Việt Nam
Để nâng cao NLCT của mặt hàng gạo Việt NamXK sang thị trường Trung
Đông, gạo Việt Nam cần chinh phục các thị trường đòi hỏi cao hơn về chất lượng
như Dubai, Ca-ta…Đểlàm được như vậy, Việt Nam cần xây dựng một thương hiệu
gạo quốc gia vừa có thể nói lên xuất xứ gạo Việt Nam vừa thể hiện chất lượng hạt gạo xuất khẩu. Để làm được điều này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều thành phần
trong đó cần sự dẫn dắt và phối hợp của HHLT VN, Bộ NN&PTNT, Bộ Công
thương trong quá trình xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Việc xây dựng thương
hiệu gạo Việt Nam cần tập trung vào những đặc trưng riêng của gạo Việt Nam để
giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt gạo Việt Nam với các loại gạo khác. Việt
Nam cần tham khảo kinh nghiệm của các nước xuất khẩu gạo khác trên thế giới như
Thái Lan, Pakistan…Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài cần có sự
đầu tư vềtài chính, thời gian, con người, chiến lược quốc gia và sự hỗ trợ từ nhiều
phía. Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ việc bộ NN&PTNT và bộ Công thương xác
định mục tiêu xuất khẩu lâu dài, dự báo nhu cầu thịtrường trong thời gian tới từđó xác lập chiến lược và xây dựng kế hoạch, tiếp thị, điều hành sản xuất, tiêu thụcho sản phẩm. Đặc biệt, bao bì, mẫu mã, kiểu dáng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia. Trong thời gian đầu xây dựng thương
hiệu, bao bì cung cấp các thông tin về người sản xuất, xuất xứ, phẩm chất của hạt gạo và là những hình ảnh người tiêu dùng có thể nhận biết sản phẩm cho những lần tiêu dùng sau. Do đó, gạo Việt Nam xuất khẩu muốn xây dựng thành công được
thương hiệu chung của mình thì phải đầu tư hơn nữa về bao bì xuất khẩu. Bộ Công
DNvà quy định một cách thống nhất về bao bì nhằm tạo dựnghình ảnh chung cho gạo xuất khẩu của Việt Nam, dễ dàng hơn trong việc xây dựng thống nhất thương
hiệu gạo quốc gia Việt Nam.
Khi đã xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam, cần xây dựng những tiêu chuẩn, quy định và đăng ký bảo hộ đối với việc sử dụng thương hiệu chung của
quốc gia. Điều này góp phần kiểm soát chất lượng gạo xuất khẩu, duy trì chất lượng
và hình ảnh hạt gạo Việt Nam trong mắt người tiêu dùng quốc tế. Bộ cần thành lập
một cơ quan trực thuộc bộ chịu trách nhiệm vềthương hiệu gạo quốc gia chung này.
Nhiệm vụ chính của cơ quan này là đăng kí bảo hộ thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam tại các nước xuất khẩu lớn của Việt Nam trên thế giới trong đó có các quốc gia khu vực Trung Đông, kiểm tra giám sát việc sử dụng thương hiệu chung của các DN xuất khẩu. Phân định cụ thể trách nhiệm cụ thể của cơ quan này sẽlàm gia tăng
hiệu quả của chiến lược xây dựng thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam.