Việc tìm hiểu nội dung cơ bản của công tác quản lý cũng như phân tích sự cân thiết của những biện pháp quản lý cụ thể trong các trường tiểu học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục HS phát t
Trang 1NGUYEN THI THANH HOAI
CONG TAC QUAN LY TRONG TRUONG TIEU HOC
Ở THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẢM BẢO
CHO HOC SINH PHAT TRIEN TOAN DIEN
Chuy'n ngpnh: Gi,o déc hic (BEc tiOu hic)
M- sé: 60 14 01
LUAN VAN THAC Si GIAO DUC HOC
NguyÔn h-íng đÉn khoa häc: PGS.TS NguyOn Huy Lii
HÀ NỘI, 2009
Trang 2Tôi xin đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn thị Thanh Hoài
Trang 3Chương 1 Phương pháp nghiên cứu và tổ chức thực hiện
1.1 Phương pháp nghiên cứu
1.1.1 Chọn mẫu và mô tả mẫu nghiên cứu -¿-¿5++++x+x+svs+s+2 5 1.1.2 Địa bàn nghiên cứu với cơ cấu chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên tiểu hỌC 5: 2S: 2x92t2x2321212121121112112111211 2112 cer 7
1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể . - ¿52 5252+x+xsxvssce2 12
1.2 Tổ chức thực hiện nghiên cứu
1.2.1 Nghiên cứu lý luận . 5: + 21122 HH HH re 19
1.2.2 Nghiên cứu thực tiễn - ¿52t St St 2x x1 222121212181 12111211 cee 19 Chương 2 Cơ sở lý luận về công tác quản lý trong trường tiểu học đảm
bảo cho học sinh phát triển toàn diện
2.1 Một số vấn đề về giáo dục tiểu học
2.1.1 Vị trí vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của giáo viên tiếu học trong
hệ thống giáo dục quốc dân
2.1.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của giáo viên tiểu học 2.2 Công tác quản lý trong trường tiểu học đảm bảo học sinh phát triển toàn diện
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản - 25:22 S3 x2 22 xrxrxerererree 35
2.2.2 Một số nội dung chính trong công tác quản lý tại trường tiểu học dam bảo học sinh phát triển toàn diện
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý trong trường tiểu học ở thị xã
Phúc yên, Vĩnh Phúc đảm bảo cho học sinh phát triển toàn diện
3.1 Đánh giá chung về công tác quản lý trong trường tiểu học 43
3.2 Công tác quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với
giáo viên “
3.3 Công tác quản lý việc đảm bảo điều kiện làm việc và nân
điều kiện sống của giáo viên
3.4 Công tác quản lý việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
3.5 Công tác quản lý việc đánh giá và sử dụng đội ngũ giáo viên 62
3.6 Một số biện pháp đảm bảo cho học sinh tiểu học phát triển
6= 0 .Ầ.Ầ.Ầ.a 71
Phần kết luận, kiến nghị.
Trang 5Bảng 1.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu định lượng
Bảng 1.2.Tổng số lớp, học sinh, cán bộ viên chức của các trường tiểu học ở thị xã Phúc yên tỉnh Vĩnh phúc năm học 2007-2008
Bảng 1.3 Cơ cấu và chất lượng CBQL ở các trường tiểu học thị xã Phúc yên tỉnh
Vĩnh phúc năm học 2007-2008
Bảng 1.4 Cơ cấu trình độ đào tạo của GVTH thị xã Phúc yên
Bảng 3.1 Đánh giá việc thực hiện và mức độ hợp lý của các chính sách đối với
GVTH hiện nay (%)
Bảng 3.2 Đánh giá về các điều kiện môi trường làm việc
Bảng 3.3 Sự tham gia các khóa bồi dưỡng của GVTH và đánh giá của GVTH về tính hiệu quả của các khóa học (%)
Bảng 3.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ GVTH hiện nay (%)
Bảng 3.5 Tự đánh giá của GVTH về năng lực của bản than (%)
Bảng 3.6 Tự đánh giá về phẩm chất của bản thân (%)
Bảng 3.7 Đánh giá của GV về công tác thực hiện chính sách đối với họ hiện nay
Bảng 3.10 Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục đảm bảo HS phát
triển toàn diện của trường (%).
Trang 6Biểu đồ 3.1 Đánh giá của GV về CTQL hiện nay của các trường tiểu học tại thị xã
Biểu đồ 3.4 Đánh giá về điều kiện nhà ở và sở hữu nhà ở của GVTH (%)
Biểu đồ 3.5 Tự đánh giá GV về mức sống của gia đình mình (%)
Biểu đồ 3.6 Đánh giá của GVTH về việc trển khai đổi mới phương pháp giảng dạy
Trang 71 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách
hàng đầu, phát triển giáo dục là nên tảng, nguồn nhân lực chất cao, là một
trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
GDTH nhằm đạt đến mục tiêu “Giúp HS hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên trung học cơ sở” Điều này
phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của xã hội Để đáp ứng được nhu
cầu xã hội cũng như cung cấp cho trẻ em những hành trang cần thiết đi tới tương lai thì giáo dục phải đảm bảo cho trẻ em phát triển một cách toàn diện, tức là chuẩn bị một nguồn nhân lực chất lượng cao, những lao động sáng tạo trên tất cả mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội tạo mặt bằng dân trí ngang bằng với các nước trên thế giới, trên nền đó xuất hiện ngày càng nhiều nhân tài là sứ mệnh vẻ vang của giáo dục nước ta thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
Giáo dục phổ thông, đặc biệt là GDTH có một vị trí rất quan trọng trong
hệ thống giáo dục quốc dân: cấp tiểu học là cấp giáo dục nền tảng, là giáo dục bắt buộc, đó là cấp học đầu tiên của người học, nó có số người dạy và người học đông nhất Vì vậy, GDTH là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi
nhà và toàn xã hội
Trong những năm qua, CTQL trong các trường tiểu học ở thị xã Phúc
Yên tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn một số vấn đề bất cập như CTQL
việc thực hiện các cơ chế, chính sách CTQL việc bồi dưỡng, đào tạo GV,
CTQL việc đánh giá, sử dụng đội ngũ GV Vì vậy, việc tìm ra những giải
Trang 8Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục HSTH, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục trong các trường tiểu học Phần lớn các nghiên cứu này đã chú ý đến những giải pháp quản lý phát triển đội ngũ GV tiểu học, giải pháp về công tác đào tạo-bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, các giải pháp để phát triển giáo
dục tiểu học trong các trường tiểu học ở một số địa bàn cụ thể Việc tìm hiểu nội dung cơ bản của công tác quản lý cũng như phân tích sự cân thiết của
những biện pháp quản lý cụ thể trong các trường tiểu học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục HS phát triển toàn diện và việc triển khai nghiên cứu này trên địa bàn các trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phú còn ít được đề cập
đến một cách đây đủ và có hệ thống Việc nghiên cứu CTQL trong các trường tiểu học ở thị xã này sẽ giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn và rõ hơn những nội
dung chính trong công tác này có tính quyết định và có ảnh hưởng hơn cả đến hiệu quả của việc giáo dục cho HS phát triển toàn diện
Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “CTQL trong trường
tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo cho HS phát triển toàn diện” là việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có
ý nghĩa thiết thực trong việc nang cao chất lượng CTQL trong các trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và từ đó tăng cường một số điều kiện
cần thiết để có thể đảm bảo cho HSTH phát triển toàn diện
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CTQL, CTQL trong trường tiểu học,
CTQL trong trường tiểu học đảm bảo cho HS phát triển toàn diện Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp về CTQL trong trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo cho HS phát triển toàn
diện
Trang 9niệm: quản lý, CTQL, trường tiểu học, CTQL trong trường tiểu học, HS phát triển toàn diện
- Khao sét thực trạng CTQL trong trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, GV trong các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo cho HS phát triển toàn diện
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
CTQL trong trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo cho HS phát triển toàn diện
4.2 Phạm vì nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, số liệu được lấy tại phòng giáo dục thị xã và các trường tiểu học trong thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, tổng số CBVC tham gia khảo sát là 422 người, trong đó:
30 CBQL và GV tham gia khảo sát thử
374 CBVC tham gia vào khảo sát chính thức
6 CBQL và 12 GV tham gia phỏng vấn sâu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2 Phương pháp chuyên gia
5.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
5.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
5.5 Phương pháp thống kê toán học.
Trang 106 GIA THUYET KHOA HOC:
Đa số GVTH trong các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc là những GV có trình độ chuyên môn cao và là những người rất yêu
nghề, yêu trẻ Sự đảm bảo về cơ sở vật chất cùng với sức mạnh từ nguồn nhân lực có nghiệp vụ sư phạm vững vàng và đặc biệt là một hệ thống quản lý có
chất lượng là thế mạnh để ngành GDTH của thị xã đạt được mục tiêu giáo dục
HS phát triển toàn diện một cách nhanh nhất
Trang 11ROI DUNG
CHUONG 1
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1.1 Chọn mẫu và mô tả mẫu nghiên cứu
1.1.1.1 Nguyên tắc chọn mẫu nghiên cứu
- _ Chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có tổ chức tại địa
bàn đã lựa chọn
- _ Tất cả cán bộ viên chức có mặt khi dé tài đang được triển khai tại các
trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đều thuộc khách thể nghiên cứu của đề tài
- Mẫu nghiên cứu được lựa chọn cho cả nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính
1.1.1.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Khách thể tham gia khảo sát là CBQL và giáo viên của các trường tiểu
học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
a) Đặc điểm của mẫu nghiên cứu định lượng
Trong đợt khảo sát thử có 30 CBQL và GV các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tham gia
Trong đợt khảo sát chính thức có 397 cán bộ viên chức của 15 trường tiểu học trên địa bàn thị xã Phúc Yên Tuy nhiên, trong quá trình xử lý kết quả, 23 phiếu đã bị loại do người tham gia khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin
mà phiếu hỏi yêu cầu Vì vậy, trong đợt điều tra chính thức chỉ có 374 người tham gia Sự phân bố khách thể nghiên cứu trong khảo sát thực tiễn được hiển thị ở bảng 2.1
Như vậy, tham gia vào đợt điều tra chính thức có 28 nam cán bộ viên
Trang 12chức (chiếm 7,5%), 346 nữ CBVC (chiếm 92,5%); 78 CBVC dưới 35 tuổi
(21%), 191 CBVC có độ tuổi từ 35 đến 45 (51,5%) và 102 CBVC trên 45 tuổi
Bảng 1.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu định lượng
Trung học sư phạm 10 + 2 34 9,1 Trình độ sư phạm Trung học phổ thông 12 + 2 4 1,1
Cao dang 125 33,5 Dai hoc 204 54,7
So cap 206 55,1 Trình độ chính trị Trung cấp 23 6,1
Chua qua dao tao 145 38,8
(27,5%); 6 CBVC có trình độ sơ học (1,6%), 34 CBVC có trình độ trung hoc
sư phạm 10 + 2 (9,1%), 4 CBVC có trình độ trung học phổ thông 12 + 2
(1,1%), 125 CBVC có trình độ cao đẳng (33,5%) và 204 CBVC có trình độ đại
học (54,7%); 206 CBVC có trình độ sơ cấp chính trị (55,1%), 23 CBVC có
trình độ trung cấp chính trị (6,4%) và 145 CBVC chưa qua một khoá đào tạo
Trang 13nào về chính trị (38,8%); Số CBVC biết ngoại ngữ là khá ít Thứ tiếng được nhiều người biết đến nhất là tiếng anh, nhưng cũng chỉ tập trung ở trình độ thấp nhất (31,3% số người được hỏi chỉ biết tiếng anh ở trình độ A) Những
ngoại ngữ còn lại như anh, nga, pháp thì tuyệt đại đa số CBVC của các trường
tiểu học ở thị xã Phúc yên là không biết và tiếng anh vẫn là thứ tiếng được nhiều người biết đến nhất (xem bảng 2.1)
Có 61 CBVC chiếm 17,4% có thâm niên công tác dưới 10 năm 176
CBVC chiếm 50,15% làm công tác giảng dạy và có 114 CBVC có trên 20 năm trong nghề Có 33 người hiện đang giữ chức vụ quản lý trong các trường tiểu học
b) Đặc điểm của mẫu nghiên cứu định tính
Tổng số có 18 người tham gia phỏng vấn sâu ở địa bàn nghiên cứu
Toàn bộ những người tham gia phỏng vấn sâu đều là cán bộ quản lý và giáo
viên của các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Trong đó có 6
CBQL va 12 GVTH
1.1.2 Địa bàn nghiên cứu với cơ cấu chất lượng cán bộ quản lý va giáo viên tiểu học
Địa phận thị xã Phúc Yên nằm cạnh Quốc lộ 2, có đường sắt Hà Nội —
Lào Cai chạy qua; cách sân bay quốc tế Nội Bài 8 km, cách thành phố Hà Nội
30 km
Thị xã Phúc Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần với thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp của Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài; có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện: quốc
lộ 2, quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội — Lào Cai, tương lai gần có đường cao tốc xuyên á đi cảng Cái Lân Quảng Ninh và Côn Minh Trung Quốc
Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên và 104.092 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Xuân Hòa,
Trang 14Đồng Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng và các xã: Cao
Minh, Nam Viêm, Tiên Châu, Ngọc Thanh
Thị xã Phúc Yên được thành lập ngày 31/10/1905, là tỉnh lị tỉnh Phúc
Yên Trong kháng chiến chống Pháp, chuyển thành thị trấn rồi được tái lập làm thị xã ngày 1/2/1955
Ngày 26/6/1976, một lần nữa Phúc Yên chuyển thành thị trấn thuộc
huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú Khi huyện Yên Lãng hợp nhất với huyện Bình Xuyên thành huyện Mê Linh, thì thị trấn Phúc Yên là huyện ly huyện
Mê Linh Từ năm 1978 đến năm 1991 thị trấn Phúc Yên cùng với huyện Mê Linh chuyển về Hà Nội Sau đó thị trấn Phúc Yên lại trở về tỉnh Vĩnh Phú, rồi thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (từ 1996)
Thị xã Phúc Yên được tái lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày
9/12/2003 của Chính phủ và chính thức ra mắt hoạt động từ ngày 1/1/2004
Thị xã Phúc Yên có địa hình đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, có
vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng, có hồ Đại Lải diện tích 525 ha
bước đầu đã định hình là khu du lịch; ngoài ra còn có các đầm hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, sông Cà Lồ, có thể phát triển các loại hình du lịch vui
chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thủy san
Tính đến tháng 5/2008 (năm học 2007-2008), các trường tiểu học tại thị
xã Phúc Yên có 5990 HS được phân bổ vào 224 lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 với
35 CBQL và 329 GV Số lượng lớp học, HS cũng như CBQL và GV được phân
bổ ở các trường tiểu học theo bảng 2.2
Như vậy, so với kế hoạch, số lớp ở các trường tiểu học đã giảm 02 và 64
HS Vào năm học mới (2008-2009), các trường tiểu học thị xã Phúc Yên sẽ
tuyển mới 45 lớp 1 với 1237 HS
Tuy số lượng HS ở các lớp tiểu học cũng phần nào nói lên mức độ hấp
dẫn, uy tín của các trường tiểu học thị xã Phúc Yên, nhưng không phải là chỉ
Trang 15báo chủ yếu và quan trọng mà chất lượng giáo dục-đào tạo mới chính là yếu tố
cơ bản nhất thu hút thực sự HS đến trường
Bảng 1.2 Tổng số lớp, HS, cán bộ viên chức của các trường tiểu học
ở thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2007-2008
10 | Hùng Vương 15 478 3 25 4
II | Lưu Quý An 14 510 2 21 3 12 | Tiền Châu A 15 367 3 21 3 13 | Tién Chau B 10 223 2 16 2
14 | Phúc Thắng 14 365 2 23 2
15 | Xuân Mai 10 197 2 15 2 Tổng 224 5990 35 329 33
(Nguồn: thống kê tháng 5/2008 của phòng Giáo dục-đào tạo thị xã Phúc Yên)
Thực tế giáo dục ở các trường tiểu học này cho thấy, so với năm học trước, chất lượng văn hoá các môn đánh giá bằng điểm số ở cấp tiểu học có
chuyển biến tích cực, HS đạt học lực khá, giỏi các khối lớp chiếm tỷ lệ cao Các em HS đạt danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến chiếm 62,5% tăng 1,5% so với năm học trước Học lực yếu (môn học đánh giá bằng điểm số) ở môn chiếm tỷ
lệ cao nhất chỉ còn 1,8%
Công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HS được các trường tiểu học trong thị xã đặc biệt quan tâm và có những chuyển biến tích cực Các hoạt động giáo dục theo chủ để, chủ điểm giúp HS có cơ hội rèn luyện, học hỏi, hoà nhập trong tập thể nhà trường và cộng đồng xã hội Chất lượng giáo dục
đạo đức cấp tiểu học được giữ vững 100% HSTH được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt
1.1.2.1 Cơ cấu chất lượng cán bộ quản lý
Trang 16TT Trường Tổng số Dé hoc Dang hoc | Chua hoc Nit
6 | Xuan Hoa A 3 3 0 0 3 7_| Xuân Hoa B 2 2 0 0 2
(Nguồn: thống kê tháng 5/2008 của phòng Giáo dục-đào tạo thị xã Phúc Yên)
Về cơ cấu có 28 nữ CBQL chiếm tỷ lệ 80%; có 33 người đã qua
(94,28%), 1 người chưa học (2,86%) và 1 người đang theo học (2,86%) lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, nhìn chung đội ngũ CBQL trong các trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên là những người nhiệt tình hăng say trong công tác, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và phần đông đã có kinh
nghiệm thực tiễn giảng dạy và quản lý Đại đa số CBQL đã qua lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ
1.1.2.2 Cơ cấu chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
98,2%GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn là
85,11%.Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ CBQL, GV
Trang 17được quan tâm tích cực và thực hiện có hiệu quả 100% GV, CBQL các trường tiểu học được tiếp tục bồi dưỡng nội dung, phương pháp dạy sách giáo khoa
mới, bồi dưỡng thường xuyên làm thay đổi cách dạy và cách học của thầy và
trò theo hướng tích cực
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH trên cơ sở chuẩn nghề
nghiệp, hướng tới đảm bảo đủ số lượng và sử dụng có hiệu quả hơn đội ngũ
GVTH và tăng cường năng lực cho các trường sư phạm đào tạo GVTH nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình tiểu học mới và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, dự án phát triển GVTH được thực hiện ở thị xã Phúc
Trình độ đào tạo hiện nay Đang được đào tạo Trường Trên chuẩn | Dưới chuẩn | Tổng | Chuẩn hoá | Trên chuẩn
(Nguồn: thống kê tháng 5/2008 của phòng Giáo dục-đào tạo thị xã Phúc Yên)
Sau 5 năm thực hiện, 22 GVTH được tham gia chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung học sư phạm lên cao đẳng sư phạm, được cấp bằng cao
đẳng chính quy và được chỉnh lương kịp thời; 2 CBQL được tham gia bồi
dưỡng tại Úc trong thời gian 1 tháng; 121 GV, 38 CBQL tham gia bồi dưỡng
12 mô đun Bước đầu, hầu hết GVTH rất quan tâm và tích cực tham gia bồi
Trang 18dưỡng vì nó thiết thực với công tác giảng dạy hàng ngày của họ, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngoài ra, dự án còn tổ chức bồi dưỡng
GVTH qua truyền hình để góp phần hỗ trợ chương trình bồi dưỡng các mô đun Chuẩn nghề nghiệp GVTH bước đầu đã ảnh hưởng đến ý thức của GVTH
về năng lực nghề nghiệp và chất lượng chuyên môn của mình Hoạt động bồi
dưỡng theo các mô đun thực hiện có hiệu quả, đề cao yêu cầu tự học, kết hợp
với quá trình giải đáp của GV cốt cán bước đầu tạo nên thói quen tự học và tự nghiên cứu của GVTH Việc sử dụng đĩa CD để minh hoạ trong quá trình tự
bồi dưỡng đã tạo ra cách tiếp cận mới với phương pháp dạy học tích cực Hoạt
động bồi dưỡng theo mô đun ảnh hưởng đến sự đổi mới phương pháp dạy học
ở trường tiểu học Các trang thiết bị do dự án cung cấp cho các nhà trường đã
hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý và bồi dưỡng GV Việc xếp GV theo 3 ngạch và xếp theo bậc lương tương ứng đã mang lại vị thế mới cho GVTH trong xã hội, mang lại lợi ích cho họ cả tỉnh thần lẫn vật chất, nguồn động
viên khuyến khích GV có động cơ học tập nâng cao trình độ
Việc tham gia dự án thật sự có tác dụng chuẩn bị tâm thế, chuẩn bị dư
luận xã hội đồng tình và ủng hộ khi thực hiện xây dựng chuẩn đánh giá GVTH, kiểm định chất lượng, bồi dưỡng theo các mô đun Đặc biệt tham gia
dự án, thị xã Phúc Yên đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên cốt cán có Kiến thức chuyên môn vững, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, có phương
pháp tổ chức dạy học theo tỉnh thần đổi mới và có tinh thần trách nhiệm tốt,
có uy tín với giáo viên và sẵn sàng tham gia bồi dưỡng giáo viên Đây thực sự
là nguồn vốn quý của giáo dục Phúc Yên về lâu dài [6]
1.1.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
1.1.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp chuyên gia
Phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết cũng như những
công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trên cơ sở những công trình đã
Trang 19được đăng tải ở các sách báo và tạp chí về những vấn đề liên quan đến CTQL trong trường tiểu học đảm bảo cho HS phát triển toàn diện
Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng
góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục học và các lĩnh vực liên quan đến GV và HS các trường tiểu học về những nội dung
liên quan đến CTQL trong trường tiểu học đảm bảo cho học sinh phát triển
toàn diện
Hai phương pháp này được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận cho
nghiên cứu và hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi cá nhân dành cho các CBQL và giáo viên các trường tiểu học được lựa chọn
1.1.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân
Việc khai thác thông tin làm cơ sở để xây dựng bảng hỏi được chúng tôi
sử dụng từ 3 nguồn tư liệu Thứ nhất, tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả về CTQL trong trường tiểu học đảm bảo cho HS phát triển toàn diện Nguồn thứ hai là lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học (xem
phụ lục I) Nguồn thứ ba là một khảo sát thăm đò với chính đối tượng là CBQL và GV của một số trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (xem phụ lục 2)
Cách thức nghiên cứu được tiến hành như sau: Trước tiên, qua phương pháp chuyên gia, chúng tôi thu thập ý kiến của 12 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, 30 CBQL và GVTH tại một số trường tiểu học về CTQL trong trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Đối chiếu với nội dung
nghiên cứu lý luận, chúng tôi xác định những vấn đề cần khảo sát trong thực
tế Tiếp theo là tiến hành khảo sát thăm dò bằng hệ thống các câu hỏi mở về
một số vấn đề có liên quan đến CTQL trong trường tiểu học đảm bảo cho HS phát triển toàn diện Tổng hợp tư liệu từ 3 nguồn trên, chúng tôi xây dựng một bảng hỏi gồm các câu hỏi xoay quanh những vấn đề cần tìm hiểu.
Trang 20Sau khi bảng hỏi sơ bộ được hình thành, chúng tôi tiến hành khảo sát thử
tại một số trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Khảo sát thử được tiến hành vào tháng 12 năm 2008 với sự tham gia của 30 CBQL và GV
tại các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Các khách thể này
được lựa chọn một cách ngẫu nhiên Kết quả khảo sát thử được chúng tôi sử
dụng để tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi chưa đạt yêu cầu trong bảng hỏi và
bổ sung thêm một số nội dung chỉ tiết cần thiết đối với việc nghiên cứu để tài Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc gồm 8 phần (phụ lục 3)
Phần I Tìm hiểu một số thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu
Đó là các thông tin về những đặc điểm nhân khẩu - xã hội của CBQL và
GV các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc như: đơn vị công
tác, giới tính, tuổi, trình độ hiện nay (sư phạm, chính trị, ngoại ngữ, tin học),
thâm niên giảng dạy, chức vụ và việc tham dự các khoá bồi dưỡng về quản lý
giáo dục
Phan II Tim hiểu CTQL trong các trường tiểu học tại thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc
Trong phần này, chúng tôi tìm hiểu đánh giá của CBQL và GV trong
các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc về:
-_ Kiểu phong cách quản lý ở cơ quan hiện nay
Mức độ sử dụng các phương thức quản lý ở cơ quan
-_ Tính cấp thiết, tính khả thi của những giải pháp quan lý trong trường
tiểu học
-_ Mức độ tác dụng của một số biện pháp quản lý đến hiệu quả công việc
cua GV
-_ Những vấn đề nổi cộm nhất trong CTQL hiện nay
Phần IH CTQL việc thực hiện chế độ, chính sách đối với GV
Mức độ phù hợp của các chính sách đối với GV
Trang 21- Tac dụng của một số chế độ, chính sách đối với GV hiện nay
-_ Chất lượng đội ngũ GV trong cơ quan hiện nay
Phan IV Tìm hiểu CTQL việc đảm bảo điều kiện làm việc và nâng cao điều kiện sống của GV
-_ Các điều kiện làm việc: ánh sáng, diện tích phòng học, tiếng ồn
Mức độ phù hợp của các phương tiện dạy học của trường
-_ Các phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình dạy học
-_ Lương, phụ cấp, công việc làm thêm, thu nhập ngoài lương của GV
-_ Mức sống của gia đình GV và tình trạng nhà ở của họ
Phần V Tìm hiểu CTQL việc đào tạo, bồi dưỡng GV
-_ Mức độ tham gia các khóa bồi dưỡng chuẩn hóa, sinh hoạt chuyên môn
của GV
-_ Hiệu quả của việc tham gia đòa tạo, bồi dưỡng
Phần VI Tìm hiểu CTQL việc đánh giá, sử dụng đội ngũ GV
-_ Tự đánh giá năng lực của bản thân GV
-_ Thực trạng bố trí, sử dụng GV so với năng lực của họ và nguyên nhân
của việc bố trí, sử dụng không theo năng lực
-_ Các yếu tố được CBQL ở cơ quan quan tâm đến khi đánh giá GV
Mức độ phù hợp của việc bố trí sử dụng GV ở trường trong phạm vi đơn
Vị công tác của GV
-_ Đánh giá tác động của các hình thức kiểm tra đánh giá
Phần VH Một số biện pháp đảm bảo cho HSTH phát triển toàn diện
- Mức độ phù hợp của việc đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo cho HS phát triển toàn diện
-_ Những việc nhà trường tiểu học cần phải làm để đáp ứng được yêu cầu
giáo dục đảm bảo cho HS phát triển toàn diện
Phần VII Mong muốn, nguyện vọng:
Trang 22- Nhu cầu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng của bản thân GV trong thời
gian tới để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cũng như để đảm bảo cho HS phát triển toàn diện
Sau khi bảng hỏi được hoàn thiện, khảo sát chính thức được tiến hành vào tháng 2 năm 2009 Phiếu khảo sát chính thức có 42 câu hỏi, bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và cả những câu hỏi nửa đóng, nửa mở Mỗi câu hỏi lại
bao gồm nhiều mệnh đề hỏi Tùy vào từng yêu cầu về mức độ đánh giá của câu hỏi mà mỗi mệnh đề hỏi có thể có 3, 4 hoặc 5 phương án trả lời Nhiệm vụ của khách thể tham gia khảo sát là lựa chọn những phương án trả lời thể hiện
sát nhất ý kiến của mình hoặc tự nêu ra ý kiến của mình (đối với các câu hỏi mở) Trong quá trình này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân với nguyên tắc: mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ của riêng từng người, tránh sự trao đổi với
nhau Với những mệnh đề khách thể không hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ
1.1.3.3 Phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu được sau khảo sát thực tế được xử lý bằng chương trình SPSS
dùng trong môi trường Window phiên bản 12.0 Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả với
các chỉ số tần xuất, tỷ lệ phần trăm các phương án trả lời của các câu hỏi
đóng, các câu hỏi mở và phân tích nhị biến (Crosstabs) để khảo sát mối quan
hệ giữa hai biến số
1.1.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và
làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định Khác với việc trả lời bảng hỏi với đa số là những câu hỏi đóng, khách thể không thể trả lời câu hỏi theo ý muốn chủ quan, trong phỏng vấn trực tiếp với
Trang 23những câu hỏi mở khách thể được trả lời khá tự do Trong phỏng vấn này,
chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau để cán bộ
quản lý và giáo viên có thể trả lời trực tiếp hoặc nhớ lại những trải nghiệm đã xảy ra với họ trước đó
Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, điều cốt yếu là cần tạo được niềm tin ở những khách thể tham gia phỏng vấn Để có được những thông tin
chính xác, trong các cuộc phỏng vấn, chúng tôi thường tránh những câu hỏi
mang tính hỏi cung mà coi buổi phỏng vấn như một buổi nói chuyện, trao đổi
về quá trình giảng dạy, cách thức quản lý và quan hệ đồng nghiệp trong trường học Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn có thể đưa ra các câu
hỏi dưới những dạng khác nhau để có thể kiểm tra độ chính xác của các câu trả lời cũng như làm sáng tỏ hơn những thông tin chưa rõ
Mỗi khách thể tham gia phỏng vấn sâu được phỏng vấn trong thời gian
bao lâu phụ thuộc vào nội dung của mỗi cuộc phỏng vấn và mức độ hiểu biết của mỗi khách thể nhưng không quá I tiếng Trong quá trình phỏng vấn nhà
nghiên cứu đặt câu hỏi để khách thể trả lời, mục đích là tìm hiểu được những
sự kiện khách quan, ít tập trung vào các đánh giá chủ quan của khách thể Chính những điều này sẽ giúp cho việc phân tích số liệu sau này được khách quan và chính xác
Mặc dầu không đưa ra những câu hỏi cụ thể, nhưng nội dung phỏng vấn
ở đây được chuẩn bị trước một cách chỉ tiết, rõ ràng theo các mảng vấn đề mà nghiên cứu quan tâm Trình tự nội dung cần phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, người phỏng vấn có thể linh động, mềm dẻo tùy theo
mạch câu chuyện của từng khách thể Tùy vào đối tượng và khách thể của
cuộc phỏng vấn mà nội dung của mỗi cuộc có thể thay đổi (Xem phụ lục 4)
Các kết quả điều tra thực tiễn thu được từ phỏng vấn sâu được xử lý qua
các giai đoạn sau:
- _ Gỡ băng các cuộc phỏng vấn sâu
Trang 24-_ Đọc kỹ nội dung các cuộc phỏng vấn
- _ Phân tích nội dung các cuộc phỏng vấn
-_ Trích dẫn thông tin nhằm mục đích bổ sung và làm rõ hơn những thông tin từ cuộc khảo sát thực tiễn trên diện rộng
1.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU:
Quá trình thực hiện đề tài gồm 2 phần: Phần nghiên cứu lý luận và phần nghiên cứu thực tiễn
1.2.1 Nghiên cứu lý luận
1.2.1.1 Mục đích nghiên cứu
Từ khung lý luận xác lập quan điểm chủ đạo của luận văn trong việc
nghiên cứu các vấn đề về CTQL trong trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trên thực tiễn
1.2.1.2 Nội dung nghiên cứu
- _ Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những công trình
nghiên cứu của các tác giả về các vấn đề liên quan đến CTQL trong
trường tiểu học Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong các công
trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu
- _ Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan
1.2.2 Nghiên cứu thực tiễn
Quá trình nghiên cứu thực tiễn gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn khảo sát chính thức và giai đoạn phân tích số liệu
1.2.2.1 Giai đoạn 1 - Chuẩn bị
Mục đích của giai đoạn này là thu thập tài liệu liên quan để hiểu rõ về
vấn đề nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ nghiên cứu Giai đoạn này gồm các bước:
- Phan tích tài liệu và thu thập ý kiến
-_ Thiết kế công cụ nghiên cứu: bảng hỏi, bản hướng dẫn phỏng vấn
sâu
Trang 25- Tim hiéu va lua chon dia ban nghién cttu
- Khao sét thu
- _ Chỉnh sửa và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu
1.2.2.2 Giai đoạn 2 - Khảo sát chính thức
Kết quả của giai đoạn này là những số liệu từ thực tế khảo sát tại các trường tiểu học ở thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Giai đoạn này gồm các
bước:
- _ Phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi cá nhân
- Phong vấn sâu
1.2.2.3 Giai đoạn 3 - Phân tích số liệu
Giai đoạn này gồm các bước:
- _ Xử lý và phân tích dữ liệu định tính (dữ liệu phỏng vấn sâu)
- _ Viết các chuyên đề và báo cáo tổng kết
Tiểu kết chương 1:
Nghiên cứu này được thực hiện theo một chu trình tổ chức chặt chẽ Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp diéu tra bằng bảng hỏi cá nhân,
phương pháp phỏng vấn sâu Các số liệu thu về được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính sao cho những kết quả và kết luận đủ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học Các kết quả điều tra định lượng được khắc hoạ rõ hơn qua một số trường hợp trong phỏng vấn sâu (định tính) Đó là cơ sở để có thể nhận
được những kết quả nghiên cứu một cách khách quan và mang tính khoa học
Trang 262.1.1.1 Vị trí của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Điều VI, Luật giáo dục (số 11 năm 1998 Quốc hội khoá X) quy định rõ
hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
- Giáo dục mẫm non có nhà trẻ, mẫu giáo
- Giáo dục phổ thông có hai cấp học là cấp tiểu học và cấp trung học, cấp trung học có trung học cơ sở và trung học phổ thông
- Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học và sau đại học: giáo dục đại học đào tạo cao đẳng và đại học; giáo dục sau đại học đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ
Qua đó cho thấy GDTH là một cấp học khởi đầu nằm trong giáo dục phổ
thông Cũng theo Luật giáo dục, trẻ em từ 6 tuổi đến 14 tuổi đều phải bắt buộc vào cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 Tuổi HS vào lớp 1 1 6 tuổi Đây là giai
đoạn thật sự đến với sự học của con người, sau khi qua giai đoạn giáo dục
mầm non “chơi mà học” bước vào bậc tiểu học “học mà chơi” để từ đó mỗi
người làm quen với việc học, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm, quan dần với cuộc
sống xã hội và trưởng thành
2.1.1.2 Vai trò của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
GDTH nhằm đạt đến mục tiêu “Giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học lên trung học cơ sở” Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển của xã hội ngày nay Để đáp ứng
Trang 27được nhu cầu hiện tại cũng như cung cấp cho trẻ em những hành trang cần
thiết bước vào tương lai thì giáo dục phải tạo cho trẻ em phát triển một cách tự nhiên và hiện đại
Muốn trẻ em phát triển tự nhiên, hiện đại thì không thể lấy người lớn làm mẫu để phán xét trẻ em “Trẻ em” không phải là hình ảnh thu nhỏ của người lớn mà phải xem trẻ em là trung tâm, giảng dạy vừa là cung cấp, vừa là hướng dẫn và hướng đến cái đích cuối cùng là khơi dậy được tiềm lực của mỗi con người (bắt đầu từ trẻ em), dạy trẻ em cách học để hình thành, phát triển toàn
diện nhân cách con người
2.1.1.3 Đặc điểm của giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Trong “Luật phổ cập GDTH” có ghi: “GDTH là cấp học nền tảng của hệ
thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn điện nhân cách người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Cấp tiểu học là cấp học phổ cập và phát triển, tạo tiền đề để thực hiện
“nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” Tính phổ cập là bắt buộc trẻ em học xong cấp tiểu học phải đạt được những yêu cầu tối thiểu
Nhưng cấp tiểu học sẽ tạo ra những điều kiện để trẻ em tiếp tục phát triển, có
khả năng học tập suốt đời để trở thành những con người có trí tuệ, có ý chí cao
và tình cảm đẹp Tính phổ cập và phát triển GDTH chính là tính đồng loạt và
tính cá thể ở tiểu học Tính đồng loạt là yêu cầu của cấp học này đối với trẻ
em I1 - 12 tuổi, chậm là 14 tuổi có thể và phải đạt được Tuy vậy, những HS trong độ tuổi này có khả năng và có điều kiện học tập thì có thể phát triển cao
Trang 28và nhân văn, lĩnh vực giáo dục và đạo đức, lối sống và thẩm mỹ Ngay từ
những lớp đầu cấp, các em HS đã được học các tri thức lịch sử, địa lý đất nước, bài văn, bài thơ của ông cha, được giáo dục lối sống văn minh, tình cảm cao thượng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Mặt khác, nội dung
giáo dục ở cấp tiểu học cũng chú ý thích đáng đến những tri thức của nhân
loại thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật Tất cả cách làm này làm cho giáo dục của nước ta từng bước hoà nhập với trào lưu giáo dục hiện đại
của thế giới
Cấp tiểu học còn có đặc điểm là tính nhân văn và dân chủ được quán xuyến trong nhà trường tiểu học Tính nhân văn và dân tộc trước hết được thể hiện ở mục tiêu phổ cập GDTH ở tính chất phát triển của cấp học này Tính nhân văn và dân chủ còn được thể hiện ở phương pháp dạy học và giáo dục, phải lấy HS làm trung tâm, giáo dục không thể dựa trên sự cưỡng chế từ bên
ngoài, từ bên trên Giáo dục ở tiểu học phải triệt để tôn trọng nhân cách của
HS, coi trọng nội lực thúc đẩy hoạt động học của HS, đồng thời những hoạt động chân tay, hội họa, trò chơi, hát múa phải có một vị trí xứng đáng trong học đường
Tính dân chủ còn được thể hiện ở chỗ mọi trẻ em đến tuổi đi học đều
được nhận vào học ở các trường tiểu học, mọi người dân Việt Nam đều có quyền hưởng nền GDTH và có nghĩa vụ đối với nó GDTH là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là công việc liên quan đến mọi nhà Làm tốt công tác GDTH sẽ góp phần thực hiện chủ trương “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Cân nhắc đến cấp tiểu học là cấp học của “cách
học” Kinh nghiệm cải cách giáo dục ở nước ta, kinh nghiệm của Trung tâm
Công nghệ giáo dục cho thấy cấp tiểu học là cấp học của cách học nghĩa là HS phải học cách học Nhờ biết cách học mà trẻ em có thể lĩnh hội được những khái niệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo được chọn lọc từ nền văn minh nhân loại Ở lớp 1-2-3, HS được hình thành cách học với những thao tác trí óc cơ
Trang 29bản HS lớp 4-5 đã có thể định hình được cách học Nhờ vậy, kết thúc cấp tiểu học, đối với trẻ bên cạnh sự nắm vững “tri thức, kỹ năng, kỹ xảo” do chương
trình cấp học quy định, các em còn phải biết cách học để khi lên học ở các lớp
trên sau cấp tiểu học dùng cách học đã được hình thành đó như một công cụ
để chiếm lĩnh tri thức cao hơn
Đặc điểm cuối cùng là cấp tiểu học đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên với những đặc điểm đã trình bày ở
trên, có nhiệm vụ phải xây dựng những nền móng cho toàn bộ hệ thống giáo
dục phổ thông để “đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời chuẩn bị đội ngũ những người xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước”
Tóm lại, mọi công dân đều phải qua phổ cấp tiểu học và nay là trung học
cơ sở Hoạt động học ở cấp học này là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ em Chính ở cấp học này, những đặc điểm tâm lý, sinh
lý của trẻ em phát triển mạnh, đồng thời với sự hình thành nề nếp và thói quen học tập, nhu cầu và hứng thú nhận thức Cấp tiểu học và GV có ảnh hưởng rất lớn đối với HS Vì lẽ đó, dạy học và giáo dục cấp học này sẽ không chỉ đặt
nền móng cho giáo dục phổ thông, mà còn đặt nền móng cho toàn bộ sự hình thành nhân cách con người và sự sáng tạo của HS
2.1.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và đặc điểm của giáo viên tiểu học
2.1.2.1 Vị trí, vai trò của giáo viên tiểu học
Vị trí, vai trò của nhà giáo được Đảng và Nhà nước khẳng định trong luật giáo dục năm 1998 “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt
cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách
đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tỉnh thần để nhà giáo thực hiện
nhiệm vụ của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy hoc” [18, tr.13]
Trang 30Người GV ngày nay vừa phải dạy chữ, dạy người, dạy nghề GV phải là
nhà sư phạm, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội, phải là người năng
động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và phải luôn đổi mới Để hoàn thành nhiệm vụ vinh quang nặng nề của mình, nhà giáo phải được bồi dưỡng và luôn
tự bồi dưỡng để nắm bắt, lĩnh hội những tri thức khoa học hiện đại, cập nhập
và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu trong mỗi giai đoạn nhất định Điều này đã được thể hiện rõ tại điều 70 Luật giáo dục: “Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ
và chuẩn mực nhà giáo Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của chính
phủ” [17, tr.47]
Ở tiểu học , mỗi GV là GV chủ nhiệm lớp và đảm nhiệm dạy hầu hết các môn học của lớp phụ trách, đồng thời là anh, chị phụ trách công tác đội, công tác sao nhi đồng Vì vậy, họ là người quyết định toàn diện đến chất lượng giáo dục của một lớp Bên cạnh đó GVTH còn thường xuyên làm việc với tất cả HS trong lớp ở hầu hết các môn học Như vậy, GVTH phải học tập, bồi dưỡng và hiểu sâu không những các môn học của một lớp, một cấp học mà còn phải hiểu biết khả năng về tâm, sinh lý của từng HS trong lớp mình phụ trách
GVTH là người giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện phổ cap GDTH
Điều 15 Luật giáo dục phổ cập tiểu học quy định: “GVTH phải được tuyển
chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn đạo đức, tác phong, chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định” Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, GVTH còn tích cực tham gia công tác phổ cập GDTH ở địa phương Trong những năm qua, GVTH đã tham gia tích cực và góp phần quan trọng trong việc thực hiện phổ cập GDTH Hơn nữa, GVTH là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của cấp tiểu học, một cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện để nâng cao dân trí và trang bị những cơ sở ban đầu hết sức trọng
Trang 31yếu để phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai Ngay
nay với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, phương pháp giáo dục nặng nề,
áp đặt bắt trẻ em chấp nhận những điều có sắn không còn phù hợp nữa GV phải là người định hướng tạo ra sự phát triển tự nhiên của trẻ em, vì sự phát triển của trẻ em, vì lợi ích của trẻ GDTH ngày nay không thể lấy người lớn làm chuẩn mực để áp đặt cho trẻ em, không lấy lý thuyết suông làm nội dung
mà phải coi HS là nhân vật trung tâm, là linh hồn của nhà trường, lấy sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hạnh phúc của trẻ làm nguồn vui, làm lẽ sống của mình Chỉ có như vậy mới đảm đương tốt sứ mệnh, vai trò của người GVTH GVTH là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS bởi vì HSTH thường xuyên tiếp xúc với GV nhiều hơn
so với các cấp học khác Thời gian học ở cấp tiểu học dài nhất trong giáo dục
`
phổ thông (5 năm) GVTH là người có uy tín, là “thần tương” đối với lứa tuổi
nhỏ Lời thầy cô có sức thuyết phục, cử chỉ của thầy cô là mẫu mực, cuộc
sống và hành động của thầy cô là tấm gương cho các em GVTH là người am
hiểu và có nhiều mối quan hệ gắn bó với HS nhất (thường dạy tại quê hương,
có quan hệ dòng họ, làng xóm và các mối quan hệ hàng ngày ) Ngày nay,
GVTH không thể chỉ dạy HS bằng những kinh nghiệm vốn có sẵn, đơn thuần
mà phải nghiên cứu, lựa chọn, cung cấp cho trẻ những tri thức khoa học hiện đại, phù hợp để trẻ thoả mãn nhu cầu học lên cao Chính vì vậy, GVTH là người giữ vai trò chủ đạo, vai trò tổ chức hướng dẫn, là hình mẫu để học trò tìm tòi, hoạt động và noi theo Có quan niệm trước đây cho rằng, GVTH chỉ
dạy cho HS biết chữ đơn thuần và dạy ở cấp tiểu học là đơn giản, dễ dàng Đó
là những quan niệm sai lầm và bị xã hội bác bỏ
Vai trò, vị trí của GVTH đã được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận, đã được thể hiện bằng các nghị quyết, chính sách cụ thể Nhà nước coi đầu tư cho
giáo dục (trong đó có GDTH) là đầu tư cho sự phát triển, xác định cấp tiểu
học là cấp học nền tảng, xây dựng chiến lược phát triển GDTH, thực hiện phổ
Trang 32cập GDTH, có chế độ phụ cấp ưu đãi cho GVTH cao hơn so với GV các cấp học khác GVTH hai năm được tăng một bậc lương Cấp tiểu học được khuyến khích dạy 2 buổi/ngày, được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và thực hiện trước việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia so với những cấp học khác Với vị trí quan trọng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân
như vậy, mỗi GVTH cần nắm bắt thời cơ, nắm bắt các điều kiện thuận lợi để
ra sức phấn đấu, rèn luyện, để hoàn thành trọng trách và hoàn thành mục tiêu của bậc học như Bác Hồ đã chỉ rõ: “Cấp tiểu học cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, tôn trọng của
công Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ có gò ép vào khuôn mẫu người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe các cháu”
Vị trí, vai trò của GVTH là hết sức quan trọng Vì vậy, mỗi GVTH cần phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn nhất định
2.1.2.2 Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học
Để hiểu được nhiệm vụ của người GVTH, trước hết cần phải biết nhiệm
vụ của người GV nói chung
Trong xã hội bao gồm nhiều ngành, nghề khác nhau Mỗi ngành, mỗi nghề có những nhiệm vụ khác nhau Tuy nhiên, dù ở ngành, nghề nào, mỗi
người cũng cần xác định rõ và hiểu được nhiệm vụ của mình Có như vậy, mới
có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Nhà giáo được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ rất vinh quang, nhưng hết sức nặng nề Vì vậy, mỗi GV cần hiểu rõ nhiệm vụ vinh quang đó Nhiệm vụ của GV được ghi rõ trong điều 63 của Luật Giáo dục năm 1998 Đó là,
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý, chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật
và điều lệ nhà trường;
Trang 33- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi, lợi ích
chính đáng của người học;
- Không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật [1§; 8]
Người GVTH phải hiểu rõ và làm tốt nhiệm vụ chung của GV, đồng thời cần nắm chắc nhiệm vụ cụ thể của mình Điều 32 điều lệ trường tiểu học
đã chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể của GVTH là:
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định; lê lớp đúng giờ, không tuỳ
tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy, quản lý
HS trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt
động của tổ chuyên môn;
- Tham gia công tác phổ cập GDTH ở địa phương;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, các quyết định của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước HS, thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của HS; đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;
- Chủ động phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, kết
hợp chặt chẽ với gia đình HS và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Trang 34Nguoi GVTH hau hét déu lam chủ nhiệm lớp, cho nên phải nắm chắc
nội dung về công tác chủ nhiệm lớp Theo PGS.TS Hà Nhật Thăng [9] nội
dung công tác chủ nhiệm lớp bao gồm:
- Tìm hiểu, phân loại HS của lớp chủ nhiệm;
- Xây dựng tập thể HS lớp chủ nhiệm;
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện;
- Kiên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo
dục HS;
- Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp; đánh giá kết quả giáo dục HS Như vậy, nhiệm vụ của GVTH là rất nặng nề nhưng đây vinh quan
GVTH vừa làm nhiệm vụ dạy chữ, dạy người và tham gia một số hoạt động xã
hội nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của GDTH Mỗi GVTH là anh chị phụ trách đội hoặc phụ trách sao nhi đồng, đồng thời làm công tác chủ nhiệm
lớp Vì vậy, mỗi GVTH cần nhận thức và hiểu rõ nhiệm vụ của mình Chỉ có như vậy, mới tự rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân tin tưởng giao phó Người GVTH cần phải hiểu sâu sắc những đòi hỏi của xã hội, sự đòi hỏi của thế hệ trẻ, đồng thời thấy rõ những yêu cầu cần phải có đối với người GVTH trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo Hiểu được như vậy thì GVTH mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Vị trí, vai trò của GVTH càng được thể hiện quan trọng hơn bởi GVTH
có những đặc điểm đặc thù và họ cần hiểu rõ nhưỡng đặc điểm này
2.1.2.3 Đặc điểm của giáo viên tiểu học
Đội ngũ GVTH là lực lượng đông đảo nhất trong lực lượng nhà giáo, gắn bó mật thiết với nhân dân ở từng xóm, thôn, bản, làng trên mọi miền đất nước ở đâu có dân cư thì ở đó có GVTH
GVTH có đặc điểm khác với GV ở cấp trung học phổ thông và các cấp học cao hơn, đó là GVTH phải đảm nhận giảng dạy hầu hết các môn học của
cấp học Bởi vậy, họ phải là người am hiểu toàn diện, kiến thức cơ bản về khoa
Trang 35học tự nhiên, khoa hoc xã hội Hầu hết GVTH đều làm công tác chủ nhiệm,
công tác phụ trách Đội, sao nhi đồng Vì vậy, GVTH phải hiểu biết về công tác đội, công tác chủ nhiệm lớp GVTH phần lớn là người công tác tại quê hương, nơi mình sinh sống, trưởng thành nên có nhiều mối quan hệ quê hương, dòng họ, quan hệ hàng ngày Mối quan hệ, sự hiểu biết hai chiều giữa
HS và GV là sâu sắc hơn so với những cấp học khác Hơn nữa, lại là người
công tác, cống hiến, làm việc trên quê hương nhiều hơn so với GV cấp học
khác, là người hiểu phong tục tập quán nhưng lại dễ va chạm cuộc sống
thường nhật nếu đối xử không khéo, không gương mẫu GVTH là người dạy cho HS những kiến thức ban đầu, cơ bản, khá toàn diện Những kiến thức này
là cơ sở, là nền tảng để HS tiếp tục học ở những cấp học cao hơn Nếu GVTH không nắm chắc kiến thức tiêủ học một cách toàn diện thì khó có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao
Đội ngũ GVTH có trình độ đào tạo rất đa dạng do được đào tạo từ nhiều
nguồn Trước đây, GVTH chủ yếu được đào tạo ở trình độ thấp, lại gồm nhiều
thế hệ đào tạo, đa số được đào tạo ở trình độ trung học sư phạm Có GV khi
tuyển vào sư phạm mới đạt trình độ trung học cơ sở Do yêu cầu bức bách của
sự phát triển quy mô GDTH nhưng năm trước đây, nhiều địa phương đã phải
đào tạo cấp tốc, ngắn hạn để đủ số lượng GV giảng dạy Chính vì vậy, đội ngũ
GVTH có sự không đồng đều về năng lực chuyên môn GV được đào tạo ở nhiều trình độ khác nhau, năng lực chuyên môn của họ cũng khác nhau Để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của GDTH, việc tìm giải pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH đối với CTQL là rất cần thiết Lao động của GVTH là lao động nặng nhọc GV hoạt động liên tục cả
buổi GV phải hướng dẫn từng HS một cách tỷ mỉ (đặc biệt là lớp đầu cấp), phải xử lý nhiều tình huống trong tiết học rất phức tạp, đa dạng Ở lớp 1 và lớp
2, vừa dạy, vừa dỗ, đòi hỏi GV phải có khả năng phân phối sự chú ý cao và nghệ thuật đối xử sư phạm khéo léo Thời gian lao động của nhà giáo có thể từ
Trang 36sáng tới khuya, thậm chí cả ngày nghỉ Vì vậy, việc quản lý thời gian lao động của thầy cô giáo không thể quản lý đơn thuần thời gian hành chính Một nghề
mà kết quả giáo dục có thể không thấy ngay được, phải sau một thời gian nhất
định mới có thể thu được kết quả học tập của HS, đặc biệt là kết quả giáo dục đạo đức có khi phải qua một thời gian, một kỳ, một năm hoặc sau nhiều năm
mới thấy rõ kết quả của việc giáo dục
Do đặc điểm như vậy, GVTH càng có vị trí, vai trò quan trọng hơn bao
giờ hết GVTH là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của mỗi lớp của từng HS
2.1.2.4 Những yêu cầu đối với giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh việc GVTH cần phải nắm chắc nhiệm vụ chung của nhà giáo được quy định tại điều 63 của Luật Giáo dục năm 1998, nhiệm vụ cụ thể của
người GVTH theo điều lệ trường tiểu học, GVTH cần hiểu rõ nội dung quyết
định số 43/2000/QĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ ban hành tiêu chuẩn, nghiệp vụ các ngạch GVTH, cụ thể như sau:
Về chức trách: GVTH là viên chức chuyên môn nghiệp vụ chịu trách nhiệm giảng dạy, tạo điều kiện để phát huy tính tích cực sáng tạo của HS trong việc tiếp thu kiến thức các môn học và thực hiện công tác giáo dục toàn điện đối với HS ở cấp tiểu học theo đúng chương trình, kế hoạch của cơ quan quản lý giáo dục các cấp quy định
GVTH có các nhiệm vụ cụ thể là:
- Giảng dạy các môn học chuyên biệt tại lớp được hiệu trưởng phân
công phụ trách ở tất cả các khâu;
- Thực hiện và tham gia các hoạt động của nhà trường để đánh giá chất
lượng học tập, rèn luyện của HS: coi thi, chấm thi, làm sổ điểm, ghi học bạ
theo đúng quy chế;
- Sưu tâm, tích luỹ các tư liệu, sử dụng, bảo quản và làm đồ dùng dạy
học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập;
Trang 37- Thực hiện đây đủ nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp;
- Giáo dục, rèn luyện HS để hình thành những thói quen đạo đức tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng;
- Phối hợp với phụ huynh HS trong CTQL, rèn luyện thói quen kỹ năng học tập tốt và giáo dục, củng cố các hành vi đạo đức cho HS;
- Tham gia học tập, bồi dưỡng và sinh hoạt các chuyên dé nhằm không
ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Phấn đấu, rèn luyện để đạt chuẩn GVTH, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng giảng dạy và giáo dục;
- Thực hiện chương trình học tập, bồi dưỡng theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý ngành giáo dục-đào tạo;
- Tự học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy, giáo dục và kiến thức thực tế ở địa phương;
- Tham gia công tác xã hội như: công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương; Tham gia công tác phổ cập giáo dục và xoá mù chữ
Về hiểu biết, GVTH cần phải:
- Nam được nội dung cơ bản của luật, pháp lệnh và các văn bản quy
phạm pháp luật về các quy định trong giáo dục-đào tạo và các quy định liên
quan đến GVTH;
- Nắm được mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy ở cấp tiểu học và các quy định của Bộ, Sở, Phòng giáo dục-đào tạo về công tác giáo dục trong trường tiểu học;
- Nắm được những nội dung cơ bản , các yêu cầu về kiến thức kỹ năng
của các môn học ở cấp tiểu học; những kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi, phương pháp giảng dạy mới các môn học mà mình đảm nhận để giảng dạy đối
với HS tiểu học;
Trang 38- Nắm được mục đích, yêu cầu về phương tiện dạy học, trang thiết bi,
đồ dùng dạy học và biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị đồ dùng học tập;
- Nắm được thực trạng chất lượng HS thuộc lớp được phân công phụ
trách;
- Nắm vững chức trách, nhiệm vụ và phương pháp tổ chức hoạt động của GV chủ nhiệm lớp;
- Biết phối hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh HS, tổng phụ trách Đội
và Sao nhi đồng để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và đánh giá được
sự rèn luyện, học tập, tiến bộ của từng HS
Về trình độ, GVTH phải tốt nghiệp trung học sư phạm tiểu học trở lên
Nếu tốt nghiệp trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học mà chưa
qua đào tạo sư phạm thì phải được đào tạo, bồi dưỡng để có chứng chỉ về
nghiệp vụ sư phạm tiểu học tại các trường, khoa sư phạm tiểu học [1, tr 80,
81, 82]
Hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác xây dựng phát triển đội ngũ GV, mỗi GVTH đều phải đạt được các chuẩn đối với GVTH
Chuẩn GVTH gồm 3 lĩnh vực với những nội dung sau:
Lĩnh vực 1: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị
- GVTH phải có lòng yêu nước, yêu XHCN, chấp hành tốt nhưững chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người GVTH;
- Có phẩm chất đạo đức mà nghề dạy học đòi hỏi: yêu nghề, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với HS;
- Có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần
hợp tác;
- Có tỉnh thần phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Lĩnh vực 2: Kiến thức
Trang 39- GVTH phải nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản liên quan đến
các môn học trong chương trình tiểu học;
- Có kiến thức về nghiệp vụ sư phạm tiểu học;
- Có hiểu biết về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước đối với kinh tế, văn hoá, xã hội;
- Có kiến thức phổ thông về quản lý hành chính Nhà nước, về môi trường, dân số, an ninh, quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế
học đường;
- Có hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương trường đóng
Lĩnh vực 3: Kỹ năng sư phạm (kỹ năng giáo dục, dạy học, tổ chức)
- GVTH phải biết lập kế hoạch bài học;
- Biết tổ chức giờ học, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của bài
học;
- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, biết tổ chức các hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của Đội thiếu niên và Sao nhi đồng;
- Biết giao tiếp, ứng xử với HS, phụ huynh HS, đồng nghiệp và cộng
đồng;
- Biết lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ và sử dụng hồ sơ vào việc giảng dạy và giáo dục HS
Các lĩnh vực trên đều được chia theo các mức độ A, B, C, D [1, tr.30,
31] Từ những vấn đề trên, để đáp ứng yêu cầu của GDTH trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo thì người GVTH cần phải có những yêu cầu
sau đây:
- GVTH phải là công dân, người viên chức gương mẫu;
- GVTH phải nắm được nội dung cơ bản của luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về các quy định trong giáo dục-đào tạo và các quy
Trang 40định liên quan đến GDTH Chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương, đơn vị;
- Phải có lòng yêu nghề, yêu người, lòng nhân ái, trung thực;
- Phải nắm vững kiến thức văn hoá, khoa học cơ bản liên quan đến chương trình GDTH, nắm vững kiến thức tối thiểu ở trình độ đào tạo trung học
sư phạm Thường xuyên cập nhập những vấn đề đổi mới của giáo dục liên
quan đến cấp tiểu học Am hiểu về cuộc sống, về kinh tế-xã hội, về phong tục,
tập quán của địa phương nơi trường đóng;
- Nắm vững kỹ năng sư phạm bao gồm kỹ năng dạy học và kỹ năng
giáo dục HSTH;
- Có năng lực tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của HS ở trong và ngoài
nhà trường, phải là người có uy tín với HS;
- Có lời nói rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đủ nét, đúng quy định, đẹp;
- Có khả năng tham gia một số hoạt động ở những lĩnh vực phù hợp như: văn hoá, thể dục thể thao, văn nghệ ;
- Có hiểu biết về tin học, ngoại ngữ, quản lý hành chính liên quan đến
GDTH;
- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên và thực hiện học tập suốt đời;
- Có trình độ đào tạo chuyên môn từ trung học sư phạm trở lên;
- Biết cách tổ chức các hoạt động chủ yếu của Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng;
- Biết sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học cần thiết phục vụ cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục;
- Có năng lực kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS trên các mặt giáo dục;
- Có khả năng làm công tác chủ nhiệm lớp;
- Biết sưu tầm, tích lũy các tư liệu, sử dụng và làm đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập;