Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu luận văn năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường trung đông (Trang 28 - 30)

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong nhiều năm qua. Hàng

năm, Thái Lan sản xuất khoảng 25 triệu tấn gạo trong đó 40-50% là để cho xuất

khẩu. Từ những năm 1960, giá gạo xuất khẩu (loại 5% tấm FOB Bangkok) của Thái

Lan được thế giới coi là chỉ số tốt nhất phản ánh giá trị của thị trường gạo vì nó phản ánh trung thực biến động cung cầu trên thế giới.

Tại Trung Đông, trong các năm 2007 đến 2011, thị phần của Thái Lan không

ngừng gia tăng từ 18,7% năm 2007 đến 38,8% năm 2011 và trở thành nước xuất

khẩu gạo lớn nhất của khu vực này. NLCT của mặt hàng gạo của Thái Lan tại thị

trường Trung Đông rất cao. Những thành quảThái Lan đạt được là nhờ vào sự nỗ

lực của chính phủ, DN và nông dân tại Thái Lan.

 Hỗ trợ từ phía chính phủ

Chính phủ Thái Lan luôn coi trọng việc hoạch định chính sách , đề ra biện pháp

đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thị trường các nước, xây dựng một nền sản xuất nông

nghiệp với chất lượng cao. Chính phủ đã ý thức được tầm quan trọng của hạt gạo

đối với nền kinh tế của đất nước nên đã chú trọng đầu tư vào ba yếu tốcơ bản đó là

dân và các cán bộ nông nghiệp, tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý. Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất lúa. Chính phủ

tích cực đầu tư cho công tác hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

 Hỗ trợ nghiên cứu

Trước tiên, Thái Lan chú trọng đầu tư cho khâu giống có chất lượng cao. Hiệp hội về lúa gạo của Thái Lan đã có những hoạt động tích cực nhằm thực hiện, hỗ trợ

và đánh giá những nghiên cứu về giống lúa của Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đầu

tư cho công tác nghiên cứu giống mới khoảng 1,4% GDP nông nghiệp và 1% ngân

sách. Không chỉ tập trung nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, năng suất cao mà Thái Lan còn tập trung cho nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu lúa gạo như đóng gói, thiết kế bao bì, xúc tiến thương mại…

 Chính sách phát triển sản phẩm

Thái Lan đã có chiến lược phân vùng sản xuất theo những giống lúa khác nhau

nhằm tập trung sản xuất đồng loạt, tăng cường chất lượng và đặc tính của từng giống lúa phù hợp với các điều kiện sản xuất khác nhau. Bên cạnh đó, Thái Lan còn chú trọng trong nghiên cứu những giống lúa có khả năng chống chịu khô hạn nên nhờđó, việc gieo trồng lúa ở Thái Lan có thể hạn chế được sự phụ thuộc vào thời tiết và có thể gieo trồng và thu hoạch lúa ngay ở cả mùa khô. Nhờ vậy, thời vụ thu hoạch ở Thái Lan không bị trùng với mùa thu hoạch ở một số nước trồng lúa khác

nên được giá hơn khi xuất khẩu.

 Quản lý chất lượng

Thái Lan rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng, chú trọng việc có được những chứng nhận thích hợp về hệ thống sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu để tạo sự tin cậy trong lòng người tiêu dùng. Chính phủ và các Hiệp hội lúa gạo đã thực

hiện hơn 10 chương trình giới thiệu về HACCP (hệ thống phân tích rủi ro tại điểm

tới hạn) thông qua việc tổ chức những buổi hội thảo ở những vùng khác nhau trong

cảnước, đào tạo hơn 300 cán bộ trong ngành quản trị lúa gạo.

Bên cạnh không ngừng nâng cao chất lượng, Thái Lan rất chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu. Thương hiệu gạo Thái Lan không chỉ là chỉ dẫn địa lý về

xuất xứ gạo là từThái Lan mà đồng thời còn chỉ ra gạo đã được chứng nhận về chất

lượng bởi các tổ chức có năng lực. Thương hiệu gạo ởThái Lan là thương hiệu gạo Quốc gia với các thương hiệu đã rất quen thuộc với người tiêu dùng thế giới và khu

vực Trung Đông như Jasmine, Hom Mali…

Một phần của tài liệu luận văn năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo việt nam xuất khẩu sang thị trường trung đông (Trang 28 - 30)