1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới

120 1,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA TẠI MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI Chương 2 của luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triểncủa các sàn giao d

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4

1 1 Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện của sàn giao dịch hàng hoá 4

1.1.1 Các khái niệm 4

1.1.2 Các phương thức giao dịch trên thị trường hàng hoá 5

1.1.3 Các đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương lai 9

1.2 Vai trò của sàn giao dịch hàng hoá đối với thương mại quốc tế cũng như sự phát triển kinh tế xã hội 11

1.2.1 Đối với thương mại quốc tế 11

1.2.2 Đối với sự phát triển kinh tế xã hội 12

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động sàn giao dịch hàng hoá 15

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI 20

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới 20

2.2 Tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới 21

2.2.1 Sở giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) – Mỹ 21

2.2.2 Sở giao dịch hàng hóa MCX (Multi Commodity Exchange) - Ấn Độ .30

2.2.3 Sở giao dịch hàng hóa Tokyo- TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) – Nhật Bản 37

Trang 2

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ Ở

VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 51

3.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam 51

3.1.1 Sự hình thành và phát triển sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam 51 3.1.2 Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam -VNX 53

3.1.3 Tổ chức và hoạt động trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột -BCEC 58

3.2 Nguyên nhân trì trệ của các sàn giao dịch hàng hoá ở Việt Nam 68 3.3 Định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế 75

3.3.1 Những điều kiện cần thiết để triển khai sàn giao dịch hàng hoá ở Việt Nam 75

3.3.2 Định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế 80

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC 1 HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ CỦA SÀN VNX 89

PHỤ LỤC 2: HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ ROBUSTA KỲ HẠN GIAO DỊCH TẠI BCEC 93

PHỤ LỤC 3: HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ GIAO NGAY GIAO DỊCH TẠI BCEC 96

PHỤ LỤC 4 HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ TƯƠNG LAI CỦA NYMEX (NYMEX COFFEE FUTURES CONTRACT) 97

PHỤ LỤC 5 MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ TRÊN THẾ GIỚI .99

Trang 3

PHỤ LỤC 7: CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA UBND TỈNH ĐĂK

LĂK, SỞ CÔNG THƯƠNG, VÀ TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ

PHÊ BUÔN MA THUỘT 108

Trang 4

STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ bằng

committee Ủy ban thanh toán bù trừ

6 FCM Future commission merchant Ủy ban mua bán tương lai

7 FIA Futures Industry Association Hiệp hội Công nghiệp

tương lai

Commission Ủy ban thị trường kỳ hạn

Trang 5

Bảng 2.1: Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn NYMEX từ 2008-2011 28Bảng 2.2: Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn MCX giai đoạn 2003-2011

35Bảng 3.1: Tháng hợp đồng đặt mua – bán kỳ hạn cao nhất thấp nhất giao

dịch tại BCEC tính đến 27/4/2011 64Bảng 3.2: Kết quả giao dịch cà phê ngày 30/11/2011 trên sàn BCEC 65Bảng 3.3: Thống kê mã hàng đặt mua – bán cao nhất/thấp nhất giao dịch

giao ngay ngày 27/4/2011 trên sàn BCEC 67Bảng 3.4 Lợi nhuận từ các giao dịch phái sinh ở một số ngân hàng

Việt Nam 71Bảng 3.5: Tỷ lệ xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2010 73Bảng 3.6: Sản lượng thu hoạch và năng suất cà phê Việt Nam giai đoạn

2000-2010 74Bảng 3.7: Sản lượng xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê chính

trên thế giới giai đoạn 2000-2010 78

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của Sở giao dịch TOCOM 38

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của trung tâm thanh toán bù trừ JCCH

39

Sơ đồ 2.3: Quy trình tổ chức hoạt động thanh toán bù trừ của JCCH 40

Sơ đồ 3.1 Tổ chức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam - VNX

Trang 6

Việt Nam 57

Trang 7

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trên thế giới, sàn giao dịch hàng hoá nói chung và sàn giao dịch cà phê nóiriêng được thành lập và hoạt động từ khá lâu và mang lại nhiều lợi ích trong thươngmại quốc tế Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê nguyên liệu cũng như một sốhàng nông sản khác tương đối lớn, do đó việc phát triển các sàn giao dịch cà phê cóthể thúc đẩy mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng xuất khẩu cà phê của ViệtNam Ngoài ra, việc phát triển các sàn giao dịch cà phê có thể tạo ra một môi trườngtài chính hoạt động hiệu quả hơn, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ViệtNam tiếp cận được nguồn vốn từ nền kinh tế thuận lợi hơn và có thể xây dựng đượccác công cụ quản trị rủi ro hiệu quả hơn

Vì vậy, đề tài “Kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ để có thể áp dụng

những kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch cà phê vàothực tiễn sàn giao dịch cà phê của Việt Nam Từ đó góp phần tìm ra phương hướng

và giải pháp để sàn giao dịch cà phê của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn

Luận văn sử dụng các tài liệu về tổ chức hoạt động của một số sàn giaodịch hàng hoá trên thế giới như: Sở giao dịch NYMEX (New York MercantileExchange) – Mỹ; Sở giao dịch hàng hoá MCX (Multi Commodity Exchange) -

Ấn Độ; Sở giao dịch hàng hoá TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) – NhậtBản để rút ra một số kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động sàn giao dịch

cà phê ở Việt Nam

Luận văn gồm có ba chương, trong đó:

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trong chương 1, luận văn trình bày về những khái niệm về những thuật ngữcủa thị trường giao dịch hàng hoá tương lai, nêu lên đặc điểm và phương thức giaodịch của thị trường hàng hoá tương lai Luận văn cũng phân tích vai trò của Sàngiao dịch hàng hoá tương lai trong thương mại quốc tế cũng như trong sự phát triểncủa nền kinh tế Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những cơ sở khoa học của việc tổchức và hoạt động của sàn giao dịch hàng hoá Những vấn đề trên được trình bàytheo thứ tự các mục sau:

1.1 Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện của sàn giao dịch hàng hoá trong thương mại quốc tế

Trong mục này, luận văn đã liệt kê và giải thích các thuật ngữ thường được

sử dụng trong hoạt động của sàn giao dịch hàng hoá tương lai Đồng thời phân tíchnhững đặc điểm cụ thể và phương thức giao dịch hợp đồng hàng hoá tương lai Từ

đó đưa ra cái nhìn tổng quát và kiến thức cơ bản về thị trường hàng hoá tương lai vàhoạt động của sàn giao dịch hàng hoá tương lai

1.2 Vai trò của sàn giao dịch hàng hoá đối với thương mại quốc tế cũng như

sự phát triển kinh tế - xã hội

Trong mục này, luận văn phân tích vai trò của sàn giao dịch hàng hoá tươnglai đối với thương mại quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội để thấy được rằng sựtồn tại của sàn giao dịch hàng hoá tương lai là một tất yếu và có ý nghĩa quan trọng,đóng góp lớn vào sự phát triển của thương mại quốc tế nói riêng và sự phát triển củanền kinh tế nói chung Và sự tồn tại của sàn giao dịch hàng hóa có ý nghĩa kinh tếquan trọng đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, là một lĩnh vực không thểthiếu của nền kinh tế thế giới

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động sàn giao dịch hàng hoá

Mục 1.3 đưa ra các nhân tố cơ bản quyết định đến việc tổ chức và hoạt độngthành công của sàn giao dịch hàng hoá làm cơ sở để hình thành và phát triển sàn

Trang 9

giao dịch hàng hoá tương lai tại một quốc gia nhất định Từ đó tham chiếu đến kinhnghiệm tổ chức hoạt động của các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới và áp dụngkinh nghiệm quốc tế vào tổ chức hoạt động sàn giao dịch hàng hoá ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA TẠI MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA

TRÊN THẾ GIỚI

Chương 2 của luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triểncủa các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới, sau đó đi vào phân tích thực tiễn tổchức và tình hình hoạt động của ba sàn giao dịch hàng hoá tương lai đã và đanghoạt động hiệu quả trên thế giới đó là: Sở giao dịch NYMEX (New York MercantileExchange) – Mỹ; Sở giao dịch hàng hoá MCX (Multi Commodity Exchange) - ẤnĐộ; Sở giao dịch hàng hoá TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) – Nhật Bản để

từ đó rút ra nhận xét về những thành công và hạn chế của mỗi sàn giao dịch Qua đótạo cơ sở cần thiết để có thể rút ra kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các sàngiao dịch hàng hoá thế giới Theo đó, chương 2 được trình bày theo bố cục sau:

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới

Việc tìm hiểu qua về lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch hànghoá trên thế giới cho thấy hoạt động giao dịch hàng hoá tương lai đã xuất hiện khásớm, ngay từ thời trung cổ Tuy nhiên, các sàn giao dịch hàng hoá chỉ phát triểnmạnh mẽ từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai dưới sự giúp sức của hệ thống côngnghệ thông tin và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi Và ngày nay, thị trường giao dịchhàng hoá tương lai là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thế giới

2.2 Tổ chức và hoạt động sàn giao dịch hàng hoá tại một số sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới

2.2.1 Sở giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) – Mỹ

2.2.2 Sở giao dịch hàng hoá MCX (Multi Commodity Exchange) - Ấn Độ

2.2.3 Sở giao dịch hàng hoá TOCOM (Tokyo Commodity

Trang 10

Là tiền đề để áp dụng những kinh nghiệm quốc tế này vào việc tổ chức và hoạt độngsàn giao dịch cà phê ở Việt Nam được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH

CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM QUỐC

TẾ

Thông qua việc phân tích tình hình thực tiễn về việc hình thành và tổchức hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam VNX, tham chiếu tới kinhnghiệm của các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới, luận văn rút kinh nghiệmcho việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam Chương 3 gồmcác mục chính sau:

3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam

1.1.1 Sự hình thành và phát triển sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam

Mục 3.1.1 giới thiệu một số sàn giao dịch hàng hoá nói chung cũng như một

số sàn cà phê nói riêng đã hình thành ở Việt Nam, từ đó cho thấy rằng nhu cầu hìnhthành và phát triển sàn giao dịch hàng hoá nói chung cũng như sàn giao dịch cà phênói riêng ở Việt Nam là hiện hữu Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động của các sàngiao dịch này gặp phải bế tắc và ngừng hoạt động chỉ sau một thời gian ngắn đi vàohoạt động Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự bế tắc trong hoạt động củacác sàn giao dịch hàng hoá hay sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam sẽ có thể rút rađược kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động các sàn giao dịch hàng hoá nói chungsàn giao dịch cà phê nói riêng trong tương lai ở Việt Nam

Trang 11

3.1.2 Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam - VNX

Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam – VNX có tổ chức va nguyên tắc hoạt độngkhá hoàn thiện nên được lựa chọn để phân tích việc tổ chức và tình hình hoạt độngcủa sàn này, qua đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về việc tổ chức và hoạtđộng của sàn VNX để từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động củasàn bị ngưng trệ không thể phát triển

3.1.3 Tổ chức và hoạt động trung tâm giao dịch cà phê

Buôn Ma Thuột BCEC

Việc tìm hiểu thêm tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch cà phê Buôn

Ma Thuột theo những tiêu chí phân tích tổ chức và hoạt động của BCECnhư các tiêu chí phân tích tổ chức và hoạt động của VNX để cung cấp thêm cho luận vănnhững cơ sở lý luận để đưa ra những nguyên nhân trì trệ của các sàn giao dịch hàng hoánói chung và các sàn giao dịch cà phê nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua

3.2 Nguyên nhân trì trệ của các sàn giao dịch hàng hoá ở Việt Nam

Sau khi tìm hiểu, đánh giá về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hànghoá Việt Nam – VNX và tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phêBuôn Ma Thuột luận văn đưa ra những nguyên nhân cơ bản bao gồm cả nhữngnguyên nhân vĩ mô và vi mô của nền kinh tế, của ngành cà phê cũng như của việc tổchức và hoạt động yếu kém của các sàn giao dịch cà phê Từ đó làm cơ sở để luậnvăn đưa ra định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam

3.3 Định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh

nghiệm quốc tế

3.3.1 Những điều kiện cần thiết để triển khai sàn giao

dịch cà phê ở Việt Nam

Luận văn đưa ra các điều kiện cần thiết để Việt Nam có thể triển khai sàngiao dịch cà phê để từ đó rút ra kết luận về khả năng Việt Nam triển khai sàn giaodịch cà phê là hoàn toàn có thể Trên cơ sở đó, luận văn có thể đưa ra được địnhhướng mô hình cho sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam

3.2.2. Định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh

Trang 12

nghiệm quốc tế

Trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế được nghiên cứu trong chương 2 củaluận văn cùng với những phân tích về nguyên nhân thực trạng yếu kém trong tổchức và hoạt động các sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trong chương 3, luận vănđưa ra một số định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam từ việc rút kinhnghiệm từ thực trạng yếu kém của các sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trong thờigian qua

Nhìn chung, luận văn đã đưa ra được những căn cứ cần thiết cho việc rútkinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam Tuynhiên, trong phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận văn mới chỉ đưa ra một số giảipháp mang tính vĩ mô, còn những giải pháp cụ thể cho việc tổ chức bộ máy hoạtđộng cũng như việc tổ chức hoạt động, phát triển của sàn giao dịch cà phê luận vănchưa đề cập đến do việc hoạt động của sàn giao dịch cần phải được hoàn thiện dầndần dựa trên nền tảng cơ sở nhất định Hy vọng, với những kết quả của bài luận văn

sẽ đóng góp được một phần vào việc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch hànghoá ở Việt Nam trong tương lai!

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Cà phê là một mặt hàng nông sản có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam Năm 2010, theo số liệu của tổng cục thống kê, xuất khẩu cà phê là1,7 tỉ USD, đóng góp hơn 3% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước Có thể nói,việc phát triển ngành cà phê có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của ViệtNam, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, bù đắp thiếu hụt ngoại tệ của đất nước

Tuy nhiên, hiện nay cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của ViệtNam gặp rất nhiều khó khăn: người nông dân luôn đứng trước tình cảnh bị ép giákhi cà phê vào mùa thu hoạch do họ không thể tự tìm được thị trường tiêu thụ càphê; còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thì họ phải đối mặt vớivấn đề tài chính và thị trường tiêu thụ Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ViệtNam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô về nguồn vốn nhỏ, lạikhông có được thị trường xuất khẩu bền vững, luôn ở thế bị động trong việc thươnglượng giá cả với đối tác nhập khẩu Do đó, khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất kém, rất dễ bị mất thị trường thu mua

cà phê trong nước vào tay các doanh nghiệp nước ngoài Thực tế là trong mùa thuhoạch cà phê năm 2009 – 2010 các doanh nghiệp thu mua cà phê nước ngoài đãhoàn toàn thắng thế so với các doanh nghiệp của Việt Nam, khiến các doanh nghiệpthu mua cà phê xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, không thể thu muađược cà phê nguyên liệu theo kế hoạch Thực tế này đòi hỏi cần có một giải pháphiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm,đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thoát khỏi khó khăn tàichính, giữ vững được thị trường thu mua cà phê nguyên liệu của mình

Hơn thế nữa, thời gian qua, do giá cả cà phê giao động mạnh khiến nhu cầu

về giao dịch cà phê qua sàn, và nhu cầu đầu tư vào thị trường cà phê tăng cao Mặc

dù trong nước cũng đã xuất hiện sàn giao dịch cà phê nhưng do gặp phải nhiều khókhăn trong quá trình hoạt động nên các sàn giao dịch cà phê vừa được tổ chức hoạt

Trang 14

động đã phải ngừng hoạt động không lâu sau ngày khai trương Sàn cà phê trongnước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đầu tưvào thị trường này đã dẫn đến hiện tượng là một số doanh nghiệp, thậm chí cả cánhân các nhà đầu tư đã mở tài khoản giao dịch tại sàn giao dịch ở nước ngoài, khiếnmột lượng ngoại hối lớn trong nước chảy ra nước ngoài theo con đường này.

Trên thế giới, sàn giao dịch hàng hoá nói chung và sàn giao dịch cà phê nóiriêng được thành lập và hoạt động từ khá lâu và mang lại nhiều lợi ích trong thươngmại quốc tế Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê nguyên liệu cũng như một sốhàng nông sản khác tương đối lớn, do đó việc phát triển các sàn giao dịch cà phê cóthể thúc đẩy mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng xuất khẩu cà phê của ViệtNam Ngoài ra, việc phát triển các sàn giao dịch cà phê có thể tạo ra một môi trườngtài chính hoạt động hiệu quả hơn, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ViệtNam tiếp cận được nguồn vốn từ nền kinh tế thuận lợi hơn và có thể xây dựng đượccác công cụ quản trị rủi ro hiệu quả hơn

Với các lý do trên, đề tài “Kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ để

có thể áp dụng những kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức hoạt động sàn giaodịch cà phê vào thực tiễn sàn giao dịch cà phê của Việt Nam Từ đó góp phần tìm raphương hướng và giải pháp để sàn giao dịch cà phê của Việt Nam hoạt động hiệuquả hơn

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cụ thể các tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hànghóa trên thế giới vào thực tiễn nhu cầu trong nước để có thể đưa ra được giải pháp

có tính khả thi trong việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch cà phê Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ chức vàhoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa nói chung và sàn giao dịch cà phê nóiriêng trên thế giới để rút ra một số kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động sàngiao dịch cà phê của Việt Nam

Trang 15

- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn sử dụng các tài liệu về tổ chức hoạt độngcủa một số sàn giao dịch hàng hóa nói chung và sàn giao dịch cà phê nói riêng trênthế giới như sàn giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) – Mỹ, sàngiao dịch MCX (Multi Commodity Exchange) - Ấn Độ, sàn giao dịch TOCOM(Tokyo Commodity Exchange) – Nhật Bản và Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam -VNX để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

4 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văngồm các chương sau:

Chương 1 Khái quát chung về sàn giao dịch hàng hoá trong thương mại quốc tế Chương 2 Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa

trên thế giới

Chương 3 Tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế

Trang 16

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1 1 Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện của sàn giao dịch hàng hoá

1.1.1 Các khái niệm [1],[6],[17]

- Sàn giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những

người môi giới do sàn giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hoá cókhối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được với nhau.Sàn giao dịch hàng hoá cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán, nó cónhiệm vụ cung cấp một nơi thích hợp cho các thành viên giao dịch kinh doanh hànghoá tương lai và quyền chọn một cách có kiểm soát và trật tự Bản thân sở giao dịchhàng hoá không phải là chủ thể của bất cứ giao dịch hợp đồng tương lai nào, vàcũng không giao dịch vì lợi ích riêng của mình Ngoại trừ việc phát triển, ban hành

và thực thi các quy tắc giao dịch kinh doanh bao gồm cả việc thiết lập các giới hạngiá hàng ngày để đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng cho tất cả những ngườitham gia thị trường Sở giao dịch hàng hoá không làm bất cứ việc gì để xác định giáhiện hành trên thị trường

Sàn giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt hànggiao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định Do đó, giá công bố tại sởgiao dịch có thể được coi là một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế.Ngày nay hình thức giao dịch hàng hoá thông qua sở giao dịch hàng hoá rất pháttriển và mở rộng ra phạm vi toàn cầu với khối lượng giao dịch hàng năm có thể đạt

hàng ngàn tỷ USD (tham khảo một số sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới trong phần phụ lục 5)

- Hàng hóa trong thị trường tài chính được hiểu là cổ phiếu, chỉ số chứng

khoán, trái phiếu, nông sản, thực phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu, năng lượng, cáckim loại quý, ngoại tệ, các công cụ nợ, các hợp đồng quyền chọn,… được tổ chức

Trang 17

giao dịch theo một nguyên tắc nhất định và được các bên tham gia nhất trí tuân thủ.

- Thị trường giao dịch hàng hóa tương lai: Là thị trường trao đổi các hàng hóa

nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm thô có tính đồng nhất cao Những mặt hàng đóđược giao dịch theo quy định của sàn giao dịch hàng hóa, trong đó các trao đổi muabán được thực hiện theo những lô hợp đồng chuẩn tắc

1.1.2 Các phương thức giao dịch trên thị trường hàng hoá [3], [17]

Có các phương thức (hay công cụ) giao dịch trên thị trường hàng hóa:

Giao dịch giao ngay

Kinh doanh giao dịch hàng hóa giao ngay (spot) được thống nhất trên thị

trường quốc tế chỉ bao gồm việc mua bán một lượng hàng hóa theo giá giao ngay tạithời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc tiếp theo

Giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường Thịtrường giao ngay là thị trường phi tập trung (OTC) trong đó, các ngân hàng vànhững nhà môi giới chuyên nghiệp là môi giới kết nối khách hàng từ khắp mọi nơitrên thế giới gặp gỡ và mua bán với nhau Những nhà môi giới đóng vai trò là ngườiđối chiếu các lệnh đặt mua với các lệnh đặt bán giữa các khách hàng nhằm đưa ra

“giá tay trong” tốt nhất cho khách hàng Thị trường giao ngay được biết đến là thịtrường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn và với tốc độ giao dịchnhanh như tia chớp nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch giá dù là cực nhỏ

Trên thị trường hàng hóa cũng như các thị trường khác, có 5 nghiệp vụ kinhdoanh phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn, trong đó,nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở còn các nghiệp vụ còn lại là nghiệp vụ pháisinh Nghiệp vụ giao ngay được coi là nghiệp vụ cơ sở vì giá của nó được xác địnhdựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường, còn 4 nghiệp vụ còn lại gọi là phái sinh

vì giá của các giao dịch này không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầutrên thị trường mà được bắt nguồn từ giá giao ngay và lãi suất của đồng tiền giaodịch trong tương lai

Giao dịch kỳ hạn

Trong thực tế, hợp đồng giao dịch, ngày giá trị (tức là ngày thanh toán) có

Trang 18

thể là bất cứ khi nào kể từ ngày ký kết hợp đồng cho đến vài năm trong tương lai.

Ví dụ, đó có thể là ngày giá trị hôm nay (today value date), ngày mai (tomorrowvalue date), ngày kia (spot value date), hay kỳ hạn (forward value date) Trong đó,ngày giá trị giao ngay là quan trọng nhất, nó được xem là cơ sở để xác định cácngày giá trị khác

Căn cứ vào mốc là ngày giá trị giao ngay, ta định nghĩa: Những giao dịch có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch kỳ hạn.

Giá cả áp dụng trong mua bán kỳ hạn là giá kỳ hạn Giá kỳ hạn là giá được thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi hàng – tiền tại một ngày xác định

xa hơn ngày giá trị giao ngay.

Hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng thỏa thuận trong đó, một người mua và

một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xácđịnh, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vàongày hôm nay

Hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch không diễn ra trên sở giao dịch,

mà giống như giao dịch giao ngay, đây là thị trường phi tập trung của các ngânhàng, các nhà môi giới với khách hàng hoặc giữa khách hàng với nhau được liên kếtvới nhau bằng điện thoại, telex, vi tính và hệ thống SWIFT Những nhà môi giớitrên thị trường kỳ hạn đóng vai trò tương tự như thị trường giao ngay

Giao dịch hoán đổi

Giao dịch hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía

đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán đượctính trên những cơ sở khác nhau: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định(fixed) được hoán đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giáhàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằngmua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay vàbán lại hàng với mức giá kỳ hạn,… Những thao tác hoán đổi đã được xây dựng theonhững thể thức rất phong phú và khác biệt Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao

Trang 19

đổi với những nhu cầu bổ sung, và những kỳ hạn thanh toán được mặc định.

Như vậy, một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: “vế mua vào” và “vế bán ra”được ký kết ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau Số lượng mua vào vàbán ra cùng một khối lượng hàng hóa bằng những loại hợp đồng khác nhau (giaongay – kỳ hạn, kỳ hạn – kỳ hạn) Hợp đồng hoán đổi được sử dụng như một công cụngừa rủi ro Thông qua hợp đồng hoán đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặcmức giá mình mong muốn không cần thông qua nhiều giao dịch trung gian nêntránh được sự biến động giá và chênh lệnh giữa giá bán và giá mua

Giao dịch quyền chọn

Giao dịch quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua

(nếu là quyền chọn mua), hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhấtđịnh hàng hóa với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định

Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hoặc bán): Là một sản phẩm tàichính phái sinh rất được ưa chuộng Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với cáchoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ,các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hóa

Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option)

và hợp đồng quyền chọn bán (put option) Hợp đồng quyền chọn mua là thỏa thuậncho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác vớimức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng Còn hợp đồng quyền chọn bán làthỏa thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu

tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng

Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn là không bắt buộc phải thực hiện quyền.Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn là thời hạn hợp đồng kỳ hạn hoặc tươnglai Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì người mua sẵn sàng trảphí hợp đồng quyền chọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao

Có hai loại quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu.Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáohạn Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn Hiện nay

Trang 20

trên các thị trường quyền chọn hầu hết đều giao dịch theo kiểu Mỹ.

Giao dịch tương lai

Thị trường tương lai là một dạng thị trường bậc cao của thị trường tàichính, việc tham gia thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhấtđịnh để có thể bảo vệ quyền lợi cũng như tạo cơ hội kiếm lời cho những đốitượng tham gia thị trường

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch

trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hóanhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai Ngàytrong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng Giá đượcxác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price),còn giá của hàng hóa đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán Thông thường, cànggần tới ngày giao dịch thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai

Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu

đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu nó làkiểu hợp đồng bù trừ tiền Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên thamgia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường,kết thúc một hợp đồng tương và các nghĩa vụ kèm theo của nó

Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh được mua bán ở các sàngiao dịch tập trung Trung tâm thanh toán bù trừ (clearinghouse) trong sàn giaodịch đóng vai trò như là một bên trong tất cả các hợp đồng, nó đặt ra những yêucầu nhất định về ký quỹ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với những ngườitham gia giao dịch,…

Thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai là thị trường giao dịch hàng hóa, nơi

mà các hợp đồng tương lai với mục đích cung cấp các hàng hóa như: ngũ cốc, thựcphẩm, nguyên nhiên vật liệu, kim loại quý được mua và bán Hoạt động đầu cơ trênthị trường tương lai nhằm bảo vệ nhằm bảo vệ các bên tham gia giao dịch trongđiều kiện bất lợi hoặc biến động về giá

Nghiệp vụ Clearing là quy trình nghiệp vụ mà một tổ chức hoạt động như

Trang 21

là bên trung gian giữa hai bên giao dịch và ghi nhận vai trò của người mua vàngười bán trong các giao dịch Cuối cùng tổng kết lại các giao dịch trên cơ sở đãmua và bán.

Như vậy, nghiệp vụ clearing chính là trung tâm thanh toán bù trừ, nghiệp vụnày rất quan trọng đối với các giao dịch mua và bán trên thị trường Nó tạo ra thịtrường hiệu quả và thuận lợi cho Thương mại Mỗi bên giao dịch đều thông quacông ty Clearing sau mỗi giao dịch mà không phải làm việc trực tiếp với nhau

Nghiệp vụ Clearing Houses tồn tại ở Florence trước năm 800 sau Côngnguyên và phát triển ở mức hoàn hảo ở Lyons vào năm 1463, sau đó phát triển phổbiến ở Châu Âu vào thế kỷ 18

Hoạt động của các tổ chức như vậy bao gồm các buổi họp mặt thường xuyênvới các đại diện của Ngân hàng địa phương để giải quyết các khoản chênh lệch giữacác ngân hàng thành viên Ở Mỹ, cán cân thanh toán (nợ hoặc có) của mỗi ngânhàng được xác định sau mỗi cuộc họp thì được thông báo trực tiếp với Cục dự trữLiên Bang, theo đó Cục dự trữ sẽ điều chỉnh các tài khoản riêng biệt này Các cânđối chéo giữa các Bang được thực hiện dựa trên sổ sách kế toán của các ngân hàngthuộc hệ thống Dự trữ Liên Bang qua đường truyền điện tử

1.1.3 Các đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương lai[21],[23]

Giao dịch được tiến hành một cách có tổ chức với một bộ quy tắc điều chỉnhtất cả các giao dịch

Giao dịch được điều chỉnh bởi các quy tắc riêng cụ thể, quan trọng nhấttrong các quy tắc này là:

+ Giao dịch tiến hành tại một địa điểm với cách thức quy định Vì thế, tất cảcác lệnh mua và bán đều được tất cả những người tham gia biết và tất cả các giaodịch là các thông tin công khai

+ Các hành động không có tính cạnh tranh khác nhau đều bị nghiêm cấm.+ Các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa về số lượng, ngày tháng, địa điểm giaohàng, quy trình giao hàng Chỉ có giá là thương lượng

+ Giao dịch tương lai là giao dịch không ngôi: Trung tâm thanh toán bù trừcủa Sở giao dịch hàng hóa là một bên hợp đồng của mọi hợp đồng được thương

Trang 22

lượng tại Sở giao dịch- người mua và người bán tiến hành thương lượng, nhưng khithỏa thuận mua bán đạt được, mỗi bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với Trungtâm thanh toán bù trừ- chứ không phải với nhau

Hợp đồng tương lai được hủy bỏ một cách hợp pháp bởi bù trừ bằng cáchđóng mở trạng thái tài khoản (offset) Ví dụ: Một thành viên bán một hợp đồngtương lai thịt heo giao tháng 7 có nghĩa vụ giao 36,000 pounds thịt heo cho Trungtâm thanh toán bù trừ trong tháng 7 Anh ta có thể tiến hành giao hàng để thực hiệnnghĩa vụ của mình Tuy nhiên, nếu anh ấy mua một hợp tương lai tháng 7 trước khihoàn thành nghĩa vụ hợp đồng bán thì anh ta có các nghĩa vụ bằng nhau và bù trừđối với Trung tâm thanh toán bù trừ, do đó anh ấy có thể ra khỏi thị trường màkhông còn nghĩa vụ nào với Trung tâm thanh toán bù trừ Trung tâm thanh toán bùtrừ của Sở giao dịch hàng hóa là người bảo lãnh chung cho tất cả các hợp đồng Cácthành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ phải duy trì mức vốn tối thiểu và phải

ký quỹ để thực hiện các giao dịch Các thành viên Sở giao dịch mà không phải làthành viên thanh toán phải liên kết với các thành viên thanh toán để kiểm tra vàthực hiện tất cả các hợp đồng Tiền ký quỹ là một bảo đảm thực hiện hợp đồng,không phải là trả tiền trước Khi hợp đồng được thực hiện giao hàng, thanh toán tiềnmặt mới được thực hiện vì lúc đó quyền sở hữu được chuyển giao

Có hai hình thức giao dịch quan trọng của Sở giao dịch hàng hóa:

i) Giao dịch theo kiểu truyền thống:

Trung tâm của sàn giao dịch là bục giao dịch (trading pit/ ring) nơi các nhàmôi giới sàn thực hiện việc đặt giá (bid- đặt mua một số lượng cụ thể hàng hóa ởmột mức giá nêu rõ) và chào giá (offer- đặt bán một số lượng cụ thể hàng hóa ở mộtmức giá nêu rõ) Tất cả việc đặt mua và bán được thực hiện bằng cách hô to (openoutcry) hoặc dùng ký hiệu bằng tay Khi các đặt mua và bán được thực hiện và giaodịch hoàn thành, giá được ghi chép lại bởi một báo cáo viên (một nhân viên củasàn) và được hiển thị trên các bảng báo giá trên sàn Thông tin này ngay lập tứccũng được gửi qua các thị trường khác và các trung tâm thương mại khắp nơi

Phần lớn những nhà môi giới sàn có điện thoại, máy fax, và các phương tiện

Trang 23

liên lạc khác gần khu vực giao dịch để họ có thể nhận lệnh từ khách hàng và xácnhận các giao dịch được thực hiện với khách hàng Trên sàn cũng có các dãy mànhình điện tử cung cấp truy cập đến các thông tin quan trọng, tin tức, và giá cả củacác thị trường khác Hệ thống này cung cấp các thông tin cập nhật và bình luận từcác trung tâm tài chính trên thế giới.

ii) Giao dịch điện tử (GDĐT):

GDĐT là hình thức giao dịch chủ yếu trên thế giới, trong đó các lệnh mua vàbán được khớp hoặc xếp hàng chờ trong những hệ thống giao dịch được vi tính hóa.Nếu có lệnh khớp nhau thì sẽ được thực hiện khớp lệnh ngay lập tức, các lệnh cònlại sẽ xếp hàng chờ theo thứ tự ưu tiên về giá và thứ tự lệnh nhập vào Lệnh mua vớigiá cao nhất sẽ được niêm yết như là giá bid (mua) hiện tại, và lệnh bán với giá thấpnhất sẽ là giá ask (ask) hiện thời Ngày nay, giao dịch điện tử được xem là phươngtiện giao dịch phổ biến và không thể thiếu trong các giao dịch qua sàn giao dịch trênkhắp thế giới

1.2 Vai trò của sàn giao dịch hàng hoá đối với thương mại quốc tế cũng như sự phát triển kinh tế xã hội.[19],[20]

1.2.1 Đối với thương mại quốc tế

- Sàn giao dịch hàng hoá với sự giúp sức của công nghệ thông tin và hệthống ngân hàng quốc tế rộng khắp toàn cầu giúp cho các giao dịch tại mọi địađiểm, mọi thời điểm, với một giá cả hợp lý được thực hiện một cách nhanhchóng tiện lợi Ví dụ, một doanh nghiệp Việt Nam muốn bán 5000 tấn cà phêloại A với giá B thông qua thị trường NewYork Future Exchange (Mỹ), doanhnghiệp này sẽ nhờ một ngân hàng tại Việt Nam là môi giới của thị trường (ví dụ

là Eximbank) đặt lệnh Ngân hàng Eximbank sẽ gửi lệnh vào trung tâm xử lýlệnh của sàn NewYork Future Exchange để tìm người mua cho doanh nghiệpViệt Nam, khi lệnh khớp, sàn giao dịch sẽ thông báo tới doanh nghiệp Việt Nam,

và đến ngày thực hiện hợp đồng theo quy định, sàn giao dịch sẽ thông báo vàhướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam làm các thủ tục xuất kho Như vậy, thông quangười môi giới là ngân hàng Eximbank, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện

Trang 24

mua bán cà phê với một doanh nghiệp khác trên sàn giao dịch hàng hóa tương laicủa Mỹ một cách nhanh chóng, dễ dàng, và tiện lợi, giúp doanh nghiệp Việt Namgiảm thiểu được các chi phí giao dịch.

- Sự phát triển của sàn giao dịch hàng hoá giúp thương mại quốc tế phát triển

ở một trình độ cao hơn, đẩy tốc độ giao dịch trong thương mại quốc tế giữa cácnước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn

- Sự phát triển của sàn giao dịch hàng hoá góp phần thúc đẩy quá trình toàncầu hóa nền kinh tế thế giới, giúp thương mại các nước gần nhau hơn

- Bất kỳ một sự thay đổi, biến động về kinh tế, chính trị, quân sự, thiên tainào trên những thị trường lớn đều tác động một cách nhanh chóng và trực tiếp đếngiá cả hàng hóa trên thị trường Điều này làm cho hoạt động của thị trường hànghóa trở nên sôi động, hiệu quả, giống như toàn bộ các nhà kinh doanh đang hoạtđộng dưới một mái nhà chung vậy

Như vậy các hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá thông qua sàn giao dịchhàng hoá giúp cho việc hình thành giá cả hàng hóa một cách đầy đủ nhất, hiệu quảnhất, và là giá cơ sở để các bên tham gia thị trường trên khắp thế giới tiến hành kýkết hợp đồng, giao dịch và thanh toán

1.2.2 Đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Có vai trò là một công cụ bảo hộ cho người mua bán hàng hóa

Nhóm người bảo hộ là tất cả những người sử dụng hợp đồng tương lai để bảo

hộ cho hoạt động kinh doanh của mình bao gồm: người sản xuất, người sở hữu hànghóa, người xuất khẩu, người nhập khẩu, các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng, cáccông ty đa quốc gia và kể cả Chính phủ Họ bảo hộ những rủi ro sau:

- Đối với sự biến động về giá cả hàng hóa đối với các nguyên liệu thô(năng lượng, kim loại, nông sản, ….) Người mua không muốn giá quá cao cònngười bán không muốn bán giá quá thấp Sự giằng co về giá cả giữa bên mua vàbên bán cuối cùng sẽ đưa tới một mức giá kỳ vọng trong tương lai hợp lý cho cảbên mua và bên bán

- Đối với người bảo hộ thì họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như

Trang 25

hợp đồng, hoặc hai là thanh lý hợp đồng bằng thanh toán bù trừ Thông thường, vìnhững lý do bị động về thời gian, địa điểm giao hàng, người bảo hộ vẫn thích thựchiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ như nhà đầu cơ để bảo vệ cho rủi ro của họ.

Giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai còn là công cụ điều chỉnh giá trên thị trường

- Việc các bên mua bán hàng hóa với giá cả dự kiến trong tương lai giúp chothị trường tự điều chỉnh giá Nếu có một tin xấu (chẳng hạn như thời tiết khó khăngây mất mùa) hoặc một tin tốt ( được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả dựkiến trong tương lai của hàng hóa đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trênthị trường tương lai trước khi có sự thay đổi gia thực sự trên thị trường giao ngay.Nhờ biết trước được giá cả dự kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ cóthể điều tiết sản xuất, tự động cân bằng cung cầu Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cảcông khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bánkhông đúng giá, ép giá giá cả được niêm yết công khai không chỉ có lợi cho ngườigiao dịch trên thị trường tương lai mà nó còn là căn cứ để các nhà kinh doanh trongnước, khu vực và thế giới thực hiện việc mua bán của mình được hiệu quả

Giao dịch hàng hóa tương lai tạo ra một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao cho những nhà đầu tư

Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, hoạt động kinh doanh khó khăn, giá cả

của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường biến động rất mạnh, điều này tạo ranhiều cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư có vốn dư thừa đầu tư Như vậy, kênhđầu tư này đã góp phần làm tăng sự lựa chọn đầu tư, giúp các nhà đầu tư sử dụngnguồn vốn của mình có hiệu quả hơn

Giao dịch hàng hóa tương lai còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều đối tượng lao động

Đối tượng tham gia thị trường hàng hóa tương lai rất rộng: Từ ngân hàng, cơquan quản lý nhà nước, các nhà môi giới, nhà tạo lập thị trường, công tyClearinghouse, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, nhà sản xuất đến ngườinông dân Do đó thị trường hàng hóa tương lai góp phần đáng kể vào việc tạo việclàm cho người lao động, giải quyết đời sống cho người lao động, góp phần tạo ra

Trang 26

thu nhập cho nền kinh tế.

Giao dịch hàng hóa tương lai hình thành và phát triển là một bước phát triển cao hơn của thị trường tài chính

giúp thị trường tài chính nói chung, thị trường vốn nói riêng hoạt động linh

hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện luân chuyển vốn hiệu quả giữa các lĩnh vực khác nhaucủa nền kinh tế, điều hòa và giúp nền kinh tế giải quyết được một số vấn đề về huyđộng vốn cho hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế

Đối với vai trò quản lý nhà nước

Thị trường chứng khoán là bức tranh thu nhỏ của nền kinh tế của quốc gia,nhưng nó chỉ phản ánh trong giới hạn một số ngành nghề kinh tế và nó chịu ảnhhưởng một cách gián tiếp đối với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới Còn thịtrường hợp đồng hàng hóa tương lai có thể coi là bức tranh thu nhỏ cho nền kinh tếtrong tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn tiến giá cả hànghóa trên thế giới trong tương lai Do đó, thị trường hàng hóa tương lai trở thành mộtcông cụ để nhà nước quản lý, quan sát sự biến chuyển của thị trường hàng hóa trongtương lai nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết thị trường Sau đây làmột số lợi ích mà thị trường hàng hóa tương lai có thể mang lại đối với hoạt độngquản lý của nhà nước:

- Sự xuất hiện của thị trường hàng hóa tương lai sẽ giúp cho các thànhphần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá

cả Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường phản ánh đượcquan hệ cung cầu, dặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả dự kiến trongtương lai gần Những người bảo vệ sẽ không lo bị ép giá và tự động điều tiết việcsản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường Còn nhà nước thìbiết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sản xuất, thực hiện quản lýkinh tế vĩ mô của mình

- Việc tiêu chuẩn hóa trên thị trường hàng hóa tương lai là một dịp thuậntiện để nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với cáctiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất

Trang 27

chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất thiếu tập trung.

- Ngoài ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lĩnh vực đượcmua bán, sự thay đổi giá cả, thông tin,… trên thị trường hàng hóa tương lai có ýnghĩa lớn trong việc thống kê thương mại Dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nướcthực hiện quản lý kinh tế được hiệu quả hơn Và cùng với nguồn dữ liệu thống kêđược trong quá khứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự đoántrong tương lai, tránh rơi vào những tình huống xấu xảy đến bất ngờ

Với những lợi ích thiết thực trên, các nước trên thế giới đều đang nỗ lực xâydựng và phát triển thị trường hàng hóa tương lai nói riêng cũng như thị trường pháisinh nói chung qua đó góp phần tăng hiệu quả và năng suất thực của nền kinh tếquốc dân cũng như là góp phần phát triển kinh tế thế giới

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động sàn giao dịch hàng hoá [18]

Sàn giao dịch hàng hoá là một lĩnh vực hoạt động kinh tế chỉ được hìnhthành ở một nền kinh tế phát triển nhất định Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức vàhoạt động sàn giao dịch hàng hoá phải kể đến đó là:

Yếu tố thể chế - pháp luật

- Thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thànhnhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau Thị trường hợp đồng hànghóa tương lai là thuộc tính của nền kinh tế thị trường Kinh tế thị trường vớinhững hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hìnhthành một cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch trong tương lai đi kèmvới những đặc trưng vốn có của loại thị trường này Ví dụ, cơ chế xác định giádựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia, hoặc thịtrường vốn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóacác loại hình hợp đồng hàng hóa tương lai cũng như các loại hình hợp đồng hànghóa khác Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giao dịch tương lai các sản phẩm

Trang 28

khác nhau được hình thành.

- Một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản pháp luật,quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường giaodịch hàng hóa tương lai Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành trước

mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai hình thành Tuynhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp lý khuyến khích

và hỗ trợ các Sở giao dịch hàng hóa trong việc cải tiến, phát triển các sản phẩmmới phù hợp hơn

Yếu tố kinh tế - tài chính

Kinh tế - tài chính phải phát triển ở mức độ nhất định, ở các khía cạnh:

- Cần phải tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm Hợp đồng hàng hóatương lai và nhu cầu này xuất phát từ nhiều bên tham gia Nói cách khác, cần phải

có nhu cầu thiết thực về việc sử dụng sản phẩm Hợp đồng hàng hóa tương lai vànhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng

Nhu cầu về giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai trước hết xuất phát từphía những đơn vị sở hữu hàng hóa cơ sở với mong muốn hạn chế thiệt hại khigiá giảm, đồng thời những đơn vị nhập hàng hay tổ chức sản xuất cũng mongmuốn có một rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó nhu cầu

từ một bên thứ ba là các tổ chức, cá nhân mong muốn kinh doanh nhằm mục tiêuhướng tới lợi nhuận chênh lệch từ hợp đồng hàng hóa tương lai Một khi không

có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể tổ chức được thị trường hợpđồng hàng hóa tương lai

- Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị trường hợpđồng hàng hóa tương lai tồn tại và phát triển Một đặc điểm dễ thấy là không có thịtrường cơ sở thì không thể có thị trường tương lai, và giá cả hàng hóa tương lai phụthuộc vào biến động giá cả hàng hóa cơ sở Thị trường hàng hóa cơ sở phát triểnbao hàm tính thanh khoản cao và thông tin thị trường minh bạch, đầy đủ Tính chất

và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì thị trường giao dịch hợp đồng hàng hóa

Trang 29

tương lai tương ứng càng phát triển.

- Một cơ sở nhà đầu tư tài chính đủ rộng và sâu là điều kiện không thể thiếu.Thông thường trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng phát triển trước hoạt độngcủa thị trường cổ phiếu, trái phiếu cũng như thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai.Điều đó có nghĩa rằng trình độ phát triển của thị trường tài chính phải đạt đến một mức

độ nhất định mới phát sinh nhu cầu giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai Cụ thể, sốlượng và tiềm lực của các thành viên có thể tham gia vào thị trường giao dịch hợp đồnghàng hóa tương lai sẽ quyết định sự tồn tại như thế nào của thị trường này Thị trườnghợp đồng hàng hóa tương lai không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai bên nắm giữhàng hóa cơ sở và bên nhập hàng, mà còn có sự tham gia tích cực của các nhóm đốitượng đầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp (trong nhiều trường hợp một đối tượng cụ thểđóng nhiều vai trò); và chính nhóm đối tượng này là chất xúc tác tiếp thêm sức sốngcho thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai với điều kiện họ có đủ năng lực tham gia.Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư cá nhân cũngcần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiện cho thị trường hợpđồng hàng hóa tương lai phát triển và hoàn thiện

- Hệ thống tài chính hoàn thiện, phát triển ở trình độ cao Khi sàn giao dịchhàng hoá tương lai đi vào hoạt động thì vấn đề thanh khoản là nhân tố quan trọngnhất bởi nếu không có khả năng thanh toán thì hoạt động giao dịch không thể diễn

ra Để hoạt động giao dịch diễn ra thuận tiện, các ngân hàng phải đảm bảo khả năngthanh toán cho các chủ thể tham gia Để đạt được điều này, hệ thống ngân hàngtham gia thanh toán nói riêng và hệ thống tài chính nói chung phải đảm bảo có đủkhả năng thanh toán, có các nghiệp vụ tài chính hiệu quả để phục vụ cho thị trườnghàng hoá phái sinh hoạt động tốt

Sự tham gia và quản lý của nhà nước

Các sàn giao dịch tương lai được tổ chức dưới quy mô rộng lớn, không chỉ dừnglại ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra toàn cầu, với sự tham gia nhiệt tình của cácnhà đầu tư và các tổ chức tài chính nước ngoài Do đó, ngày nay, các giao dịch trên sàngiao dịch tương lai được tổ chức hay khởi động sẽ không thể vận hành được nếu không

Trang 30

có sự tham gia trực tiếp, thậm chí là can thiệp nặng tay của chính phủ.

Việc tổ chức thị trường chặt chẽ là rất cần thiết bởi trên thị trường giao dịchtương lai tồn tại vô số các bẫy đặt ra không chỉ đối với Chính phủ mà còn đối vớimỗi nhà đầu tư, thậm chí có thể đánh sập cả một nền kinh tế Sự mở rộng khônggiới hạn về không gian của thị trường này tạo ra những tội phạm không chỉ mangtính quốc gia mà còn mang tính quốc tế Do đó, việc tổ chức thị trường và quản lýrủi ro thị trường dưới sự chỉ đạo của nhà nước một cách chặt chẽ là yếu tố quyếtđịnh để thị trường tương lai hình thành, phát triển ổn định và bền vững

Yếu tố nguồn nhân lực

Đào tạo nhân lực cho thị trường giao dịch phái sinh là điều kiện tiên quyết đểthị trường có thể hoạt động và phát triển; bởi chỉ có thông qua nhân lực được đàotạo cho lĩnh vực này mới có thể tìm hiểu một cách chính xác, đúng đắn về lợi ích sửdụng các sản phẩm trên thị trường, từ đó mới sử dụng được các sản phẩm trên thịtrường phái sinh cho mục đích quản trị rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận

Yếu tố công nghệ

Ngày nay, các thị trường tương lai trên thế giới đều sử dụng công nghệ giaodịch điện tử, theo đó, tất cả các giao dịch đều được thực hiện trên máy tính nốimạng Internet, và vì vậy, mỗi giao dịch được thực hiện vô cùng nhanh chóng, ở mọiđịa điểm, tại bất kỳ thời điểm nào, do đó, giá cả được phản ánh một cách chính xáctheo quy luật cung cầu; và vì vậy, nó mang lại lợi ích tốt nhất cho nhà đầu tư, giảmthiểu chi phí đầu tư cũng như chi phí quản lý

Yếu tố thông tin thị trường

Thông tin thị trường phải đạt mức độ hoàn hảo Thị trường hàng hoá tươnglai phản ứng rất nhạy với thông tin thị trường như: sự thay đổi về chính trị - phápluật, chiến tranh, biểu tình, thiên tai, sự lành mạnh của hệ thống tài chính toàn cầu

Do đó, việc công bố và cập nhật thông tin thị trường cho các chủ thể tham gia làđiều kiện quan trọng để thị trường hoạt động hiệu quả

Cấu trúc hạ tầng của cộng đồng kinh doanh

Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa giao dịch tương lai là một nhà đầu tư

Trang 31

chuyên nghiệp, sử dụng các sản phẩm phái sinh như là một công cụ quản trị rủi rocho các giao dịch của mình Có thể nói rằng hợp đồng tương lai chỉ có thể trao đổithành công trong những môi trường giao dịch mở, cạnh tranh quyết liệt.

Sự trưởng thành trên thị trường tự do

Sự trưởng thành trên thị trường tự do là tiền đề phát triển cho thị trường giaodịch tương lai tập trung qua sàn giao dịch Sự trưởng thành trên thị trường tự do baogồm cả trưởng thành trên thị trường hàng hóa trong các giao dịch kỳ hạn một cáchchuẩn tắc, hợp đồng có tính kỹ thuật cao, cũng như sự trưởng thành trên thị trườngtiền tệ phải đạt đến mức độ tinh tế, kinh nghiệm, và tính thanh khoản để hỗ trợ chocác trao đổi tương lai Thị trường phái sinh không thể hoạt động hiệu quả nếu nhưthị trường tiền tệ không đạt đến trình độ cao Trong thế giới ngày nay, sự toàn vẹncủa hệ thống tài chính là một yếu tố quyết định cho sự thành công của thị trường, làtiền đề để thu hút các giao dịch thương mại bởi trung tâm thông tin của nó có thểloại bỏ rủi ro tín dụng của đối tác

Thị trường giao dịch tương lai phải có giao dịch thực.

Một thị trường giao dịch hàng hoá tương lai phải có cơ sở của một thị trườnggiao dịch thực, hay thị trường đó phải có nhu cầu mua – bán – tiêu thụ hàng hoáthực bởi giao dịch hàng hoá tương lai bắt nguồn từ giao dịch các hợp đồng hàng hoá

kỳ hạn tập trung trên sàn Các giao dịch thực trên thị trường hàng hoá tương laichiếm tỷ trọng lớn hơn các giao dịch đầu cơ, để đảm bảo thị trường luôn có tínhthanh khoản Điều đó có nghĩa là nhu cầu mua – bán – tiêu thụ hàng hoá thực phảitương đối lớn để có thể tạo ra một thị trường giao dịch hàng hoá tương lai hoạt độnghiệu quả, thanh khoản đảm bảo

Thị trường giao dịch tương lai phải tạo ra một cơ chế giao dịch với các quy tắc và quy định cần thiết đó là: i) Tạo ra một quá trình giao dịch sòng phẳng và

công bằng, không có lợi cho riêng một bên mua hay bên bán; và ii) Có một trungtâm tài chính lành mạnh Điều này có nghĩa là các vấn đề như biên độ biến động giá

và các yêu cầu về vốn phải được giải quyết, đảm bảo không có nghi ngờ đối vớingười tham gia, giá thành lập một cách công bằng

Trang 32

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ

SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới [18],[22]

Mặc dù giao dịch kinh doanh hàng hoá giao sau có nguồn gốc từ hệ thốnghội chợ thời Trung cổ tại châu Âu, nhưng Nhật Bản mới chính là nước đã phát triểncác chợ hàng hoá kỳ hạn và hệ thống giao dịch hàng hoá tương lai có tổ chức nhưchúng ta biết ngày nay Nhật Bản là nước đầu tiên có ghi chép sử dụng các kháiniệm giao dịch tương lai hiện đại, và chợ gạo Dojima Rice Market ở Osaka chính làchợ giao dịch hàng hoá tương lai đầu tiên trên thế giới với nhiều đặc điểm tương tựvới sàn giao dịch hàng hoá tương lai ngày nay

Sở giao dịch hàng hoá đầu tiên tại Mỹ là sở giao dịch Chicago (ChicagoBoard of Trade – CBOT) ra đời năm 1848 Tuy nhiên, lúc bấy giờ CBOT hoạtđộng như một nơi gặp gỡ của các thương nhân buôn bán các loại ngũ cốc thảo luậncác vấn đề chung của họ hơn là một thị trường có tổ chức để giao dịch kinh doanh.Mãi đến tháng 10 năm 1865, CBOT mới thông qua điều lệ chung của sở và nhữngthành phần chính của giao dịch hàng hoá giao tương lai đã được đưa vào trong cácđiều lệ đó, đánh dấu sự ra đời của sàn giao dịch hàng hoá tương lai hiện đại Ngàynay, CBOT hàng năm giao dịch hàng hoá có giá trị hàng tỷ USD Mặc dù sử dụngcông nghệ hiện đại, quy trình giao dịch kinh doanh không thay đổi nhiều, nhưngảnh hưởng của người tham gia thị trường và sàn giao dịch đã mở rộng đáng kể

Trong những năm 1800, các tuyến cáp được nối qua Atlantic, tạo ra mộtcuộc cách mạng truyền thông giữa châu Âu và Bắc Mỹ, và là khởi điểm cho sự hìnhthành và phát triển thị trường giao dịch hàng hoá tương lai có tính chất toàn cầu nhưngày nay Đến cuối những năm thập niên 30 của thế kỷ XX, các sàn giao dịch hànghoá phát triển mạnh Các trung tâm giao dịch hàng hoá lớn hoạt động mạnh mẽ ở

Trang 33

London, New York, Paris, Zurich, Amsterdam,….

Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai đến năm 1970, lạm phát tại Mỹ liên tụctăng cao đã khiến giá cả các hàng hoá cơ bản liên tục tăng cao Năm 1971, hệ thốngBretton Woods bị sụp đổ (thoả thuận Bretton Woods đã neo đồng USD cố định vớivàng với tỷ lệ 35USD = 1 ounce vàng) và đến năm 1973 thì chế độ tỷ giá thả nổiđược nhiều nước thực hiện và chế độ tỉ giá thả nổi này đã khiến cho giá cả hàng hoátrên thị trường biến động mạnh

Sự biến động mạnh mẽ của giá cả hàng hoá khiến thị trường này ngày càngthu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tham gia thị trường Theo thống kê của các sở giaodịch trên thế giới, lượng hợp đồng giao dịch hàng hoá các loại đã tăng trưởng mạnh,đặc biệt trong năm 2010 (tăng hơn 47% trong vòng 3 năm từ năm 2008 -2010 so với

3 năm trước) Sự tăng trưởng này thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư phổ biến vì đặctính dễ dàng khi tham gia giao dịch Đây được xem là kênh giao dịch hàng hoá hấpdẫn trong tương lai

2.2 Tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới [12],[13]

2.2.1 Sở giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) – Mỹ

2.2.1.1 Giới thiệu chung về NYMEX

Tên tiếng Anh: New York Mercantile Exchange

Tên viết tắt: NYMEX

Năm thành lập: 1882

Trụ sở chính: New York, Hoa kỳ

Website: http://www.cmegroup.com

Hàng hoá được giao dịch trên sàn NYMEX rất phong phú, gồm các loại sau:

- Hàng hoá nông nghiệp như: lúa mỳ, ngô, đậu tương, cà phê, đường, cotton

- Sản phẩm năng lượng như: dầu thô ngọt nhẹ, dầu BZ brent, dầu nóng, khíđốt tự nhiên, xăng, than, điện lực

- Hàng hoá kim loại như: vàng, bạc, đồng, nhôm, palladium, platinum,

Trang 34

- Sở giao dịch Cơ cấu tổ chức của sở gồm: Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng

quản trị, Tổng giám đốc, Bộ phận giúp việc, Các Uỷ ban thành viên

Các ủy ban thành viên thuộc Sở giao dịch phải có một chủ tịch hoặc hộiđồng chủ tịch Đối với mỗi mục đích hoạt động của từng ủy ban, mỗi chủ tịchHội đồng quản trị có các quyền hạn và nghĩa vụ nhất định theo nội quy và quytắc của Sở giao dịch

- Nhiệm vụ của Uỷ ban Hội đồng quản trị (board level committees) là thiết

lập kế hoạch cho việc định hướng chiến lược của Sở giao dịch; phát triển chính sáchquản lý, tham mưu, giúp hội đồng quản trị và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đượcphân công trong các Quy tắc hoặc điều lệ hoạt động của Uỷ ban

- Non – board level committees có nhiệm vụ xem xét báo cáo điều tra nhân

viên của Sở giao dịch, tiến hành phiên điều trần và/hoặc tư vấn, giúp Uỷ ban Hộiđồng quản trị thực hiện nhiệm vụ được giao Hội đồng quản trị có thể tham khảo bất

kỳ vấn đề nào trong phạm vi thẩm quyền của ủy ban này

- Uỷ ban Thanh toán bù trừ

Sở giao dịch NYMEX sử dụng dịch vụ của CME Clearing House để bảo vệthị trường và duy trì tính toàn vẹn của các giao dịch mua bán qua Sở giao dịchNYMEX CME Clearing House là một tổ chức gồm nhiều công ty thanh toán bù trừthành viên liên kết với CME Clearing House như:

(1) Barclays Capital Inc

(2) BNP Paribas Securities Corp

(3) BNY Mellon Clearing, LLC

Trang 35

(4) Citigroup Global Markets Inc.

(5) Credit Suisse Securities (USA) LLC

(6) Deutsche Bank Securities Inc

(7) Goldman, Sachs & Co

(8) J.P Morgan Securities LLC

(9) Merrill Lynch, Pierce, Fenner & Smith Inc

(10) Morgan Stanley & Co LLC

(11) RBS Securities Inc

(12) UBS Securities LLC

Các thành viên trong Clearing House được cấp giấy phép hoặc bị thu hồigiấy phép bởi Sở giao dịch, các thành viên thanh toán bù trừ phải đáp ứng được cácyêu cầu sau:

Thứ nhất, là một công ty trách nhiệm hữu hạn, được phê duyệt bởi Sở giaodịch, và tuân thủ tất cả các quy định, luật lệ của Sở giao dịch, chịu trách nhiệm với

Sở giao dịch ngay cả khi bị thu hồi giấy phép hoạt động của một thành viên thanhtoán bù trừ , và đáp ứng được tất cả các yêu cầu về tài chính theo quy định của Sởgiao dịch

Thứ hai, phải có một đại diện có thẩm quyền (ví dụ: Cơ quan chính quyền(Officer), Giám đốc (principal) hay một đối tác (partner)) Người đại diện được ủyquyền có trách nhiệm chịu trách nhiệm với Sở giao dịch về các hoạt động được thựchiện trên Sở giao dịch như một thành viên của Sở giao dịch;

Thứ ba là có đủ điều kiện để kinh doanh ở bang Illinois;

Thứ tư là được tham gia hoặc chứng minh năng lực trong việc thực hiệncác hoạt động kinh doanh của một thành viên thanh toán bù trừ;

Thứ năm là có trách nhiệm chứng minh tính toàn vẹn về tài chính và đạo đức;Thứ sáu là nếu bất kỳ người nào trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát, sở hữu

từ 10% cổ phần trở lên, hoặc có quyền đến 10% lợi nhuận của hai thành viên thanhtoán bù trừ trở lên thì cần được Uỷ ban thanh toán bù trừ phê duyệt;

Thứ bảy là có trách nhiệm thông báo cho Sở giao dịch trước khi bất kỳ giao dịch

Trang 36

quan trọng nào hoặc những thay đổi đáng kể trong các hoạt động sau:

(1) Sáp nhập, liên kết, hợp nhất với các thành viên thanh toán bù trừ kháchoặc với tổ chức khác;

(2) Bảo lãnh mua bán trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hoặc tất cả các tài sảncủa các thành viên thanh toán bù trừ

(3) Bán một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh của mình

(4) Một sự thay đổi về quyền sở hữu mang lại lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếpcủa các thành viên thanh toán bù trừ từ 20% trở lên

(5) Bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống các nhà cung cấp được sử dụng bởicác thành viên thanh toán bù trừ

(6) Một sự gia tăng đáng kể số lượng thành viên mà một thành viên thanhtoán bù trừ đủ điều kiện

Thứ tám là các thành viên thanh toán bù trừ phải có số vốn tối thiểu ít nhất

là 20 triệu đô la Nếu trong thời gian 18 tháng, một thành viên thanh toán bù trừkhông duy trì mức vốn tối thiểu là 20 triệu đô la thì phải tiếp tục bổ sung vốn để đạtđược mức vốn tối thiểu theo quy định

Thứ chín là các thành viên thanh toán bù trừ phải ký quỹ vào Quỹ bảo lãnhcủa Uỷ ban thanh toán bù trừ theo một tỷ lệ nhất định tủy vào từng thời điểm do Sởgiao dịch quy định quỹ bảo lãnh này được dùng vào việc giúp đỡ các thành viênthanh toán bù trừ trong trường hợp các thành viên thanh toán bù trừ không có khảnăng thanh toán

- Uỷ ban thanh toán bù trừ rủi ro (Clearing house risk committee - CHRC)

sẽ xác định mức độ an toàn về khả năng tài chính đối với các thành viên thanh toán

bù trừ Nếu CHRC xác định rằng một thành viên Thanh toán bù trừ có điều kiện tàichính gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm cho sự toàn vẹn của Sở giao dịch,

có thể CHRC, theo đa số sẽ thực hiện các quyết định sau:

(1) Bổ sung vốn cho thành viên thanh toán bù trừ để bảo vệ sự toàn vẹn củathị trường

(2) Quy định thành viên thanh toán bù trừ bổ sung vốn hoặc các yêu cầu về

Trang 37

tài chính khác, nếu xét thấy thích hợp

(3) Áp đặt giới hạn vị trí thành viên thanh toán bù trừ dựa trên vốn điều lệ vàtiêu chuẩn khác nếu thấy thích hợp

(4) Đình chỉ một thành viên Thanh toán bù trừ, nhưng phải được chấp thuậncủa một trong các cá nhân sau: Chủ tịch hội đồng quản trị thành viên thanh toán bùtrừ, chủ tịch CHRC hoặc Giám đốc điều hành

Ngoài ra, CHRC có thể tự tiến hành các hoạt động kinh doanh mang lại lợinhuận cho mình

- Uỷ ban quản lý rủi ro: Giám sát, thông báo, đề xuất những thay đổi trong

cơ cấu hoặc hoạt động của Sở giao dịch hay các thành viên thanh toán bù trừ nếuthấy bất kỳ một sự nguy hiểm cho sự toàn vẹn tài chính hoặc các hoạt động của Sởgiao dịch hay các thành viên thanh toán bù trừ

- Uỷ ban trọng tài: Có trách nhiệm giải quyết các trường hợp tranh chấp liên

quan đến các vấn đề về việc thực hiện hợp đồng, các vấn đề về chưa thanh toán bồithường đơn đặt hàng, ….nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, lànhmạnh và ổn định

- Uỷ ban thực hiện kinh doanh (BCC) có trách nhiệm:

(1) Thẩm quyền hơn các thành viên giao dịch đối với các vấn đề liên quanđến hoạt động kinh doanh, tập quán kinh doanh, bán hàng, đạo đức kinh doanh vàcác thao tác thị trường, hay hành động khác đe dọa sự toàn vẹn của thị trường

(2) Có thẩm quyền hành động khẩn cấp can thiệp vào thị trường

(3) Có thẩm quyền tiến hành phiên điều trần, tố tụng và kháng cáo trên tất

cả các vấn đề có thẩm quyền

BCC được hành động thông qua một Hội đồng bao gồm một Chủ tịch banđiều trần, hai thành viên giao dịch hoặc nhân viên của các công ty thành viên và haithành viên không phải là thành viên giao dịch

- Các thành viên giao dịch: Là các công ty môi giới được cấp giấy phép hoạt

động môi giới của Hiệp hội tương lai Quốc gia (National Futures Association); phảiđáp ứng được các yêu cầu về: Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, con người và công nghệ

Trang 38

theo quy định của Hiệp hội tương lai Quốc gia Các công ty môi giới có nhiệm vụ làtrung gian kết nối giao dịch của các khách hàng trên Sở giao dịch thông qua hệthống công nghệ giao dịch điện tử GLOBEX; và nhận các khoản hoa hồng từ hoạtđộng môi giới của mình Các công ty môi giới cũng có thể thực hiện các hoạt động

tự doanh của mình

- Vai trò của chính phủ:

(1) Thu thuế và kiểm soát tất cả các tài sản của Sở giao dịch

(2) Cung cấp, tiếp thu và duy trì các khu giao dịch và cá cơ sở phù hợp

(3) Chỉ định và ủy quyền cho cán bộ bổ nhiệm cụ thể để thay mặt cho Hội đồngquản trị thực hiện hợp đồng trong phạm vi giới hạn quy định ngân sách(4) Sửa chữa, thay đổi các khoản phí, lệ phí khi cần thiết

(5) Thực hiện năng lực tư pháp trong việc tiến hành các phiên điều trần đối vớibất kỳ hành động chống lại các quy định của Nhà nước làm hại đến hoạtđộng của Sở giao dịch và các thành viên của Sở giao dịch

(6) Xác định các mặt hàng giao dịch, bộ phận giao dịch, giao hàng, giờ giaodịch, những ngày tháng hợp đồng mà hợp đồng được thực hiện

(7) Thực hiện và sửa đổi các quy tắc của Sở giao dịch, cung cấp, phân thẩmquyền cho Hội đồng quản trị Sở giao dịch thực hiện và sửa đổi quy tắc của

Sở giao dịch

(8) Có quyền lực hành động trong trường hợp khẩn cấp, trong đó thị trường tự

do và thị trường hàng hóa phái sinh có khả năng bị phá vỡ, hoặc sự toàn vẹntài chính của Sở giao dịch bị đe dọa, hoặc hoạt động của Sở giao dịch có khảnăng bị phá vỡ

Về thủ tục giao hàng.

Hàng hóa mua vào, bán ra theo hợp đồng giao dịch, hợp đồng được giao vàđược chấp nhận theo quy định, các quy tắc và thủ tục giao hàng Tất cả các hoạtđộng giao hàng được thực hiện thông qua công ty Thanh toán bù trừ theo quy định

Mỗi thành viên Thanh toán bù trừ có trách nhiệm báo cáo với Sở giao dịch

về số lượng, chất lượng và những thông tin về cần thiết về hợp đồng giao dịch Nếu

Trang 39

có bất kỳ một sự thay đổi nào trong báo cáo về thông số của hợp đồng giao dịch thìthành viên thanh toán bù trừ phải báo lại với Sở giao dịch trong vòng 1 ngày giaodịch về thay đổi đó.

Trước khi đến ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng được chuyển giao,mỗi thành viên thanh toán bù trừ chịu trách nhiệm đánh giá khả năng của chủ sởhữu tài khoản để thực hiện hoặc nhận hàng cho mỗi tài khoản với vị trí mở tronghợp đồng đến hạn Nếu chủ tài khoản không đạt yêu cầu, thành viên thanh toán bùtrừ có trách nhiệm đảm bảo rằng các vị trí mở được thanh lý một cách có thứ tựtrước khi hết hạn giao dịch

2.2.1.4 Tình hình hoạt động của NYMEX

Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớnnhất thế giới, nằm trong thành phố New York Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn làNew York Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX),nhưng hiện tại hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập Công ty New York MerchantileExchange, Inc là công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings,Inc được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006,

mã chứng khoán NMX

NYMEX là sàn giao dịch hàng hoá tương lai lớn nhất thế giới, các văn phòngđại diện đặt ở nhiều nước trên thế giới như: Chicago (USA), Houston (USA),Washington D.C (USA), London (Anh), Singapore, Tokyo (Nhật Bản), Sao Paulo(Brazil), Calgary (Canada)

Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng

tỉ đôla về hàng hóa nông nghiệp, năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóakhác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử.Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trênkhắp thế giới

Sàn NYMEX được điều hành bởi Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa TươngLai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chínhphủ Hoa Kỳ NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệthống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng

Trang 40

tay trên sàn giao dịch.

Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) kí vào bản hợpđồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài chính saukhi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001

Sàn giao dịch hàng hoá NYMEX hoạt động sôi động với hoạt động đầu cơlớn do tỷ lệ ký quỹ giao dịch thông thường được duy trì ở mức 1% - 5% với mức kýquỹ thấp nhất là 1000USD

Với vị trí là sàn giao dịch hàng hoá lớn nhất thế giới, khối lượng giao dịchhàng tháng của NYMEX rất lớn, với lượng hợp đồng giao dịch trung bình hàngtháng trên 10 triệu hợp đồng, trung bình hàng năm trên 3 tỷ hợp đồng (tính cho giaiđoạn từ 2008-2011) (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1: Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn NYMEX từ 2008-2011

Tháng 1 335,243,444 188,052,016 213,044,953 245,632,611 981,973,024 245,493,256Tháng 2 299,366,564 203,618,829 237,781,601 278,761,406 1,019,528,400 254,882,100Tháng 3 307,786,522 237,329,299 253,357,646 330,846,892 1,129,320,359 282,330,090Tháng 4 260,325,670 191,079,437 262,651,231 242,862,990 956,919,328 239,229,832Tháng 5 261,233,950 212,126,413 335,366,016 282,615,100 1,091,341,479 272,835,370Tháng 6 295,446,084 248,756,401 267,571,959 326,765,266 1,138,539,710 284,634,928Tháng 7 284,747,499 212,863,140 227,408,681 253,376,768 978,396,088 244,599,022Tháng 8 229,663,432 214,045,829 257,891,479 393,178,103 1,094,778,843 273,694,711Tháng 9 326,847,069 221,502,478 253,921,906 294,378,489 1,096,649,942 274,162,486Tháng 10 286,310,861 237,451,003 240,336,837 260,846,195 1,024,944,896 256,236,224Tháng 11 195,992,527 215,885,800 297,196,738 276,281,162 985,356,227 246,339,057Tháng 12 178,899,022 202,201,493 231,615,122 612,715,637 204,238,546

Tổng 3,261,862,644 2,584,912,138 3,078,144,169 3,185,544,982 12,110,463,933 3,078,675,620 Trung bình 271,821,887 215,409,345 256,512,014 289,594,998 1,009,205,328 256,556,302

Nguồn: http://www.cmegroup.com

Năm

Ngày đăng: 28/10/2014, 22:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (2008), Kinh tế quốc tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế quốc tế
Tác giả: GS.TS. Đỗ Đức Bình, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2008
2. TS. Trần Văn Hoè (2009), Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Tác giả: TS. Trần Văn Hoè
Nhà XB: NXB Đạihọc kinh tế quốc dân
Năm: 2009
3. Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007), Chuyên đề nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Tác giả: Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Nhà XB: NXB Đạihọc kinh tế quốc dân
Năm: 2007
4. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2008
5. GS.TS. Hoàng Đức Thân, Giao dịch và đàm phán kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch và đàm phán kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê
6. PGS. Nhà giáo ưu tú. Vũ Hữu Tửu (2002), Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà NộiTài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại thương
Tác giả: PGS. Nhà giáo ưu tú. Vũ Hữu Tửu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
7. Gregory Meyer (May 31 2011), “Floor loses it's voice to electronics”, Financial Times, New York City Sách, tạp chí
Tiêu đề: Floor loses it's voice to electronics”,"Financial Times
8. Lewis, Nathan (26 June 2009), "Where's the gold?", The Huffington Post, 9. White, Norval & Willensky, Elliot (2000). AIA Guide to New York City, 4thed. New York: Three Rivers Press. ISBN 0812931076 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Where's the gold
Tác giả: Lewis, Nathan (26 June 2009), "Where's the gold?", The Huffington Post, 9. White, Norval & Willensky, Elliot
Năm: 2000
10. Wiley (2009) “Landmarks Preservation Commission”, Guide to New York City Landmarks 4th ed. New YorkTrang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landmarks Preservation Commission
11. Website:http://bcec.vn/portal/page/portal/Bcec/gioi_thieu?cat_name=introduction12. Website: http://www.cmegroup.com/company/nymex.html Link
13. Website: http://en.wikipedia.org/wiki/New_York_Mercantile_Exchange14. Website: http://www.ico.org/prices/po.htm Link
16. Website:http://www.mcxindia.com/marketoperation/clearingsettlement/settlementguarantee.htm Link
17. Website:http://www.nfa.futures.org/NFA-investor-information/publication-library/opportunity-and-risk-entire.pdf. Pg 75 Link
19. Website:http://www.smeinvest.vn/story/9chuc-nang-chinh-cua-so-giao-dich-hang-hoa-viet-nam Link
20. Website: http://www.tocom.or.jp/profile/kitei/index.html21. Website:http://vietnamese-law-consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=38&topicid=427 Link
22. Website: http://vnx.com.vn/language/vi-VN/AboutVNX/Introduction.aspx23. Website:http://vnx.com.vn/Uploads/Docs/Knowledges/Gioi%20thieu%20VNX.pdf Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn NYMEX từ 2008-2011 - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 2.1 Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn NYMEX từ 2008-2011 (Trang 37)
Bảng 2.2: Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn MCX giai đoạn 2003-2011 Năm Hợp đồng giao dịch Tốc độ tăng trưởng - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 2.2 Số lượng hợp đồng giao dịch trên sàn MCX giai đoạn 2003-2011 Năm Hợp đồng giao dịch Tốc độ tăng trưởng (Trang 44)
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Sở giao dịch TOCOM - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Sở giao dịch TOCOM (Trang 47)
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của trung tâm thanh toán bù trừ JCCH - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của trung tâm thanh toán bù trừ JCCH (Trang 48)
Sơ đồ 3.1. Tổ chức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – VNX - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Sơ đồ 3.1. Tổ chức hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – VNX (Trang 64)
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến chỉ số VNX của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến chỉ số VNX của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (Trang 66)
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Sơ đồ 3.2 Tổ chức bộ máy của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (Trang 68)
Sơ đồ 3.3: Thủ tục nhập kho và cấp chứng từ của BCEC - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Sơ đồ 3.3 Thủ tục nhập kho và cấp chứng từ của BCEC (Trang 70)
Bảng 3.1: Tháng hợp đồng đặt mua – bán kỳ hạn cao nhất thấp nhất giao dịch tại BCEC tính đến 27/4/2011 - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.1 Tháng hợp đồng đặt mua – bán kỳ hạn cao nhất thấp nhất giao dịch tại BCEC tính đến 27/4/2011 (Trang 73)
Bảng 3.2: Kết quả giao dịch cà phê ngày 30/11/2011 trên sàn BCEC - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.2 Kết quả giao dịch cà phê ngày 30/11/2011 trên sàn BCEC (Trang 74)
Bảng 3.3: Thống kê mã hàng đặt mua – bán cao nhất/thấp nhất giao dịch giao ngay ngày 27/4/2011 trên sàn BCEC - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.3 Thống kê mã hàng đặt mua – bán cao nhất/thấp nhất giao dịch giao ngay ngày 27/4/2011 trên sàn BCEC (Trang 76)
Bảng 3.4. Lợi nhuận từ các giao dịch phái sinh ở một số ngân hàng Việt Nam - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.4. Lợi nhuận từ các giao dịch phái sinh ở một số ngân hàng Việt Nam (Trang 80)
Bảng 3.5: Tỷ lệ xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2010 - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.5 Tỷ lệ xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (Trang 82)
Bảng 3.6: Sản lượng thu hoạch và năng suất cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Năm Diện tích thu hoạch - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.6 Sản lượng thu hoạch và năng suất cà phê Việt Nam giai đoạn 2000-2010 Năm Diện tích thu hoạch (Trang 83)
Bảng 3.7: Sản lượng xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê chính trên thế giới giai đoạn 2000-2010 - tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Bảng 3.7 Sản lượng xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê chính trên thế giới giai đoạn 2000-2010 (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w