1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

68 485 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 607,5 KB

Nội dung

- Địa chỉ: Số 18 Trần Hưng Đạo, phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam từ khi gia nhâp WTO từ năm 2006 đã có những bướcphát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu trên nhiều mặt Tốc độ tăng trưởngkinh tế năm sau cao hơn năm trước Đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng suy thoáitoàn cầu vừa qua, tuy cũng có những thiệt hại nặng nề như hầu hết các quốc gia trênthế giới nhưng nền kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn cơ bản ổn định, duy trì được tốc độtăng trưởng, tiềm lực và quy mô kinh tế tiếp tục tăng lên Việt Nam đã bước ra khỏitình trạng là một nước kém phát triển Có được những thành tích đó một phần lớncông lao là do công tác quản lý NSNN ngày càng được nâng cao từ cấp trung ươngtới cấp địa phương Bởi nền kinh tế nước ta xây dựng theo mô hình nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, NSNN với những chức năng và nhiệm vụ của nó đãđóng vai trò tích cực trong việc đầu tư phát triển kinh tế trên mọi mặt đặc biệt là ởcác lĩnh vực then chốt và bảo đảm an sinh xã hội

Hiện nay, tuy Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng việc nâng cao hiệu quảcông tác quản lý thu chi NSNN nhưng thực tế cho thấy việc quản lý còn bộc lộnhiều khó khăn bất cập, gây lãng phí thất thoát tiền của của nhân dân

Là một trong những hạt nhân của NSNN, NS thị xã đóng vai trò quan trọngtrong phát triển kinh tế địa phương Từng địa phương giàu mạnh sẽ là động lực cho

sự phát triển vững mạnh của cả quốc gia

Thị xã Quảng Yên là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanhcủa tỉnh Quảng Ninh Là một địa phương giàu truyền thống lịch sử trong đấu tranhdựng nước và giữ nước, hiện nay nhân dân Quảng Yên đang ra sức thi đua phát huynội lực xây dựng quê hương giàu đẹp văn minh Tuy nhiên tốc độ phát triển củaQuảng Yên chưa tương xứng với những tiềm năng và thế mạnh của thị xã mà mộttrong những nguyên nhân là do công tác quản lý NSNN tại địa phương chưa thực sựhiệu quả Vì vậy, xuất phát từ sự cần thiết phải tăng cường quản lý NS địa phươngtrong giai đoạn hiện nay, cụ thể là ngân sách thị xã và mong muốn góp phần nhỏcông sức để công tác quản lý NSNN ở thị xã Quảng Yên được tốt hơn, em đã chọn

đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn thị xã

Trang 2

Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” làm bài thực tập tốt nghiệp của mình.

Nội dung của báo cáo bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng NinhChương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách của Ủy ban nhân dân thị

xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2013 – 2015

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách của Ủyban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2013 – 2015

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ QUẢNG YÊN,

TỈNH QUẢNG NINH

1.1 Quá trình ra đời và phát triển của ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Tên đơn vị: Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

- Địa chỉ: Số 18 Trần Hưng Đạo, phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên,

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằmbảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốcphòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, gópphần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từtrung ương tới cơ sở”

- Nhiệm vụ

Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

+ Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

+ Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình + Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

Trang 4

+ Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ giađình, giải quyết các tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của phápluật;

+ Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;+ Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi

Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kếhoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;

+ Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch

vụ ở các xã, thị trấn;

+ Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sảnxuất sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm,thuỷ sản và các cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh

Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xâydựng thị xã

+ Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ

Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao,

Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Trang 5

+ Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin,thể dục thể thao, y tế

+ Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cậpgiáo dục

+ Quản lý các công trình công cộng được phân cấp

+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế

+ Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hànhnghề y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;

+ Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chứcthực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo

Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụsản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;

+ Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quảthiên tai, bão lụt;

+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường vàchất lượng sản phẩm

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang vàquốc phòng toàn dân

+ Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ,giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp viphạm theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý

hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;

+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ anninh, trật tự, an toàn xã hội

Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo + Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 6

+ Quyết định biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôngiáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việcchấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật

+ Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn

+ Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật+ Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổchức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo

Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân theo quy định của pháp luật;

+ Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quanchuyên môn

+ Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của

Uỷ ban nhân dân cấp trên;

+ Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;

+ Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ởđịa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét,quyết định

- Theo những tư liệu lịch sử, do có địa thế giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nên

Quảng Yên là nơi người Việt cư trú từ lâu đời, trước cả quá trình hình thành đảo HàNam (năm 1434), xa hơn có thể từ thời Trần (1225-1400) khi vùng đất này được gọi

là trại An Hưng

- Chính quyền thị xã Quảng Yên được thành lập vào ngày 20/7/1945.

- Là thị xã và lại có vị trí nằm giữa 3 thành phố lớn: Hạ Long, Uông Bí, HảiPhòng nhưng với nhiều người khi đặt chân đến Quảng Yên, vẫn luôn có cảm giácthật thanh bình, yên ả Mọi thứ, từ cảnh vật đến nếp sinh hoạt của người dân ở đâydẫu đã có sự pha trộn nét hiện đại nhưng vẫn đậm chất cổ xưa của vùng đô thị cổ.Điều ấy có thể nhận thấy rõ qua những ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp hàng trăm nămtuổi nằm xen kẽ với những ngôi nhà ống trên các con phố Hoàng Hoa Thám, LêLợi, Ngô Quyền… Hay ở ngay chợ Rừng - chợ lớn nhất, sầm uất nhất thị xã vẫn

Trang 7

còn đậm phong cách bán buôn của chợ quê… Hẳn là vậy, bởi Quảng Yên đã có quátrình hình thành và phát triển hơn 2 thế kỷ Và đây cũng là một trong những đô thị

cổ nhất ở Quảng Ninh Quảng Yên hiện vẫn còn lưu giữ được khoảng hơn 200 ditích lịch sử - văn hoá các loại, bao hàm rất nhiều giá trị vật thể và phi vật thể Trong

đó, Di tích lịch sử Bạch Đằng vừa được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt;

38 di tích quốc gia và 12 di tích cấp tỉnh Chỉ riêng Di tích lịch sử Bạch Đằng đã cóbiết bao điều để nói Vì đây là nơi khắc ghi những chiến công oanh liệt trong lịch sửkháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta qua các triều đại Ngô, Tiền Lê và Trần

mà đỉnh cao là trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của anh hùng dân tộc TrầnQuốc Tuấn ở thế kỷ XIII Trong hệ thống quần thể di tích này còn có Khu Bãi cọcBạch Đằng; Đền thờ Trần Hưng Đạo; Miếu Vua Bà; cây lim Giếng Rừng; ĐìnhTrung Bản; Đền Trung Cốc; Đình Yên Giang Mỗi địa danh là niềm tự hào vềtruyền thống yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của cha ông ta xưa kia

- Những người con của mảnh đất này còn rất tự hào về quê hương khi màQuảng Yên là vùng đất có nhiều lễ hội với hệ thống đình, chùa, từ đường dày đặc.Chỉ riêng khu vực đảo Hà Nam đã có hơn 20 ngôi đình, chùa, 80 từ đường Cứ mỗi

độ xuân sang, người dân Quảng Yên và các vùng lân cận lại được nô nức tham giavào hàng chục lễ hội lớn, nhỏ như: Lễ ra cỗ họ (mùng 2 tháng Chạp), Lễ hội TiênCông (mùng 6, 7 tháng Giêng), Lễ đại kỳ phước của các làng xã (ngày 15 thángGiêng), Lễ hội xuống đồng (vào dịp đầu tháng 6 âm lịch) và nhiều hội làng độc đáokhác Cùng với đó là những không gian văn hoá qua các làn điệu hát chèo, hátđúm, hát giao duyên Rồi cả những món ăn mang hồn quê, đất việt như: Bánh dày,bánh gio vùng đảo Hà Nam Ở Quảng Yên hiện vẫn còn lưu giữ được rất nhiềunghề thủ công truyền thống như: Đan ngư cụ, đóng thuyền gỗ, tập trung tại vùngquê Hà An, Nam Hoà, Hiệp Hoà với nhiều nghệ nhân sống bằng nghề

-Có rất nhiều ý kiến đều đã khẳng định, Quảng Yên là vùng đất “thiên thời,địa lợi, nhân hoà” để phát triển Theo Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính, QuảngYên có một tài nguyên rất giá trị đó là vị thế thuận lợi Điều này có thể giúp QuảngYên mở rộng phát triển kinh tế ven biển; trở thành điểm kết nối giao thương giữaQuảng Ninh với TP Hải Phòng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Còn theo GS.TS

Trang 8

Trương Quang Hải (Đại học Quốc gia Hà Nội), tài nguyên vị thế của Quảng Yên rất

có giá trị về cả tự nhiên, kinh tế, chính trị và quân sự… Có lẽ, vị thế cộng với nhữnggiá trị văn hoá, truyền thống của mảnh đất này chính là lý do để ngày 25-11-2011,Chính phủ ra Nghị quyết số 100/NQ-CP thành lập TX Quảng Yên Điều này, thêmmột lần nữa khẳng định vị trí chiến lược của Quảng Yên trong quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội chung của tỉnh

- Quả thực, việc Quảng Yên trở thành thị xã đã làm nức lòng không chỉnhững người con của mảnh đất này mà còn là niềm vui, niềm tự hào chung củanhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh Đây cũng chính là động lực để giúp chínhquyền và nhân dân Quảng Yên vượt qua năm 2012 với rất nhiều khó khăn tháchthức trong bối cảnh chịu tác động bởi những khó khăn chung của thế giới, trongnước và trong tỉnh Để rồi, một năm “nâng hạng” là một năm Quảng Yên sôi độngvới hàng loạt các chương trình, dự án đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tớinhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, tạo đà cho vùng đất này phát triển Điển hìnhnhư: Dự án đường Uông Bí - Cầu Sông Chanh, tạo tuyến đường xương sống nốiliền quốc lộ 18 với Quảng Yên, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu với TPUông Bí, TP Hạ Long và các tỉnh bạn Hay như Dự án tuyến đường cao tốc 5B kéodài đi qua địa phận TX Quảng Yên Song song với đó, Quảng Yên cũng đang nỗlực khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế biển, công nghiệp Hiện tại, một số cụmcông nghiệp, xây dựng đã và đang đầu tư, đi vào hoạt động như: Cụm công nghiệpsửa chữa và đóng mới tàu thuyền Hà An; Cụm công nghiệp Km7; Cụm Tiền Phong;Cụm công nghiệp sửa chữa tàu thuyền Tân An đã được quy hoạch Một số dự áncông nghiệp mới được đẩy nhanh tiến độ đầu tư như: Dự án Nhà máy sửa chữa tàubiển của Công ty CP vận tải Biển Bắc, dự án nhà máy gạch Thạch Bàn Xanh, nhàmáy gạch Cát Tường đi vào sản xuất và cho sản phẩm Ngoài ra, thị xã cũngđang đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho 24 dự án khác như:

Dự án nâng cấp tuyến phố Hoàng Hoa Thám và Phạm Ngũ Lão; dự án cải tạo, mởrộng nút giao thông Cầu Miếu - Vị Khê Theo báo cáo đánh giá tình hình phát triểnkinh tế - xã hội năm 2012 của UBND TX Quảng Yên, trong năm 2012, thị xã đã

Trang 9

triển khai xây dựng xong 89 công trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị nội thị QuảngYên, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo đô thị thị xã.

- Để trụ vững trước “cơn bão suy thoái” năm 2012, cấp uỷ, chính quyền TXQuảng Yên luôn chủ động, linh hoạt và quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên mônthực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Trong đó, chínhquyền thị xã đã chủ động tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm trong pháttriển kinh tế - xã hội như: Rà soát, đình hoãn, giãn tiến độ các công trình chưa cấpthiết; hàng tháng tổ chức giao ban để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướngmắc đề ra giải pháp tăng thu ngân sách; quản lý tốt giá cả, thị trường; đặc biệt quantâm phát triển lĩnh vực văn hoá - xã hội, an sinh xã hội… Nhờ đó, TX Quảng Yên

đã đạt và vượt kế hoạch thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; tình hình an ninh, trật

tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên

- Dẫu còn những khó khăn và một số chỉ tiêu của năm 2012 chưa hoàn thành

nhưng không ai có thể phủ nhận sự đổi thay của Quảng Yên hôm nay, đặc biệt saumột năm tái thành lập thị xã Đây chính là cơ sở để có thể tin tưởng, kỳ vọng nhữngbước đột phá mới của vùng đất Quảng Yên trong tương lai không xa Và càng chắcchắn hơn điều ấy khi Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã có nghị quyết về phươnghướng, nhiệm vụ phát triển thị xã năm 2013 này Theo đó, ngoài thực hiện chủ đềcủa năm mà tỉnh đã xác định là “Năm cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhânlực”, Đảng bộ thị xã còn đặt ra quyết tâm tập trung tổng hợp các nguồn lực để đầu

tư hạ tầng Chia sẻ về những quyết tâm của Quảng Yên, đồng chí Nguyễn VănVinh, Chủ tịch UBND TX Quảng Yên nói: “Chúng tôi vẫn xác định, năm 2013chưa thể hết khó khăn Vì thế, để duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng, cần đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế; trong đó, tập trung mạnh cho sản xuất hàng hoá trongnông nghiệp Có thể là tập trung chuyển đổi cơ cấu giống lúa cho năng suất caonhư: QR1, QR2; tập trung phát triển một số cánh đồng mẫu lớn có năng suất, thunhập cao; tập trung phát triển sản xuất rau an toàn, gắn với xây dựng các thươnghiệu cho sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…”

- Đấy là những nhiệm vụ trước mắt, còn về lâu dài, Quảng Yên đang triểnkhai chiến lược phát triển các dự án dài hơi mà trong đó, tập trung khai thác triệt đểcác tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này như: Du lịch văn hoá tâm linh; phát triển

Trang 10

kinh tế cảng biển; khu công nghiệp, khu đô thị… Từ những định hướng này, chắcchắn mai này Quảng Yên sẽ là điểm đến hấp dẫn được rất nhiều doanh nghiệp, nhàđầu tư và du khách lựa chọn.

- Trải qua hơn 210 năm, Quảng Yên đã phát triển trở thành thị xã QuảngYên năng động và phát triển

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

P.Quảng Yên

X.Hoàng Tân X.Hiệp Hòa X.Cẩm La Các xã

P.Cộng Hòa P.Đông Mai

X.Liên vị X.Tiền Giang X.Tiền An

P.Tân An P.Phong Hải P.Phong Cốc P.Nam Hòa P.Minh Thành P.Hà An

P.Yên Hải P.Yên Giang

Trang 11

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức UBND thị xã Quảng Yên

( Nguồn: UBND thị xã Quảng Yên)

Trang 12

1.3 Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội

Thị xã Quảng Yên là một đơn vị hành chính nằm ven biển, có vị trí chiếnlược là cửa ngõ của tỉnh Quảng Ninh về phía Tây Nam Thị xã có diện tích tự nhiên314,2 km2, được giới hạn từ 20045’06’’ đến 21002’09’’ vĩ Bắc, từ 106045’30’’ đến

10600’59’’ kinh Đông, phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ, phíaNam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu (thành phố Hải Phòng), phía Đông giápthành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long, phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên (HảiPhòng) Thị xã Quảng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên tuyếnVành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và nằm ở giữa hai thành phố lớn là Hạ Long

và Hải Phòng Địa bàn thị xã có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như: trụcđường Quốc lộ 18, đường Tỉnh lộ 331 (tuyến Biểu Nghi – Bến Rừng), Tỉnh lộ 338(tuyến Cầu Chanh – Uông Bí), tuyến đường biển hàng hải ven biển đi Bắc – Nam,gần các cảng hàng hải quốc tế của Hải Phòng và Quảng Ninh Vì vậy, Quảng Yên

có những điều kiện thuận lợi trong giao lưu thương mại giữa các địa phương trongnước và mở rộng quan hệ quốc tế

Về điều kiện tự nhiên, Quảng Yên nằm giáp ranh giữa vùng núi cánh cungĐông Triều – Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển nên địa hình đa dạng, phức tạpvới nhiều sông lạch, đồi - núi thấp, đồng bằng thấp trũng Thời tiết ở đây phân hóatheo hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm nhiều, mùa đông lạnh và khô Tài nguyên ởQuảng Yên khá phong phú và đa dạng Với hệ thống nhiều sông nhỏ, sông lớn nhất

là sông Bạch Đằng, nguồn nước ngầm phong phú, bờ biển nằm trong vịnh Hạ Long,diện tích bãi triều, đầm phá lớn, thị xã có thuận lợi trong việc phát triển vận tảiđường thủy, khai thác và nuôi trồng thủy sản nhưng ít phù hợp đối với sản xuấtnông nghiệp do nước bị nhiễm mặn Đất cũng là một nguồn tài nguyên quan trọngđối với phát triển kinh tế của Quảng Yên Diện tích đất tự nhiên ở Quảng Yên là31.420ha được chia làm 5 nhóm đất: đất cát, đất mặn, đât phèn, đất phù sa, đất đỏvàng; Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 61,17% và chủ yếu được sử dụng cho trồngcây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và trồng lúa Vì vậy, Thị xã Quảng Yên rất pháttriển các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, dịch vụ và công nghiệp chế biến thủy hải

Trang 13

sản Tài nguyên khoáng sản của Quảng Yên khá hạn chế về số lượng, chất lượng vàchủng loại nên khó khăn trong phát triển công nghiệp.

Thị xã có 19 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 8 xã, trong đó phườngQuảng Yên là trung tâm

Về kinh tế, mặc dù còn trong bối cảnh chung của cả nước còn nhiều khókhăn nhưng kinh tế của Quảng Yên vẫn tiếp tục phát triển toàn diện, tăng mạnh vềquy mô Năm 2015, quy mô nền kinh tế của thị xã tính theo giá trị sản xuất (theogiá 1994) ước đạt 3.573,7 tỉ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2012 và tăng gấp1,14 lần so với năm 2014.Tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướngtăng lên, ngành nông nghiệp có xu hướng giảm Quảng Yên cũng đang chuyển dầntheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bảng 1.1: Quy mô giá trị sản xuất thị xã Quảng Yên thời kỳ 2012 – 2015

(Nguồn:UBND thị xã Quảng Yên)

Về xã hội: Dân số của Thị xã hiện nay có khoảng 13,44 vạn người, trong đó

số người lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân chỉ chiếm 58,5% Thu

Trang 14

nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể (năm 2014 là 1.450 USD/năm),tuy nhiên vẫn còn thấp so với tỉnh Quảng Ninh Trình độ lao động thị xã (nhất là laođộng ở nông thôn) còn rất hạn chế Một số lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, y tế, vănhóa, thể dục thể thao luôn được các cấp chính quyền quan tâm phát triển và đã đạtnhiều thành tựu như: tính đến năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo của thị xã giảm chỉ còn1,15%; tỉ lệ gia đình văn hóa mới là 90%; tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng

là 100%; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 8,2%; tỉ lệ học sinh đi học đúng

độ tuổi là 100%; số trường đạt chuẩn quốc gia là 5 trường Tuy nhiên cơ sở hạ tầng,vật chất vẫn còn thiếu thốn, xuống cấp, đặc biệt là lĩnh vực y tế dự phòng, giáo dục

Bên cạnh đó, thị xã Quảng Yên là một địa phương giàu truyền thống lịch sử

và bản sắc văn hóa độc đáo còn được bảo tồn, lưu giữ cho đến ngày nay Thị xã cònbảo lưu trên 200 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 44 di tích xếp hạng quốc gia, 18 ditích xếp hạng cấp tỉnh, đặc biệt di tích Bạch Đằng đã được nhà nước xếp hạng là Ditích Quốc gia đặc biệt; các lễ hội như: lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công…Cùngvới cảnh quan tự nhiên sông nước, thị xã đang đưa vào khai thác những tour du lịchtâm linh, du lịch sinh thái, góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm cho địaphương, xây dựng nông thôn mới

Trang 15

Bảng 1.2 Một số kết quả kinh tế xã hội của thị xã Quảng Yên thời kỳ 2013 – 2015

2 Tổng thu NSNN trên địa bàn Tỷ đồng 158,00 175,2 155,48 17,2 (-19,72) 110,89 88,74

3 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 2.300,8 2.400,0 4.238,0 99,2 1.838 104,3 176,58

4 Dân số và lao động

a Số lao động được giải quyết

Trang 16

c Số hộ nghèo giảm trong năm Hộ 294 145 91 (-149) (-54) 49,3 62,8

5 Y tế - kế hoạch hóa gia đình

a Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được

b Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ

c Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,36 1,12 1,00

d Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 5,17 5,02 5,0

6 Giáo dục đào tạo

Tỷ lệ gia đình văn hóa mới % 87,3 88,5 90,0

8 Nước sạch môi trường

Trang 17

Nhận xét:

- Nhìn chung tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ đều có xu hướng tăngnăm 2014 tỷ trọng công nghiệp là (45,9%), tỷ trọng dịch vụ (32,8%) Đến năm 2015

tỷ trọng công nghiệp là (47,2%), tỷ dịch vụ (33,5%) Đối với ngành nông ngiệp có

xu hướng giảm tỷ trọng năm 2014 (21.3%), năm 2015 (19,2%) xu hướng giảm này

là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhưng sản lượng thì giảm không đáng kể

vì ngày càng ứng dụng nhiều khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như:trồng cây xen canh, trồng các giống lúa ngắn ngày nhưng cho năng suất cao…

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã giai đoạn 2013 - 2014 có

xu hướng tăng 17,2 tỷ đồng tương ứng 10,89% Giai đoạn 2014 – 2015 lại có xuhướng giảm 19,72 tỷ đồng tương ứng 11,26%

- Nhìn chung tổng vốn đầu tư phát triển đều có xu hướng tăng, đặc biệt làgiai đoạn 2014 – 2015 tăng 1.838 tỷ đồng tương ứng 76,58%

- Về văn hóa xã hội: những thay đổi của chỉ tiêu văn hóa xã hội đều theo xuhướng phát triển, đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ cuộc sống của người dân thị

xã ngày càng được cải thiện

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA THỊ XÃ

QUẢNG YÊN - TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

2.1 Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và ngân sách thị xã

2.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước (NSNN)

2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm

Có rất nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước theo những quan điểm khácnhau thể hiện sự khái quát hiện tượng ngân sách nhà nước ở những phương diệnkhác nhau Để có cách hiểu đầy đủ về ngân sách nhà nước, chúng ta tìm hiểu kháiniệm này từ 2 phương diện:

Một là, do ngân sách là một phạm trù kinh tế, vậy nên, ngân sách nhà nước

sẽ được xem xét về mặt bản chất và cả về phương diện vật chất Xét về mặt bảnchất, NSNN thể hiện hệ thống các quan hệ kinh tế được hình thành trong quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn vốn tiền tệ phục vụ cho các chức năng,nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, thể hiện mối quan hệ xã hội giữa nhà nước và cácchủ thể khác nhau trong quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.Xét về phương diện vật chất, NSNN tồn tại dưới dạng vật chất là quỹ tiền tệ tậptrung lớn nhất của nhà nước Quỹ tiền tệ này gắn liền với việc đảm bảo cho chứcnăng, nhiệm vụ của tất cả các cơ quan chính quyền nhà nước các cấp

Hai là, xuất phát từ việc ngân sách vốn là một trong những phạm trù pháp lý,trong điều kiện nhà nước pháp quyền, các khoản thu chi của nhà nước được côngkhai và thể chế thành pháp luật nhằm tránh hiện tượng lạm quyền

Từ những quan điểm trên, ta có thể xác định:

NSNN là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.

Với nguồn gốc sự hình thành như trên, NSNN có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Đặc điểm 1: Việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN gắn với quyền lực chính trịcủa Nhà nước và được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định, nhằm thực hiệncác chức năng của Nhà nước

Trang 19

- Đặc điểm 2: NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước nhưng nhằm phục

vụ lợi ích chung của cả quốc gia, thể hiện trong việc tập trung một phần thu nhậpcủa các chủ thể trong xã hội và phân bổ các nguồn lực tài chính cho các mục tiêukinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của quốc gia

- Đặc điểm 3: Quỹ NSNN luôn được phân chia thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơntrước khi đưa vào sử dụng bằng việc cấp phát và phân cấp quản lý NSNN nhằmthoả mãn các nhu cầu chi tiêu của các lĩnh vực, các ngành theo yêu cầu quản lý củaNhà nước

- Đặc điểm 4: Các khoản thu Ngân sách nhà nước phần lớn mang tính cưỡngbức (bắt buộc) còn các khoản chi lại mang tính cấp phát (không hoàn lại trực tiếp)

Việc hiểu rõ đặc điểm của ngân sách Nhà nước giúp ta nhận thức và phát huytốt hơn vai trò của NSNN và có những biện pháp quản lý hiệu quả

2.1.1.2Vai trò của NSNN

Trong nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, vai trò củaNSNN được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất: Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu

chi tiêu và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước

Bộ máy Nhà nước tổ chức từ trung ương đến địa phương muốn tồn tại đòihỏi phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụkinh tế xã hội nhất định Các nhu cầu chi tiêu này được thỏa mãn bằng các nguồnthu dựa trên quyền lực chính trị cũng như uy tín của Nhà nước thông qua nhiềucông cụ khác nhau, trong đó công cụ thuế là chủ yếu

Thứ hai: Vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của NSNN:

NSNN là một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh

tế Vai trò này của NSNN có sự khác nhau tùy theo từng thời kỳ nhưng chủ yếu trênnhững mặt sau:

- NSNN đóng vai trò quan trong trong việc kích thích tăng trưởng kinh tếthông qua chính sách thuế và chi đầu tư phát triển Một hệ thống chính sách thuếhợp lý sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển, khuyến khích được các doanhnghiệp và tư nhân đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước muốn điều tiết, thu

Trang 20

hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài Thuế cũng tạo ra môi trường cạnh tranh, tạosức ép buộc các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm Ngoài ra các chính sách về chi đầu tư phát triển của NSNN tạo ra cơ sở hạtầng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào những khu vực, những ngành nghề màNhà nước muốn khuyến khích phát triển.

- NSNN góp phần điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát Thịtrường, giá cả thường xuyên biến động là do nhiều nguyên nhân như cung cầu mấtcân đối, hiện tượng đầu cơ, tác động của thị trường thế giới…Để đảm bảo lợi íchcủa người sản xuất và người tiêu dùng, Nhà nước sử dụng NSNN tác động điều tiếtthị trường thông qua các khoản chi NSNN dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sửdụng các quỹ dự trữ tài chính Với mục tiêu chống lạm phát, một trong nhữngphương pháp mà nhà nước thực hiện là chính sách tài chính thu hẹp: cắt giảm chitiêu công, thắt chặt chi đầu tư, điều chỉnh chính sách thuế phù hợp để vừa kiềm chếlạm phát nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế

Thứ ba: Vai trò bù đắp khiếm khuyết của thị trường, bảo đảm công bằng và

an sinh xã hội, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế

Đi liền với kinh tế càng phát triển là tình trạng mất cân bằng xã hội, phânhóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường…ngày càng gia tăng Những vấn đề này chỉ cóNhà nước và công cụ NSNN với bản chất là quỹ chi tiêu công không vì mục tiêu lợinhuận mới khắc phục được Thông qua các khoản chi tiêu cho hàng hóa công cộng,dịch vụ công ích, y tế, giáo dục, văn hóa, vệ sinh môi trường, ưu đãi thuế, trợ cấp ansinh xã hội…của Nhà nước đã góp phần phân phối lại một phần thu nhập, cải thiệnđời sống của người dân, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 21

huyện xã được gọi chung là ngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồmngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dântheo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Hệ thống ngân sách Nhà nước hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Hệ thống NSNN Việt Nam

Theo quy định hiện hành, hệ thống NSNN bao gồm :

a) Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sáchtỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh;

b) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngânsách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn;

c) Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);

Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN được lập dựa trên cơ sở pháp lý là Hiếnpháp của mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, hệ thống NSNN được tổ chức theo cácnguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ:

Ngân sách quận, huyện

Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

Ngân sách tỉnh, thành phố Thuộc trung ương

Ngân sách xã, phường, thị trấn

Hệ thống ngân sách nhà nước

Trang 22

- Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thànhmột thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng định mức chi tiêu, quản lýthu chi thống nhất thông qua mục lục NSNN, cùng thực hiện một quá trình ngânsách (lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách).

- Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tậptrung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng NS cấp dưới chịu sự chiphối của NS cấp trên và được điều tiết một phần nguồn thu từ NS cấp trên nhằmđảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình

- Tính dân chủ: Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngânsách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền địa phương có HĐND và UBND thì

sẽ có một ngân sách và được quyền chi phối ngân sách cấp mình

Các khâu trong hệ thống ngân sách được quản lý theo cơ chế phân cấp quản

lý ngân sách của từng quốc gia, tương ứng với cơ chế phân cấp quản lý hành chínhhiện nay để bảo đảm có sự chuyển giao nguồn tài chính giữa cấp trên và cấp dướinhằm đáp ứng nhiệm vụ thuộc thẩm quyền phân cho từng cấp Đây được xem nhưmột phương thức để tăng tính dân chủ, linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của cáccấp chính quyền trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công cộng

Phân cấp quản lý NS là quá trình Nhà nước trung ương giao nhiệm vụ, quyềnhạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý NS.Việc phân cấp quản lý NS giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trungương và các cấp chính quyền nhà nước địa phương trong việc xử lý các vấn đề liênquan đến hoạt động của NSNN, bao gồm: Quan hệ về mặt chế độ, chính sách; Quan hệvật chất về nguồn thu và nhiệm vụ chi; Quan hệ về quản lý chu trình NS

Phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi NS là phần cốt lõi trong giải quyếtmối quan hệ giữa các cấp NS Để phân cấp NS đạt hiệu quả cần xác định phạm vi,quyền hạn, trách nhiệm của các cấp NS trong việc quản lý các nguồn thu và quản lýcác khoản chi của NSNN từng cấp nhằm thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quản

lý nhà nước ở từng cấp, tạo điều kiện về tài chính cho chính quyền nhà nước cáccấp tham gia vào quá trình tổ chức, huy động, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệtập trung của nhà nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ xác định, nhiệm vụ chi

Trang 23

của NS cấp nào do NS cấp đó tự đảm bảo, phân định nguồn thu đảm bảo hợp lýcông bằng giữa các địa phương.

2.1.1.4 Chu trình ngân sách nhà nước

Chu trình ngân sách Nhà nước hay còn gọi là chu trình ngân sách Nhà nướcdùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành chođến khi kết thúc chuyển sang một ngân sách mới.Chu trình ngân sách Nhà nước baogồm 3 khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán ngân sách Nhà nước, chấp hành ngânsách Nhà nước và quyết toán Ngân sách Nhà nước

 lập dự toán ngân sách Nhà nước

Trong chu trình ngân sách Nhà nước, lập dự toán ngân sách Nhà nước làcông việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản

lý ngân sách Lập dự toán ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu – chi đúngđắn, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạchphát triển kinh tế, xã hội nói chung và thực hiện ngân sách nói riêng

Yêu cầu lập ngân sách Nhà nước:

- Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu chi ngân sách Nhà nước dựa trên hệthống chế độ, chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn, phù hợp với thực tiễnkinh tế, xã hội đang vận động

- Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu chi ngân sách tiến hành đúng với trình

tự và thời gian quy định

- Bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trịthông qua việc thiết lập dự toán thu chi của ngân sách Nhà nước trong bối cảnhcung cầu, giá cả có sự biến động

Căn cứ lập ngân sách Nhà nước:

- Lập dự toán ngân sách trước hết phải dựa vào phương hướng, chủ trương,nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhànước Dựa vào căn cứ này, đảm bảo cho việc lập dự toán ngân sách Nhà nước xácđịnh mục tiêu và nhiệm vụ cần động viên khai thác nguồn thu của ngân sách cũngnhư việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảobảo được yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả

Trang 24

- Lập dự toán ngân sách còn phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch pháttriển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong niên độ kế hoạch.

- Lập dự toán ngân sách phải dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêuchuẩn, định mức thu chi của ngân sách Nhà nước Đây là căn cứ cụ thể đảm bảoviệc lập dự toán có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý

- Ngoài ra, việc lập dự toán ngân sách Nhà nước phải căn cứ vào kết quảphân tích thực hiện dự toán ngân sách trong thời gian qua Đây là căn cứ quan trọng

bổ sung những kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán trong kỳ kế hoạch

Trình tự lập ngân sách Nhà nước: Lập ngân sách là công việc quan trọng,song việc hình thành ngân sách còn phải thực hiện xét duyệt, phê chuẩn và thôngbáo ngân sách

Chấp hành ngân sách Nhà nước

Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiệnngân sách được triển khai Nội dung của quá trình này là tổ chức thu ngân sách Nhànước và bố trí cấp kinh phí của ngân sách Nhà nước cho các nhu cầu đã được phêchuẩn Việc chấp hành ngân sách Nhà nước thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhândưới sự điều hành của Chính phủ, trong đó Bộ Tài Chính có vị trí quan trọng

Tổ chức chấp hành dự toán thu:

Mục tiêu của chấp hành dự toán thu là trên cơ sở không ngừng bồi dưỡngphát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác, đảm bảo tỷ lệ độngviên chung mà Quốc hội đã được phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhànước đã được hoạch định trong dự toán chi

Để đạt được mục tiêu đó, việc tổ chức chấp hành dự toán thu phải thực hiệnđồng bộ các biện pháp sau đây:

-Xác lập, hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ động viên thích hợp, đảmbảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo mức động viên củanhà nước

- Nâng cao công tác tuyên truyền chính sách, chế độ thu làm cho mọi thànhviên thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sáchNhà nước

Trang 25

- Kiện toàn tổ chức bộ máy theo nguyên tắc thống nhất, nâng cao hiệu lựccủa bộ máy, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao.

- Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu từ khâu kế hoạch, giao kế hoạchthu đến khâu tổ chức công tác đôn đốc thu nộp, công tác kế hoạch kế toán thu

- Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ quản lýthu, đồng thời xử lý các mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng liên quan đếncông tác thu nộp của ngân sách Nhà nước

Tổ chức chấp hành dự toán chi:

Mục đích của việc chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồnkinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện cácchương trình kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch Thực chấtcủa việc chấp hành dự toán chi là tổ chức việc cấp phát kinh phí sao cho tiết kiệm

và đạt hiệu quả cao

Để đạt được mục đích đó, trong việc chấp hành dự toán chi cần phải thựchiện các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

- Thực hiện cấp phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức, tiêu chuẩn.Nhằm đạt được các yêu cầu này, cần rà soát bổ sung những định mức mới, xóa bỏnhững định mức lạc hậu, đảm bảo cho hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoahọc, tính thực tiễn cao

- Bảo đảm việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch được duyệt Do đó, cần phảiquy định lại chế độ lập và duyệt kế hoạch cấp phát hàng quý vừa đơn giản, vừakhoa học đảm bảo cấp phát theo kế hoạch với thứ tự ưu tiên được quy định bằngpháp luật Đồng thời phải thực hiện nghiêm ngặt khoản dự trữ kinh phí để xử lý khi

có nhu cầu đột xuất hoặc mất cân đối giữa thu chi trong quá trình chấp hành

- Đổi mới phương thức cấp phát vốn của ngân sách nhà nước theo hướngnhanh gọn, dễ kiểm tra

- Đổi mới cơ chế cấp phát theo hướng giảm các kênh cấp phát, tập trung vàomột ít đầu mối Đặc biệt là cải tiến cơ chế cấp phát vốn xây dựng cơ bản nhằm đảmbảo gọn nhẹ, dễ kiểm tra, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị làm nhiệm vụ cấp phát

và đơn vị sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng dự toán thu chi quý, tháng

Trang 26

- Dự toán thu chi quý, tháng thực chất là kế hoạch tiến độ thực hiện nhiệm vụcủa dự toán thu – chi năm Dự toán thu chi quý, tháng có ý nghĩa quan trọng trongviệc chấp hành ngân sách Thông qua việc lập dự toán thu chi quý, tháng có thểđánh giá được khả năng hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước, tìm ra được nhữngmặt yếu kém, tồn tại để tìm biện pháp khắc phục.

- Yêu cầu xây dựng dự toán thu chi quý, tháng có thể đánh giá được khảnăng phát triển nguồn thu quý, tháng trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh tế, dựkiến khả năng hình thành các nguồn thu mới, đồng thời xác định được tiến độ,phạm vi mức độ cần tiến hành cấp phát phạm vi vốn của ngân sách nhà nước trongđiều kiện kha năng thu còn bị hạn chế

Quyết toán ngân sách nhà nước

Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong ngân sách nhà nước.Thông qua quyết toán ngân sách nhà nước có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh vềhoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước trong thời gian qua, hình dung được hoạtđộng ngân sách nhà nước với tư cách là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước Từ đórút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành ngân sách nhà nước Do đó,yêu cầu của quyết toán ngân sách nhà nước làm đảm bảo tính chính xác, trung thực

cơ quan cấp phát, cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện và tổng quyết toán ngânsách nhà nước đảm bảo cho số quyết toán là số thực thu, thực chi theo đúng mục lụcngân sách nhà nước

- Nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán và

Trang 27

tổng quyết toán ngân sách nhà nước Để có một chu trình ngân sách hợp lý, phảnánh đầy đủ quá trình hoạt động của ngân sách nhà nướccần phải coi trọng và khôngngừng cải tiến các khâu trong chu trình đó nhằm làm cho hoạt động của ngân sáchnhà nước ngày càng lành mạnh.

2.1.2 Khái quát về ngân sách thị xã

2.1.2.1 Khái niệm và vai trò của NS thị xã

So với NSNN được ra đời từ rất sớm thì NS thị xã chỉ mới được hình thànhkhi có sự phân cấp quản lý tài chính, ngân sách ở các cấp chính quyền địa phương

từ năm 1978 Trước đó, do nền kinh tế tập trung bao cấp và để phục vụ cho khángchiến thắng lợi, NSNN chỉ được chia thành hai cấp là NS trung ương và NS Tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, NS thị xã chỉ là một cấp dự toán Từ khi đổi mớinền kinh tế, tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cáchphân chia NS như vậy bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu tính công bằng giữa các địaphương, không đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng kinh tế cũng như không kích thíchđược sự chủ động sáng tạo của từng địa phương Nhận ra được những khuyết điểmnày, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra một loạt những chủ trương, chính sách nhằm xâydựng thị xã thành một cấp có cơ cấu kinh tế hoàn chỉnh và có NS riêng và là một bộ

phận của NS địa phương thuộc hệ thống NSNN Như vậy, NS thị xãlà một cấp

ngân sách thực hiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của NSNN trên phạm vi địa bànthị xã.

Là một bộ phận của NSNN, NS thị xã vừa mang những đặc điểm và vai tròchung như NSNN, vừa có ảnh hưởng riêng, thể hiện chức năng nhiệm vụ quản lýcủa chính quyền thị xã:

- Thị xã là một cấp trung gian giữa cấp xã và cấp Tỉnh, vì vậy NS thị xã cũng

có vai trò trung gian vừa nhận điều tiết từ nguồn NS tỉnh, vừa điều tiết lại cho NScấp xã

- Ngân sách thị xã huy động nguồn thu và thực hiện các nhiệm vụ chi trênđịa bàn huyện, từ đó phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế của địa phương và thuhút nguồn lực bên ngoài, kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương

Trang 28

2.1.2.2 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của NS thị xã

 Nguồn thu của NS thị xã:

Theo quy định của luật NSNN năm 2002, nguồn thu của NS thị xã gồm:(1) Thu NS thị xã hưởng theo phân cấp (chủ yếu là các khoản thu thuế, phí,

lệ phí, thu cấp quyền sử dụng đất):

- Các khoản thu ngân sách nhà nước thị xã hưởng 100%

- Các khoản thu phân chia NS thị xã hưởng theo tỉ lệ phần trăm Tỷ lệ phầntrăm phân chia cụ thể các nguồn thu đó do HĐND Tỉnh, thành phố trực thuộc trungương quy định và được duy trì ổn định trong thời kỳ ổn định NS địa phương từ 3đến 5 năm phù hợp tình hình của địa phương

(2) Nguồn bổ sung từ NS cấp trên:

- Thu bổ sung cân đối: được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa số chi lớnhơn nguồn thu NS thị xã từ các khoản thu được phân chia giữa các cấp ngân sáchđịa phương Số thu này được ổn định trong thời kỳ ổn định ngân sách 3 đến 5 năm,hàng năm được tăng thêm một số phần trăm trên cơ sở trượt giá và tốc độ tăngtrưởng kinh tế

- Thu bổ sung có mục tiêu: nhằm hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới thực hiệncác nhiệm vụ: hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hànhchưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách;

hỗ trợ các chương trình dự án cấp trên giao cho địa phương; hỗ trợ thực hiện cácmục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa địa phương, nằm trong quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theođúng quy định pháp luật, ngân sách cấp dưới đã bố trí nhưng chưa đủ nguồn; hỗ trợ

để xử lý khó khăn đột xuất; hỗ trợ để thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết cấp báchkhác

 Nhiệm vụ chi của NS thị xã:

Cũng như NSNN, NS thị xã có những nhiệm vụ chi thể hiện ở những khoảnchi sau:

- Chi thường xuyên: Là quá trình phân phối, sử dụng ngân sách thị xã để đápứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của

Trang 29

chính quyền thị xã, bao gồm: chi sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa

xã hội, thông tin liên lạc, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ, môitrường, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội, chi tài trợ cho các tổ chức xãhội, tổ chức nghề nghiệp, chi cho các hoạt động của các cơ quan Đảng và các tổchức chính trị xã hội do thị xã quản lý, chi khác

- Chi đầu tư phát triển: Là quá trình phân phối, sử dụng một phần vốn ngânsách thị xã để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất củaNhà nước nói chung và của thị xã nói riêng nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, nâng cao đời sống xã hội

- Chi bổ sung cho NS cấp xã

- Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau

2.1.3 Một số kết quả kinh tế xã hội của công tác quản lý ngân sách của tỉnh Quảng Ninh.

2.1.3.1 Về kinh tế

 Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định

1994) tháng 8 năm 2015 ước đạt 2.311,76 tỷ đồng, bằng 100,7% so với tháng trước

và tăng 24% so với cùng kỳ Trong đó: Công nghiệp Trung ương 1.472 tỷ đồng,bằng 99,8% so với tháng trước và tăng 35,2% cùng kỳ; công nghiệp địa phương 443

tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 1,9% cùng kỳ; công nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài 396,7 tỷ đồng, bằng 98,6% so với tháng trước và tăng 16,2%cùng kỳ

Tính chung 8 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt19.188,5 tỷ đồng, đạt 60,2% kế hoạch (31.877 tỷ đồng) và tăng 8,6% cùng kỳ.Trong đó: Công nghiệp Trung ương 12.859,223 tỷ đồng, đạt 62,25% KH và tăng8,8% CK; công nghiệp địa phương 3.486,8 tỷ, đạt 55,61% KH và tăng 6,5% CK;công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.842,4 tỷ, đạt 57,41% KH và tăng 9,8% CK

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu thực hiện như sau:

- Than sạch tháng 8 ước đạt 3,087 triệu tấn (tháng trước 3,215 triệu tấn), luỹ

kế 8 tháng đạt 28,484 triệu tấn, đạt 65,94% KH năm (43,2 triệu tấn) và tăng 3,9%cùng kỳ; than tiêu thụ tháng 8 ước đạt 3,219 triệu tấn (tháng trước 3,477 triệu tấn),

Trang 30

lũy kế 8 tháng đạt 29,277 triệu tấn và tăng 6,5% cùng kỳ (trong đó xuất khẩu 11,552triệu tấn, bằng 92,9% cùng kỳ).

- Điện sản xuất tháng 8 ước đạt 755,721 triệu Kwh (tháng trước 665,549triệu Kwh), luỹ kế 8 tháng 5.887,364 triệu Kwh, đạt 65,42% KH (9.000 triệu Kwh)

và tăng 83,5% cùng kỳ

- Đóng mới tàu tháng 8 ước đạt 23.350 tấn phương tiện (tháng trước 22.320tấn), luỹ kế 8 tháng đạt 203.120 tấn, đạt 45,14% KH năm (450.000 tấn) và bằng84,4% cùng kỳ

- Xi măng tháng 8 ước đạt 282.000 tấn (tháng trước 256.000 tấn), luỹ kế 8tháng đạt 2,199 triệu tấn, đạt 58,63% KH (3,75 triệu tấn), bằng 99% so CK

- Clinker tháng 8 ước đạt 300.000 tấn (tháng trước 247.600 tấn), luỹ kế 8tháng đạt 2,001 triệu tấn, đạt 66,7% KH (3 triệu tấn)

- Gạch nung tháng 8 ước đạt 70,125 triệu viên (tháng trước 70,452 triệuviên), luỹ kế 8 tháng đạt 562,1 triệu viên, đạt 36,74% KH và tăng 2,7% cùng kỳ

- Dầu thực vật tháng 8 ước đạt 26.037 tấn (tháng trước 27.016 tấn), luỹ kế 8tháng đạt 183.936 tấn, đạt 61,31% KH và tăng 5,8% cùng kỳ

- Bia các loại tháng 8 ước đạt 4,25 triệu lít (tháng trước 3,975 triệu lít), luỹ

kế 8 tháng đạt 20 triệu lít, đạt 54,06% KH và bằng 99,3% cùng kỳ…

Mặc dù tháng 8 là tháng mưa nhiều nhất trong năm, ảnh hưởng đến hầu hếtcác lĩnh vực trong sản xuất, nhất là ngành công nghiệp khai thác mỏ, tuy vậy tìnhhình sản xuất công nghiệp tháng 8 vẫn có tăng trưởng so với tháng 7 và cùng kỳ.Một số sản phẩm công nghiệp tháng 8 tăng so với tháng trước như: Xi măng tăng10,4%, bia tăng 6,9%, điện sản xuất tăng 13,5%, đóng mới tàu tăng 4,6%… nhiềumặt hàng sản xuất ổn định hoặc giảm nhẹ so với tháng 7 Tính chung 8 tháng năm

2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, tăng 8,6% so với cùng

kỳ thể hiện sự hiệu quả của các chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô và sự phảnứng linh hoạt của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp

 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục phát triển ổn định

Trang 31

Trồng trọt: Tiến độ sản xuất vụ mùa đến 15/8/2015 toàn tỉnh thực hiện gieo

trồng được 32.839 ha, bằng 98,3% so cùng kỳ, trong đó: Lúa 26.582 ha bằng 97%

so cùng kỳ, ngô 1.415 ha tăng 9,1% so cùng kỳ Các cây trồng khác như khoai lang,tương, lạc, rau xanh đang được nông dân tiếp tục gieo trồng Do có mưa đều, nênđến nay các trà lúa sinh trưởng phát triển tốt

Một số đối tượng sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưngtrắng, ốc bươu vàng đã xuất hiện gây hại nhẹ trên lúa mùa đã được phun thuốcphòng trừ, không để lây lan phát sinh thành dịch

Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi ổn định, đàn gia súc gia cầm phát triển bình

thường, từ tháng 6/2015 đến nay không phát sinh ổ dịch mới Tuy nhiên tiến độtiêm phòng chậm so với kế hoạch: Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầmtính đến 15/8/2015: Vắcxin LMLM gia súc 83.603 liều đạt 84% kế hoạch, tụ huyếttrùng trâu bò 51.485 liều đạt 75% KH, tiêm phòng cho lợn 115.148 liều đạt 56% sovới kế hoạch đợt I, tiêm phòng dại 41.333 liều đạt 72% kế hoạch năm

Lâm nghiệp: Toàn tỉnh đã trồng được 9.361 ha rừng tập trung, đạt 86,6% kế

hoạch, bằng 73,9% so với cùng kỳ Trồng trên 500 ngàn cây phân tán các loại; sảnxuất được 14,13 triệu cây giống các loại Khai thác gỗ rừng trồng 180.740 m3,nguyên liệu giấy 5.166 tấn, nhựa thông 8.404 tấn, chế biến nhựa thông 7.920 tấn,chế biến gỗ 3.290 m3; dịch vụ gỗ mỏ cho ngành than 136.600m3 Trong thángkhông để xảy ra cháy rừng; Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tăng

cường Thuỷ lợi: Tính đến 15/8/2015 lượng nước trữ ở 23 hồ chứa là 160,6 triệu

m3 nước, so với tháng trước tăng 20,5 triệu m3, so với cùng kỳ giảm 15,2 triệu

m3 Các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi, các địa phương tập trungkiểm tra, thi công, sửa chữa xong một số hạng mục công trình thủy lợi bị hư hỏngnhỏ đảm bảo an toàn trong mùa bão Các địa phương, đơn vị đã kiện toàn lại cácban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn ở cơ sở, xây dựng phương ánPCLB

Thuỷ sản: Tổng sản lượng thuỷ sản 8 tháng ước đạt 55.814 tấn, bằng 71,6%

so kế hoạch, tăng 2,2% cùng kỳ Trong đó: Nuôi trồng 15.814 tấn đạt 51% so kế

Trang 32

hoạch, bằng 97,5% so với cùng kỳ; Khai thác 40.001 tấn đạt 85,1% so kế hoạch,tăng 4,2% so với cùng kỳ.

 Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục đạt được nhiều kết quả

Thương mại nội địa: Thị trường Quảng Ninh tiếp tục ổn định và có mức

tăng trưởng cao so với cùng kỳ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 8 ướcđạt 2.676,9 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ Tínhchung 8 tháng năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùngước đạt 19.673,1 tỷ đồng, bằng 59,2% KH (33.204 tỷ đồng) và tăng 20,9% so vớicùng kỳ

Giá cả trong tháng 8 không có biến động lớn, tiếp tục được kiềm chế hiệuquả, chỉ số giá tiêu dùng có mức tăng thấp nhất trong 8 tháng đầu năm; tháng8/2015 tăng 0,81% so với tháng 7/2015(tháng 01 tăng 1,2; tháng 2 tăng 2,92; tháng

3 tăng 1,63; tháng 4 tăng 2,29; tháng 05 tăng 1,25; tháng 06 tăng 1,01%; tháng 7tăng 1,11%), tăng 12,41% so với tháng 12/2014 và tăng 16,78 so với tháng 8/2014.Trong tháng chỉ có nhóm hàng ăn và dịch vụ tăng 1,62% (lương thực: 1,18%; thựcphẩm: 1,68%; ăn uống ngoài gia đình: 1,86%); Còn lại các mặt hàng khác cơ bản ổnđịnh so với tháng 7

UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2667/UBND-TM3 ngày 15/7/2015 vềviệc tăng cường công tác quản lý giá, bình ổn giá năm 2015 và quý I năm 2016 Tuyvậy, vẫn cần đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát giá cả trong các tháng tiếp theonhất là các mặt hàng về lương thực, thực phẩm để đảm bảo hiệu quả của các chínhsách vĩ mô đã ban hành

Du lịch: Tổng số khách du lịch tháng 8 ước đạt 378 ngàn lượt, bằng 80% so

với tháng 7 (470 ngàn lượt); trong đó: khách quốc tế 153 ngàn lượt, bằng 77% (200ngàn lượt) Khách lưu trú ước đạt 187,3 ngàn lượt, bằng 77% so với tháng 7 (242,3ngàn lượt) Tổng doanh thu du lịch ước đạt 259,7 tỷ đồng, bằng 92% so với thángtrước (282,4 tỷ đồng)

Tính chung 8 tháng, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt 4,669triệu lượt, đạt 86,5% KH năm (5,4 triệu lượt) và tăng 6% cùng kỳ, trong đó: kháchquốc tế 1,545 triệu lượt khách, đạt 61,8% KH (2,5 triệu lượt) và tăng 12% cùng

Trang 33

kỳ Khách lưu trú ước đạt 1,816 triệu lượt, đạt 72,6% KH năm (2,5 triệu lượt) vàtăng 34% cùng kỳ, trong đó: Khách quốc tế 781 ngàn lượt, đạt 52,1% KH năm (1,5triệu lượt) và tăng 16% cùng kỳ Tổng doanh thu du lịch 8 tháng ước đạt 2.573 tỷđồng, đạt 80,4% KH năm (3.200 tỷ) và tăng 12% so với CK.

Hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách: Hoạt động vận tải hành khách

hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại Khối lượng vận chuyển hàng hoá tháng8/2015 ước đạt 1,809 triệu tấn (tháng trước 1,724 triệu tấn), tính chung 8 tháng ướcđạt 13,242 triệu tấn, đạt 100,6% kế hoạch (KH 13,17 triệu tấn) và tăng 22,5% so vớicùng kỳ; vận chuyển hành khách tháng 8 ước đạt 2,711 triệu lượt (tháng trước 2,65triệu lượt), tính chung 8 tháng ước đạt 19,925 triệu hành khách, đạt 97,2% kế hoạch(KH 20,5 triệu lượt) và tăng 39,2% so với cùng kỳ Doanh thu vận tải tháng 8 đạt336,267 tỷ đồng (tháng trước 327,19 tỷ đồng), tính chung 8 tháng ước đạt 2.429,2

tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ

Bưu chính viễn thông: Hoạt động bưu chính, viễn thông an toàn, ổn định.

Hoạt động báo chí, xuất bản được duy trì và thực hiện tốt công tác quản lý nhànước Trong tháng 8/2015 đã phát triển mới 62.299 thuê bao điện thoại cácloại Tổng số thuê bao toàn tỉnh đến tháng 8/2015 đạt 1.989.050 thuê bao, đạt tỷ lệ

166 thuê bao/100 dân (trong đó máy cố định và di động trả sau là 489.827 thuêbao) Phát triển thuê bao Internet trong tháng 8 đạt 933 thuê bao, nâng tổng số thuêbao đến tháng 8/2015 là 71.469 thuê bao

Một số mặt hàng xuất khẩu 8 tháng tăng so với cùng kỳ là: Tùng hương(5.438 tấn) tăng 31,6%; Quần áo (455 ngàn chiếc) tăng 38,2%; Dăm gỗ (116.623

Trang 34

tấn) tăng 15,2%; Dầu thực vật (9.782 tấn) tăng 5,2% Các mặt hàng xuất khẩugiảm so với cùng kỳ là: Than 11,552 triệu tấn, giảm 7,1%; sợi hóa học giảm trên13,7%; gạch giảm 10,8%; hải sản giảm 8,6%

Các doanh nghiệp xi măng tiếp tục xuất khẩu xi măng và clinker ra thịtrường nước ngoài, 8 tháng đã xuất khẩu được 527,042 tấn clinker và 174,909 ngàntấn xi măng

 Đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư phát triển được ghi kế hoạch đầu năm là 2.602.763 triệuđồng, trong đó vốn đầu tư XDCB là 2.381.266 triệu đồng Theo phân cấp, tỉnh phân

bổ 1.805.253 triệu đồng, cấp huyện 576.013 triệu đồng Đến thời điểm báo cáo,tổng vốn đầu tư XDCB toàn tỉnh là 4.540.785 triệu đồng (tăng 2.159.713 triệu đồng

so với kế hoạch đầu năm, trong đó: vốn do ngân sách tỉnh quản lý tăng 1.321.367triệu đồng, vốn ngân sách huyện tăng 838.346 triệu đồng bao gồm cả vốn phân bổtheo QĐ 3939) Ước khối lượng thực hiện 8 tháng đạt 2.816.118 triệu đồng, bằng118,2% KH giao đầu năm (2.381.266 triệu đồng) và đạt 62% KH sau điều hòa bổsung (4.540.785 triệu đồng); giải ngân đến 30/7 đạt 2.267.228 triệu đồng, bằng95,2% KH giao đầu năm và bằng 49,9% KH sau điều hòa bổ sung

Do đang thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nên một số nguồnvốn đã thực hiện nhưng chưa được giải ngân như: vốn xây dựng nhà văn hoá thôn,bản; một số công trình hiện mới được giải ngân phần chuẩn bị đầu tư và giải phóngmặt bằng nên cũng ảnh hưởng đến tình hình thực hiện và giải ngân Tỉnh đã có Vănbản báo cáo Chính phủ về việc này để tháo gỡ khó khăn trong đầu tư

 Tài chính, ngân hàng

Thu ngân sách đạt kết quả khả quan, thu nội địa 8 tháng đạt 95% dự toántrong đó nhiều khoản thu đã đạt và vượt dự toán đề ra, cụ thể như sau: Tổng thungân sách Nhà nước trên địa bàn 8 tháng ước đạt 19.135,5 tỷ đồng, đạt 84% dự toánnăm, tăng 18% cùng kỳ, trong đó thu XNK 9.541,7 tỷ đồng, đạt 75% dự toán, tăng2% CK; thu nội địa (phần cân đối ngân sách) 9.454,7 tỷ đồng, đạt 95% dự toán,tăng 40%; các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách 139 tỷ đồng, đạt 97% dựtoán, bằng 95% CK

Ngày đăng: 19/06/2016, 20:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w