Các chỉ tiêu theo dõi sau khi thu hoạch

Một phần của tài liệu thực nghiệm ương cá linh ống (cirrhinus jullieni) trong ao đất ở đồng tháp (Trang 37)

Bảng 4.4 Năng suất, tỷ lệ sống và kích cỡ cá nuôi

Ao ƣơng Ao 1 Ao 2 Ao 3 Diện tích (m2 ) 300 300 300 Tỷ lệ sống (%) 19,9 21,6 22,2 Sản lƣợng (Kg/vụ ƣơng) 49 52 51 Năng suất (Kg/1000 m2 ) 163,3 173,3 170 Kích cỡ (con/Kg) 1099 1124 1176

Sau thời gian 2 tháng ƣơng, ao số 3 có tỷ lệ sống cao nhất với 22,2%, ao số 2 đạt 21,6% và thấp nhất là ao số 1 với 19,9%. Kết quả này rất thấp so với các nghiên cứu trƣớc đó. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Đức (2011) đã ghi nhận tỷ lệ sống giảm khi mật độ ƣơng tăng. Tỷ lệ sống đạt 54,51% ở mật độ 800 con/m2

và 35,20% với mật độ ƣơng 1000 con/m2. Theo Võ Thị Trƣờng An (2009) cũng cho biết khi ƣơng cá linh trên bể xi-măng thì tỷ lệ sống cũng giảm khi mật độ ƣơng tăng. Thí nghiệm tiến hành ƣơng cá Linh Ống trên bể xi-măng trong 20 ngày, kết quả thu đƣợc tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 600 con/m2

đạt 62,83% thấp nhất ở mật độ 1000 con/m2 đạt 37,83%. Theo Phạm Thị Thùy Trang (2010) tỷ lệ sống của cá Linh Ống sau 30 ngày ƣơng trên bể khác biệt có ý nghĩa giữa 3 nghiệm thức, ở nghiệm thức 500 con/m2

đạt 65%, nghiệm thức 1000 con/m2

đạt 54,3% và 47,3% ở nghiệm thức 1500 con/m2. Có nhiều nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá trong quá trình ƣơng nhƣ khả năng thích nghi với môi trƣờng của cá bột thấp, thiếu nguồn thức ăn thích hợp và trong ao xuất hiện nhiều địch hại... Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn văn Kiểm (2009) thì từ khi cá nở đến khoảng 4 tuần tuổi cá có 2 thời kỳ chuyển tính ăn: thời kỳ thứ nhất cá chuyển tính ăn từ noãn hoàng sang thức ăn ngoài. Đó là giống loài động vật phù du cỡ nhỏ nhƣ luân trùng. Thời kỳ chuyển tính ăn lần hai là cá chuyển dần sang ăn thức ăn của loài vì khi cá đƣợc 2 - 3 tuần tuổi thì hệ tiêu hóa của cá đã tƣơng đối hoàn chỉnh. Vì vậy, động vật phù du là thức ăn không thể thiếu trong quá trình ƣơng cá con còn thức ăn công nghiệp trong giai đoạn này cá sử dụng đƣợc rất ít (Trần Văn Vỹ, 1999). Nhƣng theo Hoàng Minh Đức (2011), số lƣợng thức ăn trong ống tiêu hóa của cá linh khi bố trí thí nghiệm ƣơng cá bằng thức ăn công nghiệp thì thức ăn công nghiệp chiếm tới 95,42%. Động và thực vật phù du chiếm số lƣợng không đáng kể: 3,3% và 1,29%. Nhƣ vậy nếu ao ƣơng thiếu thức ăn tự nhiên là động vật phù du thì cá linh con vẫn có khả năng sử

30

dụng thức ăn công nghiệp và khi đó thức ăn công nghiệp có tác dụng nhƣ một loại mùn bã hữu cơ chất lƣợng cao. Lúc thu hoạch cá, trong ao ƣơng xuất hiện nhiều địch hại nhƣ cá rô, cua đồng, rắn cá đồng thời lúc mới thả cá bột trong ao có nhiều nòng nọc ếch đây có thể là nguyên nhân làm tỷ lệ sống của cá ƣơng thấp.

Tỷ lệ sống, năng suất và lợi nhuận là ba nhân tố không thể tách rời nhau vì khi tỷ lệ sống cao sẽ kéo theo năng suất cũng nhƣ lợi nhuận cao và ngƣợc lại. Vì thế tỷ lệ sống sẽ quyết định đến thành công của vụ ƣơng.

Một phần của tài liệu thực nghiệm ương cá linh ống (cirrhinus jullieni) trong ao đất ở đồng tháp (Trang 37)