1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”

143 650 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ DIỄM HẰNG BÙI NGUYỄN MINH HẢI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC KẾT HỢP (BLENDED – LEARNING) VÀ THỬ NGHIỆM

VỚI SAKAI CLE

THẠC SĨ - LÊ ĐỨC LONG

TP HỒ CHÍ MINH - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp đã giúp chúng em học tập thêm nhiều kiến thức mới Trước hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Thầy ThS Lê Đức Long và Cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa là những người đã trực tiếp dìu dắt và giúp đỡ chúng em trong trong cả suốt quá trình nghiên cứu luận văn cũng như trong việc truyền đạt những kinh nghiệm của công tác giảng dạy

Chúng em xin cám ơn các thầy cô của trường Đại học Sư Phạm nói chung

và các thầy cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin nói riêng đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại ngôi trường Đại học Sư Phạm Thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý giá, tạo cho chúng em kiến thức và niềm tin khi bước vào đời

Cảm ơn các bạn của lớp Tin 5 Ninh Thuận – Đồng Nai đã luôn bên cạnh động viên , giúp chúng em phấn đấu vươn lên trong suốt quá trình học tập Ngoài ra em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Phan Nhật Thịnh – Khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Bách Khoa tp Hồ Chí Minh đã giúp

đỡ em nhiều trong bài luận văn này

Chúng em cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, những người luôn bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để chúng em có được như ngày hôm nay

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và các bạn

Một lần nữa, chúng em xin cám ơn rất nhiều

Nhóm sinh viên thực hiện khóa luận Nguyễn Thị Diễm Hằng

Bùi Nguyễn Minh Hải

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông luôn đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Đi cùng với sự phát triển của thời đại, xu hướng nghiên cứu để tìm ra các giải pháp mới, ứng dụng nền tảng công nghệ hiện có,luôn tạo ra sự thu hút đối với mọi đối tượng Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ thông tin ngày càng đi sâu vào cuộc sống, đặc biệt đối với ngành giáo dục, nó không những hỗ trợ cho cách dạy học truyền thống mà còn tạo ra hình thức, phương pháp học tập mới Từ đó, e-Learning ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi của mọi người

e-Learning (tạm dịch là học trực tuyến ,trong phạm vi nghiên cứu của luận văn ) – là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tâp, cung cấp các dịch vụ đào tạo, các khóa học qua mạng Internet Hệ thống e-Learning có nhiều

ưu điểm vượt bậc so với hệ thống giáo dục truyền thống e-Learning đang phát triển trên toàn thế giới, và sử dụng e-Learning thông qua môi trường học tập ảo (Virtual Learning Environment – VLE ) VLE trong một số hoàn cảnh nó được xem như là LMS (Learning Management System)/LCMS (Learning Content Management System) – cổng giao tiếp thông tin trong hệ thống e-Learning Trên thế giới hiện có rất nhiều hệ thống LMS/LCMS mã nguồn mở, miễn phí nhưng mang lại hiệu quả cao đã và đang được sử dụng rộng rãi Một trong số các hệ thống đó là Sakai CLE – được đánh giá là có xu hướng phát triển trong tương lai Với sự phát triển của e-Learning như trên, một số người dự đoán rằng một phần giáo viên sẽ được thay thế bằng hệ thống đào tạo trực tuyến này Tuy nhiên thực

tế cho thấy việc giảng dạy trực tiếp của người thầy vẫn là cách giảng dạy hiệu quả nhất, không gì có thể thay thế được người thầy cũng như các kĩ năng sư phạm của thầy Công nghệ là hữu ích nhưng không thể để công nghệ điều khiển, con người là trung tâm của quá trình dạy và học Blended learning (tạm dịch là học kết hợp, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn) là xu hướng học tập trong thời đại công nghệ mới, đang được các nhà nghiên cứu lý thuyết sư phạm quan tâm, nghiên cứu và phát triển ở các trường đại học trên thế giới Với những ưu điểm nổi trội, phù hợp với nhiều môi trường dạy và học, blended learning là giải pháp được đặt ra cho ngữ cảnh giáo dục đại học ở Việt Nam Nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đề tài xây dựng mô hình học kết hợp (blended learning model) áp dụng cho ngữ cảnh của các trường đại học ở Việt Nam Để xây dựng được mô hình này nhóm cần một VLE làm môi trường cộng tác học tập chung, trong quá trình nghiên cứu nhóm nhận thấy LMS Sakai - là một môi trường Web mở, được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình Java rất linh hoạt và dễ sử dụng - phù hợp với nghiên cứu của đề tài Đây là một môi trường được phát triển bởi cộng đồng các viện nghiên cứu, các tổ chức thương mại và các cá nhân hợp tác với nhau để phát triển một Môi trường Cộng tác và Học tập chung (Collaboration and Learning

Trang 4

Environment - CLE) Sakai có những ưu điểm thích hợp với nội dung đề tài nên nhóm quyết định chọn Sakai để cài đặt thử nghiệm cho đề tài của mình

Nội dung đề tài “Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended – Learning) và thử nghiệm với Sakai CLE” gồm có các chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về e-Learning

Chương 2: Bleanded – Learning và ngữ cảnh dạy – học đại học ở Việt Nam Chương 3: Khảo sát Sakai CLE

Chương 4: Cài đặt và thử nghiệm và ứng dụng mô hình Blended learning vào Sakai

Trang 5

MỤC LỤC Chương 1: Tổng quan về e-Learning

1 Tổng quan về e-Learning 1

1.1 Định nghĩa e-Learning 12

1.2 Lợi ích của e-Learning 12

1.3 Ưu điểm, khuyết điểm của e-Learning 12

1.4 Những đặc trưng của e-Learning [21] 14

2 Kiến trúc tổng quát của hệ e-Learning 14

2.1 Hệ thống e-Learning tổng quát 14

2.2 Giải pháp tiếp cận 15

3 Môi trường học ảo - VLE as an user portal of e-Learning 15

4 Tương lai phát triển của e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam 16

4.1 Sự phát triển của e-Learning từ trước đến nay: 16

4.2 Tương lai phát triển của e-Learning 22

Chương 2: Bleanded – Learning và ngữ cảnh dạy – học đại học ở Việt Nam 1 Tổng quan về blended-learning (tạm dịch là học kết hợp) [7] 26

1.1 Một số định nghĩa về học kết hợp 26

1.2 Tình hình phát triển blended learning trên thế giới 27

2 Lợi ích và hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp 29

2.1 Lợi ích của việc dùng mô hình học kết hợp 29

2.2 Những hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp[7] 30

3 Các dạng mô hình học kết hợp 31

3.1 Mô hình kết hợp theo nội dung[7] 31

3.2 Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập[4] 32

3.3 Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập[4] 32

3.4 Bảng tóm tắt công nghệ cho việc học kết hợp[6] 33

4 Thực tế việc dạy và học của đại học Việt Nam [5] 34

5 Áp dụng mô hình học kết hợp vào ngữ cảnh đại học Việt Nam 36

Chương 3: Khảo sát Sakai CLE 1 Sơ lược về LMS (Learning Management System):[17] 43

2 Sakai là gì? 43

2.1 Giới thiệu: 43

2.2 Đôi nét về lịch sử : 45

2.3 Cộng đồng Sakai: 45

2.4 Một vài thông tin được thu thập vào năm 2006 46

2.5 Kiến trúc hệ thống của Sakai 48

3 Tổng quát về đặc điểm và chức năng của Sakai 49

Trang 6

3.1 Đặc điểm chính của Sakai 49

3.2 Các chức năng của Sakai: 50

3.3 Các dạng môi trường làm việc được thiết kế trên Sakai 53

4 Một vài tổ chức thành công trong việc sử dụng Sakai 55

Chương 4: Cài đặt và thử nghiệm và ứng dụng mô hình Blended learning vào Sakai 1 Cài đặt và thử nghiệm trên Sakai 59

2 Cài đặt và cấu hình Scorm-Cloud vào Sakai: 62

3 Chức năng và hoạt động của các User trong hệ thống Sakai 64

3.1 Chức năng của Guest (Khách viếng thăm hệ thống) 65

3.2 Chức năng cơ bản của Admin 68

3.3 Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Community activities 73

3.4 Các hoạt động của Admin trong Community activities 78

3.5 Các hoạt động của Student trong Community activities 79

3.6 Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Collaborative activities 80

3.7 Các hoạt động của Admin trong Collaborative activities 96

3.8 Các hoạt động của Student trong Collaborative activities 97

3.9 Các hoạt động của Student trong Self-Studied activities 104

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 : Mô hình hệ thống e-Learning tổng quát 14

Hình 2 : Mô hình giải pháp tiếp cận e-Learning 15

Hình 3: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng máy tính và Internet ở châu Á[5] 18

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại hình e-Learning tạo Bắc Mỹ và Châu Âu[1] 19

Hình 5: Biểu đồ thể hiện qui mô thị trường e-Learning ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản [5] 19

Hình 6 : Các trường đại học ở Việt Nam có sử dụng e-Learning 21

Hình 7 : Mô phỏng việc học kết hợp 26

Hình 8 : Mô hình học kết hợp tổng quát 27

Hình 9 : biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên thành công ở 3 môi trường học tập được áp dụng ở University of Central Florida 28

Hình 10 : biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên trong 2 môi trường học tập fully online và blended ở University of Central Florida 28

Hình 11 : Mô hình TPCK của Koehler về học kết hợp (2007) 31

Hình 12 : Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập 32

Hình 13: Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập 32

Hình 14 : Mô hình lập kế hoạch áp dụng công nghệ cho việc giáo dục ở trường đại học[4] 33

Hình 15: Sinh viên thiếu tập trung và chán nản trong một buổi học truyền thống 35

Hình 16 : Giảng đường của một trường đại học Việt Nam 36

Hình 17 : Mô hình blended learning cho việc học kết hợp ở Việt Nam[] 37

Hình 18 : Các nơi nghiên cứu và sử dụng Sakai trên thế giới 44

Hình 19: Màn hình của Sakai sau khi cài đặt 45

Hình 20 : Thống kê về 3 hệ thống Moodle , Sakai, Blackboard/WebCT 47

Hình 21 : Thống kê số lượng website của Sakai và Moodle 47

Hình 22: Thống kê kinh phí đầu tư vào Sakai và Moodle 48

Hình 23: Tóm lược mô hình môi trường Sakai 48

Hình 24: Màn hình chính của Sakai sau khi hiệu chỉnh 59

Hình 25: Giao diện giới thiệu đôi nét về hệ thống 60

Hình 26 : Giao diện giới thiệu các chức năng của hệ thống 60

Hình 27: Các link chứa video demo hướng dẫn sử dụng Sakai 61

Hình 28 :Chỉnh sửa file pom.xml trong thư mục scorm-cloud 63

Hình 29: Giao diện sau khi deploy Scorm-Cloud thành công 63

Hình 30 : Cấu hình Scorm Cloud 64

Hình 31: Các hoạt động chính của User trong mô hình học kết hợp 65

Hình 32: Sơ đồ tạo mới tài khoản 66

Hình 33 : Màn hình tạo mới account 66

Hình 34: Nhập thông tin user để tạo account 67

Hình 35: Sơ đồ user chỉnh sửa thông tin profiles 67

Trang 8

Hình 36: Giao diện profile của user 68

Hình 37: Sơ đồ Admin tạo mới một user 68

Hình 38: Admin tạo mới user 69

Hình 39: Sơ đồ Admin chỉnh sửa thông tin user 69

Hình 40: Màn hình chỉnh sửa thông tin user 70

Hình 41: Sơ đồ Addmin xoá một user 70

Hình 42: Màn hình admin xóa user 71

Hình 43 :Admin quản lý tất cả các khóa học đã được tạo trên hệ thống 71

Hình 44 :Plugin Scorm Cloud 72

Hình 45 : Add gói zip chuẩn scorm vào Resource 72

Hình 46: Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Community activities 73

Hình 47: Giao diện của một khóa học khi giảng viên đăng nhập vào Sakai 74

Hình 48 :Giao diện của chức năng Chat 74

Hình 49: Giao diện của Forum 75

Hình 50 : Giao diện các thành viên viết bài để post 75

Hình 51 : Danh các các bài đã post và comments trên các blog của khóa học 76

Hình 52 : Giao diện Wiki của khóa học 76

Hình 53 : Lưu địa chỉ trang web con hỗ trợ cho việc giảng dạy 77

Hình 54: Liên kết đến trang web khác đã chọn 77

Hình 55: Các hoạt động của Admin trong Community activities 78

Hình 56 : Các hoạt động của Student trong Community activities 79

Hình 57: Các hoạt động của Instructor/ Teacher Assistant trong Collaborative activities 80

Hình 58 : Sơ đồ giảng viên tạo mới khoá học 81

Hình 59 : Tạo mới khóa học (Course site) 81

Hình 60 : Tạo mới khóa học(tt) 82

Hình 61 : Tạo mới khóa học(tt) 82

Hình 62 : Giao diện Site info của khóa học 83

Hình 63 : Sơ đồ teacher thêm user vào khoá học 83

Hình 64 : Thêm user vào khóa học 84

Hình 65 : Danh sách các user của khóa học đã được cấp quyền 84

Hình 66 : Sơ đồ giảng viên tạo nhóm 85

Hình 67: Tạo nhóm mới cho khóa học 85

Hình 68 : Giáo viên quản lý thông tin các thành viên của các nhóm 86

Hình 69 : Sơ đồ tạo một đề cương của giảng viên 86

Hình 70 : Màn hình tạo đề cương 87

Hình 71 : Post đề cương thành công 87

Hình 72 : Sơ đồ Upload bài giảng 88

Hình 73: Sơ đồ đưa bài giảng lên hệ thống 88

Hình 74 : Màn hình upload file 89

Hình 75: Các file có chứa trong Resource 89

Hình 76 : Sử dụng nội dung trong gói scorm do admin add để dạy 90

Trang 9

Hình 77 : Giảng viên tạo bài tập 90

Hình 78: Giảng viên tạo ngân hàng câu hỏi 91

Hình 79: Thêm câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi 91

Hình 80: Giảng viên tạo mới bài kiểm tra 92

Hình 81: Thêm câu hỏi vào bài kiểm tra từ ngân hàng câu hỏi 92

Hình 82: Thiết lập các thuộc tính cho bài kiểm tra 93

Hình 83: Giảng viên xem danh sách sinh viên đã làm bài hay chưa 93

Hình 84: Giảng viên quản lý điểm của tất cả sinh viên trong khóa học 94

Hình 85: Giảng viên lên lịch làm việc cho khóa học 94

Hình 86 : Giảng viên tạo thông báo 95

Hình 87: Giảng viên thông báo đến sinh viên việc cần làm 95

Hình 88: Các hoạt động của Admin trong Collaborative activities 96

Hình 89: Gói Scorm do Admin upload lên khóa học 97

Hình 90: Các hoạt động của Student trong Collaborative activitis 97

Hình 91: Trang home của student khi tham gia khóa học 98

Hình 92: Chức năng Site info của student 99

Hình 93: Sinh viên xem đề cương khóa học 99

Hình 94: Sinh viên download tài liệu 100

Hình 95: Sinh viên sử dụng gói Scorm để học 100

Hình 96: Sinh viên làm bài tập 101

Hình 97: Sinh viên bắt đầu làm bài 101

Hình 98: Sinh viên làm bài kiểm tra 102

Hình 99: Sinh viên xem điểm của mình 102

Hình 100: Sinh viên xem lịch của khóa học 103

Hình 101: Sinh viên xem các thông báo 103

Hình 102:Các hoạt động của Student trong Self-Studied activities 104

Hình 103: Sơ đồ khái quát quá trình giáo viên kiểm tra việc học của sinh viên 105

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Ưu điểm của e-Learning 13

Bảng 2 : Khuyết điểm của e-Learning 13

Bảng 3 : Khảo sát một số VLE thông dụng 16

Bảng 4: Các công nghệ cho việc học kết hợp 34

Bảng 5: Bảng biểu tượng cho các loại sự kiện 53

Bảng 6: Các worksite của Sakai 55

Bảng 7: Chi tiết các chức năng với từng loại user trong Course Site 107

Trang 11

Chương 1

Tổng quan về e-Learning

Tóm tắt

1 Tổng quan về e-Learning

2 Kiến trúc tổng quát của hệ thống e – Learning

3 Môi trường học ảo - VLE as an user portal of Learning

e-4 Tương lai phát triển của e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam

Trang 12

1 Tổng quan về e-Learning

1.1 Định nghĩa e-Learning

Một số định nghĩa e-Learning tiêu biểu:

e-Learning [6] là việc sử dụng công nghệ thông tin và máy tính trong học tâ p

(Horton 2006)

e-Learning [1] là tất cả những hoạt động dựa vào máy tính và Internet để hỗ trợ

dạy và học – cả ở trên lớp và ở từ xa (Bates 2009)

“e” nên được hiê u theo nghĩa “lý thú” (exciting), “năng đô ng” (energetic), “phong

phú” (enriching), “kinh nghiê m thư c tiễn” (exceptional learning experience) – và

còn nữa, thêm cho ngữ nghĩa chỉ là “điê n tử” (electronic) [8] (Luskin 2010)

Như vậy ta có thể hiểu e-Learning là hình thức đào tạo mới , sử dụng công nghệ thông

tin và mạng toàn cầu internet để hỗ trợ dạy và học, nó có thể được biết như là học từ xa,

học trực tuyến, học truyền thống với máy tính trợ giúp, có thể đồng bộ hoặc không đồng

bộ

1.2 Lợi ích của e-Learning

e-Learning cung cấp nhiều tiê n ích cho các tổ chức và cá nhân:

 Cải tiến việc trình bày/ biểu diễn nội dung học tập (Means et al 2009) [10]

 Gia tăng đươ c sự truy câ p access (e.g MIT OpenCourse Ware program) [7]

 Sự thuâ n tiê n và linh hoa t đô i vơ i người ho c (WorldWideLearn 2010)[21]

 Phát triê n những kĩ năng và khả năng câ n thiê t trong thế kỉ 21, cụ thể là đảm bảo

người ho c có những kĩ năng “văn hoá sô ” (digital literacy skills) đươ c đòi hỏi

trong chương tri nh ho c và nghề nghiê p tương lai (Bates, 2009)[1]

1.3 Ưu điểm, khuyết điểm của e-Learning

1.3.1 Ưu điểm:

Giáo viên/ Giảng viên Học sinh/ Học viên Người quản lý giáo dục

Đỡ mất công sức của giáo

viên vì không phải viết quá

nhiều

Tự động hóa quá trình cho

điểm, theo dõi quá trình học

tập trên mạng

Tiết kiệm được nhiều thời

gian, chi phí và công sức đi

lại

Sử dụng chung các tài nguyên

Có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu

Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và công sức đi lại

Dễ dàng điều chỉnh thời gian học phù hợp với thời gian làm việc của mình

Học viên có thể lựa

Giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên cho các vùng sâu, vùng xa có nhu cầu nhân lực

Khả năng kết nối với các Trung tâm đào tạo khác trên thế giới Bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại

Giảm chi phí tổ chức và

Trang 13

học tập, bài giảng, giáo trình

điện tử, tiết kiệm chi phí

chuẩn bị bài giảng, sách giáo

khoa

Sử dụng các phần mềm Tin

học cho phép mô hình bài

giảng, thể hiện trực quan bằng

các phương tiện truyền tải

nhanh và nhiều tri thức

Tích hợp các dữ liệu trên

Internet vào giáo trình

Tài liệu, giáo trình được

chuẩn bị kỹ và chịu sự kiểm

tra, đánh giá của nhiều người

(do công khai trên mạng) nên

là những tài liệu có chất

lượng

chọn cách học và khoá học sao cho phù hợp với mình

Khả năng truy cập được nâng cao

Tổng hợp được kiến thức

quản lý đào tạo Sau khi đã phát triển xong, một khoá học E-learning có thể dạy cho hàng ngàn học viên Rút ngắn thời gian đào tạo:

có thể đào tạo cấp tốc cho một lượng lớn học viên mà không bị giới hạn bởi số lượng giảng viên hướng dẫn hoặc lớp học

Cần ít phương tiện hơn Các máy chủ và phần mềm cần thiết cho việc học trên mạng

có chi phí rẻ hơn rất nhiều

so với chi phí của phòng học truyền thống

Bảng 1: Ưu điểm của e-Learning 1.3.2 Khuyết điểm

Giáo viên/ Giảng viên Học sinh/ Học viên Người quản lý giáo dục Cần đội ngũ vừa am hiểu

chuyên môn, vừa có thể

Phải theo dõi quá trình học

tập của học viên thong qua

diễn đàn, bài kiểm tra, bài

kỹ năng mới

Chi phí kỹ thuật cao Việc học có thể buồn tẻ Yêu cầu ý thức cá nhân cao hơn

Chi phí phát triển một khoá học lớn

Phụ thuộc quá nhiều vào tốc độ đường truyền và các thiết bị truyền

Cần các kỹ thuật viên quản

lý hệ thống và nhiều người cho công tác quản lý ở mỗi nơi triển khai

Yêu cầu kỹ năng mới

Đòi hỏi phải thiết kế lại

Bảng 2 : Khuyết điểm của e-Learning

Trang 14

1.4 Những đặc trưng của e-Learning [21]

Hình thức dạy học “self-paced” và “self-directed”, phù hợp với nhiều kiểu học tập khác nhau, được thiết kế hướng về người ho c (student-centred) , loại bỏ được giới hạn về không gian, đi a lí, khả năng truy cập 24/7 ,giảm/bỏ được thời gian di chuyê n và những chi phí linh tinh ,tô ng chi phí học tập thường giảm (giảng dạy,

cư ngụ, ăn uống)

Tiê m năng chi phí đâ u tư thâ p cho những công ty/đơn vị câ n huâ n luyê n nghiê p vu , và cho những nhà cung câ p ,nuôi dưỡng nhiê u hơn sự tương tác và

cô ng tác của người ho c ,nâng cao những kĩ năng về máy tính và Internet , thiê t kế

và xây dựng dư a trên những nguyên lý thiê t kế da y ho c ,được quan tâm và phát triê n ở nhiê u trường đa i học/ho c viê n lớn trên thế giới, hâ u hê t với những khoá học câ p bă ng/chứng nhâ n trư c tuyê n

2 Kiến trúc tổng quát của hệ e-Learning

2.1 Hệ thống e-Learning tổng quát

Hình 1 : Mô hình hệ thống e-Learning tổng quát

Trang 15

2.2 Giải pháp tiếp cận

Hình 2 : Mô hình giải pháp tiếp cận e-Learning

3 Môi trường học ảo - VLE as an user portal of e-Learning

Hiê n nay, xu hướng ta o mô t môi trường học ảo - Virtual Learning Environment (VLE), trong đó tâ t cả mo i thứ trong 1 khoá học (môn học) được quản lý bởi mô t giao diê n người dùng (user interface) nhâ t quán – cô ng thông tin người dùng (user portal)

Một số VLE thông dụng hiê n nay

Moodle1; Atutor2; Illias3; Dokeos4; Sakai5; Claroline6;

VLE là mô t phâ n mê m máy tính đê ta o thuâ n tiê n cho tin ho c hóa học tâ p hoă c Learning Những hệ thô ng e-Learning như vâ y đôi khi được gọi với nhiê u tên khác nhau như: Learning Management System (LMS), Content Management System

e-or Course Management System (CMS), Learning Content Management System (LCMS), Managed Learning Environment (MLE), Learning Support System (LSS), Online Learning Centre (OLC), OpenCourseWare (OCW), hay Learning Platform (LP); NÓ LÀ S GIÁO D C B NG GIAO TI P QUA

TRUNG GIAN MÁY TI NH (Computer-Mediated Communication) HAY GIÁO

D C TR C TUY N (Online Education)

Trang 16

Bảng 3 : Khảo sát một số VLE thông dụngLiên kết website chính thức của VLEs

4 Tương lai phát triển của e-Learning trên thế giới và ở Việt Nam

4.1 Sự phát triển của e-Learning từ trước đến nay:

4.1.1 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới:

E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới E-learning phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ Ở châu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng dụng công nghệ này ít hơn

Trang 17

Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90 Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ

có gần 47% các trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình E-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian 1999 - 2004 E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà ngay ở các công ty việc xây dựng

và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ Có rất nhiều công ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phương thức đào tạo truyền thống và đã mang lại hiệu quả cao

Do thị trường rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của E-learning nên hàng loạt các công

ty đã chuyển sang hướng chuyên nghiên cứu và xây dựng các giải pháp về E-learning như: Click2Learn, Global Learning Systems, Smart Force

Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục Công ty IDC ước đoán rằng thị trường E-learning của châu Âu sẽ tăng tới 4 tỷ USD trong năm 2004 với tốc độ tăng 96% hàng năm Ngoài việc tích cực triển khai E-learning tại mỗi nước, giữa các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực E-learning Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE Đây là mạng E-learning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty E-learning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu

Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á Tuy vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu

Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi mà E-learning mang lại Một số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng

Trang 18

đang có những nỗ lực phát triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,

Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất so với các nước khác trong khu vực Môi trường ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp và dùng để đào tạo nhân viên

Hình 3: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng máy tính và Internet ở châu Á[5]

Trang 19

Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại hình e-Learning tạo Bắc Mỹ và Châu Âu[1]

Hình 5: Biểu đồ thể hiện qui mô thị trường e-Learning ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật

Bản [5]

Trang 20

4.1.2 Tình hình phát triển và ứng dụng e-Learning ở Việt Nam [15]

 < 2002: tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt Nam không nhiều

 2003-2004: việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm

 Các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đề cập đến vấn

đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam:

 Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000

 Hội nghị giáo dục đại học năm 2001

 Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003

 Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004

 Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

 Dịch vụ E-learning:

 Các trường đại học: ICTC-MOET, HUT, HCMC-UT,…

Trang 21

Hình 6 : Các trường đại học ở Việt Nam có sử dụng e-Learning

 Các tổ chức, công ty: IPT-VNPT, NCS, FPT, AIT by GMS-VU,…

 Việt Nam – Nhật:

 JICA's Hanoi-Tokyo Videoconferencing system

 NTT-VNPT's and NTT-HUT's e-Learning Systems

 METI-MOST with VITEC-JITEC e-Learning Center…

 Gia nhập mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, http://www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông

 Một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo:

 http://www.e-learningcenter.com/: học thiết kế web trực tuyến

 http://www.e-learningforkids.org/: học Word trực tuyến

Trang 22

4.2 Tương lai phát triển của e-Learning

4.2.1 Thế giới

Sự thuận tiện và lợi thế về chi phí sẽ kéo dài tuổi thọ của e-Learning Những nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng phát triển của e-Learning trong tương lai như sau: Cùng với sự phát triển của ICT, các giải pháp e-learning ngày càng phổ biến và hoàn thiện Sẽ có sự kết hợp giữa e-Learning và những phần mềm khác trong môi trường học tập như Lecture Maker, Adobe Presenter Captivate, Articulate Powerpoint,

…E-Learning ngày nay được sử dụng cả trong những khóa học truyền thống lẫn hiện đại Điều này cho thấy những phương pháp học truyền thống và hiện đại có thể kết hợp với nhau để mang lại hiệu quả cao hơn trong những buổi học Những buổi học truyền thống có thể sử dụng trước hoặc sau những buổi học online Hình thức học này

sẽ ngày càng được phổ biến trong thời gian sắp tới

Ngày càng có nhiều trường học qui mô nhỏ sử dụng e-Learning trong quá trình đào tạo Cách đây không lâu, chỉ có những trường có qui mô lớn mới có đủ giáo viên

và tài chính để mua và sử dụng e-Learning Tuy nhiên, do chi phí ngày càng giảm nên Learning Management System đã được sử dụng rộng rãi trong các trường học trong thời gian tới Các trường có qui mô nhỏ ngày nay đã có thể sử dụng e-Learning trong chương trình huấn luyện của mình Trong tương lai, Learning Management System ngày càng dễ sử dụng hơn

4.2.2 Việt Nam

Ngành giáo dục hiện nay đang chuyển dần từ dạng lớp học truyền thống sang dạng học thông qua máy tính cá nhân và thiết bị cầm tay Khái niệm học tập trực tuyến đang được hình thành tại Việt Nam

Thị trường rộng mở

Các chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng hình thức học truyền thống, học tập trung vẫn là phương thức học tập không thể thay thế Tuy nhiên, e-learning là nhu cầu tất yếu và phổ biến trong tương lai khi giáo dục phát triển tới một tầm cao hơn E-learning sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong các hình thức giáo dục hiện đại Trong bối cảnh việc dạy và học - đặc biệt là ở bậc đại học - ở Việt Nam chủ yếu đang diễn ra theo xu hướng tập trung tại chỗ, chất lượng đào tạo chưa đồng đều, có sự chênh lệch giữa thành phố lớn và các địa phương, sự tương tác giữa dạy và học còn thấp…

Đa dạng giải pháp

Thị trường e-learning ở Việt Nam được cho là mới đi những bước đi đầu tiên Hiện đã

có một số trang web cung cấp dịch vụ e-learning thương mại và miễn phí dành cho đối tượng cá nhân như: www.hocmai.vn, www.hocngoaingu.com, www.bea.vn, www.thanhgiong.vn Trong tương lai, thị trường còn rất nhiều tiềm năng Với sự hỗ

Trang 23

trợ vốn của nhà nước và đầu tư của nước ngoài, thời gian tới các trang web cung cấp dịch vụ e-Learning sẽ nỗ lực để thu hút nhiều học sinh hơn

Trang 24

Tuy nhiên e-Learning đến với Việt Nam còn nhiều bất cập (từ chính những khuyết điểm của mình) chưa thể giải quyết, trong khóa luận này nhóm đề xuất giải pháp sử dụng Blended learning model ( tạm dịch là

mô hình học kết hợp) Blended learning là sự kết hợp giữa học truyền thống và sự tích hợp công nghệ vào trong dạy hoc qua internet (sử dụng VLE, mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh, video,…), nó có thể tận dụng được

cả ưu điểm của học truyền thống lẫn e-Learning, đồng thời khắc phục được một số khuyết điểm của chúng

Trang 25

Chương 2

Bleanded – Learning và ngữ cảnh dạy –

học đại học ở Việt Nam

Tóm tắt

1 Tổng quan về blended-learning (tạm dịch là học kết hợp)

2 Lợi ích và hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp

3 Các dạng mô hình học kết hợp

4 Thực tế việc dạy và học của đại học Việt Nam

5 Áp dụng mô hình học kết hợp vào ngữ cảnh đại học Việt Nam

Trang 26

1 Tổng quan về blended-learning (tạm dịch là học kết hợp) [7]

1.1 Một số định nghĩa về học kết hợp

Có rất nhiều định nghĩa về học kết hợp, và việc đưa ra định nghĩa cho nó cũng là một vấn đề đang gây tranh cãi nhiều, ở phần này chúng tôi giới thiệu đến các bạn sự khảo sát của 3 nhà nghiên cứu giáo dục của trường đại học Glamorgan, UK (Esyin Chew, David-A.Turner, Norah Jones)

Học kết hợp bao gồm sự kết hợp của 2 lĩnh vực cần quan tâm là công nghệ và lý thuyết sư phạm: công nghệ và công cụ cần xem xét là gì, đến mức độ nhiều hay ít, kết hợp với phương pháp sư phạm và lý thuyết giáo dục Kết quả của điều này là học kết hợp gặp phải khó khăn lớn từ việc định nghĩa nó, và nền tảng lý thuyết tương ứng với nó là tương đối thiếu Vì vậy, việc chỉ ra tính triết lý và nền tảng lý thuyết của học kết hợp để giới hạn phạm vi nghiên cứu là rất cần thiết Để tạo ra một cơ sở cho học kết hợp sẽ bao gồm việc kiểm tra mức độ chênh lệch giữa mô hình và thực tiễn của lý thuyết giáo dục và công nghệ giáo dục Kết quả sẽ tạo ra một không gian mà trong đó các học giả từ các ngành học đa dạng có thể tham gia để thảo luận và giải quyết vấn đề của họ Sau đây nhóm sẽ giới thiệu đến các bạn một số định nghĩa về học kết hợp (blended-learning) của các nhà nghiên cứu lý thuyết sư phạm

Học kết hợp là sự tích hợp các tiến bộ của công nghệ vào học trực tuyến kết hợp với sự tham gia tương tác của học truyền thống [Thorne (2003)]

Hình 7 : Mô phỏng việc học kết hợp

Là sự kết hợp giữa giảng dạy mặt - đối - mặt (face to face) với học trực tuyến dưới

sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông [Littlejohn and Pegler (2007)]

Là sự tích hợp của mặt – đối –mặt (face - to - face) trong lớp học (dùng lời nói) và internet Đây là cách tiếp cận tối ưu để tăng cường và mở rộng việc học bằng việc xem xét lại và chuyển đổi cấu trúc giữa việc dạy và học để tạo ra việc học kết hợp

có hiệu quả cao.[ Vaughan and Garrison (2005)]

Trang 27

Sự kết hợp của việc học truyền thống mặt – đối –mặt (face - to - face) với sự hướng dẫn trực tuyến.[Graham, Allen and Ure (2003)]

Vào năm 2006, Sharpe đã cố gắng để vượt qua những khó khăn trong việc thiếu sự đồng thuận về một định nghĩa của học tập kết hợp bằng cách đề xuất rằng khái niệm này dựa trên một số tiêu chuẩn, và đó là một khái niệm đa chiều có thể chứa các định nghĩa khác nhau Vì vậy, dù được định nghĩa như thế nào ,học kết hợp bao gồm các đặc điểm sau:

 Mô hình truyền đạt kiến thức khác nhau (mặt đối mặt hoặc đào tạo từ xa)

 Có sự kết hợp của công nghệ (cơ sở là web)

 Có cơ sở thực hành giống như phòng học

 Có những hoạt động đồng bộ(chat online), không đồng bộ (email, blog, wiki)

 Làm việc theo nhóm

 Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau

 Người học là chủ đạo, người học phải tự làm chủ quá trình học của mình

Hình 8 : Mô hình học kết hợp tổng quát

1.2 Tình hình phát triển blended learning trên thế giới

Blended learning là xu hướng nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới

Trong một báo cáo tổng hợp “Research and Quality Assurance in Blended Learning” của Charles D Dziuban và Patsy D Moskal – University of Central Florida (2010) đã đưa ra các kết quả về việc áp dụng mô hình học kết hợp được áp dụng ở trường của họ Báo cáo đánh giá mức độ thành công, mức độ hài hài lòng của sinh viên trong khóa học của trường 2009-2010

Từ mùa xuân 2009 đến hè 2010, tỉ lệ sinh viên thành công trong 3 môi trường F2F (truyền thống), blended learning ( học kết hợp), fully online (trực tuyến hoàn toàn) được thể hiện qua biểu đồ ở hình 9

Trang 28

Hình 9 : biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên thành công ở 3 môi trường học tập được áp dụng

ở University of Central Florida Bên cạnh đó là việc thống kê mức độ hài lòng của sinh viên trong 2 môi trường blended learning, fully online Được thể hiện ở hình 10

Hình 10 : biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên trong 2 môi trường học tập fully

online và blended ở University of Central Florida

Trang 29

EDUCAUSE LEARNING INITIATIVE là tổ chức giáo dục đang nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tích hợp công nghệ vào trong giảng dạy đại học Vào 2010, tổ chức này đã tổ chức các hội nghị với nhiều báo cáo về giải pháp dạy và học kết hợp cũng như cách thức tổ chức môi trường học kết hợp Các bạn có thể vào các trang web sau để tham khảo và tôi chắc rằng nếu bạn quan tâm đến học kết hợp thì đây là trang web hữu ích

http://www.educause.edu/

http://net.educause.edu/eli103 Làn sóng nghiên cứu về học kết hợp không chỉ xảy ra ở các trường đại học hàng đầu, nó là lĩnh vực đang được các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới quan tâm, từ Hàn quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, đến châu Phi , châu Âu, châu Mỹ … Ở Việt Nam học kết hợp đang có những biểu hiện phát triển ban đầu, các trường đại học cũng đưa các trang web hỗ trợ tài liệu cho sinh viên học tập như đại học kinh tế Đà Nẵng (http://elearning.due.edu.vn/) , đại học Bách Khoa thành phố HCM (http://e-learning.hcmut.edu.vn/), đại học Ngoại thương Hà Nôi (http://elearning.ftu.edu.vn/) … bên cạnh đó môi trường học truyền thống vẫn tồn tại song song Đáng lưu ý ở đây đó chỉ đơn thuần là một trang web thông báo các thông tin của trường và hỗ trợ tài liệu, có rất ít

sự tương tác qua lại giữa giảng viên và học sinh

Môi trường học kết hợp cũng như những môi trường học tập khác, đều có những

ưu nhược điểm riêng của nó, để đánh giá được chất lượng của việc học kết hợp ta đi sang xét những lợi ích và hạn chế của riêng nó

2 Lợi ích và hạn chế khi dùng mô hình học kết hợp

2.1 Lợi ích của việc dùng mô hình học kết hợp

Đứng về góc nhìn của giáo viên/giảng viên

 Kết hợp được các chiến lược học tập chủ động vào các buổi thảo luận trong lớp, như hỏi đáp, học nhóm, các dự án, và bài tập về nhà

Trang 30

 Biên soạn các tài liệu giảng dạy ,cải tiến việc trình bày/ biểu diễn nội dung bài dạy , kết hợp toàn bộ tài liệu học tập và nội dung môn học  chuyển thành dạng dữ liệu điện tử cho sinh viên

 Giảm khối lượng giảng dạy và tăng cường trợ giảng (phần thực hành,phần hỗ trợ trực tuyến, chấm điểm bài tập về nhà, thi giữa khóa và thi cuối khóa)

 Cung cấp dữ liệu điện tử cho tất cả giảng viên để cập nhật chương trình đào tạo, chương trình học và các tài liệu học tập liên quan

Đứng về góc nhìn sinh viên/ học sinh

 Sinh viên được tiếp cận với công nghệ mới, phát triê n những kĩ năng và khả năng câ n thiê t trong thế kỉ 21, cụ thể là đảm bảo sinh viên có những kĩ năng

“văn hoá sô ” (digital literacy skills) đươ c đòi hỏi trong chương tri nh ho c và nghề nghiê p tương lai…

 Có môi trường hỗ trợ học tập tốt với nguồn tài liệu phong phú , trao đổi thắc mắc với bạn bè, hoặc tham khảo ý kiến hỗ trợ của thầy

 Ngoài ra sinh viên làm chủ được thời gian học tập và tri thức mà mình muốn đạt được, giảm chi phí học tập và đi lại

 Các vấn đề về hệ thống quản lý khóa học, phần mềm để lên lịch cho các khóa học

và các khoa cũng đang gặp phải vướng mắc vì đã có một thời gian dài theo cơ chế quản lý hiện tại, cộng với tâm lý ngại thay đổi của nhiều cán bộ chuyên trách nên khó triển khai thực hiện

 Ngoài ra việc phát triển và sử dụng một mô hình cho thiết kế khóa học, kiểm tra, đánh giá cần phải có một đội ngũ giảng viên chuyên môn để giảng dạy một khóa học kết hợp

 Sinh viên phải hiểu / biết những gì giảng viên đang làm trong môi trường kết hợp

và nắm vững những thực hành cần thiết cho việc học của mình

Các nhà giáo dục muốn triển khai chương trình học kết hợp cần phải có chiến lược truyền thông hiệu quả cho các thành viên trong môi trường kết hợp như giảng viên, sinh viên, và các quản trị viên về lợi ích của việc học kết hợp

Trang 31

3 Các dạng mô hình học kết hợp

Công nghệ giáo dục là cần thiết nhưng đồng thời gây nguy hiểm nếu không có sự hiểu biết lẫn nhau về tính nhiều mặt của quá trình phát triển chương trình giảng dạy Nếu không nắm rõ mối quan hệ giữa giáo dục và công nghệ ở mức độ rộng hơn sẽ không có nền tảng lý thuyết giáo dục Mô hình học kết hợp phải được căn cứ trên nền tảng lý thuyết giáo dục với sự hiểu biết tuân theo những quy luật và tính đa dạng Dưới đây là một số

mô hình học kết hợp của các nhà nghiên cứu giáo dục của các trường đại học trên thế giới

3.1 Mô hình kết hợp theo nội dung[7]

Giáo dục là cấu trúc kinh nghiệm học tập được thiết kế, để những dự kiến ban đầu nhanh chóng đạt hiệu quả Nhưng thách thức lớn nhất của giáo dục là việc nắm bắt trí tưởng tượng của người học, để thiết kế các hoạt động kết hợp học tập nhằm khuyến khích người học học tập tích cực hơn Koehler đưa ra mô hình TPCK cho việc học kết hợp, điểm nhấn mạnh của mô hình này là phương pháp tiếp cận kết nối và tương tác giữa các yếu tố : nội dung (content C ), kỹ thuật (technological T ), phương pháp sư phạm (pedagogical P) và kiến thức (knowledge K)

Hình 11 : Mô hình TPCK của Koehler về học kết hợp (2007)

Trang 32

3.2 Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập[4]

Khi đã có kế hoạch dạy học cho riêng mình, giáo viên có thể sử dụng các công cụ của LMS theo mục đích của mình để đạt được kết quả tốt nhất

Hình 12 : Mô hình học kết hợp theo mục đích học tập

3.3 Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập[4]

Hình 13: Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập

Trang 33

Mô hình thể hiện tính hoàn hảo của mình ở chỗ, việc kết hợp các phương thức học tập tùy theo điều kiện cụ thể sẵn có của môi trường giáo dục tại trường mình Từ đó,giảng viên đưa ra hình thức học phù hợp với môn học , cũng như các hoạt động bổ trợ cho việc học

Từ môi trường thực tế của địa phương và mục đích giáo dục của trường đại học,

sẽ dẫn đến việc lựa chọn các công nghệ sẽ hỗ trợ cho môn học trong một học kì Khi có kết quả đạt được của khóa học trường sẽ đánh giá chất lượng học sinh, nhận phản hồi từ những người tham gia khóa học, hoàn thiện môi trường giáo dục kết hợp của mình

Hình 14 : Mô hình lập kế hoạch áp dụng công nghệ cho việc giáo dục ở trường đại học[4]

3.4 Bảng tóm tắt công nghệ cho việc học kết hợp[6]

Khi đã có kế hoạch cho công nghệ , ta phải hệ thống lại các công nghệ cho phù hợp với môi trường giáo dục và mục đích giáo dục của trường , của khoa mình

Các nhà nghiên cứu lập luận rằng nhìn vào bảng công nghệ sẽ truyền cảm hứng cho các giáo viên thay đổi cách tiếp cận của mình về mô hình học kết hợp để tạo thiết kế chương trình dạy theo hướng tích cực cho người học, bất kể số lượng Dưới đây là bảng kết hợp các công nghệ tổng quát

Trang 34

Bảng 4: Các công nghệ cho việc học kết hợp

Lớp học truyền thống (face-to-face) không còn tạo nhiều hứng thú cho cả người dạy lẫn người học

Với phương pháp giảng dạy không hiệu quả, phụ thuộc nhiều vào các bài thuyết trình

và ít sử dụng các kỹ năng học tích cực dẫn đến các phương pháp học truyền thống có rất

ít sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trong và ngoài lớp học Việc giảng dạy và học tập ở bậc đại học chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào việc giảng dạy trực tiếp từ thầy tới trò Hình thức của phương pháp này là diễn thuyết trong hai đến bốn tiết (45 phút/tiết), tập trung giới thiệu kiến thức thuần túy trong khi đó sinh viên ghi chép một cách rất thụ động Phương pháp dạy học ở đây tập trung vào giảng viên, người thầy trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việc học chỉ yêu cầu sinh viên ghi nhớ kiến thức máy móc và sẽ kiểm tra vào cuối

kỳ Thông thường, ít bài tập được giao về nhà để củng cố lại những kiến thức được học trong các phần diễn thuyết hoặc để thực hành ứng dụng các kiến thức được học Vì vậy, các bài diễn thuyết dài cộng với một ít bài tập về nhà đã làm giảm đi sự hứng thú và kết quả học tập của sinh viên

Trang 35

Hình 15: Sinh viên thiếu tập trung và chán nản trong một buổi học truyền thống

Tài liệu học tập không nhiều,phần lớn các sách đã cũ ,không có nhiều nguồn tài liệu viết hoặc nguồn tài liệu điện tử (cũng như các cán bộ hỗ trợ chuyên nghiệp) để giúp đào tạo các phương pháp giảng dạy và học tập mới nhất, chi phí cho tài liệu lại cao Việc tiếp cận tài liệu của sinh viên rất khó khăn, chủ yếu là tài liệu cũ chuyền tay, hay sách cũ

vì giá thành rẻ, hoặc sinh viên phải ngồi hàng giờ ở thư viện để mượn và đọc những tài liệu mình cần Trang thiết bị thư viện và các nguồn lực không phù hợp (như thiếu không gian, thiếu các sách báo, tạp chí chuyên ngành dưới dạng ấn phẩm và điện tử, sử dụng Internet băng thông rộng còn hạn chế, và quá ít máy vi tính)

Quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không nhấn mạnh vào việc học khái niệm hoặc học ở cấp độ cao (như phân tích và tổng hợp), dẫn đến hậu quả là học hời hợt thay vì học chuyên sâu Sinh viên thụ động trong cách học (nghe trình bày, ghi chép, nhớ lại thông tin đã học trong lúc khi làm bài thi) Những sinh viên muốn học chuyên sâu hoặc mở rộng thêm kiến thức thì không có một môi trường tốt để học tập

Phần lớn sĩ số ở các lớp đại học quá đông Việc học thì nặng nề, mỗi ngày phải học trên lớp từ 3-5 tiếng có khi từ 6-8 tiếng, thời gian tự học theo nguyên tắc phải gấp 2 lần thời gian học trên lớp Sinh viên mất nhiều thời gian học ở lớp mỗi ngày và phải học nhiều môn trong một học kỳ nên không có thời gian để tiếp thu hết kiến thức của các môn

Trang 36

Hình 16 : Giảng đường của một trường đại học Việt Nam Những điều trên dẫn đến việc chán nản học tập ở một số sinh viên,rất nhiều sinh viên không đến lớp,hoặc chỉ học cho qua để lấy được bằng, học tủ để được điểm cao trong khi kiến thức nắm được chẳng có bao nhiêu

Lớp học trực tuyến hoàn toàn thì chưa đủ khả năng thực hiện [18]

Để xây dựng được một lớp học trực tuyến cần có cơ sở vật chất kỹ thuật của hạ tầng mạng tốt, cần có các chuyên viên kỹ thuật để thiết kế khoá học Đồng thời cần đội ngũ giảng viên vừa am hiểu chuyên môn, vừa có thể ứng dụng CNTT để tạo nên các tài nguyên điện tử có chất lượng.Việc học trực tuyến còn đòi hỏi sinh viên phải ý thức cao hơn trong học tập vì không có thầy cô quản lý,đôn đốc , nhắc nhở, không có nhiều bạn bè như môi trường học truyền thống, làm cho việc học đôi khi trở nên buồn tẻ vì thiếu giao tiếp bạn bè… Kết quả học tập được đánh giá qua mạng nên đôi khi thiếu khách quan ,có thể đánh giá sai lệch trình độ sinh viên

5 Áp dụng mô hình học kết hợp vào ngữ cảnh đại học Việt Nam

Bên cạnh những khó khăn của học truyền thống và học trực tuyến như đã nêu trên, thì với bản tính rụt rè ngại giao tiếp, sinh viên Việt Nam phần lớn không dám gặp trực tiếp giảng viên để hỏi những thắc mắc, những điều chưa hiểu về kiến thức học trên lớp

Về phần giảng viên do thời gian trên lớp có hạn, mà kiến thức truyền tải thì rất nhiều nên không đủ thời gian để giải đáp toàn bộ thắc mắc của tất cả sinh viên Học kết hợp được nhóm đề xuất sử dụng cho ngữ cảnh đại học Việt Nam Học kết hợp ở đây được hiểu theo nghĩa kết hợp giảng dạy truyền thống để truyền tải kiến thức cơ bản trên lớp , và sử dụng một VLE làm môi trường hổ trợ học tập cho sinh viên, tăng khả năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên Mô hình học kết hợp được mô tả ở như hình 14

Trang 37

Traditional Classroom

Learning materials (print materials, textbooks ) Learning activities

LMS

The activities online or ofline

Seft-studied activities

Class home

Community activities Collaborative activities

teaching project

Hình 17 : Mô hình blended learning cho việc học kết hợp ở Việt Nam[]

Theo như mô hình ở hình 14, sinh viên đi học có 2 môi trường hỗ trợ học tập cùng lúc: lớp học truyền thống (traditional class) và môi trường học ảo (e-Learning) Ở lớp học truyền thống sinh viên được giảng viên truyền đạt kiến thức trực tiếp, với các hoạt động học tập trên lớp do giáo viên yêu cầu như: làm việc nhóm, làm các bài tập nhỏ để củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá … Bên cạnh đó, sinh viên được hỗ trợ một môi trường học tập ảo LMS để phục vụ cho việc học của mình với 3 hoạt động chính community activities ( tạm dịch các hoạt động cộng đồng), collaborative activities (tạm dịch các hoạt

Trang 38

động cộng tác), và seft – studied activities ( tạm dịch các hoạt động tự học) LMS có các công cụ hỗ trợ cho các hoạt động học tập của sinh viên như chat, blog, wiki, forum, email… Sinh viên có thể chat với bạn bè về đề tài đang học, hỏi thầy những điều còn thắc mắc qua email (không đồng bộ), chat trực tiếp với thầy để học hỏi kiến thức(đồng bộ) Với môi trường hỗ trợ LMS , sinh viên sẽ

 Trở nên năng động hơn trong việc học của mình, làm chủ được thời gian học, và kiến thức cần học

 Có môi trường học tập hấp dẫn, mới mẻ tạo nhiều hứng thú học tập

 Có điều kiện tham gia vào cộng đồng học tập lớn, học hỏi được nhiều kiến thức kinh nghiệm từ cộng đồng

 Hình thành được những kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng số của thế kỉ 21, tạo nền tảng để sinh viên làm tốt công việc trong tương lai

Đối với giảng viên cũng tránh được một số tiêu cực về cách giảng dạy, giáo trình điện tử cũng có chất lượng cao hơn vì phải đưa lên mạng và chịu sự đánh giá của nhiều người, kết hợp được các hoạt động dạy học tích cực vào trong chiến lược sư phạm của mình …

Việc sử dụng LMS chỉ mang lại hiệu quả khi lớp học truyền thống được giảng viên đầu tư đúng mức (tài liệu, đề cương, hoạt động nhóm…) và có một số cải tiến về giáo dục như sau [1]

Xem xét các phương thức để hỗ trợ nâng cao công tác giảng dạy và học tập dưới các hình thức:

 Thành lập và cấp vốn cho các Trung tâm xuất sắc về giảng dạy và học tập của quốc gia, khu vực, và/hoặc địa phương với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,

và nguồn tài liệu dưới dạng ấn phẩm hoặc điện tử để hỗ trợ phát triển sư phạm, cách thức giảng dạy và chuyên môn nghiệp vụ

 Các hội thảo mục tiêu và các hoạt động đào tạo của các chuyên gia có uy tín và

có các kỹ năng tổng quát về phương pháp sư phạm, thiết kế giáo án và phát triển cũng như các chuyên gia về giảng dạy các ngành cụ thể nào đó (như công nghệ thông tin, kỹ thuật điện-điện tử-viễn thông và vật lý); và

 Các cơ hội được ra nước ngoài để tự học hỏi các phương pháp hoc tập năng động và các thực hành sư phạm hiệu quả khác

Phát triển về cách thức giảng dạy Xem xét các phương tiện hiệu quả nhất để

 Nâng cao cấp độ học từ học thuộc lòng lý thuyết lên khả năng tư duy ở cấp độ cao hơn, đó là nhận thức, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá

 Kết hợp các chiến lược học tập chủ động vào các buổi thảo luận trong lớp, như hỏi đáp, học nhóm, các dự án, và chấm điểm bài tập về nhà

Trang 39

 Yêu cầu chấm điểm bài tập về nhà phải liên quan đến các ý kiến trong lớp, và sử dụng yếu tố này để cho phản hồi đối với việc học tập của sinh viên Ví dụ, yêu cầu có hai giờ làm bài về nhà cho mỗi giờ học trên lớp

 Cộng điểm bài tập về nhà, tỉ lệ thời gian đến lớp, và tham gia hoạt động trong lớp vào điểm thi kết thúc môn học

 Biên soạn các tài liệu giảng dạy phù hợp với Việt Nam và hiện đại, kết hợp toàn

bộ tài liệu và nội dung môn học (bài thuyết giảng, PowerPoint, các hoạt động trong lớp, kiểm tra, thực hành phòng thí nghiệm); điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện địa phương và chuyển thành dạng dữ liệu điện tử cho sinh viên

 Tăng cường sự ứng dụng thực tế, các bài tập, dự án, thực hành phòng thí nghiệm, thực tập và các cơ hội khác cho sinh viên được đào tạo nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể

 Đánh giá quá trình học của sinh viên trong suốt học kỳ chứ không chỉ dựa vào kết quả kỳ thi cuối kỳ

 Giảm khối lượng giảng dạy và tăng cường trợ giảng để chấm bài Trợ giảng có thể giúp giảm khối lượng giảng dạy cho giáo sư bằng cách chấm điểm bài tập về nhà, thi giữa khóa và thi cuối khóa

 Cung cấp dữ liệu điện tử cho tất cả giảng viên để cập nhật chương trình đào tạo, chương trình học và các tài liệu học tập liên quan trên trang Web và thông qua

 Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hoặc hệ thống học liệu mở (xem thêm phần phát triển về cơ cấu tổ chức)

Phát triển về cơ cấu tổ chức Xem xét các cách tốt nhất để

 Giảm số lượng tín chỉ, từ đó giảm số lượng môn học cho sinh viên và giảng viên mỗi học kỳ

 Tăng tính linh động và đưa thêm các môn tự học vào chương trình đào tạo (xem thêm phần Các môn học và chương trình đào tạo ở bậc đại học)

 Tạo điều kiện cho sinh viên thay đổi chuyên ngành sau khi họ đã đăng ký chương trình đào tạo

 Hiện đại hóa trang thiết bị phòng thí nghiệm và phòng học Nên kiểm toán thiết

bị giảng dạy để biết được tình hình

 Sắp xếp và giảm sĩ số sinh viên trong lớp học, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động tham gia tích cực trong lớp Thiết lập hệ thống kiểm soát sự hiện diện của sinh viên, cộng điểm tham dự lớp học vào điểm cuối khóa

 Yêu cầu giảng viên dành thời gian cố định tiếp sinh viên (Điều này có nghĩa là giảng viên phải có địa điểm và thời gian trống để gặp sinh viên ngoài giờ lên lớp)

Trang 40

 Bảo vệ bản quyền tài sản trí tuệ bằng cách chứng nhận bản quyền toàn quốc và giáo dục cho sinh viên và giảng viên về đạo đức nghề nghiệp (như tầm quan trọng bản quyền và tính trung thực trong học thuật, sự hiểu biết thế nào là ăn cắp bản quyền)

 Khuyến khích giảng viên cộng tác với các đồng nghiệp tại trường, với các trường khác tại việt Nam cũng như khu vực để chia sẻ các tài liệu về môn học

 Thiết lập cơ chế vay mượn liên thư viện giữa Việt Nam và khu vực Đông Nam

Á

 Cung cấp đủ các nguồn tài liệu dưới dạng ấn phẩm và điện tử (sách, tạp chí chuyên ngành) cho giảng viên và sinh viên để tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu

 Tạo điều kiện truy cập internet băng thông rộng/tốc độ cao và cung cấp đủ máy

vi tính để giảng dạy

 Thiết lập chương trình từ thiện và tặng quà, phát triển cách thức giảng dạy, các nguồn đầu tư phát triển các trường từ Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác để

hỗ trợ cải thiện giảng dạy và học tập

Như vậy , để giáo dục đại học Việt Nam có thể phát triển hơn, đạt chất lượng

cao và được thế giới công nhận ngoài việc tạo điều kiện cho sinh viên học tập bằng

hệ thống hỗ trợ LMS để năng động hơn và làm chủ quá trình học của mình, ta còn

phải xem xét lại các vấn đề bất cập trên mọi phương diện của lớp học truyền thống

vì dẫu sao sự phát triển của sinh viên cũng phụ thuộc nhiều vào môi trường mình

học tập, và kiến thức sinh viên có được cũng phụ thuộc phần lớn vào sự chỉ dạy của

người thầy Nếu môi trường hoặc thầy không tốt cũng ảnh hưởng nhiều đến chất

lượng đào tạo sinh viên của đại học ở Việt Nam

Ngày đăng: 23/10/2014, 07:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Mô hình hệ thống e-Learning tổng quát - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 1 Mô hình hệ thống e-Learning tổng quát (Trang 14)
Hình 2 : Mô hình giải pháp tiếp cận e-Learning  3.  Môi trường học ảo - VLE as an user portal of e-Learning - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 2 Mô hình giải pháp tiếp cận e-Learning 3. Môi trường học ảo - VLE as an user portal of e-Learning (Trang 15)
Hình 3: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng máy tính và Internet ở châu Á [5] - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 3 Biểu đồ thể hiện việc sử dụng máy tính và Internet ở châu Á [5] (Trang 18)
Hình 4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại hình e-Learning tạo Bắc Mỹ và Châu Âu [1] - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 4 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại hình e-Learning tạo Bắc Mỹ và Châu Âu [1] (Trang 19)
Hình 6 : Các trường đại học ở Việt Nam có sử dụng  e-Learning - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 6 Các trường đại học ở Việt Nam có sử dụng e-Learning (Trang 21)
Hình 11 : Mô hình TPCK của Koehler về học kết hợp (2007) - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 11 Mô hình TPCK của Koehler về học kết hợp (2007) (Trang 31)
Hình 13: Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 13 Mô hình học kết hợp theo môi trường học tập (Trang 32)
Hình 15: Sinh viên thiếu tập trung và chán nản trong một buổi học truyền thống - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 15 Sinh viên thiếu tập trung và chán nản trong một buổi học truyền thống (Trang 35)
Hình 16 : Giảng đường của một trường đại học Việt Nam - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 16 Giảng đường của một trường đại học Việt Nam (Trang 36)
Hình 17 : Mô hình blended learning cho việc học kết hợp ở Việt Nam [] - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 17 Mô hình blended learning cho việc học kết hợp ở Việt Nam [] (Trang 37)
Hình 18 : Các nơi nghiên cứu và sử dụng Sakai trên thế giới - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 18 Các nơi nghiên cứu và sử dụng Sakai trên thế giới (Trang 44)
Hình 20 : Thống kê về 3 hệ thống Moodle , Sakai, Blackboard/WebCT - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 20 Thống kê về 3 hệ thống Moodle , Sakai, Blackboard/WebCT (Trang 47)
Hình 21 : Thống kê số lượng website của Sakai và Moodle - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 21 Thống kê số lượng website của Sakai và Moodle (Trang 47)
Hình 22: Thống kê kinh phí đầu tư vào Sakai và Moodle - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 22 Thống kê kinh phí đầu tư vào Sakai và Moodle (Trang 48)
Bảng 6: Các worksite của Sakai  4.  Một vài tổ chức thành công trong việc sử dụng Sakai - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Bảng 6 Các worksite của Sakai 4. Một vài tổ chức thành công trong việc sử dụng Sakai (Trang 55)
Hình 34: Nhập thông tin user để tạo account Update Profile (1.2) - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 34 Nhập thông tin user để tạo account Update Profile (1.2) (Trang 67)
Hình 50 : Giao diện các thành viên viết bài để post - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 50 Giao diện các thành viên viết bài để post (Trang 75)
Hình 55: Các hoạt động của Admin trong Community activities - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 55 Các hoạt động của Admin trong Community activities (Trang 78)
Hình 56 : Các hoạt động của Student trong Community activities - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 56 Các hoạt động của Student trong Community activities (Trang 79)
Hình 69 : Sơ đồ tạo một đề cương của giảng viên - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 69 Sơ đồ tạo một đề cương của giảng viên (Trang 86)
Hình 68 : Giáo viên quản lý thông tin các thành viên của các nhóm - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 68 Giáo viên quản lý thông tin các thành viên của các nhóm (Trang 86)
Hình 77 : Giảng viên tạo bài tập - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 77 Giảng viên tạo bài tập (Trang 90)
Hình 82: Thiết lập các thuộc tính  cho bài kiểm tra - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 82 Thiết lập các thuộc tính cho bài kiểm tra (Trang 93)
Hình 84: Giảng viên quản lý điểm của tất cả sinh viên trong khóa học - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 84 Giảng viên quản lý điểm của tất cả sinh viên trong khóa học (Trang 94)
Hình 88: Các hoạt động của Admin trong Collaborative activities - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 88 Các hoạt động của Admin trong Collaborative activities (Trang 96)
Hình 91: Trang home của student khi tham gia khóa học - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 91 Trang home của student khi tham gia khóa học (Trang 98)
Hình 92: Chức năng Site info của student - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 92 Chức năng Site info của student (Trang 99)
Hình 98: Sinh viên làm bài kiểm tra - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 98 Sinh viên làm bài kiểm tra (Trang 102)
Hình 102:Các hoạt động của Student  trong Self-Studied activities - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Hình 102 Các hoạt động của Student trong Self-Studied activities (Trang 104)
Bảng chi tiết một số chức năng với từng loại user trong Course Site - Báo cáo tốt nghiệp đề tài “ xây dựng mô hình học kết hợp (blended – learning) và thử nghiệm với sakai CLE ”
Bảng chi tiết một số chức năng với từng loại user trong Course Site (Trang 105)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w