1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

"Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"

11 2,2K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 432 KB

Nội dung

. Đặt vấn đề: Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT)

Trang 1

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA SINH HỌC

BỘ MÔN PPDH SINH HỌC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội ngày 23 tháng 04 năm 2010

BÁO CÁO KHOA HỌC

Tham gia hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010

Tên đề tài:

"Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương

virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần

mềm Moodle"

- Sinh viên thực hiện: Phạm Xuân Lam lớp K56A

- Hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hiền

- Chuyên ngành: Phương pháp dạy học sinh học

1 Đặt vấn đề:

Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong việc cải tiến nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy - học Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning là giải

pháp hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời" [4] của mọi người và trở thành một xu hướng quan trọng trong giáo

dục và đào tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn lao trong hoạt động dạy và học Tuy nhiên,

có thể thấy rằng, E - learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học truyền thống, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng bảng đen Vì vậy, việc tìm ra giải pháp kết hợp học truyền thống với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong giáo dục hiện nay

Trong dạy học sinh học, những giải pháp học trên mạng Internet hiện nay thông qua các hình thức như Website, e-mail, blog, đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức

hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực

sự áp dụng trong nhà trường phổ thông Vì vậy, để đưa ra được cơ sở cho việc xây dựng mô hình dạy học qua mạng nói chung và dạy học sinh học qua mạng nói riêng, chúng tôi tiến

hành nghiên cứu vấn đề " Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"

Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu lý thuyết và đề xuất được mô hình tổ chức dạy học theo hướng học kết hợp, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu qủa dạy - học sinh học THPT

Trang 2

2 Phương pháp nghiên cứu:

2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

 Nghiên cứu tài liệu và các công trình khoa học liên quan đến E - learning, học kết hợp

 Nghiên cứu cấu trúc, nội dung sách giáo khoa Phần ba, Chương III Virus và các bệnh truyền nhiễm - Sinh học 10 nâng cao

 Nghiên cứu ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle vào xây đựng các khóa học trên mạng

2.2 Phương pháp tham vấn chuyên gia.

3 Kết quả nghiên cứu:

3.1 Mô hình học kết hợp (Blended Learning):

3.1.1 Khái niệm :

Học kết hợp "Blended Learning - BL" là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Học kết hợp xuất

phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn" Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp, tuy

nhiên, có ba cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi [1]

(1) BL = kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông)

(Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002).

(2) BL = kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002) (3) BL = kêt hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt (Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002).

Theo Alvarez (2005), học kết hợp là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông

trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" Tác giả Victoria L Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [6,tr4] Các khái niệm được dưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về

hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học

Ở Việt Nam, BL còn là một khái niệm mới mẻ Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [2] Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành

một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning" [3]

Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản, học kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung vào thiết kế mô hình học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học truyền thống và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet nhằm đưa ra một giải pháp học hữu hiệu cho dạy học sinh học ở trường THPT

Trang 3

3.1.2 Đặc điểm của học kết hợp:

Học kết hợp được đánh giá là một giải pháp tốt cho giáo dục và đào tạo hiện nay

Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử

dụng một hệ thống học kết hợp là: (1) tính phong phú của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương tác xã hội (4) hướng tới cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi Kết

quả nghiên cứu của Graham, Allen & Ure (2003) cũng cho thấy, đa số người dân chọn BL vì

ba lí do chính (1) hoàn thiện tính sư phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) tăng hiệu quả chi phí [1]

Tác giả Victoria L Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều

có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử ; căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất"[6,tr8] Như vậy, trong học kết hợp vai trò của CNTT & TT là tất yếu Song, đó không phải là hình thức tích hợp CNTT & TT đơn thuần vào quá trình dạy và học mà quan trọng là cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện lợi nhất cho cả người dạy và người học

3.1.3 Mô hình học kết hợp trong dạy học qua mạng:

Dạy học qua mạng là một hình thức của E - learning, trong đó Internet vừa là môi trường phân phối tài nguyên học, vừa là nơi diễn ra các hoạt động dạy - học Việc triển khai học qua mạng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách quan như điều kiện cơ sở vật chất và chủ quan như trình độ và kỹ năng khai thác, sử dụng Vì vậy học kết hợp là một giải pháp hiệu quả hiện nay Mô hình học kết hợp được thể hiện theo sơ đồ:

Trang 4

Hình 3.1 Mô hình học kết hợp [10]

Theo sơ đồ, người học tham gia vào quá trình học tập bằng các học giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); học hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian) Với mỗi nội dung, người học được học bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất

3.1.4 Các phương án học kết hợp

Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành

và đặc điểm của từng môn học Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau Theo một số nghiên cứu trước đây có đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là: kết hợp ở mức

hoạt động (Activity lever); kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever); Kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever) [1] Cách phân

chia này dựa chủ yếu trên nội dung học được kết hợp Dựa vào đó, chúng tôi xin đề xuất những kiểu kết hợp sau: (1) kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng nội dung học và môn học cụ thể; (2) kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá trình dạy học; (3) kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một chương hay cả chương trình học) Hệ thống các hình thức học kết hợp được thể hiện trong sơ đồ:

Hình 3.2 Những hình thức kết hợp Đối với môn sinh học, là một khoa học thực nghiệm, việc nghiên cứu tri thức đòi hỏi phải trải qua quan sát, tìm tòi, nhận xét, phân tích, đánh giá và so sánh thực tế Vì vậy, việc dạy học sinh học sẽ phát huy hiệu quả một cách toàn diện khi có sự kết hợp giữa dạy học bằng thực nghiệm với dạy học qua mạng

3.2.5 Lộ trình triển khai:

Trang 5

Trong điều kiện hiện nay, việc học kết hợp còn chưa được phổ biến Do vậy, để tiến tới dạy học qua mạng đạt hiệu quả, cần phải có một lộ trình triển khai thích hợp Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng và những yêu cầu cần thiết, chúng tôi xin đề xuất lộ trình triển khai việc học kết hợp qua ba bước như sau:

Bước 1 - làm quen: Trong bước này, người dạy và người học được tiếp xúc với với mạng Internet và những yếu tố của học kết hợp Rèn luyện thói quen và những kỹ năng cần thiết cho việc học kết hợp như sử dụng, khai thác mạng, làm việc với phần mềm, đăng ký và đăng nhập vào hệ thống

Bước 2 - thử nghiệm: Tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung, xem xét kết quả, phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội dung học

Bước 3 - triển khai: Áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong quá trình dạy học, thường xuyên nghiên cứu, cải tiến mô hình sao cho phù hợp

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi trung vào thực hiện bước hai của lộ trình Xây dựng thử nghiệm một chuyên đề dạy học kết hợp, vận hành và đánh giá hiệu quả

3.2 Phần mềm mã nguồn mở Moodle:

3.2.1 Tổng quan về phần mềm mã nguồn mở Moodle:

Phần mềm dạy học (PMDH) là chương trình ứng dụng chạy trên máy tính được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo giúp hỗ trợ và làm tăng hiệu quả cho việc dạy và học PMDH là công cụ và phương tiện hỗ trợ cho nhà quản lý, giáo viên và học sinh trong các hoạt động của mình Hệ thống phần mềm ứng dụng trong dạy và học hiện nay hết sức đa dạng

và phong phú được phát triển trên nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và ngày càng trở nên tiện dụng hơn cho người sử dụng

Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng trên một giấy phép nguồn mở Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi, cải tiến và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi

Moodle (viết tắt của Modular Object - Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System hoặc CMS - Course Management System hay VLE - Virtual Learning Environment) mã nguồn mở Moodle được

sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến có

sự tương tác cao Tính mã mở cùng độ linh hoạt cao của nó giúp người phát triển có khả năng thêm vào các module cần thiết một cách dễ dàng, đây là thành phần quan trọng của hệ thống

E - learning trong hỗ trợ học tập trực tuyến Moodle được đánh giá là một thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục [5,tr6]

Moodle cung cấp cho người sử dụng những module theo ba dạng (1) các module tạo tài nguyên tĩnh như các chức năng soạn thảo văn bản, hiển thị các thư mục, (2) các module tạo tài nguyên tương tác với các nội dung học như các bài tập, bài thi, kiểm tra đánh giá, (3) các module tạo tài nguyên tương tác với người khác như chat, forum, bảng thuật ngữ, wiki,

Trang 6

3 2.2 Tình hình sử dụng Moodle trong thiết kế hệ thống học tập trực tuyến:

Moodle hiện đang được sử dụng trên 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, được dịch ra hơn

70 thứ tiếng Tại Việt Nam, Moodle hiện là một trong các LMS thông dụng nhất Cộng đồng Moodle đã được thành lập tháng 03 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và

hỗ trợ các trường triển khai Moodle Nhiều trường đại học, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle trong các hoạt động của mình Tính đến tháng 04 năm 2010, Việt Nam đã có

tổng số 163 site trong đó có 07 site là của cá nhân [9] Ngoài ra còn có nhiều site khác được

đăng ký dưới các tên miền của nước ngoài chứng tỏ sức lớn mạnh của cộng đồng Moodle Việt Nam Đây là một nền tảng phát triển hết sức vững chắc cho giáo dục điện tử nước ta trong tương lai gần

3.2.3 Những đặc điểm chính của Moodle:

 Tính linh hoạt: Moodle có khả năng nâng cấp dễ dàng do được thiết kế trên nền ngôn ngữ PHP mã nguồn mở

 Tính dễ sử dụng: Moodle có giao diện trực quan, dễ học và làm chủ, phù hợp với trình

độ tin học của giáo viên và học sinh phổ thông hiện nay

 Tính thay đổi: Là phần mềm nguồn mở được thiết kế dựa trên các module nên moodle cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa giao diện và cách trình bày theo ý đồ của mình

 Tính phổ biến: Số lượng người sử dụng lớn, tài liệu hỗ trợ nhiều

 Tính phù hợp: Moodle được thiết kế phù hợp với nhiều cấp học, bậc học, trình độ và hình thức đào tạo khác nhau, không chỉ áp dụng trong nhà trường mà có thể áp dụng trong các công ty, tập đoàn, tổ chức

Như vậy có thể khẳng định, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Moodle là giải pháp rất hữu hiệu để phát triển các hệ thống dạy học cũng như dịch vụ hỗ trợ học trực tuyến qua mạng Internet

3.3 Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mêm Moodle

3.3.1 Cấu trúc nội dung chương virus và các bệnh truyền nhiễm:

Chương III Virus và bệnh truyền nhiễm thuộc Phần ba Sinh học vi sinh vật gồm có sáu bài trong đó có một bài thực hành và một bài ôn tập Nội dung chính của chương này trình bày về cấu trúc, hoạt động sống,vai trò, ý nghĩa của virut trong cuộc sống Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong chương trình sinh học lớp 10 THPT, cung cấp nhiều kiến thức

cơ bản và thực tế về virus, bệnh truyền nhiễm, cách phòng tránh bệnh, quá trình sản xuất vaccin, trong đó có nhiều nội dung khó, nhưng do thời lượng còn hạn mà nhiều kiến thức chưa được đi sâu, trình bày kỹ Vì vậy, chúng tôi dự định thiết kế một chuyên đề về virus trên mạng sử dụng phần mềm Moodle cùng với việc dạy trên lớp để hình thành một quy trình học kết hợp theo bước 2 của lộ trình học kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học chương này

3.3.2 Quy trình xây dựng:

Trang 7

(a) Quy trình xác định nội dung kết hợp gồm năm bước như sau:

 Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung của bài, của chương học hoặc của phần học

 Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt được tương ứng với nội dung

 Bước 3: Xác định phương án kết hợp cho từng nội dung kiến thức và từng khâu của quá trình dạy học

 Bước 4: Xây dựng nội dung cho việc dạy trên lớp và các nội dung dạy qua mạng theo phương án kết hợp đã đề ra

 Bước 5: Đưa vào vận hành, đánh giá kết quả

(b) Quy trình thiết kế bài dạy trên mạng cho dạy học kết hợp được tiến hành theo tám bước:

 Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung

 Bước 2: Xác định mục tiêu

 Bước 3: Xác định tài liệu và kiến thức liên quan

 Bước 4: Xác định phương pháp và phương tiện

 Bước 5: Lên phương án thiết kế

 Bước 6: Thực hiện thiết kế theo phương án

 Bước 7: Vận hành

 Bước 8: Đánh giá kết quả và điều chỉnh sao cho phù hợp

3.3.3 Thực nghiệm triển khai xây dựng:

(a) Phân phối nội dung và tỉ lệ kết hợp giữa các khâu của quá trình dạy học trong dạy

học chương III Virus và các bệnh truyền nhiễm, căn cứ theo thành phần kiến thức

Bảng 3.1 Xác định nội dung và phương án kết hợp trong chương III

Bài Tên bài Nội dung kiến thức Phương án kết hợp

43 Cấu trúc các loại

virus

- Các thành phần cấu trúc virut

- Những dạng cấu trúc của virus

Nghiên cứu qua mạng

44 Sự nhân lên của virus

trong tế bào chủ

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ

- HIV và AIDS

Nghiên cứu qua mạng

45 Virus gây bệnh, ứng

dụng của virus

- Những bệnh thường gặp do virut gây ra trên cơ thể thực vật, động vật và vi sinh vật

- Ứng dụng của virut trong đời sống con người

Thảo luận trên lớp

46

Khái niệm về bệnh

truyền nhiễm và miễn

dịch

- Bệnh truyền nhiễm

- Miễn dịch

- Inteferon

Nghiên cứu qua mạng

47

Thực hành: Tìm hiểu

về một số bệnh truyền

nhiễm ở địa phương

Tìm hiểu tác nhân, triệu chứng, phương thức lây truyền và cách phòng tránh một

số bệnh truyền nhiễm ở địa phương

Nghiên cứu thực tế

và thảo luận qua mạng

48 Ôn tập phần ba Hệ thống hóa kiến thức phần ba Ôn tập và làm bài

Trang 8

qua mạng kết hợp với ôn tập trên lớp Bảng 3.2 Phương án kết hợp trong các khâu của quá trình dạy học

Khâu trong quá trình dạy học Dạy học trên lớp Dạy học qua mạng

Hình thành kiến thức, kỹ năng,

(b) Mẫu thiết kế bài dạy trên mạng dạy nội dung cấu trúc các loại virus (đây là bài dạy

hoàn toàn qua mạng Internet)

- Cấu trúc nội dung:

 Các thành phần cấu trúc virus:

Đặc điểm

Thành phần

cấu tạo

Bắt

truyền

Gai

glicoprotein Không Glicoprotein Bề mặt của vỏ ngoài

Kháng nguyên với thụ thể, giúp hấp phụ lên bề mặt tế bào chủ

 Các kiểu cấu trúc của virus:

Kiểu cấu trúc

Cấu trúc vỏ

capsit

Xếp theo chiều xoắn của lõi

Xếp thành các khối đa diện

Kết hợp cấu trúc xoắn và khối Sắp xếp phức tạp

Có vỏ ngoài

Đại diện Khảm thuốc lá, Adeno virut, phage T4, Virut đậu mùa,

 Phân loại virus:

Tiêu chí Các loại virus Đại diện

Hình dạng vỏ

capsit

Virus có cấu trúc Xoắn, khối, hỗn hợp hau phức tạo

Vd:

Vật chủ ký sinh Vật chủ ký sinh là tế bào thực vật, động

vật, vi sinh vật hay người

Vd:

Trang 9

- Lên phương án và thực hiện thiết kế theo phương án đã chọn Nội dung bài học được thiết kế trên địa chỉ http://biology.edumoot.com/ (xem phụ lục ảnh)

- Vận hành:

 Giáo viên (Gv) mở khóa học và yêu cầu học sinh đăng nhập vào lớp theo thời gian quy định Gv thông báo tới học sinh tiến trình, yêu cầu và những lưu ý khi tham gia bài học

 Học sinh (Hs) đăng nhập vào hệ thống, làm bài kiểm tra kiến thức đầu vào

 Hs thực hiện những yêu cầu giáo viên đã đưa ra theo trình tự trong hướng dẫn để lĩnh hội kiến thức mới như làm bài tập, trả lời câu hỏi, thảo luận chủ đề theo nhóm, tham gia diễn đàn,

 Gv chấm bài làm, trả lời thắc mắc của học sinh qua Chat, e-mail; giám sát hoạt động của từng học sinh, đánh giá và cho điểm theo cá nhân hay theo nhóm

 Hs: theo dõi điểm số để biết tình hình học tập và có điều chỉnh sao cho phù hợp

(c) Mẫu thiết kế Bài 47 Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương

(đây là dạng bài nghiên cứu thực tế; thu thập tài liệu và làm bài qua mạng; sau đó trình bày, thảo luận kết quả trên lớp)

- Yêu cầu: học sinh làm việc nhóm với các nội dung theo sự hướng dẫn trong sách giáo khoa, sau đó tổng hợp kết quả và tiến hành thảo luận, trình bày báo cáo qua mạng

- Tiến trình:

 Gv thông báo chia nhóm và cho học sinh đăng ký nhóm hoặc Gv tự phân nhóm từ 3

-5 người Cho các nhóm chọn chu đề đa được đưa ra trên mạng

Chủ đề 1: Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở địa phương

Chủ đề 2: Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện nay

Chủ đề 3: Những loại vaccin phòng bệnh trên người được dùng ở địa phương hiện nay Chủ đề 4: Những loại vaccin phòng bệnh trên vật nuôi được dùng ở địa phương hiện nay

 Hs tìm hiểu thực tế tại địa phương kết hợp với nghiên cứu tài liệu trên mạng và hoàn thành báo cáo theo mẫu trong sách giáo khoa

 Các nhóm tiến hành nghiên cứu, thảo luận, viết báo cáo và nộp về cho giáo viên qua e-mail

 Gv tổ chức cho các nhóm tự báo cáo kết quả làm việc trên lớp, nhận xét, đánh giá và cho điểm

4 Kết luận:

Qua nghiên cứu lý thuyết chúng tôi nhận thấy, học kết hợp (BL) là phương án hữu hiệu cho các giải pháp E - learning hiện nay Tuy nhiên, để triển khai BL đạt hiệu quả, cần phải tiến hành theo một lộ trình thích hợp gồm ba bước Việc xây dựng mô hình học kết hợp sử dụng phần mềm Moodle là phù hợp với trình độ của giáo viên và khả năng học của học sinh hiện nay Để xác định và phân phối các nội dung học kết hợp phải căn cứ vào đặc điểm của đơn vị kiến thức và cần được thiết kế theo quy trình cụ thể Kiểm nghiệm tính hiệu quả của

mô hình học kết hợp để dạy chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử

Trang 10

dụng phần mềm Moodle sẽ giúp hoàn thiện quy trình thiết kế các nội dung cho BL, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học sinh học trong trường THPT

5 Tài liệu tham khảo

[1] Bonk, C J & Graham, C R (Eds.) (in press) Handbook of blended learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11 San

Francisco, CA: Pfeiffer Publishing

[2] Nguyễn Văn Hiền (2008), Tổ chức "Học tập hỗn hợp" biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học, Tạp chí giáo dục số 192 năm 2008, trang 34; 43; 44

[3] Nguyễn Danh Nam (2007), Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41; 42; 43

[4] Quách Tuấn Ngọc (2003) Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003

[5] Tài liệu hướng dẫn: Xây dựng hệ thống học tập trực tuyến E - learning

http://www.asianuxvietnam.vn/uploads/File/download_file/04.Asianux_Elearning_ver1.pdf [6] Victoria L Tinio, ICT in Education

http://www.apdip.net/publications/iespprimers/eprimer-edu.pdf

[7] Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2008) Sinh học 10 nâng cao, NXB GD

[8] http://biology.edumoot.com/

[9] http://moodle.org/

[10] http://www.allconsulting.de/system/html/baf4e1a251844e221d829a1c05acd3c2

6 Abstract:

Through research we found that, Blended Learning (BL) is an effective plan for the resolution of E - learning today However, to implement effective BL, should be conducted in

an appropriate roadmap includes three steps The school building model combined use Moodle software is compatible with the level of teacher and student ability to learn today To identify and deliver learning content must be based on combining the characteristics of knowledge and units should be designed according to specific process Testing the effectiveness of the BL model to study virus and taught biology of infectious diseases 10 advanced use Moodle software will help improve the design process for the BL content, thereby, contribute to improving efficiency of teaching biology in high schools

Phụ lục:

một số ảnh minh họa trang Web

Ngày đăng: 14/01/2013, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Văn Hiền (2008), Tổ chức "Học tập hỗn hợp" biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học, Tạp chí giáo dục số 192 năm 2008, trang 34;43; 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập hỗn hợp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiền
Năm: 2008
[5]. Tài liệu hướng dẫn: Xây dựng hệ thống học tập trực tuyến E - learninghttp://www.asianuxvietnam.vn/uploads/File/download_file/04.Asianux_Elearning_ver1.pdf[6]. Victoria L. Tinio, ICT in Educationhttp://www.apdip.net/publications/iespprimers/eprimer-edu.pdf Link
[7]. Vũ Văn Vụ (tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2008) Sinh học 10 nâng cao, NXB GD[8]. http://biology.edumoot.com/ Link
[1]. Bonk, C. J. & Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11. SanFrancisco, CA: Pfeiffer Publishing Khác
[3]. Nguyễn Danh Nam (2007), Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường ĐHSP, Tạp chí giáo dục số 175, trang 41; 42; 43 Khác
[4]. Quách Tuấn Ngọc (2003) Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Mô hình học kết hợp [10] - "Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
Hình 3.1 Mô hình học kết hợp [10] (Trang 4)
Hình 3.2 Những hình thức kết hợp  Đối với môn sinh học, là một khoa học thực nghiệm, việc nghiên cứu tri thức đòi hỏi phải  trải qua quan sát, tìm tòi, nhận xét, phân tích, đánh giá và so sánh thực tế - "Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
Hình 3.2 Những hình thức kết hợp Đối với môn sinh học, là một khoa học thực nghiệm, việc nghiên cứu tri thức đòi hỏi phải trải qua quan sát, tìm tòi, nhận xét, phân tích, đánh giá và so sánh thực tế (Trang 5)
Bảng 3.1 Xác định nội dung và phương án kết hợp trong chương III - "Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
Bảng 3.1 Xác định nội dung và phương án kết hợp trong chương III (Trang 8)
Hình dạng Que, sợi Cầu, khối đa diện Con nòng nọc Dạng phức tạp Đại diện Khảm thuốc lá, .. - "Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
Hình d ạng Que, sợi Cầu, khối đa diện Con nòng nọc Dạng phức tạp Đại diện Khảm thuốc lá, (Trang 9)
Hình 3.3. giao diện bài dạy cấu trúc các loại virus [8] - "Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
Hình 3.3. giao diện bài dạy cấu trúc các loại virus [8] (Trang 11)
Hình 3.4 Thiết kế một trang văn bản [8] - "Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
Hình 3.4 Thiết kế một trang văn bản [8] (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w