cho bệnh nhân, không để bệnh nhân cô đơn, tuyệt vọng hoặc có ý tưởng tự sát
5.7 Phá hoại:
− Không thỏa mãn với xung quanh, dễ phản ứng, có hành động tiêu cực (không chịu uống thuốc, không chịu để nhân viên y tế săn sóc, hay gây gỗ, cãi vã, hành hung…)
− Bác sĩ cần nhẹ nhàng, thương yêu, phân tích, giúp đỡ, động viên, nhưng phải kiên quyết với các biểu hiện vô kỷ luật trong khi điều trị
4 Tâm lý bệnh nhân nhập viện
6.1 Tâm lý bệnh nhân:
− Bị bệnh là một sự khổ tâm đối với bệnh nhân và càng khổ tâm hơn khi phải nhập viện
− Cần sự chăm sóc giúp đỡ, phục vụ của người thân → cảm thấy làm phiền mọi người, nghĩ ngợi, không yên tâm điều trị
− Lúng túng, ngỡ ngàng với máy móc điều trị hiện đại
− Lo lắng cho những người thân ở nhà (chồng, vợ, con, cha, mẹ…) → ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân và kết quả điều trị
− Tùy từng hoàn cảnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có những băn khoăn riêng
− Lo lắng bệnh có điều trị được không, ở trong bệnh viện bao lâu…
− Ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc bệnh nhân → cảm giác bồn chồn, hoang mang
Trang 9− Rất sợ khi bị tiến hành những thủ thuật, xét nghiệm, phẫu thuật…
− Làm quen với bệnh nhân khác để tìm hiểu về khoa phòng nơi mình đang nằm viện
− Bệnh viện thực hành: bệnh nhân lo lắng khi để sinh viên thực tập
6.2 Thái độ bác sĩ:
− Thân mật, cởi mở, giải thích để bệnh nhân an tâm
− Phải giảng giải, làm liệu pháp tâm lý với bệnh nhân trước khi bệnh nhân được tiến hành các thủ thuật…
− Khoa phòng cần xây dựng một êkip làm việc tốt → tạo lòng tin nơi bệnh nhân
− Bệnh viện thực hành: sinh viên cần được trang bị kiến thức về tâm lý y học để giao tiếp tốt với bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân chu đáo, có lòng nhân ái với bệnh nhân
− Khi bệnh nhân ra việc, chuyển viện: phải chuẩn bị tâm lý, thông báo cho bệnh nhân trước; dặn dò tỉ mỉ hướng điều trị tiếp tục, hướng dẫn làm giấy tờ xuất viện…
III TÂM LÝ BỆNH NHÂN ẢNH HƯỞNG NGƯỜI XUNG QUANH
Đối với gia đình và người thân:
− Gia đình lo lắng cho tình trạng bệnh tật của bệnh nhân
− Bệnh nhân lo lắng cho gia đình, sợ lây bệnh, sợ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và hạnh phúc gia đình, sợ xa người thân
− Những hiện tượng tâm lý trên làm cho mối quan hệ tình cảm của bệnh nhân và gia đình nhiều khi trở nên phức tạp
Đối với tập thể, cơ quan và cộng đồng:
− Mọi người quan tâm tình trạng bệnh tật của bệnh nhân
− Sự vắng mặt của bệnh nhân ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt, công việc trong cơ quan…
IV TÂM LÝ BỆNH NHÂN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH
1 Giai đoạn đầu:
− Bệnh khởi phát đột ngột → biến đổi dữ dội các hoạt động tâm lý, stress…
2 Giai đoạn toàn phát:
− Khả năng thích nghi
− Cuộc đấu tranh gay gắt giữa hy vọng và thất vọng
− Tình trạng ám thị tăng lên
3 Giai đoạn cuối:
− Bệnh tiến triển tốt: cảm xúc dương tính tăng cao, khí sắc tươi vui, phấn chấn, tri giác
nhạy bén; lạc quan về tương lai, cảm thấy khỏe mạnh, sức sống dồi dào, hứng thú, tích cực, đôi khi đánh giá quá mức về bản thân
Trang 10− Bệnh tiến triển xấu: biến đổi tâm lý trầm trọng, cám xúc âm tính tăng, giảm tính tích
cực, bất mãn, thất vọng
− Giai đoạn mãn tính: cơ chế thích nghi, vai trò bù trừ căn nguyên tâm lý và nhân cách có
ý nghĩa rất lớn
V TÂM LÝ BỆNH NHÂN CÁC BỆNH CHUYÊN KHOA
1 Nội khoa:
Đặc điểm tâm lý:
1.1 Nội tổng quát:
− Rối loạn tâm lý phụ thuộc vào đặc điểm nhân các bệnh, sự trầm trọng, các giai đoạn bệnh
− Khí sắc trầm: lo lắng, suy nghĩ về bệnh tật và các rối loạn chức năng sinh lý (đau đầu, ngủ kém, ăn kém…), cảm xúc tàn lụi (bệnh nhân ung thư, lao…), có ý tưởng tự tử
− Nhân cách biến đổi: yếu đuối, ý chí bị giảm sút, hoài bão hoặc ước mơ tan biến, do dự bị động trước cuộc sống
− Lo lắng, hoài nghi bệnh không khỏi, bác sĩ dấu bệnh và dấu tiên lượng bệnh, chú ý cảnh giác với từng câu hỏi, nhận xét của bác sĩ, triệu chứng bệnh có thể tăng lên trước thái độ,
cử chỉ, tác phong, lời nói của nhân viên y tế
− Dễ ám thị: dễ nghe lời người khác (cúng bái,…)
− Phản ứng cảm xúc khác nhau: cáu gắt, tăng mức độ đau, hội chứng suy nhược (nhức đầu, mất ngủ, dễ bị kích thích, sút giảm trí nhớ), rối loạn tâm thần
1.2 Bệnh tim mạch:
1.2.1 Động mạch vành, nhồi máu cơ tim: 3 hội chứng
− Hội chứng sảng khoái bệnh lý: bệnh nhân tươi tỉnh, tăng khí sắc, đánh giá không đúng
mức độ bệnh, tay chân luôn vận động, đứng ngồi không yên, cởi mở, nói nhiều, phán đoán nông cạn
− Hội chứng nghi bệnh, loạn cảm giác: cảm giác tê, co thắt vùng ngực và cổ, kim châm ở
tim; hốt hoảng, lo sợ, giấc ngũ đứt quãng, suy nhược, dễ xúc động
− Hội chứng giống suy nhược thần kinh: khó chịu với ánh sáng và tiếng động, khí sắc
không ổn định, hay giận hờn, cáu gắt, dễ bị kích động, khóc lóc, suy nhược nặng…
1.2.2 Cao huyết áp:
− Lo sợ, cảm xúc suy yếu, dễ bị kích thích, dễ mặc cảm, thờ ơ với xung quanh
− Tuân thủ chỉ định của bác sĩ đôi khi quá mức
− Ám ảnh, hoài nghi
1.2.3 Xơ vữa mạch máu:
− Dễ xúc động, khó kềm chế những hành động bộc phát