Trong thời gian qua, để hỗ trợ cho việc nâng cao NLCT XK của mặt hàng gạo Việt Nam, chính phủ đã xây dựng nhiều chính sách theo hướng kinh tế thị trường,
tác động tích cực đến sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
Chính sách đất đai
Kể từkhi đổi mới đất nước năm 1986, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều
chính sách vềđất đai nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động liên quan đất đai tại
Việt Nam trong đó có qui định về chính sách đất đai trong nông nghiệp. Năm 1988
luật đất đai đầu tiên có hiệu lực cho phép nông dân được quyền sử dụng đất từ 10
đến 15 năm, được quyền tự do chọn loại cây trồng và quyết định sản lượng sản phẩm bán ra trên thịtrường. Sau đó, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật khác nhằm bổ sung, sửa đổi luật đất đai năm 1988 như luật đất đai năm 1993, 1998,
2001, 2003 và sắp tới là luật đất đai năm 2013, kéo dài thời hạn giao đất đối với nông dân dự kiến tới 50 năm. Như vậy, luật đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp và góp phần đáng kể trong việc tăng sản
lượng nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng.
Chính sách đầu tư và tín dụng
Trong những năm qua, Nhà nước đã rất quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống khu vực nông thôn
như đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất nông
nghiệp…
Về tín dụng nông nghiệp
Kể từkhi ra đờiQuyết định số67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tín dụng nông nghiệp nông thôn đã đạt được một số kết quả.Dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn đã được khơi thông,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Ngày 12/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ra đời đánh dấu một sựthay đổi quan trọng của chính sách của Nhà
những bất cập của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg. Theo đó, bên cạnh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), các tổ chức tín dụng khác được phép cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chính sách về thuế
Về thuế sử dụng đất nông nghiệp: Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật qui định về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ví dụ như
Luật số 23-L/CTN vềLuật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nghịđịnh số 74-CP, Nghị
định 20/2011/NĐ-CP, Thông tư số 120/TT-BTC,trong đó đất sử dụng trồng lúa có ít
nhất một vụ trong năm sẽđược miễn hoàn toàn thuế sử dụng đất và thời hạn miễn
giảm tới 10 năm.
Về thuế XNK
Thuế NK đối với vật tư nông nghiệp: Nhà nước tạo cơ chế cạnh tranh đểngười
nông dân luôn được tiếp cận phân bón có chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất. Do
đó, trong những năm qua, nhà nước áp dụng thuế suất 0% đối với đa số mặt hàng
phân bón NK như Urê, kali... Tuy nhiên trong thời gian gần đây, do nguồn cung
phân bón trong nước đã ở mức dư thừa và phân bón Trung Quốc được NK ồ ạt vào
Việt Nam mà không chịu thuế suất, bộ Tài chính đang xem xét nâng mức thuế suất
đối với việc NK phân bón.
Thuế xuất khẩu mặt hàng gạo: chính sách thuếđối với mặt hàng gạo xuất khẩu
của Việt Nam đã có thay đổi đáng kểtrong giai đoạn 2007 đến nay. Kể từ ngày 19-
12-2008, VN bãi bỏ việc thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gạo. Bên cạnh đó,
thuế NK đối với lúa giống được qui định ở mức 0%nhằm khuyến khích nông dân
ứng dụng những giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất, nâng cao NLCT mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Về thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế cho phần thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường. Miễn thuếđối với thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao đất để sản xuất
Về thuế giá trị gia tăng: Trong sốđối tượng không thuộc diện chịu thuế giá
biến hoặc sơ chế thông thường do người sản xuất trực tiếp bán ra... Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng cũng bao gồm các hàng hóa, dịch vụ rất thiết yếu
liên quan đến đại bộ phận người lao động, chủ yếu là nông dân, công nhân.
Chính sách xúc tiến thương mại
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến công tác xúc tiến thương
mại sang thị trường Trung Đông. Việt Nam và các nước Trung Đông đã tạo dựng
được khuôn khổ pháp lý khá đầy đủ làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Các cơ chế hợp tác chính thức như hoạt
động của các ủy ban hỗn hợp, hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, hợp tác giữa các tổ chức xúc tiến thương mại đang được hoàn thiện và ngày càng thể hiện vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác. Một số ủy ban hỗn hợp giữa
Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông đã được thành lập và hoạt động có hiệu
quả gồm có: Ủy ban liên chính phủ với UAE, I-rắc; Ủy ban hỗn hợp với UAE, Ôman, Cô-Oét, Ảrập Xê út, Iran.
Trung Đông là khu vực thịtrường quan trọng của Việt Nam. Xác định được tầm
quan trọng của thịtrường Trung Đông, ngày 9/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 125/2008/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam -
Trung Đông giai đoạn 2008-2015. Đềán đã đưa ra một số nhóm giải pháp thúc đẩy
hợp tác Việt Nam - Trung Đông trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đầu tư; dầu
khí; lao động; thương mại; tài chính - ngân hàng; giao thông vận tải; du lịch, thông
tin, văn hóa, thể thao; nông nghiệp; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; an
ninh, quốc phòng
Triển khai thực hiện đề án, liên quan đến lĩnh vực công nghiệp và thương mại, ngày 15/12/2008, Bộtrưởng BộCông Thương có Quyết định số6583/QĐ-BCT ban
hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đềán thúc đẩy quan
hệ Việt Nam - Trung Đông của Chính phủ giai đoạn 2008-2015. Chương trình hành
động đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng tổng giá trị trao đổi thương mại
với khu vực Trung Đông trong đó có mặt hàng gạo.