2.3.1.1. Giống lúa
Giống là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng gạo. Muốn chất lượng gạo tốt đòi hỏi giống lúa phải tốt. Mỗi giống lúa khác nhau có chứa hàm lượng các chất dinh
dưỡng khác nhau tạo nên chất lượng riêng của từng giống lúa.
Việt Nam hiện trồng nhiều giống lúa khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu,
đất đai của từng vùng. Hiện nhiều địa phương đã chủđộng đổi mới cơ cấu giống lúa
theo hướng tăng tỉ trọng các giống lúa có chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu xuất khẩu. Các tỉnh vùng ĐBSCLđã chú trọng đến việc tăng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như An Giang, Tiền Giang, …Các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã bước đầu hình thành nên các vùng sản xuất lúa đặc sản như lúa
đặc sản Tám Thơm, Nam Định, Hưng Yên…Tuy nhiên, việc áp dụng và phổ biến
giống lúa chất lượng cao chưa thật sự rộng rãi. Hiện nay, theo báo cáo của HHLT VN (HHLT VN), năm 2011 xuất khẩu gạo cấp thấp và trung bình của Việt Nam
chiếm đến trên 61% tổng lượng gạo xuất khẩu. Trong khi đó, gạo chất lượng cao chỉ
18% và gạo thơm khoảng 6,6%. Diện tích trồng lúa giống phẩm cấp thấp như IR
50404 tại ĐBSCL lên đến trên 30%, cá biệt có một số địa phương có tỷ lệ rất cao
như Đồng Tháp (57%), vượt xa mức 20% mà bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn đã khuyến cáo. Các địa phương vẫn tiếp tục đưa các giống lúa đã được khuyến
cáo giảm dần diện tích trồng vào sản xuất do các giống lúa này cho năng suất cao, dễ canh tác, khảnăng chống chịu sâu bệnh tốt nhưng giá thu mua các giống lúa này
từ thương lái chỉ thấp hơn các giống lúa chất lượng cao không đáng kể. Do đó, xét
về hiệu quả kinh tế của bà con nông dân nên các giống lúa này vẫn được người
nông dân ưa chuộng và gieo trồng.Trung bình trên cảnước, diện tích trồng gạo cấp
thấp là 25%. Với cơ cấu giống lúa như vậy thì việc cải thiện chất lượng lúa xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều khó khăn và cần nhiều thời gian.